10 bệnh viện lớn nhất tại thành phố Hồ Chí Minh

Để cải thiện đời sống của con người và cũng để có thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người dân, có nhiều phòng khám, bệnh viện được mở ra nhưng không phải nơi nào cũng giống nhau. Mỗi nơi đều có thế mạnh của riêng mình, dưới đây là một số những bệnh viện lớn và chất lượng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh Viện Thống Nhất

Bệnh viện Thống Nhất với tên gọi ban đầu là Bệnh viện Vì Dân Bệnh viện Vì Dân được xây dựng do bà Nguyễn Thị Mai Anh (phu nhân tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu) vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia… Bệnh viện Vì Dân ngày xưa là bệnh viện tư nhân, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở Bệnh viện, người dân vào khám chữa được miễn phí hoàn toàn.Sau năm 1975, bệnh viện Vì Dân đổi tên thành Quân y viện Thống Nhất, trực thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng Việt Nam.Từ ngày 11 tháng 5 năm 1978, bệnh viện này được Bộ Y tế Việt Nam quản lý và mang tên gọi như hiện nay. Bệnh viện Thống Nhất có quy mô ban đầu là 400 giường, sau đó đã mở và phát triển hơn 1.000 giường, trở thành một trung tâm lão khoa lớn nhất Việt Nam. Bệnh viện đã phát triển được hầu hết các chuyên khoa nội và ngoại theo hướng chuyên sâu.  
       
Địa chỉ: 1 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình, TP. HCMThời gian hoạt động: Từ thứ 2 – thứ 6

  • Buổi sáng: Từ 7h00 đến 11h30.
  • Buổi chiều: Từ 13h00 đến 16h30.

10 bệnh viện lớn nhất tại thành phố hồ chí minh

Bệnh Viện Thống Nhất

Bệnh Viện Nhiệt Đới

Bệnh viện Nhiệt Đới do một số nhà hảo tâm đóng góp xây dựng từ năm 1862.Lúc đầu bệnh viện do tư nhân quản lý và mang tên Chợ Quán vì nằm trên khu vực Chợ Quán.Năm 1865 bệnh viện được hiến cho nhà nước.1862-1875 chuyên điều trị bệnh nhân hoa liễu và tù chính trị.Năm 1876-1904 bệnh viện được tu bổ, nâng cấp với 110 giường giành cho bệnh nhân can phạm, 20 giường cho bệnh nhân hoa liểu, 6 phòng cho bệnh nhân truyền nhiễm.1904-1907 được mở rộng, có thêm khu điều trị bệnh tâm thần, trở thành trung tâm huấn luyện y khoa đào tạo y sĩ, y tá.1954-1957 giao cho quân đội và mang tên viện bài lao Ngô Quyền.1957 được giao lại cho dân sự và mang tên Chợ Quán.1972 hợp tác với Nam Triều Tiên xây dựng nhà 5 tầng. Tháng 3/1974 đổi tên là Trung tâm y tế Hàn Việt.Tháng 9/1975 cơ sở điều trị Tâm thần được tách riêng giao cho BV Tâm thần Biên Hoà.Ngày 5 tháng 9 năm 1989 bệnh viện chính thức mang tên trung tâm nhiệt đới. Bệnh viện nhiệt đới là bệnh viện chuyên khoa về các bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm vùng nhiệt đới.Nhiệm vụ chính của bệnh viện là tiếp nhận, khám chữa bệnh, cấp cứu cho các bệnh nhân bên cạnh đó bệnh viện còn có nhiệm vụ khác là thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh và phòng chống dịch bệnh nguy hiểm; chỉ đạo chuyên môn mạng lưới chữa trị các bệnh truyền nhiễm ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Địa chỉ: 764 Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5, TP. HCM 

Thời gian hoạt động:

  • Thứ 2 – thứ 6: Từ 6h00 đến 11h30 và từ 12h30 đến 16h00
  • Khám dịch vụ từ 16h00 đến 18h00 Thứ 7, chủ nhật: Từ 7h30 đến 11h30

10 bệnh viện lớn nhất tại thành phố hồ chí minh

Bệnh Viện Nhiệt Đới

Bệnh Viện Ung Bướu

Tiền thân của Bệnh viện Ung bướu là Trung tâm Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1985, trên cơ sở kết hợp ba đơn vị: 1 Bệnh viện Ung thư Thành phố Hồ Chí Minh, 2 Viện Ung thư Việt Nam và 3 Khoa Ung bướu của Bệnh viện Bình Dân.Bệnh viện Ung Bướu là cơ sở điều trị bệnh ung thư hàng đầu trong cả nước bên cạnh những bệnh viện khác như bệnh viện K, bệnh viện ung thư quốc gia… bệnh viện ung bướu là bệnh viện chuyên khoa hạng 1 về xét nghiệm lâm sàng, xạ trị và hóa trị cho bệnh nhân ung thư.Địa chỉ: số 3 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP. HCMThời gian hoạt động:   

  • Thứ 2 – thứ 6: 6h30 – 12h, 13h – 16h30.
  • Thứ 7 và Chủ Nhật: 8h – 10h.
  • Khám dịch vụ: 16h30 – 19h.

10 bệnh viện lớn nhất tại thành phố hồ chí minh

Bệnh Viện Ung Bướu

bệnh viện truyền máu huyết học

Tháng 5/1975, BS. Trần Văn Bé được Bộ Y tế Thương binh Xã hội Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam phân công tiếp quản Viện truyền máu Quốc gia (Sài Gòn cũ) đóng tại địa chỉ 118 Hùng Vương, P.12 –Q.5 và bổ nhiệm ông làm giám đốc điều hành, quản lý cơ sở với tên gọi mới là Viện Truyền Máu Năm 1976, Viện Truyền Máu được chuyển cho thành phố và hoạt động dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế thành phố hồ chí minh. Đến năm 1979, Viện Truyền Máu được đổi tên thành Trung tâm Truyền máu – Huyết học.Năm 2001, trung tâm truyền máu huyết học tiếp tục thành lập Ngân hàng máu cuống rốn đầu tiên của Việt Nam để lưu trữ tế bào gốc tạo máu để điều trị các bệnh máu ác tính và di truyền. Năm 2002, trung tâm truyền máu huyết học được đổi tên thành Bệnh viện Truyền Máu – Huyết Học.
Bệnh viện có hai chức năng hoạt động chính Thứ nhất; hoạt động ngân hàng máu tổ chức tiếp nhận, sàng lọc, thu gom, bảo quản máu và phân phối máu tới các bệnh viện trong thành phố. Thứ hai: hoạt động bệnh viện tiếp nhận cấp cứu, khám chữa bệnh liên quan tới huyết học học ở thành phố hồ chí minh và các tỉnh phía nam của cả nước.  

Địa chỉ:

  • Trụ sở chính tại 118 Hồng Bàng, Q.5, Tp. HCM  
  • Trụ sở 2 :201 Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. HCM 

Thời gian hoạt động:

  • Từ thứ 2- thứ 6: 7h-16h 
  • Thứ 7: 7h- 12h

10 bệnh viện lớn nhất tại thành phố hồ chí minh

bệnh viện truyền máu huyết học

Bệnh Viện Mắt Thành Phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh trước là Bệnh viện Điện Biên Phủ, được thành lập từ năm 1978 sau đó được đổi tên thành Trung tâm Mắt và được chính thức đổi tên thành Bệnh viện Mắt từ năm 2002 theo quyết định số 1934/QĐ-UB, ngày 07/5/2002 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.Qua hơn 30 năm xây dựng, phát triển Bệnh viện hiện nay là trung tâm đầu ngành về nhãn khoa của khu vực và cả nước với chức năng khám, điều trị các bệnh lý về mắt cho nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và toàn khu vực phía Nam.Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Bệnh viện Mắt tiếp nhận, khám, điều trị các bệnh lý về mắt cho nhân dân khu vực phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện là nơi thực hành lâm sàng cho các cơ sở đào tạo y khoa tại Thành phố và có chức năng đào tạo đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa Mắt cho các đơn vị tuyến dưới.Ngoài ra, Bệnh viện còn là đầu mối triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về phòng chống mù lòa, chăm sóc mắt ban đầu, mắt học đường…tại 24 quận huyện trên địa bàn thành phố và 23 tỉnh, thành khu vực phía Nam Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa hạng I chuyên ngành Nhãn Khoa hàng đầu của Việt Nam.

Địa chỉ: 280 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, TP. HCM 

Thời gian hoạt động: 

  • Thứ 2- thứ 6: 7h-19h
  • Thứ 7 và chủ nhật: 7h-18h   

10 bệnh viện lớn nhất tại thành phố hồ chí minh

Bệnh Viện Mắt Thành Phố Hồ Chí Minh

Bệnh Viện Nhi Đồng 2

Vào năm 1862, Quân đội Pháp thành lập Bệnh viện Quân sự (Tiếng Pháp là Hôpital militaire) khi họ mới xâm chiếm Nam Kỳ. Cơ sở này vào cuối thập niên 1870 chuyển về số 14 rue Lagrandière, tức địa điểm hiện nay (14 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM). Tại cơ sở này nhà bác học Albert Calmette đã thành lập Viện Pasteur (Pasteur-Institut) đầu tiên ở ngoài nước Pháp vào năm 1891. Cấu trúc các tòa nhà trong khuôn viên đều là sườn sắt tiền chế đem ráp lại trên nền bằng đá. Mọi vật liệu được mang từ Pháp sang.Từ năm 1905 trở đi cơ sở y tế này dưới sự điều hành của bác sĩ Charles Grall đã mở cửa chữa trị cho mọi thành phần, quân sự cũng như dân sự kể cả dân bản xứ.Năm 1925, Bệnh viện Quân sự chính thức đổi tên thành “Bệnh viện Grall” để vinh danh Giám đốc Y tế Nam Kỳ (bác sĩ Charles Grall). Tháng 4/1945 (thời Đệ Nhị Thế chiến) bệnh viện bị trúng bom, phá sập mé phía bắc, tiêu hủy các phòng thí nghiệm.Năm 1956, dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ Pháp ký biên bản tiếp tục điều hành Bệnh viện Grall, thuộc Bộ ngoại giao Pháp (Bệnh viện có 560 giường). Năm 1976, Người Pháp rút đi, Bệnh viện Grall được chuyển giao cho nhà chức trách Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Năm 1978, Bệnh viện Grall đổi tên thành Bệnh viện Nhi đồng 2 và trở thành bệnh viện chuyên khoa Nhi phụ trách khám và điều trị bệnh cho các bé từ 0 đến dưới 16 tuổi.    Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM 

Thời gian hoạt động
:  Từ thứ 2 đến thứ 6

  • Sáng: 7h30 – 11h00
  • Trưa : 1100 – 16h00
  • Chiều: 16h30 – 19h30

Từ thứ thứ 7 đến chủ nhật:

  • Sáng : 7h30 – 11h00
  • Trưa : 13h00 – 16h00
  • Chiều: 16h30 – 19h30

Bệnh Viện Nhi Đồng 2

Bệnh Viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi đồng 1 là bệnh viện chuyên khoa nhi, được xây dựng năm 1954 và chính thức hoạt động vào tháng 10 năm 1956 với 268 giường bệnh nội trú.Trải qua hơn 58 năm hoạt động, Bệnh viện ngày càng phát triển vững mạnh với quy mô 1.400 giường nội trú, hơn 1.600 nhân viên; Bệnh viện thu dung trên 1,5 triệu lượt khám và 95.000 lượt điều trị nội trú hàng năm. Hiện nay, bệnh viện tiếp nhận điều trị tất cả các trẻ bệnh từ mới sinh đến 15 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.Bệnh viện cũng là một trung tâm hợp tác nghiên cứu lâm sàng về nhi khoa với các viện, bệnh viện đầu ngành trong cả nước, Tổ chức Y tế Thế giới, các đại học và viện nghiên cứu của các nước phát triển (NIH – Mỹ, NHRI – Đài Loan, Australia, Pháp…).Mục tiêu của Bệnh viện là đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của trẻ em trong môi trường an toàn và thân thiện, với chất lượng chăm sóc cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động có trình độ chuyên môn tương xứng với một bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành của khu vực phía Nam.
Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, P.10, Q.10, TP. HCM
Thời gian hoạt động: thứ 2-chủ nhật sáng từ 7h-11h30 Chiều từ 11h-16h
Bệnh Viện Nhi Đồng 1

Bệnh Viện Từ Dũ

Tiền thân của bệnh viện Từ Dũ là một khu chuyên khoa sản trực thuộc Bệnh viện Lalung Bonnaire (nay là Bệnh viện Chợ Rẫy) ra đời vào năm 1923.Đến năm 1937, thương gia người Hoa là Hui Bon Hoa (tức chú Hoả) đã hiến mảnh đất riêng với diện tích 19.123m2 trên đường Arras cũ (nay là đường Cống Quỳnh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) để xây bảo sanh viện mang tên Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương) do Giáo sư Bác sĩ George Cartoux (người Pháp) làm giám đốc. Do tình hình chiến tranh, nên khi xây dựng xong, bảo sanh viện bị quân đội Pháp, sau đó là Nhật trưng dụng làm nơi đóng quân.Đến tháng 9 năm 1943, bảo sanh viện mới chính thức hoạt động với khoảng 100 giường bệnh. Năm 1944, bệnh viện đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện. Đến năm 1946 được đổi thành Maternité George Béchamps còn dân chúng thường gọi là “Nhà sanh Chú Hoả”.Đến năm 1948, bệnh viện được mang tên của thái hậu triều Nguyễn Từ Dụ, tuy nhiên đọc chệch là Từ Dũ và được đổi tên thành Bảo sanh viện Từ Dũ cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Về cơ sở vật chất: Vào thời gian đầu hoạt động năm 1943, bảo sanh viện vẫn chưa có cơ sở cận lâm sàng, cho đến 1946 mới đặt được một phòng thí nghiệm vi trùng học. Số lượng giường bệnh cũng tăng dần để phục vụ nhu cầu người dân.Năm 1962, bảo sanh viện có 300 giường, đến năm 1972 là 506 giường. Đến 1978, chính quyền Việt Nam thực hiện việc hạn chế sử dụng từ ngữ có nguồn gốc Hán Việt nên đã đổi tên Bệnh viện Bảo sanh Từ Dũ thành Xưởng đẻ Từ Dũ.Đến ngày 8 tháng 4 năm 2004, bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Từ Dũ với tổng số giường là 1.000 giường.Ngày nay, Bệnh viện Từ Dũ được biết đến như một bệnh viện đầu ngành về sản phụ khoa của cả nước, đồng thời là trung tâm sản phụ khoa lớn nhất khu vực phía Nam.Từ năm 1998, được sự phân công của Bộ Y tế, bệnh viện chịu trách nhiệm là đơn vị hỗ trợ chuyên môn, chỉ đạo tuyến cho 32 tỉnh, thành khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng đến Cà Mau). Bệnh viện đang từng bước phát triển trở thành trung tâm chuyên sâu về sản phụ sơ sinh của cả nước.

Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TP. HCM

Thời gian hoạt động:Lịch làm việc khoa Chăm sóc trước sinh Thứ 2 đến thứ 6:

  • Sáng: từ 07g00 đến 11g00
  • Chiều: từ 12g30 đến 16g30
  • Thứ 7, Chủ nhật, Ngày lễ: Nghỉ

Lịch làm việc khoa Khám Phụ khoa

  • Thứ 2 đến thứ 6: từ 07g00 đến 16g30
  • Thứ 7, Chủ nhật, Ngày lễ: Nghỉ

Giờ làm việc của khoa Xét nghiệm:

  • Thứ 2 đến thứ 6: từ 07g00 đến 19g00
  • Thứ 7: từ 07g00 đến 17g00

10 bệnh viện lớn nhất tại thành phố hồ chí minh

Bệnh Viện Từ Dũ

Bệnh Viện Chợ Rẫy

 Vào năm 1900, bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng và thành lập với tên là Hôpital Municipal de ChoLon tại Sài Gòn. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh thành lập vào năm 1891, Viện Pasteur Nha Trang thành lập vào năm 1895. Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng trên nền đất cao có diện tích trên 50.000m2 với các tòa nhà kiểu pháp, cao 2 tầng, vốn trước đây là chợ mua bán của người Hoa, có tên là chợ Rẫy. Và từ đó, người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay.
Trong thời kỳ đầu, Bệnh viện Chợ Rẫy có nhiều lần đổi tên:

  • Năm 1919: đổi tên thành Hôpital Indigene de Cochinchine.
  • Năm 1938: đổi tên thành Hôpital Lalung Bonnaire.
  • Năm 1945: đổi tên thành Hôpital 415. Sau đó, tách thành hai phòng khám Hàm Nghi và Nam Việt.
  • Từ năm 1957, hai phòng khám trên sáp nhập lại thành bệnh viện Chợ Rẫy cho đến ngày nay.

Năm 1971 đến 6/1974, Bệnh viện Chợ Rẫy được tái xây dựng trên diện tích 53.000 m2, với tòa nhà 11 tầng, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.Hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, xếp hạng đặc biệt, tuyến kỹ thuật sau cùng các tỉnh thành phía Nam, trực thuộc Bộ Y tế.  

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP. HCM.Thời gian hoạt động: 

  • Từ thứ 2- thứ 7: 7h-16h (không nghỉ trưa)
  • Thứ 7: 7h- 11h Chủ nhật nghỉ

Bệnh Viện Chợ Rẫy

Bệnh Viện Đại Học Y Dược

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là Bệnh viện Công lập, Đa khoa, hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường – Viện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học…   Lịch sử hình thành như sau:

  • 10/4/1994: Khai trương Phòng khám Đa khoa Đại học Y Dược TPHCM có giường lưu.
  • 18/10/2000: Thành lập Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM trên cơ sở sáp nhập Phòng khám đa khoa ĐHYD, phòng khám bệnh ngoài giờ thuộc khoa Điều dưỡng Kỹ thuật Y học và cơ sở khám chữa bệnh nội ngoại trú thuộc Khoa Y học cổ truyền.
  • 12/04/2006: Khởi công xây dựng tòa nhà bệnh viện 15 tầng.
  • 21/09/2010: Chuyển đổi mô hình hoạt động từ bệnh viện bán công sang bệnh viện công.
  • 07/01/2013: Triển khai hoạt động từng phần tòa nhà 15 tầng.
  • 24/04/2013: Nhận quyết định công nhận bệnh viện đạt chuẩn bệnh viện hạng I.   

Mục tiêu 

  • Phát huy thế mạnh của một trung tâm chẩn đoán và điều trị chuyên khoa sâu có chất lượng cao.                 
  • Là nơi nghiên cứu khoa học trong sự nghiệp phát triển y học nước nhà. 
  • Đào tạo nâng cao và chuyển giao kỹ thuật cho tất cả các cơ sở y tế trong cả nước và các nước trong khu vực. 

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: Đa khoa – 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM
  • Cơ sở 2: Đa khoa – 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM
  • Cơ sở 3: Y học Cổ truyền – 21B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TPHCM

   Thời gian hoạt động:

  • Thứ 2 tới thứ 6: 6h30 – 16h30
  • Thứ 7: 6h30 – 11h   

10 bệnh viện lớn nhất tại thành phố hồ chí minh

Bệnh Viện Đại Học Y Dược

chúng mình trên là tập hợp một trong những bệnh viện lớn nhất tại thành phố Hồ Chí Minh, các bạn có thể tham khảo thêm các bệnh viện Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương, răng hàm mặt…

Đăng bởi: Thái Lê

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก