Ấn Độ

Các hang động của Ấn Độ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

khám phá, trải nghiệm, các hang động của ấn độ được unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới

Ấn Độ có hàng ngàn hang động, các địa điểm khảo cổ lâu và chúng đều rất ấn tượng. Hãy theo chân chúng mình trong bài viết dưới đây để khám phá các Các hang động của Ấn Độ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

1. Mái ấm bằng đá của Bhimbetka (công nhận năm 2003)

Các khu cư trú trong núi đá Bhimbetka (hay còn gọi là Mái ấm bằng đá của Bhimbetka) là một địa điểm khảo cổ ở miền trung Ấn Độ kéo dài từ thời đại đồ đá cũ đến thời đại đồ đá giữa.

khám phá, trải nghiệm, các hang động của ấn độ được unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới

(Ảnh: Sưu tầm)

Di tích này nằm cách 45 kilômét về phía đông nam của Bhopal và 9 km từ thành phố Obedullaganj trong huyện Raisen, Madhya Pradesh trong phạm vị phía nam của các đồi Vindhya. Phía nam của khu cư trú trong núi đá là các phần liên tiếp của Dãy núi Satpura. Nó nằm bên trong Khu bảo tồn hổ Ratapani, với những khu vực núi đá sa thạch nằm tại chân đồi của dãy Vindhya.

khám phá, trải nghiệm, các hang động của ấn độ được unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới

(Ảnh: Sưu tầm)

Di tích này bao gồm bảy ngọn đồi: Vinayaka, Bhonrawali, Bhimbetka, Lakha Juar (đông và tây), Jhondra và Muni Babaki Pahari.

khám phá, trải nghiệm, các hang động của ấn độ được unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới

Mái ấm bằng đá của Bhimbetka là một kỳ quan khảo cổ học được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2003 với hơn 750 hầm trú ẩn bằng đá sa thạch

khám phá, trải nghiệm, các hang động của ấn độ được unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới

(Ảnh: Sưu tầm)

2. Hang động Ajanta (công nhận năm 1987)

Hang động Ajanta là một trong những di sản lớn nhất về đạo Phật còn lưu giữ được đến ngày nay được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1987. Chùa hang nằm ẩn sâu trong khu rừng rậm hoang vu của cao nguyên Deccan ở Ấn Độ. Trong suốt một thời gian rất dài hang động này đã bị lãng quên hoàn toàn.

khám phá, trải nghiệm, các hang động của ấn độ được unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới

Bên ngoài của hang động Ajanta (Ảnh: Sưu tầm)

Quần thể hang động Ajanta là minh chứng cho sức sáng tạo vô hạn của con người. Nơi đây có những tác phẩm nghệ thuật cổ đại và kiến trúc mang đậm dấu ấn Phật giáo được chạm khắc công phu trên đá quý.

khám phá, trải nghiệm, các hang động của ấn độ được unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới

Phía bên trong hang động Ajanta (Ảnh: Sưu tầm)

Trong hang có rất nhiều tranh cổ và một số bức bích họa được xem là ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo. Hang động vòng vách núi hình lưỡi liềm, tường thấp, trải dài hơn 550 mét. Với kiến trúc mỹ thuật tráng lệ, nét chạm khắc và bích họa tinh tế hoành tráng, là một ngôi đại Già lam Thánh địa Phật giáo, một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất phía Nam Ấn Độ.

khám phá, trải nghiệm, các hang động của ấn độ được unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới

(Ảnh: Sưu tầm)

3. Hang động Ellora (công nhận năm 1983)

Hang động Ellora là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Ấn Độ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1983 . Các hang động này cách quận Aurangabad của bang Maharashtra khoảng 29 km, nổi tiếng với kiến trúc và phong cách tuyệt vời. Trong quần thể hang động này có những ngôi đền nhân tạo được chạm khắc thành một sườn đồi bằng đá khổng lồ, được xây dựng bởi nhiều thế hệ các tu sĩ đạo Hỏa, đạo Hindu và đạo Phật.

khám phá, trải nghiệm, các hang động của ấn độ được unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới

Đặc điểm nổi bật trong toàn bộ quần thể hang động Ellora chính là những công trình tôn giáo được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc chạm khắc trên đá nguyên khối rất độc đáo. Có tất cả 34 động đền thờ và động tu viện của đạo Phật, đạo Hindu và đạo Giai-na nằm bên trong khuôn viên quần thể hang động Ellora. Trong đó, hang động Phật giáo gồm 12 công trình (động số 1 – 12), hang động Hindu giáo gồm 17 công trình (động số 13 – 29), hang động Giai-na giáo gồm 5 công trình (động số 30 – 34).

khám phá, trải nghiệm, các hang động của ấn độ được unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới

(Ảnh: Sưu tầm)

Những công trình kiến trúc cổ xưa này đã được xây dựng vào thế kỷ V – thế kỷ X. Đây chính là những minh chứng sống động cho thời kỳ hưng thịnh của các tôn giáo nói trên trong lịch sử Ấn Độ lúc bấy giờ.

4. Hang động Elephanta (công nhận năm 1987)

Hang Elephanta là một hệ thống các hang động được điêu khắc công phu có từ thời cổ đại trên đảo Elephanta – nằm ở phía Đông và cách thành phố Mumbai, Ấn Độ 10km.

khám phá, trải nghiệm, các hang động của ấn độ được unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới

(Ảnh: Sưu tầm)

Với vô số những ngôi đền, thạch trụ, bức tượng thần Hindu giáo chạm khắc công phu, hang Elephanta được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1987 và là một bộ sưu tập các ngôi đền hang động chủ yếu thờ thần Shiva của đạo Hindu

khám phá, trải nghiệm, các hang động của ấn độ được unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới

Các hang động Elephanta có các tác phẩm điêu khắc bằng đá cắt bằng đá thể hiện sự đồng bộ của các ý tưởng và hình tượng của đạo Hindu và đạo Phật. Các hang động được đẽo từ đá bazan rắn chắc.
Những bức tượng này có niên đại từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 9, và thuộc về các triều đại Hindu khác nhau.

khám phá, trải nghiệm, các hang động của ấn độ được unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới

(Ảnh: Sưu tầm)

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin về các hang động Ấn Độ được UNESCO công nhận mà chúng mình muốn mang đến cho các bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ cho bạn những kiến thức hữu ích. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị và an toàn!

Đăng bởi: Đặng Ngọc Minh Nhật

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก