• ĐỨC MẸ TRÀ KIỆU - “CÁC CON CHỚ LO, NÀY MẸ CON ĐÂY”

    ĐỨC MẸ TRÀ KIỆU - “CÁC CON CHỚ LO, NÀY MẸ CON ĐÂY”
    ĐỨC MẸ TRÀ KIỆU - “CÁC CON CHỚ LO, NÀY MẸ CON ĐÂY”
    ĐỨC MẸ TRÀ KIỆU - “CÁC CON CHỚ LO, NÀY MẸ CON ĐÂY”
    ĐỨC MẸ TRÀ KIỆU - “CÁC CON CHỚ LO, NÀY MẸ CON ĐÂY”
    ĐỨC MẸ TRÀ KIỆU - “CÁC CON CHỚ LO, NÀY MẸ CON ĐÂY”
    ĐỨC MẸ TRÀ KIỆU - “CÁC CON CHỚ LO, NÀY MẸ CON ĐÂY”
    ĐỨC MẸ TRÀ KIỆU - “CÁC CON CHỚ LO, NÀY MẸ CON ĐÂY”
    ĐỨC MẸ TRÀ KIỆU - “CÁC CON CHỚ LO, NÀY MẸ CON ĐÂY”
    ĐỨC MẸ TRÀ KIỆU - “CÁC CON CHỚ LO, NÀY MẸ CON ĐÂY”
    ĐỨC MẸ TRÀ KIỆU - “CÁC CON CHỚ LO, NÀY MẸ CON ĐÂY”

    Đức Mẹ Trà Kiệu là tên gọi mà người Công giáo Việt Nam dùng để gọi Đức Maria trong đền thờ được xây dựng năm 1898, trên Đồi Bửu Châu, phía đông Trà Kiệu, thuộc Xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam. Cách Thành phố Ðà Nẵng chừng 40km về phía Tây Nam.

    Đền thờ được dâng kính Đức Mẹ với mục đích ghi nhớ sự kiện Đức Mẹ phù hộ cho giáo hữu nơi đây trong cuộc chiến chống lại phong trào Văn Thân năm 1885.

    Trà Kiệu một giáo xứ bé nhỏ, ẩn mình ở chốn nông thôn rừng núi, nhưng là một Giáo xứ được Mẹ Maria che chở một cách đặc biệt. Trà Kiệu cũng là một Giáo xứ kỳ cựu nhất trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam.

    —-

    Từ thế kỷ IV-VIII, thì chính địa giới của Giáo Xứ Trà Kiệu ngày nay là Kinh Ðô của Vương Quốc Chămpa tức là Chiêm Thành, và được gọi là Sư Tử Thành (Simhapura). Sau năm 1009 thì Kinh Ðô Chiêm Chúa được dời vào Ðồ Bàn (Bình Ðịnh).

    Do cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, nhất là từ năm 1470, sau cuộc bình Chiêm đại thắng của vua Lê Thánh Tông, dân tộc Việt Nam từ các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh… được khuyến khích di dân vào Nam để khai hoang vỡ hóa những vùng đất do Chiêm Thành để lại. Cùng với phong trào di dân từ Miền Bắc và Miền Trung vào phía Nam, vùng đất Trà Kiệu trở thành nơi dừng chân của nhiều đoàn người di dân. Làng công giáo Trà Kiệu đã được dựng lên vào khoảng năm 1628.

    Ngày 15/3/1874, theo tinh thần điều 9 của Hòa ước 1874 (có 20 điều) vua Tự Ðức đã ra lệnh cho phép thần dân được tự do theo đạo và giữ đạo.

    Năm 1883, Vua Tự Đức băng hà.

    Năm 1885, năm Ất Dậu, sau khi hộ giá vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, Phụ chánh Đại thần Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi mới ra hịch Cần Vương (Cần Vương là hết sức hết lòng phò vua). Nương theo nghĩa khí của Phong trào Cần Vương, phong trào Văn Thân (khởi phát từ năm 1864) lại nổi lên khắp nơi với khẩu hiệu là “Bình Tây Sát Tả” tức là đánh đuổi quân Pháp và giết sạch Kitô Giáo. Phong trào Văn Thân tự phát mà không có lệnh chính thức của vua. Nhưng có ý kiến cho rằng vì Văn Thân quá tay tàn sát bừa bãi người Công giáo cho nên về sau, Phong trào Cần Vương đã loại Văn Thân ra khỏi công cuộc kháng chiến chống Pháp của họ. Phong trào Văn Thân đưa ra khẩu hiệu “Bình Tây, Sát Tả” nhưng họ chỉ giết người Công giáo, đẩy người Công giáo vào chỗ phải tự vệ. Trong bối cảnh đương thời, Phan Đình Phùng đã đưa ra khẩu hiệu “Lương Giáo thông hành”, nhưng lời của ông bị phớt lờ trong lửa hận thù của những người Văn Thân.

    Suốt trong hai thế kỷ qua Giáo Hội Công giáo Việt Nam cũng đã trải qua nhiều thời kỳ cấm cách bắt đạo rất khốc liệt, nhưng không có năm nào mà “máu con nhà có đạo” chảy ra nhiều như năm 1885 này. Riêng tại khu vực miền Trung số giáo dân bị sát hại bằng nhiều cách lên đến năm sáu chục ngàn người. Trong địa phận Quy Nhơn (kể cả địa phận Ðà Nẵng ngày nay) có 200 họ đạo hoàn toàn bị tiêu diệt chỉ có giáo xứ Phú Thượng và Giáo xứ Trà Kiệu là thoát khỏi sự hủy diệt tàn khốc đó.

    Ngày 1 tháng 9 năm 1885, quân lính Văn thân thình lình kéo đến bao vây Giáo xứ Trà Kiệu. Họ chiếm giữ bốn mặt một cách nghiêm nhặt, không cho giáo dân Trà Kiệu có thể chạy thoát được… Trong khi giáo dân không kịp chuẩn bị.

    Cuộc giao tranh giữa làng công giáo Trà Kiệu và quân lính văn thân kéo dài trong nhiều ngày. Tương quan lực lượng chênh lệch, phe Văn Thân mạnh hơn cả về nhân lực và vũ khí. Với 370 tráng đinh không có vũ khí, chỉ có giáo mác tự rèn, thì làm sao có thể chống cự lại với 10.000 quân Văn Thân, có vũ khí có tổ chức, nên những người công giáo đã bày tượng Đức Mẹ trên bàn thờ để cầu nguyện. Trong khi thanh niên lâm chiến, thì người già và trẻ con tập trung đọc kinh trước ảnh Đức Mẹ. Khi xong trận, họ lại quay về tạ ơn Mẹ. Khẩu hiệu tiến quân của giáo dân là 3 tên thánh: Giêsu, Maria, Giuse. Mỗi khi quân Văn thân tiến đến giáp lũy tre phóng thủ, thì đồng loạt tất cả giáo dân hô to khẩu hiệu và ào ra giao chiến.

    Sau 8 ngày bao vây và tấn công mà không tiêu diệt được Giáo xứ Trà Kiệu theo như họ dự định, nên vào ngày 9 tháng 9 năm 1885, quân Văn thân mới quyết định đưa súng thần công về tăng cường, vì trước đây họ nghĩ là không cần đến súng thần công, nên không đưa đến. Các khẩu thần công này được kéo về và đặt ở lưng chừng đồi Kim Sơn (Hòn Bằng) và ở đồi Bửu Châu để bắn vào nhà thờ, nơi được xem như là trung tâm xuất phát các trận phản công, đồng thời là biểu tượng của tinh thần kháng chiến của giáo hữu. Nhà thờ bị trúng đạn 1 lần nhưng tổn thất không đáng kể. Một khẩu đại bác đặt cách nhà thờ chừng 100 thước nhưng không sao bắn trúng được nhà thờ.

    Chính viên quan xạ thủ, là một cựu binh rất sành sử dụng súng thần công, cũng đã thú nhận: “Tôi muốn nhắm bắn một Bà đẹp, mặc đồ trắng. Ðứng trên nóc nhà thờ. Mà tất cả đi quá cao trừ có một quả”.

    Vị linh mục và giáo dân nghe vậy đều nghĩ rằng phép lạ Đức Mẹ làm, cũng mong được nhìn thấy, nhưng không ai được nhìn thấy Ðức Mẹ. Theo khẩu truyền được lưu lại cho đến nay thì có hai người được nhìn thấy Ðức Mẹ đó là bà Nguyễn Thị Chỉnh và cháu là bà Phạm Thị Nhã.

    Đồng thời phe Văn Thân còn thấy nhiều trẻ nhỏ mặc áo trắng và đỏ từ trên không trung bay xuống dọc theo các lũy tre và tiến đến như một đạo quân hùng dũng, chống lại với Văn Thân, đánh giúp cho người Công giáo.

    Ngày 21 tháng 9 năm 1885, sau ròng rã 21 ngày đêm bao vây và tấn công, phe giáo dân chiếm lại bộ chỉ huy của Văn Thân đặt trên Đồi Bửu Châu. Giáo xứ Trà Kiệu đã tìm được sự sống trong sự chết. Trà Kiệu được giải vây từ đó. Đêm đến, mọi người họp nhau trong nhà thờ sốt sắng tạ ơn Thiên Chúa, nhất là Thánh Mẫu Maria.

    Năm 1898, giáo dân Trà Kiệu xây cất một đền Thờ (hay còn gọi là nhà thờ Núi) trên ngọn Đồi Bửu Châu (hay còn gọi là Non Trược, hay Non Trọc) để dâng kính cách riêng cho Ðức Mẹ với tước hiệu là “Ðức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu” (B.M. Auxilium Christianorum). Từ ấy đến nay, Linh địa Đức Mẹ Trà Kiệu vốn nổi tiếng là linh thiêng, nhiều người đều đến cầu khẩn Mẹ lành và thường đều được ban ơn.

    Biến cố 1885 tuy không tàn sát được giáo dân ở Trà Kiệu, nhưng giáo dân ở các họ lẻ (họ nhánh) nếu không kịp chạy về trú ẩn ở Trà Kiệu thì lại bị tàn sát hết, như chi họ Vân Ðỏa chỉ chạy được ít người, còn chi họ Ngọc Khô thì bì lùa tất cả vào trong nhà thờ Ngọc Khô rồi họ phóng lửa thiêu sống bất kể già trẻ. Trong khi đó có một em bé không biết làm sao mà chạy thoát ra ngoài và tìm đường chạy ra Trà Kiệu thì còn sống sót mà thôi.

    Năm 1963, Giám mục Đà Nẵng Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đã chọn Trà Kiệu làm Trung tâm Thánh Mẫu của Giáo phận Đà Nẵng.

    Năm 1966, Ngôi nhà thờ cũ trên đồi được triệt hạ để thay vào đó một ngôi đền mới, kiến trúc hiện đại và do kiến trúc sư danh tiếng Ngô Viết Thụ (Người Châu Á duy nhất đoạt được giải Khôi Nguyên La Mã cho đến thời điểm hiện tại (2023) thiết kế bằng bêtông cốt thép. Công trình được kiến trúc dạng tam giác ba mặt không có bao che để người ta có thể cầu nguyện từ ba phía.

    Vào một đêm trung tuần tháng 12 năm 1966, khoảng 9 giờ tối, máy bay B.52 của Mỹ thả bom ở khu vực Hoàng Châu (bên cạnh Trà Kiệu) lại rơi xuống ngay trên ngọn đồi Bửu Châu. Ðiều kỳ lạ nhất là quả bom đó rơi đúng phần sân phía trước, ngay trên đống cát bên cạnh các đống gạch đá, sắt thép ngổn ngang và quả bom không nổ… chỉ vang lên một tiếng “bịch”, khắp cả Trà Kiệu nghe rõ.

    Từ khi Mẹ hiện ra (1885) đến nay, Đức Mẹ Trà Kiệu nổi tiếng là linh thiêng, kẻ lương người giáo đều đến cầu khẩn và nhiều người đã được ý nguyện như ý.

    Linh địa Đức Mẹ Trà Kiệu là một địa điểm tôn giáo quan trọng và mang ý nghĩa đặc biệt đối với cộng đồng tín đồ Kitô giáo ở Quảng Nam và cả nước Việt Nam.

    Hằng năm, Giáo phận Đà Nẵng sẽ tổ chức ngày “Đại hội Hành Hương Đức Mẹ Trà Kiệu” vào ngày 31 tháng 5 dương lịch.

    Thông tin được tổng hợp từ: Trakieu. net, Wikipedia. Xin chân thành cảm ơn vì nguồn thông tin quý báu này.

    —-

    ▪️ 𝟐𝐍𝐃 𝐇𝐎𝐌𝐄 𝐕𝐈𝐄𝐓𝐍𝐀𝐌 ▪️

    Rất hân hạnh khi nhận được sự theo dõi của mọi người trên các nền tảng:

    | 𝗜𝗻𝘀𝘁𝗮𝗯𝗶𝗼: 2ndhomevietnam

    | 𝗙𝗮𝗰𝗲𝗯𝗼𝗼𝗸: 2nd Home Vietnam

    | 𝗜𝗻𝘀𝘁𝗮𝗴𝗿𝗮𝗺: 2ndhome.vietnam

    | 𝗟𝗲𝗺𝗼𝗻𝟴: 2ndhomevietnam

    | 𝗬𝗼𝘂𝘁𝘂𝗯𝗲: 2nd Home Vietnam

    | 𝗧𝗶𝗸𝘁𝗼𝗸: 2ndhomevietnam

    —-

    #DucMeTraKieu #TrungTamThanhMauTraKieu

    #OurLadyofTraKieu #MarianShrineoftheLadyofTraKieu

    Xem thêm bài có từ khoá:

    sư tử