• NƠI AN NGHỈ CỦA NHÀ BÁC HỌC PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ

    NƠI AN NGHỈ CỦA NHÀ BÁC HỌC PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ
    NƠI AN NGHỈ CỦA NHÀ BÁC HỌC PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ
    NƠI AN NGHỈ CỦA NHÀ BÁC HỌC PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ

    NƠI AN NGHỈ CỦA NHÀ BÁC HỌC PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ
    NƠI AN NGHỈ CỦA NHÀ BÁC HỌC PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ
    NƠI AN NGHỈ CỦA NHÀ BÁC HỌC PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ
    NƠI AN NGHỈ CỦA NHÀ BÁC HỌC PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ
    NƠI AN NGHỈ CỦA NHÀ BÁC HỌC PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ
    NƠI AN NGHỈ CỦA NHÀ BÁC HỌC PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ

    NGÔI MỘ HƠN TRĂM NĂM TUỔI

    NƠI AN NGHỈ CỦA NHÀ BÁC HỌC PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ

    Mình đến thăm mộ cụ vào một buổi sáng của tháng 3, lúc ấy chỉ có suy nghĩ đơn thuần là đi thăm viếng một người mà mình tôn trọng và ngưỡng mộ vì sự uyên bác. Đến thời điểm hiện tại, khi lên bài viết này, mới sực ngẫm ra rằng, công việc hiện tại tuy không phải thuộc ngành báo chí chính thống nhưng ở một khía cạnh nào đó thì tính chất cũng có phần tương đồng, thì việc đến viếng thăm bậc tiền bối đi trước là chuyện nên và đáng làm.

    Nhà báo Tường Hân từng viết trên báo Pháp luật TP.HCM: “Đây là lần thứ hai tôi đến thăm mộ cụ Trương Vĩnh Ký. Làm nghề nên nhớ về bậc tiền bối. Là hậu sinh, điều ít nhất tôi có thể làm là thăm ông mỗi khi cần điểm tựa về thiên lương và nhiệt huyết cho nghề. Ai cũng nên có đức tin, tôi nghĩ thế”.

    Vậy nên, ở đời luôn tồn tại những thứ mà về sau này chúng ta mới hiểu được lý do. Bởi mình cũng không hiểu được lý do tại sao mà mình lại đi thăm mộ cụ ở giai đoạn này, mặc dù mình đã học tập và sinh sống ở Sài Gòn từ chục năm trước.

    —–

    Pétrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898) có tên lúc nhỏ là Trương Chánh Ký, sau này đổi thành Trương Vĩnh Ký, thường được gọi tắt là Pétrus Ký. Ông là một nhà chính trị, học giả, nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà hoạt động giáo dục và khảo cứu văn hóa của Việt Nam trong thế kỷ 19.

    Ông theo đạo Công Giáo và Pétrus là tên Thánh của ông. Pétrus là tiếng Latin, tiếng Anh là Peter, tiếng Pháp là Pierre.

    Ông là một trong 18 nhà bác học hàng đầu của thế kỷ 19, và có tên trong Bách Khoa Từ Điển Larousse. Ông thông thạo nhiều ngôn ngữ Á, Âu và nổi tiếng là người có kiến thức uyên bác về nhiều mặt, trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học….

    Đối với báo chí viết bằng chữ Quốc ngữ tại Việt Nam, ông được coi là người tiên phong mở đầu vì đã sáng lập ra tờ báo viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên – Gia Định báo vào năm 1865. Và là Tổng biên tập của tờ báo này, ông được xem như ông tổ nghề báo Việt Nam.

    Ông luôn tìm cách cổ vũ cho sự sử dụng chữ Quốc ngữ. Ông viết trên tờ Gia Định Báo ngày 15/4/1867: “Chữ ấy chẳng khó đâu, ra công học một đôi tháng thì thuộc hết”.

    Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật, trong đó có nhiều tác phẩm bằng tiếng Pháp.

    Khi Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, có không ít người xin nhập tịch Pháp nhưng học giả Pétrus Ký không nhập tịch pháp, ông vẫn chuộng mặc áo dài đen khăn đóng cổ truyền, ở nhà kiểu ba gian hai chái, có cuộc sống thanh bạch cho tới cuối đời.

    Từ thời Pháp cho đến năm 1975, tên của ông đã được đặt cho một ngôi trường trung học lớn ở Sài Gòn dành cho nam sinh – Trường Trung học Petrus Ký. Sau năm 1975, trường này được đổi tên là trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong.

    Lăng mộ của ông nằm ngay góc Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng, quận 5. Nơi này là nơi để dạy học, tiếp khách và làm việc trong những năm cuối đời của ông. Khu đất này rộng khoảng 2000m2, bên trong Khuôn viên còn có mấy chục ngôi mộ của dòng tộc.

    Lăng mộ này do chính ông tự thiết kế và trông coi xây dựng khi còn sống. Cổng chính hướng ra đường Trần Hưng Đạo, là cổng tam quan, lợp ngói.

    Nhà mồ được xây dựng theo hình bát giác mang nét kiến trúc và trang trí các họa tiết Đông Tây kết hợp. Trong tám cạnh thì ba cạnh là cửa ra vào sơn màu xanh được làm bằng sắt, các cạnh còn lại là bức tường có ô thông gió. Mái lợp ngói vảy cá đỏ, trên nóc và 4 hướng chính có Thánh Giá vì ông là người Công Giáo.

    Trên cửa nhà mồ hướng ra đường Trần Hưng Đạo có dòng chữ Latin: “Miseremini Mei Saltem vos Amici Mei” (tạm dịch: Hỡi các bằng hữu tôi, hãy thương xót tôi). Còn trên cửa nhà mồ hướng ra đường Trần Bình Trọng là dòng chữ Latin: “Fons Vitae Eruditio Possidentis” (tạm dịch: Tri thức là nguồn sống cho ai sở hữu nó).

    Trong nhà mồ sàn lát gạch bông, có 3 mộ phần đều theo 3 bia đá khác màu, bằng phẳng so với nền nhà, không đắp cao như mộ truyền thống thường thấy. Chiều rộng khoảng 1m, dài gần 2m. Mộ cụ Trương Vĩnh Ký nằm ở giữa có bia đá màu trắng, hai bên là người vợ Vương Thị Thọ và con trai cả Trương Vĩnh Thế có bia đá màu nâu, đỏ.

    Trên trần vẽ trang trí hình hình một con long mã chở hà đồ ở chính giữa, bao bọc xung quanh là hình mây gió. “Long Mã” là một linh thú, đầu rồng mình ngựa, là một biểu tượng trong vũ trụ quan Đông phương (Kinh Dịch).

    Long mã tiêu biểu đầy đủ các phạm trù Âm Dương, Vũ trụ, sự kết hợp của Tiên thiên – Hậu thiên, và cuộc tiến hóa của vạn vật (ngựa hóa rồng). Từ ngựa chuyển hóa thành long mã là một bước chuyển trong quá trình nhận thức thẩm mỹ, gắn với quan niệm về triết lý, rồng biểu trưng cho sự mạnh mẽ, quyền lực và khí chất cao thượng, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian (nghĩa là tung), được xem là nguyên lý dương. Ngựa không là linh vật nhưng là loài vật hữu ích, có khả năng di chuyển nhanh nhẹn, bền bỉ trên mặt đất theo đường ngang, biểu tượng của sự tài lộc, thành công, sự trung thành, nghĩa khí, tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian (nghĩa là hoành), nguyên lý âm. Long mã tượng trưng cho sự uy nghi, sự tung hoành của nam nhi, cho không gian và thời gian, cho sự tiến hóa vạn vật. Long mã chạy là biểu hiện của một vũ trụ vận động không ngừng, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân. Trong nghệ thuật trang trí, hình ảnh long mã luôn gắn liền ước vọng về một thế giới an lạc, thái bình và thịnh vượng. Có lẽ do những ý nghĩa đó mà Long Mã hay được thể hiện trong các lăng mộ.

    Bức vẽ “Long Mã phụ đồ” trên trần chứng tỏ cụ Petrus Ký am hiểu Kinh Dịch.

    Mình rất tâm đắc với lời di huấn này của ông vào ngày 8 tháng 11 năm 1870: “Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hể nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong….”.

    —-

    ▪️ 𝟐𝐍𝐃 𝐇𝐎𝐌𝐄 𝐕𝐈𝐄𝐓𝐍𝐀𝐌 ▪️

    Rất hân hạnh khi nhận được sự theo dõi của mọi người trên các nền tảng:

    | 𝗜𝗻𝘀𝘁𝗮𝗯𝗶𝗼: 2ndhomevietnam

    | 𝗙𝗮𝗰𝗲𝗯𝗼𝗼𝗸: 2nd Home Vietnam

    | 𝗜𝗻𝘀𝘁𝗮𝗴𝗿𝗮𝗺: 2ndhome.vietnam

    | 𝗟𝗲𝗺𝗼𝗻𝟴: 2ndhomevietnam

    | 𝗬𝗼𝘂𝘁𝘂𝗯𝗲: 2nd Home Vietnam

    | 𝗧𝗶𝗸𝘁𝗼𝗸: 2ndhomevietnam

    —-

    #PetrusTruongVinhKy #TruongVinhKy #PetrusKy

    #SaiGon #GiaDinh

    Xem thêm bài có từ khoá:

    sài gòn,

    vũ trụ