• Vắt và một vài kinh nghiệm thực tế ở núi Tà Đùng (cụ thể là vắt đất).Nỗi ám ảnh của...

    Vắt và một vài kinh nghiệm thực tế ở núi Tà Đùng (cụ thể là vắt đất).Nỗi ám ảnh của...
    Vắt và một vài kinh nghiệm thực tế ở núi Tà Đùng (cụ thể là vắt đất).Nỗi ám ảnh của...
    Vắt và một vài kinh nghiệm thực tế ở núi Tà Đùng (cụ thể là vắt đất).Nỗi ám ảnh của...
    Vắt và một vài kinh nghiệm thực tế ở núi Tà Đùng (cụ thể là vắt đất).Nỗi ám ảnh của...
    Vắt và một vài kinh nghiệm thực tế ở núi Tà Đùng (cụ thể là vắt đất).Nỗi ám ảnh của...
    Vắt và một vài kinh nghiệm thực tế ở núi Tà Đùng (cụ thể là vắt đất).Nỗi ám ảnh của...
    Vắt và một vài kinh nghiệm thực tế ở núi Tà Đùng (cụ thể là vắt đất).Nỗi ám ảnh của...
    Vắt và một vài kinh nghiệm thực tế ở núi Tà Đùng (cụ thể là vắt đất).Nỗi ám ảnh của...
    Vắt và một vài kinh nghiệm thực tế ở núi Tà Đùng (cụ thể là vắt đất).Nỗi ám ảnh của...
    Vắt và một vài kinh nghiệm thực tế ở núi Tà Đùng (cụ thể là vắt đất).Nỗi ám ảnh của...

    Vắt và một vài kinh nghiệm thực tế ở núi Tà Đùng (cụ thể là vắt đất).Nỗi ám ảnh của nhiều người khi vào rừng nguyên sinh đặc biệt là vào mùa mưa.

    Sơ sơ về “bạn” vắt, là động vật thích hút máu, cơ thể nhìn tương tự như giun, đỉa… di chuyển theo kiểu sâu đo thường phục kích ở đường mòn hay rãnh ẩm thấp có người hay động vật đi qua bạn ý sẽ bám vào và tìm đến vị trí thích hợp rồi hút máu, khi bị vắt cắn tùy cảm nhận của cơ thể sẽ thấy khác nhau có chút ngứa ngứa, nhói, đau… đa phần sẽ không có cảm giác gì. Khi no máu bạn ý sẽ buông khỏi vật chủ để lại một vết thương rỉ máu (vì khi cắm vắt tiết ra chất chống đông máu) nếu không băng hay xử lý vết thương sẽ liên tục rỉ máu kéo dài vài tiếng hoặc cả ngày.

    Cách xử lý khi bị vắt cắn

    Nếu thấy nhói hay ngứa nhẹ/phát hiện ra bạn vắt còn bé bé xinh xinh thì hất hay búng bạn ý ra khỏi da, còn khi bạn ấy đã khá bự/đã hút được một lượng máu thì bình tĩnh dùng đầu ngón cái ủi chiếc vòi xinh xinh ra khỏi vết cắn, có thể dùng muối tra vào chỗ vắt cắn để bạn ý tự nhả ra,(tuyệt đối không được cầm bạn ý dứt ra) rửa sơ vết đốt nếu cần sau đó dùng bông gạc, băng dán y tế cá nhân, băng keo dán vào vết thương để cầm máu, có thể dùng chút bột thuốc kháng sinh loại nhẹ hoặc thuốc lào để cầm máu. Vết thương sẽ lành trong 3-4 ngày và hết thâm sau 1 tháng @@

    Cách phòng chống

    Đơn giản và hiệu quả nhất là mang vớ(tất) cao cổ kèm quần áo dài, vớ và quần nên chọn loại dày dặn vì loại mỏng vắt có thể đốt xuyên qua được, có thể dùng thêm nước vôi hoặc nước tro, dầu gió… tẩm vào giày hay ống quần. Sử dụng các loại thuốc chống vắt hay xà cạp chống vắt…

    Liên tục di chuyển không nên đứng lâu hay ngồi vì rất có thể khi ngồi bạn vắt sẽ bò lên phần trên cơ thể và chuyện gì đến cũng sẽ đến.

    Khi cần bỏ balo để nghỉ ngơi không bỏ balo xuống nền đất, tốt nhất kiếm cái cây nào đó treo lên vì rất có thể vắt sẽ bám vào balo sau đó di chuyển qua người.

    Khi hạ trại, kiểm tra xem có bạn vắt nào đang du bám trên cơ thể mình không, vệ sinh sơ qua nền đất khu vực cắm trại, có thể mang theo vôi rắc xung quanh, dùng võng sẽ an toàn hơn, nếu dùng lều nên kiểm tra xem có lỗ thủng nào hay không, luôn luôn đóng cửa lều khi ra vào.

    Tổng quan lại sau khi mình bị vắt cắn vài lần thì mình thấy bạn ấy khá bình thường có thêm trải nghiệm thú vị khi leo núi hay vào rừng 😁

    Nhận tiện mình tìm thêm bạn chinh phục đỉnh Tà Đùng & kiếm pet về nghiên cứu nhé tks ad duyệt bài

    Xem thêm bài có từ khoá:

    leo núi,

    cắm trại