Top 37+ bài viết di sản văn hóa thế giới đầy đủ và chi tiết nhất

  1. Hoành Thôn, Tây Đệ - Di sản văn hóa thế giới ở Trung Quốc
  2. Giá vé vào tham quan khu di sản Văn hóa Thế Giới Mỹ Sơn Quảng Nam
  3. Khám phá hòn đảo ma Hashima ở Nhật Bản - Di sản văn hóa thế giới của UNESCO
  4. Các hang động của Ấn Độ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
  5. Khám phá 2 di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam - Hoàng Thành Thăng Long và Cố Đô Huế
  6. Thánh địa Mỹ Sơn – Di sản văn hóa thế giới không thể bỏ qua
  7. Hoành Thôn TQ – Di sản văn hóa Thế giới
  8. Khám phá Thánh địa Mỹ Sơn: Di sản Văn hóa Thế giới
  9. Choáng ngợp với 20 Di sản Văn hóa Thế giới đầy ngoạn mục
  10. Lễ hội Hwaseong Hàn Quốc – Di sản Văn hóa thế giới
  11. Chùa Wat Phra Yai – Di Sản Văn Hóa Thế Giới
  12. Phong Nha Kẻ Bàng tự hào là di sản văn hóa thế giới
  13. Kiến trúc lăng Khải Định Huế – Di sản văn hóa thế giới
  14. Ở xứ Quảng có một vùng đất cổ mang danh “Di sản văn hóa thế giới” bạn đã biết chưa?
  15. Thành phố duy nhất tại Việt Nam được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới
  16. Đền Preah Vihear – Di sản văn hóa thế giới tại Campuchia
  17. Vẻ đẹp huyền bí ở vùng đất cổ xứ Quảng mang danh Di sản Văn hóa Thế giới
  18. Lăng Cô, điểm đến kết nối những kỳ quan kết và các di sản văn hóa thế giới
  19. Chùa vàng Kinkakuji Nhật Bản – Di sản văn hóa thế giới
  20. Khám phá di sản văn hóa thế giới tại xứ Kim Chi
  21. Tò mò 6 di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam được UNESCO công nhận có gì khác biệt?
  22. Yếu tố tạo nên di sản văn hóa thế giới Tràng An
  23. Kinh nghiệm đến thăm và tìm hiểu về Hội An – Di sản văn hóa thế giới ( Part 1)
  24. Khu đền tháp Mỹ Sơn - Di sản Văn hóa thế giới
  25. Khám phá đô thị cổ Hội An – Di sản văn hóa thế giới.
  26. 6 di sản văn hóa thế giới ở Syria đang bị tàn phá nghiêm trọng
  27. 5 di sản văn hóa thế giới quan trọng cần được bảo vệ khẩn cấp
  28. Một cung đường, hai di sản Văn hóa thế giới
  29. Phố cổ Hội An – Thành phố du lịch thuộc top di sản văn hóa thế giới
  30. Thánh Địa Mỹ Sơn – Di sản văn hóa Thế Giới
  31. 1 ngày khám phá Làng Mộc Kim Bồng Hội An – di sản văn hóa thế giới
  32. Nhã nhạc Cung đình Huế – Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới
  33. Kéo co – Môn thể thao được thế giới công nhận là di sản văn hóa
  34. Top 10 cảnh quan di sản văn hóa và thiên nhiên hàng đầu thế giới
  35. Khám phá nhà cổ Tấn Ký – Di sản văn hóa của Việt Nam và Thế giới
  36. Du Lịch Tràng An Trải Nghiệm Một Di Sản Văn Hóa Thiên Nhiên Thế Giới
  37. Giới thiệu về phố cổ Hội An di sản văn hóa nổi tiếng thế giới

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Thôn Tây Đệ và Hoành Thôn ở An Huy là Di sản văn hóa thế giới năm 2000. Thôn Tây Đệ nằm tại huyện Y, thành phố Hoàng Sơn, phía Nam tỉnh An Huy Trung Quốc. Huyện được thành lập từ thời nhà Tần nhưng mãi đến thời Bắc Tống thôn mới được xây dựng. Thôn Tây Đệ bốn mặt đều giáp núi. Nước trong thôn trong xanh, cây cối um tùm, tường nhà màu trắng, mái ngói có màu đen đặc trưng. Những ngôi nhà cổ ở đây được xây hoặc liền sát nhau hoặc được xây tách rời độc lập. Các ngôi nhà đều có giếng trời, bốn mặt xung quanh có tường bao bọc, người xưa thiết kế nhà theo cách để không khí vào trong nhà theo giếng trời, xung quanh tường không có cửa sổ, nếu có thì cũng rất nhỏ và ở trên cao. Tường và mái của các giếng trời đều nghiêng vào trong mảnh đất để nước mưa chảy vào trong, ngụ ý nước non phì nhiêu không chảy ra ngoài.   Hoành thôn cũng nằm tại huyện Y, thành phố Hoàng Sơn, phía Nam tỉnh An Huy Trung Quốc. Những ngôi làng cổ ở Hoành Thôn có thể coi là minh chứng sinh động cho kiểu mẫu định cư mang tính tổ chức cao tại 1 thuộc địa trong thời kỳ phong kiến và còn là nền tảng cho sự phát triển phồn thịnh nền kinh tế trao đổi mậu dịch nơi đây. Thông qua những toà nhà xây dựng và mô hình phố xá của họ, hai ngôi làng nằm tại phía Nam An Huy như Tây Đệ và Hoành Thôn đã phản ánh cơ bản cách tổ chức, cơ cấu nền kinh tế xã hội dưới một thời kỳ ổn định lâu dài của lịch sử Trung Hoa.   Năm 2000, cùng với khu di tích thôn cổ Tây Đệ, Hoành Thôn đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới bởi 2 thôn cổ này ghi dấu ấn hình ảnh của một làng quê mang đậm phong cách Trung Quốc: đường cổ, cầu cổ, bia cổ, thư viện cổ, các pho tượng bằng đất và rất nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá và gỗ…   Thôn Tây Đệ cho đến nay vẫn được mệnh danh là “ngôi làng trong Đào Nguyên Minh”. Tương truyền ông tổ của thôn này là Hồ Thị Thủy, con của Đường Chiêu Tông, do đi lánh nạn, lưu lạc khắp nơi cuối cùng tìm về thôn và sống tại đây, đổi thành họ Hồ. Theo sử sách ghi lại thì thôn Tây Đệ được xây dựng theo tính toán và chỉ dẫn của thầy địa lý. Thôn có hình dáng của một con thuyền dài 700 mét, rộng 300 mét. Theo thầy địa lý giải thích thì việc xây dựng thôn theo ...

Giá vé Thánh địa Mỹ Sơn là một địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng tại Quảng Nam. Nơi đây ghi lại dấu ấn lịch sử với quần thể kiến trúc cực kì độc đáo cùng nhiều hoạt động hội lễ cực kì hấp dẫn. Trong bài viết dưới đây hãy cùng mình đến tìm hiểu về Thánh địa cũng như những trải nghiệm thú vị tại đây nhé! 1. Đôi nét về Thánh địa Mỹ Sơn Địa chỉ: Đường vào Mỹ Sơn, Thánh địa Mỹ Sơn, Duy Xuyên, Quảng Nam Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong những di tích lịch sử có giá trị về mặt văn hóa đối với Việt Nam nói chung và xứ Quảng nói riêng. Theo ghi chép, thánh địa này được xây dựng vào thế kỷ IV với kiến trúc là những ngọn tháp lớn nhỏ theo văn hóa người Chămpa. Nơi đây vốn là chỗ tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa trước kia, nằm trọn trong thung lũng và bao quanh bởi núi đồi tạo một một địa thế cực kì thuận lợi. Đây cũng được coi là trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo, di tích duy nhất tại Việt Nam cho tới hiện nay về tôn giáo này. Giá vé Thánh Địa Mỹ Sơn 2022 Giờ mở cửa: 6h00 – 17h00 Giá vé: Người nước ngoài: 150.000 VNĐ Giá vé: Người Việt Nam: 100.000 VNĐ. Thánh địa có nghĩa là đất thánh, là nơi cực kì linh thiêng thể hiện cho một tư tưởng tôn giáo. Thường Mỹ Sơn được mang ra so sánh với một số Thánh địa khác ở Indonesia, Lào, Campuchia, Thái Lan nhưng đây vẫn là nơi nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất. Minh chứng cho điều này vào năm 1999, UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản thế giới tân thời và hiện đại, là bằng chứng duy nhất của nền văn minh Châu Á đã từng xuất hiện. Trong nước, Thánh địa là một trong những di tích quốc gia đặc biệt quan trọng cần được bảo tồn và phát triển. 2. Kinh nghiệm du lịch Khu di tích Mỹ Sơn Ngoài việc tìm hiểu về Thánh địa thì những kinh nghiệm du lịch được tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị có và một chuyến đi trọn vẹn nhất Nên đi vào thời gian nào? Quảng Nam có thời tiết ôn hòa, chủ yếu có hai mùa khô (tháng 2 – 8) và mùa mưa (tháng 9 tháng 1 năm sau). Thời điểm lý tưởng nhất là từ tháng 2 đến tháng 4, lúc sau Tết thời tiết cực kì mát mẹ, nắng nhẹ và ít có mưa. Trời lúc nào cũng trong xanh, núi rừng xung quanh Thánh địa cũng đâm chồi nảy lộc tạo nên khung cảnh cực kì bắt mắt. Còn nếu bạn đi vào hè thì ...

Hashima – Hòn đảo gắn liền với một thời kỳ lịch sử Thời hoàng kim của hòn đảo Hashima Năm 1974, Hashima chính thức trở thành “đảo ma” Một hòn đảo mang ý nghĩa biểu tượng Nhật Bản là đất nước của cảnh sắc, văn hóa và ẩm thực, cùng vô vàn những yếu tố thu hút khách du lịch. Trong đó phải kể đến một địa điểm nằm ngoài khơi Nagasaki, nơi từng được sử dụng làm bối cảnh cho một bộ phim của chàng “Điệp viên 007” James Bond. Đó là “hòn đảo ma” Hashima hay Gunkanjima được UNESCO vinh danh làm Di sản Văn hóa thế giới. Có lẽ nhiều người đã từng nghe đến cái tên của hòn đảo Hashima ở Nhật Bản gắn liền với sự bí ẩn và ma mị. Tuy nhiên, chính hòn đảo này lại được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 2015. Lý do là gì, bạn sẽ biết ngay dưới đây. Hashima – Hòn đảo gắn liền với một thời kỳ lịch sử Ảnh: kntrty / Flickr Cách thành phố Nagasaki khoảng 15km là một hòn đảo bị bỏ hoang, vắng bóng người ở nhưng lại chìm trong những điều bí ẩn. Đảo Hashima, từng là thánh địa khai thác than trên biển, hòn đảo này là một đại diện rõ nét cho quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của Nhật Bản. Trên thực tế, hòn đảo này còn được gọi là Gunkanjima (có nghĩa là Đảo Chiến hạm), sở dĩ nó có cái tên như vậy là do hình dáng của hòn đảo này rất giống với một con tàu thiết giáp hạm của Nhật Bản. Về mặt lịch sử, đảo Hashima chính thức hoạt động như một cơ sở khai thác than từ năm 1887 cho đến năm 1974. Thời hoàng kim của hòn đảo Hashima Ảnh: waka/ Flickr Hình dạng kỳ lạ của hòn đảo là vì đó là một hòn đảo nhân tạo, là sản phẩm của tập đoàn Mitsubishi tạo ra từ năm 1887, với mục đích trở thành mỏ khai thác than đá chất lượng cao dưới đáy biển. Thời kỳ đó, Hashima là nguồn cung nhiên liệu chính cho nhà máy thép khổng lồ Yawa, do đó cần đến một nguồn nhân công rất lớn. Diện tích chỉ 6.3 ha, nhưng Hashima có đến 71 tòa nhà, cao ốc, dây chuyền mỏ than. Thời kỳ đỉnh điểm vào năm 1959, hòn đảo đã từng là nơi đông đúc nhất thế giới, chật chội đến mức hơn 5.000 con người phải chen chúc trong một tòa nhà có diện tích khoảng 0.16km vuông. Với mục đích trở thành nơi ăn chốn ở định cư của công nhân, đảo Hashima không thiếu thứ gì, trừ… nghĩa địa. Trường học, sân chơi, phòng gym, rạp chiếu phim, quán bar, nhà hàng… thậm chí có cả những ngôi chùa, đền thờ thần linh nữa. Năm 1974, Hashima chính thức trở ...

1. Mái ấm bằng đá của Bhimbetka (công nhận năm 2003) 2. Hang động Ajanta (công nhận năm 1987) 3. Hang động Ellora (công nhận năm 1983) 4. Hang động Elephanta (công nhận năm 1987) Ấn Độ có hàng ngàn hang động, các địa điểm khảo cổ lâu và chúng đều rất ấn tượng. Hãy theo chân PYS Travel trong bài viết dưới đây để khám phá các Các hang động của Ấn Độ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. 1. Mái ấm bằng đá của Bhimbetka (công nhận năm 2003) Các khu cư trú trong núi đá Bhimbetka (hay còn gọi là Mái ấm bằng đá của Bhimbetka) là một địa điểm khảo cổ ở miền trung Ấn Độ kéo dài từ thời đại đồ đá cũ đến thời đại đồ đá giữa. (Ảnh: Sưu tầm) Di tích này nằm cách 45 kilômét về phía đông nam của Bhopal và 9 km từ thành phố Obedullaganj trong huyện Raisen, Madhya Pradesh trong phạm vị phía nam của các đồi Vindhya. Phía nam của khu cư trú trong núi đá là các phần liên tiếp của Dãy núi Satpura. Nó nằm bên trong Khu bảo tồn hổ Ratapani, với những khu vực núi đá sa thạch nằm tại chân đồi của dãy Vindhya. (Ảnh: Sưu tầm) Di tích này bao gồm bảy ngọn đồi: Vinayaka, Bhonrawali, Bhimbetka, Lakha Juar (đông và tây), Jhondra và Muni Babaki Pahari. Mái ấm bằng đá của Bhimbetka là một kỳ quan khảo cổ học được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2003 với hơn 750 hầm trú ẩn bằng đá sa thạch (Ảnh: Sưu tầm) 2. Hang động Ajanta (công nhận năm 1987) Hang động Ajanta là một trong những di sản lớn nhất về đạo Phật còn lưu giữ được đến ngày nay được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1987. Chùa hang nằm ẩn sâu trong khu rừng rậm hoang vu của cao nguyên Deccan ở Ấn Độ. Trong suốt một thời gian rất dài hang động này đã bị lãng quên hoàn toàn. Bên ngoài của hang động Ajanta (Ảnh: Sưu tầm) Quần thể hang động Ajanta là minh chứng cho sức sáng tạo vô hạn của con người. Nơi đây có những tác phẩm nghệ thuật cổ đại và kiến trúc mang đậm dấu ấn Phật giáo được chạm khắc công phu trên đá quý. Phía bên trong hang động Ajanta (Ảnh: Sưu tầm) Trong hang có rất nhiều tranh cổ và một số bức bích họa được xem là ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo. Hang động vòng vách núi hình lưỡi liềm, tường thấp, trải dài hơn 550 mét. Với kiến trúc mỹ thuật tráng lệ, nét chạm khắc và bích họa tinh tế hoành tráng, là một ngôi đại Già lam Thánh địa Phật giáo, một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất phía Nam Ấn Độ. (Ảnh: Sưu tầm) 3. ...

Việt Nam hiện có 5 di sản văn hóa thế giới, trong đó quần thể di tích cố đô Huế và khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng cho một đất nước tươi đẹp, đa dạng về phong cảnh thiên nhiên, phong phú về bản sắc văn hóa dân tộc, có bề dày lịch sử thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan.

1. Giới thiệu về thánh Địa Mỹ Sơn 2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới thánh Địa Mỹ Sơn 2.1 Di chuyển bằng taxi, xe ô tô 2.2 Xe máy 2.3 Xe bus 2.4 Đi bằng xe đưa đón 3. Giá vé tham quan thánh địa Mỹ Sơn 3.1 Đối với du khách Việt Nam 3.2 Đối với khách nước ngoài 3.3 Đối với học sinh, sinh viên, người cao tuổi 3.4 Vé có thể mua ở đâu? 4. Vẻ đẹp nổi bật của thánh địa Mỹ Sơn  4.1 Kiến trúc đặc sắc của thánh địa Mỹ Sơn 4.2 Tham quan bảo tàng thánh địa Mỹ Sơn 4.3 Xem biểu diễn múa Chăm 4.4 Tận hưởng bầu không khí hoang sơ, trong lành ở thánh địa Mỹ Sơn 5. Lưu ý khi đi tham quan thánh địa Mỹ Sơn 5.1 Hình thức tham quan thánh địa Mỹ Sơn hợp lý 5.2 Làm sao để mua được vé giá ưu đãi 5.3 Vấn đề thuê hướng dẫn viên 5.4 Khung giờ diễn văn nghệ múa Chăm 5.5 Vấn đề phong tục thờ cúng 6.  Một số khách sạn và resort gần thánh địa Mỹ Sơn 6.1 Mỹ Sơn Heritage Resort and Spa  6.2 Khách sạn Hoi An Heart Lodge 6.4 Threeway Riverside Villa  7. Các hình ảnh check-in của du khách tại thánh địa Mỹ Sơn Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng và là di tích lịch sử quan trọng của tỉnh Quảng Nam. Khu di tích lịch sử độc đáo này thu hút khách du lịch với quần thể kiến trúc Chăm Pa lâu đời. Hãy đến đây để cảm nhận nơi núi non trùng điệp, hoang sơ cùng vẻ đẹp lịch sử của thánh địa Mỹ Sơn. Để hiểu rõ hơn về địa điểm thú vị này, hãy tìm hiểu các thông tin trong bài viết dưới đây của Ticovilla.com bạn nhé. 1. Giới thiệu về thánh Địa Mỹ Sơn Khi nói về thánh địa Mỹ Sơn, người ta thường hay nói về những kiến trúc Chăm Pa cổ được xây dựng trong vùng đất núi non trùng điệp, nơi đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch quan trọng nằm trong bản đồ du lịch tỉnh Quảng Nam bên cạnh phố cổ Hội An. Mang nhiều nét văn hóa Chăm Pa trong kiến trúc, thánh địa Mỹ Sơn là nơi được hình thành từ nhiều chùa tháp to nhỏ đa dạng. Tổng thể khu di sản bao gồm 70 ngôi đền với các kiến trúc Chăm Pa độc đáo ấn tượng. Nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách cái nhìn mới lạ về nền văn minh này cũng như hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành, phát triển của người chăm qua các thời kỳ khác nhau. Theo nghiên cứu, thánh địa Mỹ Sơn là nơi linh thiêng được ...

HOÀNH THÔN – TRUNG QUỐC ĐIỂM ĐẾN HÚT KHÁCH DU LỊCH  Hoành Thôn ví như một bức tranh làng quê dân dã của Trung Quốc xưa với hình ảnh của chiếc cầu, những ngôi nhà mái ngói cổ, hồ bán nguyệt thơ mộng, hữu tình, nơi tạo nên bao nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ Trung Quốc và các họa sĩ, sinh viên ngành hội họa Trung Quốc. Có rất nhiều tác phẩm nói về bức tranh này, và cũng có rất nhiều tác phẩm khi đọc lên người ta thấy có dáng dấp bức tranh Hoành Thôn ẩn sau ngụ ý đó. Hoành Thôn vốn là một vùng quê nhỏ, không sầm uất, đó là một nơi yên bình, thơ mộng cho những ai thích du ngoạn, ngắm cảnh và yên tĩnh. Nằm ở huyện Y, tỉnh An Huy, đã 900 năm trôi qua, nhưng gần như ngôi làng này không thay đổi gì nhiều, những nét văn hóa trong sinh hoạt, trong kiến trúc vẫn được lưu giữ. Người ta ví ngôi làng này như một con trâu trong tranh, sở dĩ như thế vì ngôi làng nằm sát ngọn núi Lôi Cương, trông ngọn núi đó giống hình đầu của con trâu, hai cây cổ giống như hai cái tai và hồ bán nguyệt xung quanh làng giống phần thân trâu. Đến đây, du khách có cảm giác bình yên, thoải mái và êm ái. Xưa Hoành Thôn vốn được biết đến là Hoằng Thôn nhưng vì không dám trùng với tên Húy Hoằng Lịch vốn là tên của vua Càn Long nên sau đó ngôi làng có tên như bây giờ. Hình ảnh Hoành Thôn cho du khách gợi nhớ đến những khung cảnh lãn mạn trong những bộ phim cổ trang Trung Quốc xưa, đi dạo xung quanh hai bên đường kênh, bạn còn được tìm hiểu về các món đồ thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc được bày bán, giới thiệu đến khách du lịch với mức giá phải chăng, buổi tối, ánh đèn lồng rực rỡ rủ bóng xuống hồ tuyệt đẹp cho du khách những giây phút khó quên của mảnh đất di sản văn hóa thế giới này. Du lịch Di Sản Việt Nam mong muốn được đưa bạn đến làng quê Hoành Thôn dân dã này để bạn được chiêm ngưỡng một bức tranh giá trị có một không hai.

Thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam Thánh địa Mỹ Sơn ở đâu? Thánh địa Mỹ Sơn có gì? Kiến trúc Thánh địa Mỹ Sơn Giá vé thánh địa Mỹ Sơn Giờ mở cửa thánh địa Mỹ Sơn? Trải nghiệm khám phá Thánh địa Mỹ Sơn Đền Kalan Tháp Cổng Tháp Mandapa Bảo tàng tại khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn Xem các chương trình biểu diễn văn nghệ ở Thánh địa Mỹ Sơn Kinh nghiệm đi Thánh địa Mỹ Sơn Thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam Là một quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chămpa, Thánh địa Mỹ Sơn từng bị lãng quên trong một thời gian dài sau đó được phát hiện và công nhận là di sản thế giới. Địa điểm này được coi như là minh chứng duy nhất về nền văn minh châu Á đã bị biến mất. Bài viết dưới đây cung câp một số thông tin về Thánh địa Mỹ Sơn, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến khám phá, tìm hiểu nền văn hóa cổ xưa tại Quảng Nam. Nguyễn Tumie Thánh địa Mỹ Sơn ở đâu? Là quần thể di tích đền đài Chăm Pa, khu vực này thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thánh địa Mỹ Sơn cách thành phố Hội An 45 km về phía Tây, cách Trà Kiệu 20 km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 68 km về phía Tây Nam, cách cố đô Huế 145 km về phía Nam. Địa điểm này nằm trong một thung lũng có đường kính rộng chừng 2 km, bao quanh là đồi núi trùng điệp. Thánh địa Mỹ Sơn có gì? Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại khoảng thế kỷ IV – sớm nhất ở Mỹ Sơn, vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền dâng cúng vua Bhadravarman – vị vua sáng lập dòng vua đầu tiên vùng Amaravati vào cuối thế kỷ IV, được đồng hóa với thần Siva, trở thành tín ngưỡng thờ thần – vua cùng tổ tiên hoàng tộc. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là khu vực lăng mộ các vua quan, hoàng thân quốc thích của những vương triều Chăm Pa xưa. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn của Việt Nam được UNESCO công nhận nơi này là Di sản Văn hóa Thế Giới. Huyen Dang Kiến trúc Thánh địa Mỹ Sơn Thánh địa Mỹ Sơn được biết đến là công trình nổi tiếng của vương quốc Chăm pa, với hơn 70 ngôi đền tháp bằng gạch đá, được xây dựng trải dài từ thế kỷ thứ 7 cho đến thế kỷ thứ 13. Mỗi thời kỳ lịch sử đều mang dấu ấn riêng, mỗi đền tháp thờ những vị thần, vị triều đại vua khác nhau nhìn chung Mỹ Sơn đều được xây dựng trên một mặt bằng đều là tứ giác, chia làm 3 phần, đế tháp, thân tháp và phần trên cùng đều biểu ...

Machu Picchu, Peru Angkor Wat, Campuchia Quần thể Kim tự tháp Giza, Ai Cập Taj Mahal, Ấn Độ Bagan, Myanmar Petra, Jordan Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc Thành cổ của Jerusalem, Israel Phố cổ Hội An, Việt Nam Vườn quốc gia Goreme và các bãi đá ở Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ Mesa Verde, Hoa Kỳ Rani Ki Vav, Ấn Độ La Grand-Place, Bỉ Bukhara, Uzbekistan Pháo đài Agra, Ấn Độ Budapest, Hungary Bruges, Bỉ Valletta, Malta Saint Petersburg, Nga 20 di sản văn hóa thế giới Kể từ khi địa điểm đầu tiên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới, ngày càng nhiều địa điểm đáng kinh ngạc đã thu hút khách du lịch trong nhiều năm liền và bây giờ nó vẫn giữ được độ hấp dẫn đối với du khách, cảm giác khi trở lại khám phá lần nữa vẫn giống như lần đầu tiên đến khám phá. Trong nhiều thế kỷ, hoặc thậm chí hàng thiên niên kỷ, nhiều địa điểm huyền thoại mang tính biểu tượng của thời cổ đại đã bị lãng quên, bị che giấu hoặc đã chôn vùi dưới rừng rậm, sa mạc hoặc cánh đồng của các nông dân khỏi thế giới. Hãy cùng Dydaa khám phá những Di sản Thế giới nổi tiếng nhất nhé! Machu Picchu, Peru Được xây dựng trên địa hình đồi núi tuyệt đẹp trên sông Urubamba, Machu Picchu nằm ở một trong những khung cảnh ngoạn mục nhất của bất kỳ địa điểm khảo cổ nào trên thế giới. Di sản Văn hóa Thế giới Machu Picchu là một thành trì của người Inca nằm trên dãy núi Andes ở Peru, phía trên thung lũng sông Urubamba. 20 Di sản Văn hóa Thế giới >>> Tổng hợp 8 Di sản Thế giới ở Việt Nam Được xây dựng vào thế kỷ 15 và sau đó bị bỏ hoang, nơi đây nổi tiếng với những bức tường đá khô tinh xảo kết hợp các khối đá khổng lồ, chúng được gây dựng nên không cần sử dụng bất kỳ một chất kết dính nào. 20 di sản văn hóa thế giới Thành phố cổ của người Inca này được xây men theo những bức tường dốc ở mỗi bên sườn núi, với những bậc thang thoải xuống các mép vách đá xuống thung lũng bên dưới. Những công trình đáng kinh ngạc này đã được phục hồi và được bảo tồn khá tốt. Du khách có thể hình dung được thành phố cổ Di sản Văn hóa Thế giới này từng tồn tại như thế nào khi nó bị chiếm đóng trong thế kỷ 15 và 16. Angkor Wat, Campuchia Angkor Wat là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và nó chứa đựng những công trình kiến trúc ấn tượng từ thời Đế chế Khmer. Kiệt tác nghệ thuật vĩ đại này là một trong những di tích lịch ...

Lễ hội ở xứ sở kim chi được tổ chức quanh năm trên khắp cả nước, thu hút rất nhiều du khách quốc tế du lịch tết Hàn Quốc đến  vui chơi và tìm hiểu văn hóa lâu đời của quốc gia này. Lễ hội văn hóa Hwaseong được tổ chức tại thành phố Suwon, tỉnh Gyeonggi nhân dịp ngày Công dân Suwon. Hãy tìm hiểu lễ hội đặc trưng này nhé!

1. Tổng quát về động Phong Nha 2. Lịch sử Phong Nha  3. Con người và cuộc sống địa phương 4. Sự đa dạng văn hóa  Phong Nha là địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Được UNESCO công nhận là di sản Thế giới vào năm 2003. Cảnh vật nơi đây hùng vĩ và tráng lệ với nhiều hang động rộng lớn. Đặc biệt là người dân nơi đây cực kỳ hiếu khách. 1. Tổng quát về động Phong Nha Phong Nha hiếm hoi được xem là một trong những nơi cuối cùng trên Trái đất vẫn chưa được khám phá hoàn toàn. Nơi đây là một ngôi làng xa xôi tuyệt đẹp ở Việt Nam. Lần đầu tiên được đề cử là Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1998 và được công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2003, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thực sự là một tuyệt tác của thiên nhiên. Hình ảnh Động Phong Nha hùng vĩ Vùng đất kỳ vĩ này ẩn mình trong sâu thẳm rừng rậm, thung lũng, núi đá vôi và những dòng sông thanh bình của miền Trung Việt Nam. Hệ thống động Phong Nha là hang động lớn nhất thế giới. Hang Sơn Đoòng là điểm thu hút những người đam mê thám hiểm trên toàn thế giới. Ngoài Hang Sơn Đoòng lộng lẫy, những hệ thống hang động kỳ vĩ khác cũng được đánh giá lớn nhất thế giới. 2. Lịch sử Phong Nha  Năm 1995, Viện Khảo cổ học Việt Nam nhận thấy rằng động Phong Nha có lẽ là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng. Năm 1899, một nhà truyền giáo người Pháp, Léopold Cadière, đã đến khảo sát phong tục và văn hóa của cư dân địa phương sống dọc theo sông Son. Trong một bức thư gửi École Française d’Extrême-Orient, ông nói rằng: “Những gì còn lại ở đây là có giá trị đối với lịch sử. Giữ nó là giúp ích cho khoa học ”. Có một sự thật ít được biết đến rằng miền Trung Việt Nam, đặc biệt là Phong Nha, là một trong những vùng bị tàn phá nặng nề nhất của Việt Nam trong cuộc Chiến tranh chống Mỹ. Phong Nha được thiên nhiên ban tặng cho những hang động khổng lồ và người dân trong làng đã sử dụng những hang động này để trú ẩn trong cuộc tấn công tàn nhẫn. Sau chiến tranh, săn bắn và trồng trọt là những nghề chính của người dân địa phương, điều này đã giúp ích rất nhiều trong việc hồi sinh của làng. Ý nghĩa lịch sử của Phong Nha rất đáng được biết đến. 3. Con người và cuộc sống địa phương Con người ở Phong Nha Những con người thân thiện và bầu không khí sôi động tổng thể của nơi này sẽ khiến trải nghiệm du lịch của bạn ở động Phong Nha ...

Giới thiệu chung về Lăng Khải Định Lăng Khải Định ở đâu? Lăng Khải Định giá vé Tổng quan Kiến trúc Lăng Khải Định Cung Thiên Định Nếu đã một lần đến du lịch Huế thì chắc hẳn những công trình lăng tẩm là những địa điểm du lịch để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng du khách. Và, tiêu biểu cho những công trình công phu, tuyệt tác ấy chính là Lăng Khải Định –đại diện cho kiến trúc vô cùng táo bạo, độc đáo, đại diện cho sự kết hợp hài hòa giữa các dòng kiến trúc Á – Âu- Việt, giữa nét cổ điển và hiện đại đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về tuyệt tác kiến trúc đương thời này nhé! Giới thiệu chung về Lăng Khải Định Lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng Khải Định được xây dựng trong 11 năm (1920 – 1931), kéo dài 2 đời vua nhà Nguyễn là Khải Định và con mình là Bảo Đại. Dù là công trình lăng có diện tích nhỏ nhất nhưng đây lại là công trình lăng tốn nhiều công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm Triều Nguyễn. Lăng Khải Định ở đâu? Lăng Khải Định thuộc địa phận xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Nơi đây cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km Bản đồ đường đi đến Lăng Khải Định Lăng Khải Định giá vé Giá vé tham quan lăng Khải Định hiện đang được áp dụng như sau: Khách nước ngoài Đối với người lớn: 80.000 Đối với trẻ em từ 7 đến 12 tuổi: 20.000 đ Khách Việt Nam Đối với người lớn: 55.000đ Đối với trẻ em từ 7 đến 12 tuổi: 10.000đ Tổng quan Kiến trúc Lăng Khải Định Lăng Khải Định được khởi công xây dựng vào ngày 4-9-1920 và kéo dài trong suốt 11 năm, tiêu tốn biết bao công sức và tiền của mới hoàn tất và đưa vào sử dụng. Đây là kết quả của những bàn tay tài hoa, của những thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng trên khắp cả nước, tiêu biểu như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng…Đặc biệt là sự đóng góp của nghệ nhân Phan Văn Tách – tác giả của ba bức bích họa “Cửu long ẩn vân” treo trên trần ba gian giữa của cung Thiên Định. Lăng Khải Định, tuy với diện tích khá khiêm tốn (khoảng 1 ha) nhưng lại mang những nét độc đáo, táo bạo, khác hẳn với kiến trúc lăng mộ của các vị vua triều Nguyễn trước đó. Về vật liệu và đồ trang trí, lăng Khải định được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa  sắt, thép, xi măng và ngói Ardoise của Pháp và đồ ...

Quảng Nam được tạo hóa ưu ái khi không chỉ có một Hội An đậm nét trữ tình mà còn có một Thánh Địa Mỹ Sơn cực kỳ cổ kính và bí ẩn. Thánh địa Mỹ Sơn – vùng đất cổ linh thiêng Thánh địa Mỹ Sơn nằm cách Hội An khoảng 40 cây số về phía Tây, và cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 cây số về phía Tây Nam, thuộc địa phận của xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Quần thể di tích được bao bọc bởi một thung lũng có đường kính 2 mét và xung quanh là núi đồi hùng vĩ. Khu di tích này là tổ hợp của hơn 70 công trình kiến trúc và nằm rải rác trên các ngọn đồi trùng điệp, phản ánh văn hóa truyền thống của người Chăm Pa cổ. Xưa kia, Thánh địa Mỹ Sơn chính là nơi cúng tế và là lăng mộ chôn cất của hoàng thân quốc thích trong Vương triều Chăm Pa trong suốt giai đoạn từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIII. Ảnh: pepvivuu Thánh địa Mỹ Sơn nằm cách Hội An khoảng 40km. Theo nhiều thông tin ghi lại rằng, khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại từ khoảng thế kể thứ IV. Khi đó vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền dâng cúng vua Bhadravarman – vị vua đầu tiên của vùng Amaravati lúc bấy giờ. Ông đã được đồng hóa với thần Siva, trở thành tín ngưỡng thờ thần – vua của hoàng tộc. Ảnh: winwaytravel Tổng thể Thánh địa gồm hai ngọn đồi, đối diện nhau theo hướng Đông – Tây và ngay tại ngã tư của một con suối, các nhánh suối đã trở thành ranh giới tự nhiên chia nơi đây thành bốn khu vực A, B, C, D. Cách chia này hợp với yếu tố phong thủy lại vừa tránh được tình trạng xé lẻ các tổng thể kiến trúc. Ảnh: winwaytravel Trung tâm Thánh địa là một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Tháp chính có hai cửa theo hướng đông tây, mỗi cửa có 8 bậc cấp để đi lên và các vòm cuốn. Trên mỗi vòm cuốn là một hình tháp thu nhỏ. Theo những tài liệu để lại thì đây là ngôi tháp cao nhất trong các tháp thánh địa ở Mỹ Sơn với chiều cao 24m, đáy tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 10m. Ảnh: nana_nguyennnnn Trong tháp thờ một bộ Linga – Yoni lớn ( nay chỉ còn một bệ đá Yoni). Phần trên tháp có 3 tầng, các tầng nhỏ dần lại và trên cùng là đỉnh tháp bằng sa thạch. Ở mỗi tầng đều có cửa giả, có hình người đứng dưới vòm cuốn. Hai cửa giả hai bên là hai vòm cuốn chồng lên nhau, trang trí hoa văn rất tinh xảo. Ảnh: catulus_ Trải qua bao nhiêu bể dâu, thời ...

Phố cổ được thế giới công nhận Bức tượng đá mẹ Việt Nam anh hùng Đặc sản Cao Lầu Hội An Mang lối kiến trúc đặc trưng của một thương cảng thế kỷ 16 với những nếp nhà phủ màu thời gian với loạt bức tường vàng, mái ngói cổ kính rêu phong, nơi này luôn thu hút hàng triệu lượt khách du lịch cả trong và ngoài nước. Phố cổ được thế giới công nhận Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam. Mang lối kiến trúc đặc trưng của một thương cảng thế kỷ 16 với những nếp nhà phủ màu thời gian với loạt bức tường vàng, mái ngói cổ kính rêu phong, Hội An là thành phố duy nhất của nước ta được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Theo thống kê Hội An có 1360 di tích bao gồm 1068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổ loại đặc biệt và một cây cầu. Mặc cho không gian và thời gian cứ chuyển dời, đô thị cổ Hội An vẫn giữ nguyên được những nét đẹp cổ xưa nhất. Đó như một nơi chốn mà người ta có thể tìm thấy một quần thể di tích được gìn giữ hầu như nguyên vẹn khiến Hội An trở thành một địa danh độc nhất vô nhị trong biên niên sử thời hiện đại. Tới Hội An ngày nay, ta cứ ngỡ như là mình đang quay ngược dòng thời gian, lạc bước trong không khí truyền thống của một thương cảng sầm uất thời nhà Nguyễn. Tới Hội An ngày nay là có thể rời xa mọi cám dỗ của đời thường để sống trọn vẹn trong từng giây phút. Bức tượng đá mẹ Việt Nam anh hùng Tượng đài Mẹ Thứ được xây dựng tại xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ với quy mô lớn nhất Đông Nam Á, tượng đài mẹ Thứ là di tích tưởng niệm người mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ. Tượng làm bằng đá hoa cương khắc hình dáng người Mẹ như đang mở rộng vòng tay ôm trọn che chở những đứa con của đất nước. Tượng đài được xây dựng trên diện tích 15 ha, thuộc khu vực núi Cấm, xã Tam Phú (Tam Kỳ). Phía trước tượng là quảng trường tiền môn với 30 ngọn đèn đá, tượng trưng cho 30 năm mẹ chờ đợi ngày giải phóng. Khối tượng chính làm từ đá hoa cương có chiều cao 18,5 m, hình cánh cung dài 101 m, mang hình ảnh người mẹ dang tay đón các con vào lòng. Công trình được xây dựng từ 20.000 tấn đá hoa cương vận chuyển từ Bình Định. Đặc sản Cao Lầu Hội An Cái ...

Prasat Preah Vihear là một ngôi đền nằm trên chỏm núi thuộc Dângrêk ở Campuchia gần biên giới Thái Lan. Ngôi đền được lấy làm tên cho tỉnh Preah Vihear, nơi nó tọa lạc. Đền Preah Vihear đã được xây dựng từ thế kỉ thứ 9 và được mở rộng, thay đổi kiến trúc qua từng thế kỉ. Hiện tại, ngôi đền có kiến trúc độc đáo và công phu. Đền có nhiều bức tượng, phù điêu trên tường thành những hình dáng tôn giáo. Du khách đến tham quan chiêm ngưỡng được tài hoa của những nhà điêu khắc ngày xưa và thể hiện sự tôn kính với ngôi đền linh thiêng này. Kiến trúc đền với điêu khắc trên đá sa thạch cực kỳ tinh xảo. Trước đây phần khu vực xung quanh đền có nhiều tháp cao nhưng hiện nay phần lớn các kiến trúc đèn tháp phụ xung quanh đền đều bị đổ nát nghiêm trọng. Kiến trúc phức hợp của ngôi đền chạy theo trục Bắc Nam dài 800 m, bao gồm một bờ đường đắp cao, còn những bậc tam cấp dẫn lên điện thờ nằm trên đỉnh khu vực đền thờ phía Nam (cao 120 m so với khu Bắc và 525m so với đồng bằng Campuchia). Mặc dù cấu trúc này không giống với những ngôi đền trên các núi khác của Campuchia được tìm thấy ở Angkok, nhưng ngôi đền này cũng có cùng mục đích thờ phụng những vị thần ở đỉnh Meru. Các bức tường thành bao quanh đền thì mang phong cách dáng dấp của Wat Phou (Lào). Ngày xưa, ngôi đền được xây dựng ở khu vực gần biên giới của hai nước Campuchia và Thái Lan nên đã gây ra sự tranh chấp. Về phía Campuchia không có lối vào đền vì bị ngăn cản bởi vách đá lớn. Lúc đó, mọi người muốn viếng thăm ngôi đền Preah Vihear phải đi vòng qua biên giới của Thái Lan. Nhưng sau khi được tòa án Quốc tế phân xử ngôi đền hoàn toàn thuộc về đất nước Campuchia thì đất nước này mới bắt đầu khai thông đường vào đền. Giúp du khách và mọi người đến thăm đền dễ dàng, thuận tiện hơn mà không phải đi nhờ phía lãnh thổ của Thái Lan. Hiện trạng ngôi đền Preah Vihear hiện nay vẫn giữ được kiến trúc chính, nhưng chỉ giữ nguyên vẹn được phần chính điện, trung tâm ngôi đền. Các phần kiến trúc cột, rào bao quanh đã bị phá vỡ bởi tranh chấp trong quá khứ. Vào ngày 7 tháng 6 năm 2008, Ủy ban di sản thế giới họp tại Canada đã công nhận đền Preah Vihear là di sản thế giới. Đây là di sản thế giới thứ ba của Campuchia, hai di sản công nhận trước đó là đền Angkor Wat (1992) và Điệu múa hoàng gia (2003). Du khách trong và ngoài nước đến tham quan đền ...

Quảng Nam được tạo hóa ưu ái khi không chỉ có một Hội An trữ tình mà còn có Thánh địa Mỹ Sơn cổ kính, bí ẩn. Thánh địa Mỹ Sơn – vùng đất cổ linh thiêng Thánh địa Mỹ Sơn nằm cách Hội An khoảng 40 cây số về phía Tây, và cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 cây số về phía Tây Nam, thuộc địa phận của xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Quần thể di tích được bao bọc bởi một thung lũng có đường kính 2 mét và xung quanh là núi đồi hùng vĩ. Khu di tích này là tổ hợp của hơn 70 công trình kiến trúc và nằm rải rác trên các ngọn đồi trùng điệp, phản ánh văn hóa truyền thống của người Chăm Pa cổ. Xưa kia, Thánh địa Mỹ Sơn chính là nơi cúng tế và là lăng mộ chôn cất của hoàng thân quốc thích trong Vương triều Chăm Pa trong suốt giai đoạn từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIII. Thánh địa Mỹ Sơn nằm cách Hội An khoảng 40km. Theo nhiều thông tin ghi lại rằng, khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại từ khoảng thế kể thứ IV. Khi đó vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền dâng cúng vua Bhadravarman – vị vua đầu tiên của vùng Amaravati lúc bấy giờ. Ông đã được đồng hóa với thần Siva, trở thành tín ngưỡng thờ thần – vua của hoàng tộc. (Ảnh: vietnampagodas) Thánh địa Mỹ Sơn – Kiệt tác ghi dấu nền văn hóa khu vực Tổng thể Thánh địa gồm hai ngọn đồi, đối diện nhau theo hướng Đông – Tây và ngay tại ngã tư của một con suối, các nhánh suối đã trở thành ranh giới tự nhiên chia nơi đây thành bốn khu vực A, B, C, D. Cách chia này hợp với yếu tố phong thủy lại vừa tránh được tình trạng xé lẻ các tổng thể kiến trúc. (Ảnh: dozechiu) Trung tâm Thánh địa là một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Tháp chính có hai cửa theo hướng đông tây, mỗi cửa có 8 bậc cấp để đi lên và các vòm cuốn. Trên mỗi vòm cuốn là một hình tháp thu nhỏ. Theo những tài liệu để lại thì đây là ngôi tháp cao nhất trong các tháp thánh địa ở Mỹ Sơn với chiều cao 24m, đáy tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 10m. (Ảnh: dozechiu) Trong tháp thờ một bộ Linga – Yoni lớn ( nay chỉ còn một bệ đá Yoni). Phần trên tháp có 3 tầng, các tầng nhỏ dần lại và trên cùng là đỉnh tháp bằng sa thạch. Ở mỗi tầng đều có cửa giả, có hình người đứng dưới vòm cuốn. Hai cửa giả hai bên là hai vòm cuốn chồng lên nhau, trang trí hoa văn rất tinh xảo. (Ảnh: dozechiu) Điểm ...

Theo cảm nhận của nhiều du khách, “có rất nhiều điều để làm” hoặc “không làm gì cả” đều mang đến những trải nghiệm vô cùng thú vị để tận hưởng kỳ nghỉ ở Lăng Cô, một trong những vịnh biển đẹp nhất hành tinh. Thị trấn Lăng Cô nằm bên bờ biển Hãy bắt đầu kỳ nghỉ tuyệt vời bằng khoảng thời gian “không làm gì cả” cùng với những người thân yêu của bạn ở Laguna Lăng Cô, một khu nghỉ dưỡng phức hợp quốc tế sang trọng bậc nhất Việt Nam. Không gian biệt thự sang trọng nằm trên đồi với tầm nhìn ra đại dương bao la Đơn giản, có thể dành cả ngày thư giãn, chuyện trò, đọc sách trong biệt thự xinh đẹp nằm giữa khu vườn xanh ngát thoang thoảng hương hoa với tầm nhìn hướng ra biển. Hay thưởng thức những món ăn ngon, tản bộ ngắm phong cảnh tuyệt đẹp với mây trời, núi non hùng vĩ, lắng nghe những âm thanh trong trẻo của thiên nhiên với tiếng gió, tiếng sóng và tiếng chim ca. Hay thả mình giữa biển bao la cho sóng nước vỗ về, rồi nằm dài trên bãi biển tận hưởng nắng gió và không khí trong lành của miền nhiệt đới. Biệt thự tọa lạc giữa thiên nhiên hùng vĩ Tiếp đến, hãy trải nghiệm “rất nhiều điều để làm” ở Laguna Lăng Cô với một danh sách các hoạt động ngoài trời luôn cuốn hút mọi người tham gia gồm các trò thể thao dưới nước, học nấu ăn và pha chế các thức uống, học bắn cung, học làm lồng đèn hay chơi gôn ở sân gôn 18 lỗ được thiết kế bởi Nick Faldo. Những cặp đôi có thể chèo thuyền Kayak thong thả cùng nhau trước khi trở nên phấn khích hơn với trò lái Jetski ở tốc độ cực nhanh lướt trên những con sóng hay bay dù lượn trên biển để ngắm khung cảnh tuyệt đẹp từ trên cao của núi rừng và biển cả thật ngoạn mục. Bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp Lăng Cô có nhiều kỳ quan để khám phá. Chuyến đi ngắm hoàng hôn trên đầm Lập An là một trong những điều thú vị không thể bỏ lỡ. Đầm Lập An trải dài từ chân núi Phú Gia đến đèo Hải Vân. Phonng cảnh nơi đây đẹp nên thơ như một bức tranh thủy mặc, mặt nước phẳng lặng như gương in hình bầu trời và núi non hùng vĩ. Mặt trời lặn dần sau những dãy núi để lại trên nền trời những màu sắc rực rỡ in bóng xuống mặt đầm. Đây đó trên đầm, những ngư phủ chèo những con thuyền nhỏ lướt trên mặt nước hay vát nhữn ngư cụ thong thả đi bộ trên những vùng nước cạn trong ánh hoàng hôn. Cuộc sống nơi đây thật yên bình. Vùng đầm này nổi tiếng với nghể nuôi hàu, tôm ...

Chùa Kinkakuji hay còn gọi là “Ngôi Chùa vàng” ban đầu là một khu nhà nghỉ của tướng Ashikaga, tổng tư lệnh dưới thời Muromachi (1336 – 1573). Sau khi ông chết, ngôi nhà trở thành một ngôi Chùa được dát toàn vàng lá. Ngôi đền bị phá hủy vào năm 1950 và được khôi phục lại vào năm 1955. Du khách sẽ có dịp tìm hiểu về nền văn hóa rực rỡ thời Muromachi, cùng với những thiết kế kiến trúc rất độc đáo của người Nhật. Chùa vàng Kinkakuji là một điểm du lịch hấp dẫn, cuốn hút du khách vào bất kể thời điểm nào trong năm. Nếu mùa xuân, với nhiệt độ lý tưởng chừng hơn 10 độ C, mùa mà những bông hoa anh đào nở lác đác trên các rặng núi, cùng nhiều lễ hội đặc sắc được diễn ra thì mùa hạ khi tiếng côn trùng kêu rí rách gọi bạn cũng là một thời điểm đến thăm vãn cảnh chùa Kinkakuji thích hợp. Đặc biệt, ấn tượng nhất có lẽ là khung cảnh chùa vàng Kinkakuji lúc vào thu – mùa của lá phong đỏ. Từng rặng phong đỏ rực như màu hoàng hôn đã làm cho Kinkakuji trở nên sáng bừng. Kinkakuji được xây dựng theo văn hóa Kitayama phát triển trong giới quý tộc giàu có của Kyoto trong thời kỳ Yoshimitsu. Mỗi tầng đại diện cho một phong cách khác nhau của kiến ​​trúc. Tầng đầu tiên được xây dựng theo phong cách Shinden sử dụng cho các tòa nhà cung điện suốt thời kỳ Heian, và với những cây cột gỗ tự nhiên và tường thạch cao trắng tương phản nhưng tôn lên cho các tầng trên mạ vàng của Chùa Vàng. Tầng hai được xây dựng theo phong cách Bukke sử dụng trong nhà ở của các samurai, bên ngoài hoàn toàn bao phủ trong lá vàng. Bên trong là một vị Bồ Tát Quán Âm ngồi bao quanh bởi những bức tượng của Bốn vị Chúa Trời. Cuối cùng, tầng thứ ba và cao nhất được xây dựng theo phong cách của một Thiền trường Trung Quốc, được trang trí mạ vàng bên trong ngoài và phượng hoàng vàng. Nét đặc trưng nhất về sự tinh xảo và cầu kì của Đền Vàng chính là một vị thế rất ấn tượng giữa những tán xanh của cây lá và ánh sáng tinh khiết phản chiếu của hồ nước tĩnh lặng. Bức tranh được vẽ nên từ ý tưởng về sự tồn tại giữa chốn thiên đường và trần thế. Sự hài hòa của ngôi đền cùng với bóng nước hư thực làm nên một Kinkakuji – viễn cảnh nổi tiếng nhất của Kyoto. Chùa vàng Kinkakuji chính là một biểu tượng có giá trị về tinh thần, đã từng là một Shariden (Đền Xá lị) – di tích của Phật giáo. Một điểm nhấn biểu trưng cho uy thế và quyền lực của vị tướng là ...

Cùng ghé thăm lăng tẩm cổ đến các cung điện hoành tráng, các ngôi đền ẩn dật, nhiều khu danh thắng lâu đời của Hàn Quốc đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới sẽ mang lại cho du khách một trải nghiệm tuyệt vời. Hang động Seokguram (Thạch Quật) và chùa bulguk (Phật Quốc) tại thành phố Gyeongju Hang động Seokguram được thế giới biết đến như là một tác phẩm mỹ thuật Phật giáo lớn nhất. Seokguram là ngôi đền trong hang đá của chùa Bulguksa. Người ta xem đây là một phần của đất Phật – nơi cất giữ rất nhiều di sản quý của quốc gia và là không gian tâm linh thiêng liêng của người Hàn Quốc. Chùa Haeinsa tại tỉnh Gyeongsangnamdo Chùa Haeinsa (Hải Ân Tự) là một trong những chùa Phật giáo hàng đầu ở Hàn Quốc, được biết đến không chỉ bởi kiến trúc nổi bật mà còn bởi là nơi lưu giữ bộ chạm khắc kinh Phật cổ Tripitaka Koreana – một tập hợp của hơn 81.258 tấm gỗ có khắc kinh phật trên đó và đã được lưu giữ ở đây từ năm 1398. Điện thờ Jongmyo (Tông Miếu) Tọa lạc ở quận Jongrogu, Seoul, là điện thờ tổ hoàng gia của triều đại Joseon. Ngôi đền này thể hiện lịch sử cũng như vị thế của từng nhân vật trong hoàng tộc. Không chỉ vậy, đền Jongmyo còn là nơi nhà vua thường xuyên đến thăm và thắp hương cũng như tham gia vào các nghi lễ tưởng nhớ tới tổ tiên, đồng thời cầu cho quốc thái dân an, sự ấm no đến với vương quốc và nhân dân của mình. Cung điện Changdeokgung (Xương Đức) Tọa lạc ở Thủ đô Seoul, là 1 trong 5 cung điện Hoàng gia của triều đại Joseon. Ở bên trong cung điện Changdeok được trưng bày nhiều đồ cổ, tượng điêu khắc có giá trị… đó là những tư liệu quý giá để khách du lịch có thể tìm hiểu về văn hóa Hàn Quốc và cuộc sống hoàng cung thời bấy giờ. Khuôn viên đẹp, thơ mộng, có vườn thượng uyển tuyệt diệu và những tòa lâu đài cổ kính đồ sộ, nguy nga được bảo tồn gần như là nguyên vẹn từ thời Chosun (1392 – 1910) là nét đặc trưng của nơi đây. Thành cổ Hwaseong (Hoa Thành) Nằm ở chân núi Paltalsan tại Suwon, tỉnh Gyeonggi-do, cách Thủ đô Seoul 30 km. Bốn cổng vào thành Hwaseong đều có các pháo đài nhỏ bao quanh, phân bố ở bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Pháo đài mang nét đặc trưng tiêu biểu cho cấu trúc pháo đài ở vùng Viễn Đông. Đây là công trình được thiết kế tỉ mỉ và cẩn thận để thực hiện chức năng bảo vệ thành phố Suwon. Pháo đài còn là cầu nối thương mại và là một công trình văn hóa vô cùng độc đáo. Cụm di ...

Các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam không phải hóa thạch chết của lịch sử. Chúng từng là chứng nhân của một nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt đã lắng đọng bao lớp trầm tích, và nay lại tiếp tục đồng hành cùng dân tộc trong thời đại mới như những trọng điểm du lịch thu hút du khách ở mọi dân tộc, màu da, lứa tuổi. 1. Quần thể di tích Cố đô Huế Quần thể di tích Cố đô Huế nằm ở bờ bắc sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế được bảo tồn gần như nguyên vẹn chính là Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận vào năm 1993.   Lăng Khải Định. Ảnh: Lê Phương Tùng  Nhưng nhìn xa hơn, từ thế kỷ XVI, Huế là thủ phủ 9 đời chúa Nguyễn Đàng Trong, kinh đô của Tây Sơn và rôì là kinh đô 13 triều vua Nguyễn. Mỗi thước đất Cố đô đều thấm đẫm các giá trị văn hóa – lịch sử quý giá. Chính bởi thế mà có nhiều người du lịch Huế bao nhiêu lần cũng không chán, vì chẳng chuyến đi ngắn ngày nào đủ để khám phá hết vẻ đẹp Cố đô. Ngày nay, quần thể di tích Cố đô, di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam, là một điểm đến ở Huế không thể bỏ qua. Cấu trúc quần thể di tích Cố đô Huế – kỳ quan nghệ thuật kiến trúc Thành ngoại – Kinh thành Huế Các điểm tham quan tại Thành ngoại là: Kỳ Đài Trường Quốc Tử Giám Điện Long An Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế Đình Phú Xuân Hồ Tịnh Tâm Tàng thư lâu Viện Cơ Mật – Tam Tòa Đàn Xã Tắc Cửu vị thần công   Mỗi thước đất Cố đô đều thấm đẫm các giá trị văn hóa – lịch sử quý giá. Ảnh: minpiupiu Hoàng thành Huế Các điểm tham quan tại Hoàng thành Huế, Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam, là: Ngọ Môn Lầu Ngũ Phụng Điện Thái Hoà và sân Đại Triều Nghi Triệu Tổ Miếu Hưng Tổ Miếu Thế Tổ Miếu Thái Tổ Miếu Cung Diên Thọ Cung Trường Sanh Hiển Lâm Các Cửu Đỉnh Điện Phụng Tiên   Huế là thủ phủ 9 đời chúa Nguyễn Đàng Trong, kinh đô của Tây Sơn và rôì là kinh đô 13 triều vua Nguyễn. Ảnh: bazantravel Tử Cấm thành Tử Cấm Thành, còn gọi là Cung Thành, là vòng thành trong cùng của Kinh đô Huế, cũng là nơi ăn ở, sinh hoạt của hoàng gia, hay nói cách khác đây chính là “nhà riêng” của Hoàng đế. Các điểm tham quan tại Tử Cấm thành: Tả Vu và hữu Vu Vạc đồng Điện Kiến Trung Điện Cần Chánh Thái Bình lâu Duyệt Thị Đường   Cố đô Huế được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới ở ...

Non nước Việt Nam đẹp tự nhiên thuần túy có tiếng từ bao đời, trải dài từ nam ra bắc mỗi nơi mang một vẻ đẹp khác nhau: nơi thì hoang sơ, nơi âm vang đại ngàn, nơi đẹp cổ kính, nơi sôi động phồn hoa… tất cả đều dung hòa tạo nên một vẻ đẹp vô cùng đa dạng, nhiều trong số những thắng cảnh đó được tổ chức uy tín UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đặc biệt là Tràng An, Ninh Bình được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới kép với hai hạng mục nổi bật về văn hóa và thiên nhiên. Sừng sững giữa đất trời – Ảnh: Chanh Duong Quần thể danh thắng Tràng An thuộc cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Trung tâm của bến thuyền Tràng An nằm cách cố đô Hoa Lư 3km về hướng Nam và cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7km về hướng Tây dọc theo đại lộ Tràng An. Trong quần thể danh thắng Tràng An rộng hơn 12.000 ha gồm có trung tâm Cố đô cổ Hoa Lư nằm phía Bắc, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động nằm ở phía Nam và khu du lịch sinh thái Tràng An nằm ngay vị trí trung tâm tạo nên một quần thể danh thắng đẹp tuyệt vời, xuyên suốt và khép kín. Non nước Tràng An – Ảnh: Nguyễn Đình Thanh Yếu tố tạo nên di sản văn hóa thế giới Tràng An bao gồm rất nhiều yếu tố và được phân chia thành hai yếu tố cơ bản nhất là về cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt cùng lịch sử văn hóa có từ lâu đời. Hoa súng giữa trời – Ảnh: Nguyễn Đình Thanh Thật vậy, khi đến nơi đây trước hết khách du lịch đã phải ngỡ ngàn trước cảnh sắc thiên nhiên vô cùng hùng vĩ lại nên thơ, nước non trùng điệp xanh ngắt một màu, lại thêm nét màu chấm phá của hoa súng hoa gạo cho bức tranh tự nhiên vô cùng rộng lớn càng thêm đặc sắc. Mùa hoa súng – Ảnh: Nguyễn Đình Thanh Vẻ đẹp tự nhiên nổi bật toàn cầu của Tràng An đã không có gì cần bàn cãi, trong thơ của vua Trần Nhân Tông khi về tu hành ở ẩn nơi đây cũng đã cho ra bài thơ tả cảnh sắc tuyệt trần của cố đô: “Lòng khe in ngược bóng cầu hoa HбєЇt sГЎng bб»ќ khe vệt nбєЇng tГ Lặng lẽ nghìn non rơi lá đỏ Mây giăng như mộng tiếng chuông xa” Vẻ đẹp tự nhiên ấy vừa có nét thơ lại vừa có nét họa khi núi xen núi trùng trùng điệp điệp soi bóng dưới nước xanh trong vắt, màu núi màu trời quyện vào nhau quyện vào cả màu nước tạo nên một sắc xanh tự nhiên đẹp mắt, dễ khiến ta tức cảnh mà sinh tình. Non nước ...

Hội An hằng năm thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến thăm quan và tìm hiểu. Có những thời điểm trong năm, đặc biệt là vào mùa lễ hội tại các nhà nghỉ khách sạn ở hội an đều chật kín khách du lịch đặt phòng . Điều đó chứng tỏ Hội An – Di sản văn hóa thế giới ngày càng có sức hút rất lớn.   ĐI KHI NÀO? Thời điểm lí tưởng nhất để đến thăm Hội An là từ tháng 2 đến tháng 4, vào thời gian này mưa ít, thời tiết dễ chịu và khá mát mẻ. Hội An có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Hội An, phố cổ yên bình – Ảnh: sưu tầm Nếu có thể, du khách hãy đến thăm Hội An vào ngày 14 rằm âm lịch hàng năm để tham dự lễ hội trung thu. Vào dịp này du khách sẽ có cơ hội được nghe các bài hát cổ truyền, khiêu vũ, chơi game và thưởng thức các món ăn ngon tuyệt, đặc biệt được tận mắt nhìn ngắm những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố, đúng là một dịp không thể bỏ lỡ nếu du khách có ý định du lịch Hội An. ĐẾN BẰNG GÌ? Hầu hết,  Du khách đến Hội An từ Đà Nẵng, trong khi đó từ Đà Nẵng đến Hội An mất khoảng 30 đến 40 phút,  du khách có thể đến bằng xe khách hay taxi hoặc xe riêng. Giá dịch vụ đưa đón từ sân bay về khách sạn Hội An khoảng 200K-250K/1 chiều. Bạn cũng có thể đến Hội An bằng xe khách hay xe của các hãng lữ hành như Sinh cafe, Hanh cafe. Xe khách là phương tiện thông dụng nhất để đi du lịch – Ảnh: sưu tầm CHƠI NHỮNG GÌ? Hội An không chỉ cuốn hút du khách bởi nét cổ kính và bình lặng, phong cách kiến trúc độc đáo, mà còn nổi tiếng bởi quần áo may đo rẻ, đẹp, những nhà hàng ấn tượng phục vụ đặc sản Hội An. Đến Hội An, du khách có thể sắm cho mình một tủ quần áo như ý chỉ trong một đến hai ngày. Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách, rất nhiều nhà hàng, quầy bar, tiệm café cùng các lớp nấu ăn đang có mặt ở Hội An, chắc chắn sẽ mang lại cho du khách một chuyến đi ấn tượng  và lý thú. Đi 4 km nữa, từ Hội An là đến bãi biển Cửa Đại, đây là một bãi biển đẹp và lí tưởng để giải trí, thư giãn sau một ngày đi mua sắm, khám phá thấm mệt. Lồng đền nhiều màu sắc – Ảnh: ...

Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về hướng tây nam, cách thành phố Hội An khoảng 40km. Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km, xung quanh là đồi, núi, trong mạch núi cao khoảng 100m đến 400m từ Đông Trường Sơn qua Mỹ Sơn đến kinh đô Trà Kiệu. Khu đền Mỹ Sơn Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chămpa. Mỗi vị vua, sau khi lên ngôi, đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên tục từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13. Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ. Thánh địa Mỹ Sơn Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc. Họa tiết trang trí trên thân tháp Mỹ Sơn Vào năm 1885, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là M.C Paris. Vào những năm đầu thế kỷ 20, hai nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố. Đền, tháp Chăm xây bằng gạch, ghép với những mảng trang trí bằng sa thạch Đền tháp ở Mỹ Sơn được chia thành nhiều cụm, xây dựng theo cùng một nguyên tắc. Kết cấu mỗi cụm gồm có một ngôi đền thờ chính (Kalan), bao quanh bằng những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính tượng trưng cho núi Meru – trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva. Các đền phụ (miếu phụ) thờ các vị thần trông coi hướng trời. Ngoài ra còn có những công trình phụ là những ngôi tháp thường có mái lợp ngói, là nơi khách hành hương sửa lễ, cất giữ đồ tế lễ. Đền thờ của người Chăm không ...

(Mytour.vn)Hằng năm, Hội An thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế thăm quan và tìm hiểu. Có những thời điểm trong năm, đặc biệt là vào mùa lễ hội tại các nhà nghỉ khách sạn ở hội an đều chật kín khách du lịch đặt phòng. Điều đó chứng tỏ Hội An – Di sản văn hóa thế giới ngày càng có sức hút lớn.   Hội An nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía nam. Hội An là một thị xã cổ của người Việt Nam. Nơi đây từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Faifo, Lâm Ấp, Hoài Phố và Hội An.   Quần thế kiến trúc khu phố cổ Hội An Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Hội An  Hội An là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An gần như giữ được nguyên vẹn nét đẹp hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ, đình, chùa, miếu,… Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây.  Nét đẹp kiến trúc phố cổ Xem thêm: Tour giá tốt tại Hội An  Dù trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống của Hội An vẫn được lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Hội An có cảnh quan thiên nhiên trong lành, êm ả với những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có làng nghề thủ công như mộc, làm đồ đồng, gốm…   Làng nghề đúc Phước Kiều Phố Cổ     Kiến trúc cổ ở Hội An được các nhà nghiên cứu cho rằng hầu hết được làm lại mới từ đầu thế kỷ 19, mặc dù năm khởi dựng có thể xưa hơn nhiều. Kiến trúc cổ thể hiện rõ nhất ở khu phố cổ Hội An. Nằm trọn trong địa bàn của phường Minh An, Khu phố cổ có diện tích khoảng 2km², tập trung phần lớn các di tích nổi tiếng nhất nơi đây.   Kiến trúc nhà không quá 2 tầng ở Phố cổ     Đường phố ở khu phố cổ ngắn và hẹp, có độ uốn lượn, chạy ngang dọc theo kiểu hình bàn cờ. Địa hình khu phố cổ có dạng nghiêng dần từ bắc xuống nam. Các công trình kiến trúc trong khu phố cổ được xây dựng hầu hết bằng vật liệu truyền thống: gạch, gỗ và không có nhà quá hai tầng.     Góc phố cổ Hội An ...

Vừa qua, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã lên tiếng cảnh báo về việc những di sản văn hóa của Syria đang bị tan phá bởi những cuộc nội chiến diễn ra liên miên tại quốc gia này. Giám đốc Văn hóa của UNESCO Francesco Bandarin cũng cho biết, tình trạng trộm cắp hiện vật lịch sử sau đó bán ra thị trường nước ngoài ngày càng trở nên nghiêm trọng. Điều này gây ra những thiệt hại hết sức khó lường. Theo tin tức từ Reuters, lực lượng cảnh sát quốc tế Interol đã tịch thu hơn 100 hiện vật tại khu vực biên giới của Syria và Lebanon. Nguồn lợi thu được từ việc bán hiện vật lịch sử được xem như thu nhập chính của những nhóm phản động chiến đấu chống lại chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. Một báo cáo vào năm ngoái trên tờ TIME cho biết, những kẻ nổi loạn thậm chí còn xây dựng một đường dây buôn lậu cổ vật với mục đích “tài trợ cho cuộc cách mạng.” Ngoài tình trạng mất cắp thì kể từ khi những cuộc xung đột bắt đầu nổ ra vào mùa xuân năm 2011, cả 6 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận của Syria cũng bị tàn phá. Đáng kể nhất là al-Medina Souk ở thành cổ Aleppo. Nơi từng một thời được xem là khu chợ có mái che lớn nhất thế giới này đã bị thiêu rụi hoàn toàn bởi trận chiến giữa phe nổi loạn và lực lượng quân đội của chính phủ. Khu chợ al-Medina Souk ở thành cổ Aleppo khi chưa bị tàn phá do chiến tranh Bên cảnh đó, UNESCO cũng thể hiện sự lo ngại đối với an nguy của Crac des Chevaliers và Qal’at Salah El-Din – hai lâu đài được coi là báu vật kiến trúc của thời kỷ Crusades trong thế kỷ thứ 11 đến 13. Cả hai đang có dấu hiệu suy tàn sau khi liên tục chịu tác động của súng đạn. Lâu đài Qal’at Salah El-Din Sự biến mất dần của những di sản văn hóa gây ảnh hưởng to lớn đến nền du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung của quốc gia Trung Đông này. Chính vì vậy, UNESCO đã ra sức kêu gọi tất cả các bên trong cuộc xung đột nhanh chóng ngăn chặn tình trạng trộm cắp, cứu lấy các di sản của đất nước, đồng thời lập tức bắt tay thực những biện pháp tu bổ và bảo tồn cần thiết.

Quỹ Di sản thế giới thuộc Tổ chức UNESCO công bố 5 di tích văn hóa thế giới mang ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử loài người, có nguy cơ bị xóa sổ vĩnh viễn. Làng cổ đại ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc – Ảnh: CNN Những khu di tích văn hóa thế giới nằm trong danh sách đỏ cần được bảo vệ khẩn cấp gồm khu vực linh thiêng El Mirador của người Maya tại Guatemala, thành phố cổ đại Ciudad Perdida ở Colombia, ngôi đền cổ Göbekli Tepe 10.000 năm tuổi tại Thổ Nhĩ Kỳ, làng cổ đại tỉnh Quý Châu (Trung Quốc), văn hóa truyền thống của làng cổ đại Carpathian vùng Trasylvania (Romania). “Chúng tôi kêu gọi cộng đồng các nước chung tay trong việc bảo tồn những khu di tích văn hóa thế giới quan trọng đối với lịch sử con người, đang có nguy cơ bị xóa sổ vĩnh viễn nếu chúng ta không kịp thời nhận được sự quan tâm trong việc trùng tu và bảo tồn” – ông Vince Michael, giám đốc điều hành Quỹ Di sản thế giới, cho biết tại hội thảo Ngày quốc tế về di chỉ và di tích năm 2014 diễn ra cuối tuần rồi. Những di sản văn hóa trong danh sách năm 2014 gắn liền với những ý nghĩa lịch sử quan trọng trong lịch sử phát triển nhân loại. Trong đó, thành phố cổ đại Ciudad Perdida ở Colombia từng là trung tâm chính trị, xã hội, kinh tế quyền lực và phát triển của thế giới, làng cổ Quý Châu tại Trung Quốc và khu vực Carpathian thuộc Romania là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa và tập quán truyền thống đang dần bị mai một. Ông Vince cho biết có bốn nguyên nhân chủ yếu tác động đến việc các di sản này bị de dọa. Thứ nhất, những di sản này vẫn chưa nhận đủ nguồn kinh phí trong các kế hoạch bảo tồn. Thứ hai, sự phát triển xã hội đã chi phối nhiều đến sự tồn tại các khu di tích cổ. Thứ ba, nạn cướp bóc liên tục xảy ra tại đây đã đe dọa nghiêm trọng đến ngành du lịch. Và cuối cùng, các vấn đề khai thác gỗ, chăn nuôi gia súc đã phá hủy 70% cảnh sắc tự nhiên tại các khu vực đó. Thành phố cổ đại Ciudad Perdida từng là trung tâm chính trị, xã hội, kinh tế quyền lực và phát triển của thế giới – Ảnh: CNN. Khu vực linh thiêng El Mirador của người Maya tại Guatemala – Ảnh: CNN Làng cổ đại Carpathian, vùng Trasylvania của Romania – Ảnh: CNN Ngôi đền cổ Göbekli Tepe 10.000 năm tuổi tại Thổ Nhĩ Kỳ – Ảnh: CNN  Theo Tuổi Trẻ

Cung đường đi qua hai di sản Văn hóa thế giới tuy quen mà lạ này hi vọng sẽ mở thêm nhiều tuyến tour phong phú, giữ chân khách lâu hơn cho các địa phương. Một cung đường, hai di sản Văn hóa thế giới Cửa bắc Thành Nhà Hồ, Thanh Hóa – Ảnh: Trần Thế Dũng Về vị trí địa lý Thanh Hóa nằm tiếp giáp với Ninh Bình, có hệ thống giao thông thuận lợi như quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh. Giống như đặc điểm tự nhiên chung của vùng bắc bộ, hai tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình đều sở hữu vô số núi đá vôi kỳ vĩ, hệ thống sông ngòi dày đặc, rừng xanh bạt ngàn, mây nước lung linh. Thế nhưng cũng dễ cảm nhận mỗi địa phương đều có điểm đến hấp dẫn, độc đáo của riêng mình. Đáng tiếc lâu nay, dù hệ thống giao thông đường bộ đã khác xưa, thậm chí cách đây không lâu Thanh Hóa cũng đưa sân bay Thọ Xuân vào hoạt động tạo điều kiện cho ngành du lịch các tỉnh lân cận “hưởng sái”. Tuy nhiên, các nhà tổ chức tour thường chỉ chăm chút tuyến đơn lẻ, nội tỉnh Ninh Bình hoặc Thanh Hóa và gói gọn trong ngày, họa hoằn lắm thì 2 ngày, chứ chưa hề đầu tư tour liên tuyến, kết nối những di sản cùng với các danh thắng, di tích lịch sử đôi bên, bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển. Thanh Hóa có di tích đặc biệt thành nhà Hồ được xây vào năm 1397, tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá đã được UNESCO công nhận là di sản Văn hóa thế giới năm 2011, khu di tích lịch sử Lam Kinh vốn là vùng đất người anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược (1418 – 1428). Sau khi Lê Lợi lên ngôi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, đã cho xây dựng kinh thành thứ 2 có tên gọi Lam Kinh hay Tây Kinh. Đây cũng là nơi yên nghỉ của các vua Lê và hoàng hậu triều Lê Sơ. Ngoài ra không thể không nhắc tới suối cá thần xã Cẩm Lương nổi tiếng nằm dưới chân núi Trường Sinh bao đời nay tồn tại những đàn cá dốc sinh sống ken đặc cả dòng suối, dấu hiệu nói lên sự bình an, sung túc của bà con người dân tộc Mường, Thái bản Ngọc, huyện miền núi Cẩm Thủy… Đền thờ các vua Lê tại thành điện Lam Kinh, Thanh Hóa – Ảnh: Trần Thế Dũng Suối cá thần Cẩm Lương – Ảnh: Trần Thế Dũng Ở Ninh Bình khách du khách nào cũng mong một lần đến thăm cố đô Hoa Lư, thắng cảnh Tràng An, Tam Cốc, Bích Động, chùa Bái Đính và những di tích lịch sử gắn liền với 4 vương triều Đinh, Lê, Lý Trần đã ...

MỤC LỤC NỘI DUNG Vài nét về Phố cổ Hội An Thời điểm thích hợp để đến Phố cổ Hội An Cách di chuyển đến Phố cổ Hội An Những địa điểm không nên bỏ lỡ khi đến Phố cổ Hội An Chùa Cầu Hội quán Quảng Đông Hội quán Phúc Kiến Nhà thờ tộc Trần Nhà cổ Tấn Ký Những món ăn/thức uống phải thử khi đến Phố cổ Hội An Nước mót Cao lầu Bánh mì Bánh đập – hến xào Cơm gà Những hoạt động vui chơi, giải trí tại Phố cổ Hội An Tản bộ quanh Phố cổ Hội An Ngồi thuyền thả hoa đăng Tham dự show “Kí ức Hội An” Tham gia các lễ hội truyền thống tại Phố cổ Hội An Phố cổ Hội An là thành phố du lịch thuộc top di sản văn hóa thế giới. Nơi đây nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc độc đáo, hàng loạt các địa điểm tham quan thú vị cùng nền ẩm thực đa dạng, phong phú. Vùng đất này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều điều bất ngờ cho du khách mỗi dịp ghé thăm. Vài nét về Phố cổ Hội An Phố cổ Hội An là một khu đô thị cổ có vị trí nằm ở ngã 3 của hạ lưu sông Thu Bồn, trực thuộc tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng chừng 30km về hướng Nam. Địa điểm này có phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc và Tây giáp huyện Điện Bàn. Phố cổ Hội An là một khu đô thị cổ có vị trí nằm ở ngã 3 của hạ lưu sông Thu Bồn, trực thuộc tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng chừng 30km về hướng Nam (Ảnh: Sưu tầm) Theo các tài liệu ghi chép lại, Phố cổ Hội An được xây dựng từ thế kỉ XVI và được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1999. Trải qua nhiều biến động lịch sử cùng với sự bào mòn của thời gian, Phố cổ Hội An may mắn vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét đẹp cổ kính khi xưa. Phố cổ Hội An hứa hẹn là điểm đến lí tưởng trong các kì nghỉ của du khách gần xa, đặc biệt là những người yêu thích vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà với nét kiến trúc độc đáo, các bức tường mái ngói phủ đầy rêu phong theo thời gian hay giếng nước cổ, đình miếu, nhà thờ tộc trang nghiêm. Tất cả hòa hợp với nhau tạo nên một khung cảnh bình dị, mộc mạc và vô cùng gần gũi. Thời điểm thích hợp để đến Phố cổ Hội An Du khách có thể đến tham quan Phố cổ Hội An vào bất kì thời điểm nào trong năm. Nhưng ...

Nằm cách thành phố Đà Nẵng tầm gần 70 cây số, thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Thánh địa Mỹ Sơn hiện ra với một quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chămpa cùng kiến trúc vô cùng độc đáo. Bị quên lãng trong một thời gian dài lên đến hàng thế kỷ, phải đến năm 1885 nơi đây mới được phát hiện và vào năm 1999 nơi này đã được UNESCO lựa chọn là di sản thế giới như một minh chứng duy nhất về nền văn minh châu Á đã bị biến mất. Nếu bạn là du khách thích khám phá và tìm hiểu nền văn hóa cổ xưa thì đây là một địa điểm đáng để bạn khám phá. Nội dung chính Du lịch Thánh Địa Mỹ Sơn có gì? Mang dấu ấn lịch sử lâu đời Kiến Trúc in dấu đậm nét tại Mỹ Sơn Tổng thể di tích Mỹ Sơn Giá vé tham quan Thánh Địa Mỹ Sơn Lễ hội Katê Con đường cổ nghìn năm ở Thánh Địa Mỹ Sơn Điệu múa Apsara huyền ảo Du lịch Thánh Địa Mỹ Sơn có gì? Kiến trúc thánh địa Mỹ Sơn đầy bí ẩn (Ảnh sưu tầm) Khu thánh địa Mỹ Sơn là quần thể di tích đền đài Chăm Pa thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Cách Trà Kiệu 20 km về phía Tây, cách thành phố Hội An 45 km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 68 km về phía Tây Nam, cách cố đô Huế 145 km về phía Nam. Khu vực này nằm trong một thung lũng có đường kính rộng chừng 2 km, bao quanh là đồi núi trùng điệp. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là khu vực lăng mộ các vua quan, hoàng thân quốc thích của những vương triều Chăm Pa xưa. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn của Việt Nam được UNESCO công nhận nơi này là Di sản Văn hóa Thế Giới. Thánh địa thâm nghiêm – tráng lệ – uy nghi (Ảnh sưu tầm) Bắt đầu cho chuyến hành trình khám phá Thánh địa huyền bí nhất Việt Nam, bạn có thể dễ dàng di chuyện tới đây bằng mọi phương tiện xe máy hoặc ô tô. Từ Hội An, cách Mỹ Sơn khoảng 50 km, điểm xuất phát là đường Hùng Vương chạy thẳng theo Quốc lộ 1A sẽ đến Mỹ Sơn. Thông thường với du khách đam mê phượt, ưa thích sự phiêu lưu, nhất là khách Tây ba lô thì bạn chỉ mất gần 2 giờ đồng hồ là đến nơi. Giá thuê một chiếc xe gắn máy khoảng 150.000 – 200.000 đồng/ngày. Lưu ý nên đổ đầy bình xăng trước khi đi và nhớ theo dõi dự báo thời tiết nhé. Mang dấu ấn lịch sử lâu đời ..”Di tích Mỹ Sơn là một quần thể lịch sử với hơn 70 ngôi đền tháp ...

Làng mộc Kim Bồng – điểm dừng chân của nhiều du khách. Nổi lên giữa một gò đất lớn, ở vị trí giữa dòng sông Thu Bồn đổ vào từ Cửa Đại, làng mộc Kim Bồng Hội An đã xây dựng và phát triển từ bao đời nay. Nơi đó, những người nghệ nhân đã thổi hồn vào gỗ, tạo ra những sản phẩm tinh tế, điêu luyện.  1 ngày tìm đến với làng mộc, du khách sẽ có cơ hội được tìm hiểu nhiều hơn về làng nghề truyền thống này, cùng với đó là những trải nghiệm thú vị, hay ho. MỤC LỤC 1 Giới thiệu về làng mộc Kim Bồng Hội An 1.1 Làng mộc Kim Bồng Hội An ở đâu? 1.2 Lịch sự hình thành làng mộc Kim Bồng Hội An 1.2.1 Làng mộc Kim Bồng ngày xưa 1.2.2 Làng mộc Kim Mộc ngày nay 2 Một số thông tin về làng mộc Kim Bồng Hội An 2.1 Làng mộc Kim Bồng Hội An mấy giờ mở cửa? 2.2 Giá vé tham quan làng mộc Kim Bồng Hội An 2.3 Cách di chuyển đến làng mộc Kim Mộc Hội An 2.3.1 Đi làng mộc Kim Bồng bằng đò 2.3.2 Đi làng mộc Kim Bồng bằng xe máy 3 Điều tạo nên sự khác biệt của làng Mộc Kim Bồng Hội An 4 Đến thăm làng mộc Kim Bồng Hội An nên trải nghiệm điều gì thú vị? 4.1 Tham quan làng mộc Kim Bồng – làng nghề hơn 500 tuổi ở Hội An 4.2 Tìm hiểu quy trình làm ra một sản phẩm gỗ hoàn chỉnh 4.3 Chiêm ngưỡng những hiện vật đặc sắc 4.4 Mua các sản phẩm gỗ đem về làm quà 4.5 Tìm hiểu về cuộc sống của người dân làng mộc Kim Bồng 4.6 Những trải nghiệm khác tại làng mộc Kim Bồng Hội An 5 Ở làng mộc Kim Bồng Hội An ăn gì ngon? Giới thiệu về làng mộc Kim Bồng Hội An Làng mộc Kim Bồng Hội An ở đâu? Làng Kim Bồng, hay còn gọi là Kim Bồng Châu, là một làng nghề thủ công nổi tiếng mang tên làng Mộc Kim Bồng, nằm ở đường Nông Thôn, Thôn Trung Hà, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nó nằm ngay ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi đổ ra biển. Đối diện với làng mộc đó chính là phố cổ Hội An. Đó cũng là điều kiện thuận lợi trong việc thông thương hàng hóa bằng đường thủy. Làng Kim Bồng có vị trí đặc biệt dễ tìm. Lịch sự hình thành làng mộc Kim Bồng Hội An Làng mộc Kim Bồng ngày xưa Theo những tài liệu sử sach, tổ tiên của làng mộc Kim Bồng, đã từ các vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh di cư vào Quảng Nam làm ăn và sinh sống. Họ là những người đầu tiên manh nha cho ...

Nhã nhạc là từ chỉ chung các hình thức biểu diễn âm nhạc cung đình từ thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 20. Nhã nhạc Cung đình Huế đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể, là niềm tự hào của người dân xứ Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Nhã nhạc Cung đình Huế – Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới Lịch sử hình thành và phát triển Nhã nhạc Cung đình Huế có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, bắt đầu từ thời Lý – Trần, đạt đỉnh cao vào thời Nguyễn. Trong những năm tháng lập nghiệp ở phương Nam, vua Gia Long sử dụng nhã nhạc để di dưỡng tinh thần. Múa cung đình trong tiếng nhã nhạc. Ảnh: Báo Người lao động. Loại âm nhạc này mang hơi hướng cao sang, tao nhã thể hiện rõ quyền uy của chế độ phong kiến. Đến thời nhà Lê, loại hình nghệ thuật này dần chặt chẽ, phức tạp hơn và chỉ dành cho giới quý tộc. Sau khi có phần suy yếu vào cuối nhà Lê, nhã nhạc lại phát triển mạnh vào thời nhà Nguyễn và được tổ chức rất bài bản. Nhã nhạc lúc này được xây dựng mô phạm với hàng trăm nhạc chương. Ảnh: Báo Người lao động. Nhã nhạc Cung đình Huế có sự tham gia của rất nhiều vũ công, nhạc sĩ trong trang phục lộng lẫy. Dàn hợp xướng bao gồm trống dẫn cùng nhiều loại nhạc cụ, đàn dây và nhạc khí khác nhau. Mỗi nghệ sĩ đều phải duy trì sự tập trung cao độ để theo đúng nghi thức cung đình. Một buổi nhã nhạc. Ảnh: VOH. Theo quan niệm, Long, Lân, Quy, Phụng là bốn con vật linh thiêng (Tứ Linh). Ở miền Bắc từ xa xưa đã có điệu múa “Tứ linh”. Về sau, nhà Nguyễn đã cho dàn dựng thành điệu múa cung đình để phục vụ cho các dịp hỉ trong cung, đó là “Lân mẫu xuất lân nhi” ca ngợi hạnh phúc gia đình và sự trường tồn của nhân loại. Những nhạc công trong phong thái tao nhã. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế. Nhã nhạc thường được biểu diễn trong các lễ khai trương và bế mạc, cùng với các lễ kỷ niệm, lễ nghi tôn giáo, lễ đăng quang, tang lễ và các nghi lễ đón tiếp. Múa cung đình từ đó được biểu diễn cùng với nhã nhạc trong các buổi lễ, đã thành lệ của triều đình, được xem như nét đặc trưng của hoàng gia. Ảnh: Văn Hóa. Vai trò của nhã nhạc Là biểu tượng cho sự trường tồn của triều đại, nhã nhạc trở thành một phần thiết yếu trong nhiều nghi lễ cung đình. Nhưng vai trò của nhã nhạc không chỉ giới hạn trong các lễ nghi mà còn được xem như phương thức giao tiếp và tỏ lòng ...

Kéo co là gì? Nguồn gốc của trò chơi kéo co Kéo co trở thành môn thể thao Luật chơi kéo co Đối tượng của trò chơi Người chơi và công cụ Cách chấm điểm Quy tắc kéo co Kéo co một trong những trò chơi dân gian được gìn giữ. Cùng LEEP.APP tìm hiểu chi tiết về những nét đẹp đặc trưng của trò chơi này dưới đây. Kéo co được chơi theo nhiều cách khác nhau ở các nước Đông và Đông Nam Á, Hàn Quốc, Philippines, Campuchia và Việt Nam. Kéo co có nguồn gốc từ rất lâu đời. Trò chơi được chơi khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Điều này phản ánh lối sống, văn hóa và lịch sử của nước sở tại. Kéo co là gì? Kéo co dân gian có “tuổi đời” hàng nghìn năm Kéo co là một môn thể thao mà hai đội sẽ thi đấu với nhau. Từ đó họ sẽ thể hiện sức mạnh tập thể. Mỗi đội sẽ kéo vào một đầu của một sợi dây thừng và dùng lực. Mục đích là đưa dây đi một khoảng cách nhất định theo một hướng. Đồng thời chống lại lực kéo của đội đối phương. Người ta thường chơi trò chơi này trong các lễ hội năm mới để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ở Campuchia, trò chơi này được thực hành bởi ba cộng đồng sống quanh hồ Tonle Sap, gần Angkor Watt. Ở Philippines, trò chơi kéo co được diễn ra ở Hungduan, nơi nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn. Trò chơi này cũng rất phổ biến ở nhiều khu vực trên khắp đất nước  Hàn Quốc. Trò chơi phổ biến ở khắp Việt Nam, nhưng đặc biệt là ở Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hà Nội. Các nghi lễ đi kèm với trò chơi bao gồm một số đặc điểm văn hóa địa phương. Kéo co là một phần của lễ hội truyền thống ở các địa phương này. Ở huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, người ta dùng cây tre già thay cho dây thừng. Tại lễ hội Đền Trần Vũ tổ chức hàng năm tại làng Ngọc Trì, quận Long Biên âm lịch, người dân tổ chức trò chơi. Nguồn gốc của trò chơi kéo co Nguồn gốc của trò chơi kéo co không chắc chắn. Tuy nhiên trò chơi này có nguồn gốc rất cổ xưa. Nó được cho rằng xuất phát Campuchia , Ai Cập cổ đại , Hy Lạp , Ấn Độ và Trung Quốc. Theo một cuốn sách triều Đường, kéo co được chú giải dưới tên gọi “kéo móc”, được sử dụng từ thời nước Chu trong thời Xuân Thu. Nó được các ban chỉ huy quân sự sử dụng để đào tạo chiến binh. Trong triều đại nhà Đường, Hoàng đế Huyền Tông của nhà Đường quảng bá các trò chơi kéo co quy mô lớn. ...

Mười di sản văn hóa và thiên nhiên hàng đầu thế giới đến từ khắp nơi trên thế giới, ghi lại những hoàn cảnh sinh hoạt và sự phát triển tôn giáo tại thời điểm đó, hoặc để lại một bí ẩn khó phá giải. Những di sản thế giới này được đánh giá cao về ý nghĩa nghệ thuật hoặc khảo cổ nổi bật và đại diện cho một thành tựu nghệ thuật độc đáo. Hiện tại có hàng ngàn di sản văn hóa thế giới, trong đó có 213 di sản thiên nhiên. Chúng ta hãy nhìn vào mười cảnh quan di sản văn hóa và thiên nhiên hàng đầu thế giới.

Giới thiệu nhà cổ Tấn Ký Lịch sử Nhà cổ Tấn Ký ở đâu? Khám phá nhà cổ Tấn Ký Lối kiến trúc đặc sắc  Nhà cổ Tấn Ký: Chiêm ngưỡng những hiện vật lịch sử Kinh nghiệm tham quan nhà cổ Tân Ký Nhà cổ Tấn Ký là một trong những ngôi nhà hiếm hoi được công nhận là di sản văn hóa của Thế giới tại Việt Nam. Dù đã được xây dựng hàng trăm năm nhưng ngôi nhà vẫn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc đặc trưng của Hội An xưa hơn thế nữa nơi đây còn chứa đựng nhiều di sản văn hóa có giá trị không thể đong đếm. Hội An từng là một trong những trung tâm thương cảng lớn bậc nhất của Việt Nam, nơi giao lưu văn hóa của nhiều quốc gia như: Nhật Bản, Trung Quốc,.. Cũng từ đó mà thành nên sự kết hợp của nhiều phong cách kiến trúc trong những công trình ở nơi đây với chùa Cầu, hội quán Phúc Kiến, các ngôi nhà cổ: Quân Thắng, Phùng Hưng,.. hay nhà Tấn Ký. Giới thiệu nhà cổ Tấn Ký Lịch sử Ngôi nhà cổ được xây dựng từ năm 1741, là nơi sinh sống của gia đình họ Lê trong suốt 7 thế hệ cho tới hiện nay. Cái tên Tấn Ký không phải là tên nguyên gốc của ngôi nhà mà được gia chủ đời thứ 2 đổi với ý mong muốn mang đến sự phát đạt cho ngôi nhà. Qua nhiều năm tháng chịu ảnh hưởng nặng nề của thời tiết, đặc biệt là trận lụt lịch sử năm 1964, nguyên tầng 1 ngôi nhà bị ngập trong nước nhưng nhà cổ Tấn Ký vẫn giữ được gần như nguyên vẹn lối kiến trúc và các di sản giá trị về lịch sử và văn hóa. Nguồn: @me____encanta_viajar Năm 1990, ngôi nhà được nhà nước cấp bằng văn hóa Quốc gia, đồng thời được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới. Đến hiện nay, Tấn Ký vẫn được gia đình họ Lê quản lý, gia chủ sống ở tầng trên, tầng dưới mở cửa cho du khách tới tham quan. Nhà cổ Tấn Ký ở đâu? Ngôi nhà nằm ngay cạnh trung tâm của thành phố Hội An nên du khách hoàn toàn có thể đi bộ tới tham quan điểm du lịch này, trên đường bạn có thể kết hợp quan sát cảnh đẹp của thành phố. Nhà cổ mở cửa cho du khách tới tham quan từ 8h30 – 17h45 hàng ngày với giá vé 35.000VNĐ/người/lượt, thời gian tham quan mỗi lượt là 20 phút. Khám phá nhà cổ Tấn Ký Lối kiến trúc đặc sắc  Ngôi nhà cổ gồm 2 tầng và 3 gian, được xây dựng theo phong cách kết hợp các lối kiến trúc Nhật – Trung – Việt, lối kiến trúc đặc trưng của nhà cổ ở Hội An xưa. Từ bên ngoài nhìn ...

Trải Nghiệm Du Lịch Tràng An Khám phá Tam Cốc Khám phá chùa Bái Đính Khám phá Hành cung Vũ Lâm Trải Nghiệm Du Lịch Tràng An Tràng An Ninh Bình là một trong những địa điểm được khách du lịch trong nước và quốc tết lựa chọn nhiều nhất. Tới đây, chắc chắn bạn sẽ bị ngạc nhiên bởi vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ. Du thuyền và cảm nhận vẻ đẹp đến từ những núi đá, hệ sinh thái đa dạng, thảm thực vật, rừng cây,… Tràng An có những hang động đẹp, những di chỉ khảo cổ học giá trị và di tích lịch sử nổi tiếng từ các đời Đinh Lê Lý Trần,… Du lịch Tràng An, bạn có thể khám phá chùa Bái Đính, Cố đô Hoa Lư hay Tam Cốc,… Khám phá Tam Cốc Tam Cốc thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, cách trung tâm thành phố khoảng 8km. Hành trình khám phá Tam Cốc bắt đầu từ bến thuyền Đình Các. Đi dọc sông Ngô Đồng quanh co, 2 bên sông là những ruộng lúa xanh mướt. Tam Cốc là 3 hang động xuyên thủy, được tạo nên bởi hàng triệu năm dòng Ngô Đồng xuyên qua núi. Hang Cả dài 127m, rộng 20m, bên trong hang có những chùm nhũ đá lấp lánh sắc màu. Hang Hai nằm cách hang Cả khoảng 1km, dài 60m, rộng 18m nơi này cũng có các nhũ đá với nhiều hình hài khác nhau. Hang Ba cách hang Hai khoảng 100m. Khám phá chùa Bái Đính Chùa Bái Đính là một khu du lịch tâm linh có nhiều kỉ lục tại Việt Nam và Châu Á. Cùng kinh đô đầu tiên của nước Đại Cồ Việt là cố đô Hoa Lư, đây sẽ là địa điểm du lịch bạn không thể bỏ qua khi du lịch Tràng An Ninh Bình. Tràng An là một vùng núi nước, mây trời hòa quyện, đấy nước trong xanh soi những núi đá điệp trùng. Địa điểm du lịch Tràng An này có 31 hồ, đầm được nối thông bởi 48 hang động. Hệ thống núi đá, rừng và sông suối, hang động tại Tràng An rất hiểm trở nên đã được vua Đinh Tiên Hoàng chọn làm kinh đô thời xưa. Khám phá Hành cung Vũ Lâm Là một căn cứ quân sự thời Trần, Hành cung Vũ Lâm nằm trong vùng núi thành Nam của kinh đô Hoa Lư. Di tích Hành cung Vũ Lâm được phân bố ở 4 xã: Ninh Vân, Ninh Xuân, Ninh Thắng, Ninh Hải. Những ngọn núi nơi đây được xem là thành, sông là đường, hang động là cung điện. Với địa thế và hệ thống phòng thủ phản công, Hành cung Vũ Lâm là căn cứ vô cùng vững chắc của quân dân thời Trần. Ngoài ra, Hành cung Vũ Lâm còn để tại rất nhiều di tích giá trị lịch sử hấp dẫn, một trong số đó ...

Phố cổ Hội An – điểm đến quyến rũ và lãng mạn. Không sầm uất và cũng không phát triển như du lịch Đà Nẵng, Hội An mang một màu sắc hoàn toàn khác. Nơi mà cuộc sống cứ bình lặng và không gian cổ kính vẫn cứ như thế, mặc cho dòng chảy vô tình của thời gian cũng chẳng thể nào vùi lấp đi điều ấy. Những mái ngói phủ đầu rêu phong, những con đường ngập tràn sắc màu của đèn lòng, những công trình kiến trúc rồi đến các phong tập, tập quán,… dường như vận còn nguyên vẹn. Bài giới thiệu về phố cổ Hội An hôm nay sẽ cho bạn thấy rõ sức hấp dẫn, quyến rũ của đô thị cổ kính hơn 400 năm này. MỤC LỤC 1 Giới thiệu về phố cổ Hội An nằm ở đâu, thuộc tỉnh nào? 2 Thông tin về phố cổ Hội An | Lịch sử hình thành phố cổ 3 Giới thiệu về phố cổ Hội An có gì đẹp và thu hút khách du lịch? 3.1 Phố cổ Hội An sở hữu nét đẹp cổ kính, nhẹ nhàng 3.2 Phố cổ Hội An – nơi giao lưu nhiều nền văn hóa 3.3 Phố cổ Hội An – nơi có những lễ hội truyền thống đặc sắc 3.4 Hội An với những kiến trúc cổ truyền thống 4 Miêu tả kiến trúc phố cổ Hội An | Điều làm nên nét đẹp quyến rũ cho Hội An 4.1 Kiểu nhà ở Hội An 4.2 Mái ngói rêu phong 4.3 Đường phố Hội An 5 Giới thiệu về Hội An với những di tích và danh thắng cảnh tiêu biểu 5.1 Chùa Cầu Nhật Bản 5.2 Các ngôi nhà cổ trong phố cổ 5.3 Hội An với các hội quán 5.4 Phố cổ và những ngôi chùa cổ 5.5 Các bảo tàng Hội An 6 Tham quan phố cổ Hội An có gì chơi | Giới thiệu những trải nghiệm nên thử 6.1 Chiêm ngưỡng phố lồng đèn rực rỡ 6.2 Tham quan khuôn viên của khu phố cổ Hội An 6.3 Lặng ngắm hoàng hôn bên bờ sông Hoài 6.4 Đến phố cổ Hội An, thưởng thức nét ẩm thực đặc trưng 7 Những danh hiệu làm nên tên tuổi cho phố cổ Hội An Giới thiệu về phố cổ Hội An nằm ở đâu, thuộc tỉnh nào? Hội An rất nổi tiếng nhưng nhiều du khách chưa đến đây bao giờ có thể chưa biết thành phố này ở đâu, thuộc tỉnh nào. Trong bài tổng quan về phố cổ Hội An sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất cho bạn trước khi bắt đầu khám phá. Đây là một đô thị cổ trực thuộc vùng đông bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 63.66 km2. Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về ...

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก