Bà Rịa Bà Rịa Vũng Tàu Vũng Tàu

Tổng hợp những điểm tham quan du lịch “check-in” miễn phí ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Cùng tìm hiểu xem tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của miền Đông Nam bộ Việt Nam có những điểm tham quan du lịch giải trí vui chơi “check-in” miễn phí hấp dẫn nào!

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam bộ, Việt Nam. Vũng Tàu là thành phố du lịch biển và là trung tâm của hoạt động khai thác dầu mỏ phía Nam, đã từng là trung tâm hành chính của tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100 km. Từ tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ đã được chuyển đến thành phố Bà Rịa. Bà Rịa – Vũng Tàu cũng là tỉnh đầu tiên của miền Đông Nam bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh.

Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí: có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước. Ngoài ra, tỉnh còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước.

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố: Bà Rịa, Vũng Tàu, 1 thị xã: Phú Mỹ (trước đây là huyện Tân Thành), và 5 huyện: Châu Đức, Côn Đảo, Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc. Trong đó, có 1 đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo, bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn.

Biển số xe của tỉnh: 72.

Tổng hợp những điểm tham quan du lịch “check-in” miễn phí ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Cảng cá Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tổng hợp những điểm tham quan du lịch “check-in” miễn phí ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Chùa Hộ Pháp (tổ đình Hộ Pháp) ở thị xã Phú Mỹ (trước kia là huyện Tân Thành)

Tổng hợp những điểm tham quan du lịch “check-in” miễn phí ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Hiking núi Dinh, huyện Tân Thành

Tổng hợp những điểm tham quan du lịch “check-in” miễn phí ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Đường Trần Phú dọc bờ biển thành phố Vũng Tàu

Tổng hợp những điểm tham quan du lịch “check-in” miễn phí ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Bãi Dâu ở thành phố Vũng Tàu

Đối với dân ưa thích du lịch bụi, du lịch tự túc và ít tốn kém thì những điểm tham quan miễn phí hoặc có chi phí thấp là điều đáng quan tâm. Dưới đây là tổng hợp một số địa điểm tham quan du lịch giải trí vui chơi “check-in” miễn phí của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thành phố Bà Rịa:

  • Bờ kè Bà Rịa
  • Chùa Hội Phước
  • Chùa Long Nguyên
  • Chùa Kiên Linh
  • Đình thần Phước Lễ
  • Tượng Đức Mẹ Long Hương
  • Nhà thờ Chánh Tòa Bà Rịa
  • Nhà thờ giáo xứ Long Hương
  • Nhà thờ giáo xứ Long Kiên
  • Nhà thờ Kim Hải
  • Nhà thờ Mồ
  • Giáo xứ Thanh Phong

Thành phố Vũng Tàu:

  • Núi Lớn (núi Tương Kỳ, Thác Cơ Sơn, The Big Mountain): quần thể kiến trúc Phật giáo Thích Ca Phật Đài, chùa Bồ Đề (chùa Tây Tạng – Bát Nhã Đường), nhà thờ giáo xứ Bãi Dâu – tượng Đức Mẹ Bãi Dâu, thiền viện Chơn Không (thiền viện Chân Không), miếu Bà Thiên Hậu Sùng Chính, thiền viện Vĩnh Nghiêm, chùa Tam Bảo (chùa Khỉ), bãi pháo đài cổ Vũng Tàu (trận địa pháo núi Lớn Tương Kỳ),…

Lưu ý nếu đi tự túc bằng xe máy, có 2 cách lên núi Lớn: đi qua đường Vi Ba hoặc qua hẻm 444 Trần Phú.

  • Núi Nhỏ (núi Tao Phùng, The Small Mountain): tượng đài Chúa Kitô Vua (tượng Chúa dang tay), hải đăng Vũng Tàu, chùa Hải Vân, Niết Bàn Tịnh Xá, cây bông gòn,…
  • Hòn Bà – Miếu Hòn Bà: bình thường du khách sẽ thuê ghe đi ra đảo, nhưng vào những ngày thủy triều xuống (theo dõi lịch qua Internet) theo có thể đi bộ theo con đường đá nhỏ lộ thiên dẫn ra đảo.
  • Đồi Con Heo
  • Đồi cỏ hồng Long Sơn
  • Mũi Nghinh Phong – “Cổng trời” Vũng Tàu (“cửa sổ thiên đường”)
  • Hẻm chụp ảnh “sống ảo” 107 – 109 Trần Phú
  • Hẻm bích họa số 6 Trần Phú
  • Bến thuyền Marina
  • Bãi Vọng Nguyệt
  • Bãi Dâu (đường Trần Phú)
  • Bãi Dứa
  • Bãi Trước (đường Hạ Long) – Công viên Bãi Trước
  • Bãi Sau (đường Thùy Vân)
  • Hồ Bàu Sen
  • Chùa Quan Âm Các
  • Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát
  • Chùa Phổ Đà Quan Âm Bồ Tát (Phổ Đà Quan Âm Bồ Tát Tự)
  • Chùa Quan Âm Tịnh Viện
  • Chùa Quan Âm Nam Hải
  • Chùa Quang Minh
  • Chùa Liên Trì
  • Chùa Qui Sơn
  • Chùa Minh Phước
  • Linh Sơn Cổ Tự
  • Phước Lâm Tự (chùa Phước Lâm)
  • Chùa Nam Sơn (Phật giáo Nam tông)
  • Đình thần Thắng Tam
  • Đình Thắng Nhì
  • Nhà thờ Vũng Tàu
  • Nhà thờ Phước Thành
  • Nhà thờ giáo xứ Nam Bình
  • Nhà thờ giáo xứ Thủy Giang
  • Nhà thờ giáo xứ Bến Đá
  • Nhà thờ giáo xứ Nam Đồng
  • Nhà thờ giáo xứ Tân Châu
  • Nhà thờ Thánh Gioan Baotixita – Giáo xứ Hải An
  • Đảo Gò Găng (thuộc xã Long Sơn): cầu Gò Găng, cầu Cửa Lấp, làng bè Gò Găng, Nhà Lớn Long Sơn (đền Ông Trần thờ đạo Ông Trần), khám phá cuộc sống thanh bình của làng chài,…
  • Công viên Icon
  • Chợ Bến Đá
  • Chợ đêm Vũng Tàu – Phố đi bộ
  • Vũng Tàu mùa hoa đỗ mai (khoảng cuối tháng 12, tháng 1): đường Hạ Long, chân núi Tao Phùng,…
  • Vũng Tàu mùa hoa giấy (tầm tháng 4, tháng 5): đường Võ Nguyên Giáp, đường Vi Ba, đường Trần Phú, đường Mạc Thanh Đạm (từ khóa tìm kiếm Google Maps: “cổng hoa giấy checkin Vũng Tàu”), sau lưng đài liệt sĩ trên đường Đào Duy Từ trong khu đồi Ngọc Tước, đường Thùy Vân (ở số 179 Thùy Vân, ngay khu vực bãi Sau sẽ thấy một con đường rẽ vào, đi thêm một chút), trên đường đi hải đăng Vũng Tàu – trước chùa Quang Minh,…
  • Vũng Tàu mùa hoa phượng (khoảng từ tháng 4 đến tháng 6): trên đường Hải Đăng dẫn lên hải đăng Vũng Tàu,…

Thị xã Phú Mỹ (trước đây là huyện Tân Thành):

  • Ni viện Thiện Hòa (chùa Bánh Xèo)
  • Chùa Niết Bàn
  • Chùa Tháp Vàng
  • Thiền viện Trúc Lâm Phật Đăng
  • Thiền viện Trúc Lâm Thi Vãi
  • Thiền viện Huệ Chiếu
  • Thiền viện Vô Thường
  • Thiền viện Minh Đức
  • Đình thần Phước Hòa
  • Đình thần Long Hương
  • Nhà thờ giáo xứ Láng Cát
  • Nhà thờ giáo xứ Lam Sơn
  • Nhà thờ giáo xứ Hải Sơn
  • Nhà thờ giáo xứ Song Vĩnh
  • Núi Thị Vải: Linh Sơn Liên Trì (chùa Liên Trì, chùa Hạ), Linh Sơn Hồng Phúc Tự (chùa Hồng Phúc, chùa Trung), Linh Sơn Bửu Thiền Tự (chùa Linh Sơn Bửu Thiền, chùa Thượng, chùa Tổ, chùa núi Thị Vải), hiking núi Thị Vải,…
  • Núi Dinh: Thiền Tôn Phật Quang (chùa Phật Quang), chùa Diệu Linh, chùa Hang, chùa Hang Tổ, tịnh xá Ngọc Tiên, tịnh xá Ngọc Lâm, tịnh xá Ngọc Sơn Dinh, tịnh viện Huỳnh Mai, tịnh thất Tường Vân, tịnh thất Bảo Nguyên, chùa Tháp Vàng, hiking núi Dinh – đỉnh La Bàn, suối Đá,…

Huyện Châu Đức:

  • Tịnh Quang Ni Tự
  • Rừng cao su ở xã Cù Bị (đẹp nhất mùa thay lá, tầm cuối tháng 12 cho đến đầu tháng 3 năm sau)
  • Hồ Đá Bàng (huyện Đất Đỏ và Châu Đức)

Huyện Côn Đảo:

Côn Đảo còn có tên là Côn Lôn, Côn Sơn

  • Vịnh Đầm Tre
  • Vịnh Côn Sơn
  • Bãi Nhát
  • Bãi Lò Vôi
  • Bãi An Hải
  • Bãi Đầm Trâu
  • Sở Rẫy
  • Hòn Cau
  • Hòn Tre Lớn
  • Hòn Bảy Cạnh – Hải đăng Bảy Cạnh
  • Hòn Bà – Miếu An Sơn (đền thờ bà Phi Yến)
  • Mũi Chân Chim (mũi Chim Chim)
  • Mũi Cá Mập
  • Núi Thánh Giá – Đỉnh Thánh Giá
  • Cột cờ chính Côn Đảo
  • Chùa Núi Một (Vân Sơn Tự)
  • Thị trấn Côn Sơn (thuộc đảo Côn Sơn): đường Tôn Đức Thắng, những ngôi nhà cổ với kiến trúc Pháp trên đường Lê Duẩn,…

Huyện Đất Đỏ:

  • Đèo Nước Ngọt (Freshwater Pass) nối huyện Đất Đỏ và huyện Long Điền
  • Cung đường ven biển từ đèo Nước Ngọt đi thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận)
  • Biển Phước Hải – Bờ kè biển Phước Hải
  • Cảng cá Lộc An – Làng chài Lộc An
  • Cụm núi Minh Đạm (gồm núi Đá Dựng, Hòn Thung, núi Ngang, núi Điện Bà, núi Châu Viên và núi Trương Phi – còn gọi là núi Thùy Vân hay núi Kỳ Vân; những ngọn núi này hợp thành dãy Châu Long – Châu Viên, tức núi Minh Đạm): Mũi Đá Chẻ, 3 đỉnh chóp cao là Hòn Đá Dưng (173 m), Hòn Thung (217 m), Chóp Mao (323 m), khu di tích lịch sử núi Minh Đạm, Bạch Vân Động, Bạch Vân Điện,…
  • Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên (chùa Khỉ)
  • Đình thần Phước Thọ
  • Hồ Đá Bàng (huyện Đất Đỏ và Châu Đức)
  • Nhà lưu niệm Võ Thị Sáu
  • Di tích Bến Lộc An đường Hồ Chí Minh trên biển

Huyện Long Điền:

  • Biển Long Hải
  • Cảng cá Long Hải
  • Cảng cá Phước Tỉnh
  • Bờ kè Phước Tỉnh
  • Dinh Cô
  • Chùa Châu Hưng
  • Chùa Long Bàn
  • Thiền viện Tịch Chiếu
  • Đình thần Long Điền
  • Đình thần Hắc Lăng
  • Đình thần An Ngãi
  • Long Điền mùa hoa đỗ mai (khoảng cuối tháng 12, tháng 1): đường ven biển,…

Huyện Xuyên Mộc:

  • Biển Suối Ồ
  • Biển Hồ Tràm
  • Biển Hồ Cốc
  • Biển Bình Châu
  • Hồ Bà Tô
  • Chùa Cây Đa (chùa Bửu Hạnh)
  • Chùa Ân Tường
  • Chùa Bảo Tích
  • Chùa Dược Sư
  • Chùa Hòa Hội
  • Chùa Khánh An
  • Chùa Long Tuyền
  • Chùa Thiên Quang
  • Chùa Pháp Nhẫn
  • Chùa Phổ Minh
  • Chùa Phước Bửu
  • Chùa Phước Duyên
  • Chùa Phước Thành (thiền viện Di Lặc)
  • Thiền viện Giác Tuệ

*** Một lưu ý quan trọng, thành phố Vũng Tàu nói riêng và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung trước nay luôn là một điểm đến du lịch “nóng hổi” bởi bãi biển đẹp, nhiều món ăn ngon và lại rất gần với thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, để có chuyến du lịch bụi trọn vẹn về miền đất biển xanh xinh xắn này, du khách nên chọn kỹ thời điểm đi chơi không phải dịp lễ, mùa lễ hội hay mùa du lịch cao điểm. Nếu ở qua đêm thì nên đặt phòng trước. Khi sử dụng các dịch vụ ăn uống thì nên hỏi kỹ giá cả, lựa những quán ăn nhiều dân địa phương hay lui tới,…

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Đăng bởi: Ngọc Hòa

YOLO! Khám phá các huyện ở Bà Rịa Vũng Tàu

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก