Ăn gì khi đến Thành Phố Hồ Chí Minh?

TP Hồ Chí Minh được xem là trung tâm ẩm thực cho cả khu vực Đông Nam Bộ và là điểm giao thoa giữa Bắc – Nam, Đông – Tây. Từ những năm của thế kỷ 18 cho đến nay, khu vực Hòn ngọc Viễn Đông đã đón nhận những luồng văn hóa ẩm thực từ các nước như Trung Quốc, Ẩn Độ, Pháp, Mỹ, Nhật, Úc,… Do đó, chỉ cần đến với mảnh đất TP Hồ Chí Minh, thực khách đã có thể trải nghiệm gần như toàn bộ những nền ẩm thực của các nước khác mà chẳng cần phải di chuyển đâu xa xôi hay sang tận nước bạn để thưởng thức. Ăn gì khi đến TP Hồ Chí Minh? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi khám phá các món ăn ngon nổi tiếng của TP Hồ Chí Minh khi có dịp ghé thăm vùng đất này nhé!

Bột chiên – Thành Phố Hồ Chí Minh

Bột chiên là một món ăn no hoặc ăn vặt quen thuộc của dân TP Hồ Chí Minh, nhất là còn khi ở độ tuổi học trò vì đây đúng nghĩa là một món ăn ngon – bổ – rẻ, dễ ăn và dễ tìm thấy ở trước cổng của bất kỳ một trường học nào. Và đúng như tên gọi của mình, món ăn này là bột được xắt thành từng khoanh hình chữ nhật dài và chiên lên với hành. Khi xếp ra dĩa thì bỏ lên trên một chút đu đủ chua, chan nước tương, bỏ thêm tí ớt là đã hoàn thiện một dĩa bột chiên ngon không thể cưỡng lại.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Bột chiên – Thành Phố Hồ Chí Minh

Theo thời gian, ngày nay món ăn ngon lành này được biến tấu thêm nhiều cách mới lạ như cho vào các “topping” như trứng, patê, tốp mỡ,… Nhìn chung, vẫn nhằm tôn lên vị thơm ngon của phần bột chiên. Món ăn này phải được ăn nóng liền tại chỗ mới cảm nhận được độ giòn rụm, dậy mùi của các hương vị nên khuyến khích các bạn đến tận quán ăn, không nên đặt giao hàng để đảm bảo độ “xuất sắc” của phần ăn.

Gỏi cuốn – Thành Phố Hồ Chí Minh

Với người TP Hồ Chí Minh, gỏi cuốn từ lâu đã trở thành món ăn được ưa chuộng, vì ít có món ngon nào đơn giản, thanh đạm và phù hợp với kiểu thời tiết “sớm nắng chiều mưa” của TP Hồ Chí Minh như thế. Gỏi cuốn có thể ăn chơi giữa buổi trong lúc chờ cơm, hay thậm chí dùng thay bữa chính cũng được.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Gỏi cuốn – Thành Phố Hồ Chí Minh

Chỉ với bốn nguyên liệu đơn giản là bánh tráng, rau sống, bún, thịt, tôm; gỏi cuốn mang trong mình trọn vẹn tinh hoa ẩm thực TP Hồ Chí Minh, gồm bốn vị chua, cay, mặn, ngọt. Thịt heo phải lựa thịt ba chỉ có tỉ lệ nạc mỡ cân bằng; tôm phải chọn loại tươi rói; bún phải trắng tinh, thơm mùi gạo; rau thơm mua mối quen cho đảm bảo… mới cho ra thành phẩm từng cuốn ngon lành, hấp dẫn.

Đi kèm với gỏi cuốn, là hai loại nước chấm đặc trưng. Đó là nước tương và mắm nêm. Cách thưởng thức gỏi cuốn chuẩn xác nhất là dùng tay cầm từng cuốn, chấm đẫm vào chén nước chấm, cắn ngập răng để cảm nhận thấy sự ngon miệng, tươi mát của món ăn này.

Bò bía – Thành Phố Hồ Chí Minh

Ngoài gỏi cuốn tôm thịt vô cùng quen thuộc ở ba miền thì trong TP Hồ Chí Minh còn có một món ăn gọi là “Bò bía” hoặc “Bò Pía“. Sự khác nhau về tên gọi thật ra là do đây không phải món ăn truyền thống của Việt Nam mà xuất phát từ Triều Châu, Trung Quốc. Món ăn này cũng có phần giống với gỏi cuốn do cũng là bánh tráng cuốn nhân và chấm nước tương. Tuy nhưng, phần nhân bên trong của 2 món ăn này có khác biệt đôi xíu.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Bò bía – Thành Phố Hồ Chí Minh

Trong nhân bò bía thì thành phần chính không phải là thịt bò đâu bạn nhé, mà là củ sắn xắt hạt lựu cùng các thành phần khác như củ dền, cà rốt, rau thơm, tôm khô, lạp xưởng,… Nghe thì có vẻ lạ đấy nhưng đảm bảo ăn vào sẽ ngất ngây, nhất là khi ăn cùng món tương trộn đậu phộng và ít đồ chua. Bò bía còn có một biến thể khác chính là bò bía ngọt với nhân gồm kẹo mạch nha ăn với mè, cơm dừa thái sợi.

Gỏi khô bò – Thành Phố Hồ Chí Minh

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Gỏi khô bò – Thành Phố Hồ Chí Minh

Gỏi khô bò, hay còn gọi là món nộm bò như cách gọi ngoài Bắc, là một món ăn vặt trứ danh của vùng đất Sài Thành. Và điều đặc biệt là, món gỏi này không chỉ thu hút các bạn trẻ đâu, nếu bạn đến khu công viên Lê Văn Tám để thưởng thức món ăn này, bạn nhất định sẽ thấy có cả những cô chú tầm trung niên cũng mê mẩn món ăn này không thua gì lớp trẻ. Món gỏi này “hút” nhất là ở nước trộn gỏi – một thứ nước chua chua, ngọt ngọt, thơm mùi rau quế, cay lưỡi với chút ớt xay. Một món ăn cay, chua, ngọt, mặn đều đủ cả vậy thì hỏi sao không làm người thực khách ghiền cho được.

Bánh tráng nướng – Thành Phố Hồ Chí Minh

Tuy rằng trong không khí luôn nóng nực ở TP Hồ Chí Minh thì việc thưởng thức một chiếc bánh tráng nướng nóng hổi có vẻ không “ăn nhập” gì với nhau lắm nhưng điều đó không có nghĩa là giới trẻ TP Hồ Chí Minh không yêu thích món ăn này. Đây là một món ăn vặt tiện lợi, dễ làm, dễ ăn và cũng dễ tìm thấy. Nhất là trước cổng trường học vào mỗi giờ tan chiều, đảm bảo bạn sẽ thấy các xe bánh tráng nướng luôn bận rộn làm nóng bếp lò chờ học sinh tan.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Bánh tráng nướng – Thành Phố Hồ Chí Minh

Du khách thường kháo nhau rằng muốn ăn bánh tráng nướng kiểu TP Hồ Chí Minh thì nhất định phải đến khu Cao Thắng, quận 3, bắt chiếc ghế đẩu xanh đỏ ngồi trên vỉa hè và đợi ăn thì mới đúng chuẩn dân Sài Thành nhé. Và họ nói không sai. Món “pizza Việt Nam” này không phải cứ vào hàng quán ăn mới gọi là ngon đâu mà cái ngon ở TP Hồ Chí Minh chính là việc thể hiện cái đờitrong mỗi món ăn. Ngoài khu vực vỉa hè này, bạn cũng có thể đến vỉa hè ngay góc giữa Nguyễn Huệ và Ngô Đức Kế tầm từ sau 17 giờ để thưởng thức món ăn này.

Cơm tấm – Thành Phố Hồ Chí Minh

Nếu bạn muốn liệt kê cơm tấm vào ”đặc sản” trong số các đặc sản của TP Hồ Chí Minh thì cũng chẳng sao. Người TP Hồ Chí Minh yêu thích cơm tấm đến mức họ có thể ăn món ăn này vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, từ bữa sáng, bữa trưa, bữa xế hay thậm chí là bữa đêm muộn.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Cơm tấm – Thành Phố Hồ Chí Minh

Du lịch TP Hồ Chí Minh bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của các quầy hàng, cửa tiệm bán cơm tấm ở mọi nơi. Ở TP Hồ Chí Minh cơm tấm đặc trưng và phổ biến giống như ở Hà Nội đầy rẫy những cửa hàng bán phở hay bún chả vậy.

Nói tới cơm tấm thì suất truyền thống và được nhiều người lựa chọn nhất phải là bộ ba “sườn, bì, chả”. Kể từ những ngày đầu khi cơm tấm mới có mặt ở TP Hồ Chí Minh thì ba món ăn này luôn được gọi kèm cùng với nhau. Trong đó sườn là món chính, được tẩm ướp đậm đà, tròn vị từ nhiều loại gia vị khác nhau và đem nướng trên bếp than hồng. Ngoài ra, chả cũng là điểm nhấn hấp dẫn của cơm tấm. Được làm từ thịt heo xay nhuyễn trộn đều với bún gạo, nấm mèo và phủ lòng đỏ trứng gà lên trên và đem đi hấp chín, chả trứng khiến đĩa cơm tấm TP Hồ Chí Minh ngon hơn và hấp dẫn hơn.

Ngày nay, ngoài “sườn, bì, chả” thực khách cũng có thể có thêm nhiều sự lựa chọn khác. Có thể là trứng ốp la, lạp xường hay xíu mại tùy từng nơi. Và để dĩa cơm tấm thêm phần hấp dẫn, người ta sẽ chan thêm ít mỡ hành chưng, tóp mỡ cho ngậy vị. Và kết thúc cho tròn vị, cơm tấm sẽ được ăn kèm với chén mắm ớt pha ngọt vừa phải. Bạn có thể thưởng thức cơm tấm ở bất cứ cửa tiệm nào ở TP Hồ Chí Minh. Một phần cơm tấm ngon trung bình chỉ từ 25.000 – 40.000 đồng/ dĩa.

Xôi mặn – Thành Phố Hồ Chí Minh

Dạo chơi thành phố mang tên Bác, không khó để bắt gặp hình ảnh của những xe xôi, gánh xôi lề đường hay cho tới các cửa tiệm, tấp nập người mua kẻ bán. Ngoài cơm tấm, người TP Hồ Chí Minh cũng vô cùng yêu thích xôi mặn với thời gian bán linh hoạt và phần nhân ăn kèm đa dạng như xôi gà, lạp xường, pate, trứng cút,…

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Xôi mặn – Thành Phố Hồ Chí Minh

Nhiều lúc rong ruổi chạy xe qua những con phố, xôi mặn khiến người TP Hồ Chí Minh phải thèm thuồng nhờ cách bày biện đầy đặn, bắt mắt của những xe xôi hay cửa tiệm xôi gần đó. Và điều khiến xôi mặn chinh phục thực khách hơn nữa còn nằm ở phần nước sốt và mỡ hành ngầy ngậy khiến từng hạt xôi mềm thơm trở nên quyến rũ bội phần.

Để thưởng thức xôi mặn ngon, chuẩn vị Sài thành, bạn có thể tới ăn thử ở một số tiệm xôi nổi tiếng như: xôi gà chợ Bà Chiểu, xôi “nhà xác”, xôi Bình Tiên, xôi Tám Cẩu. Mỗi phần trung bình có giá 10.000 đồng.

Bánh mì – Thành Phố Hồ Chí Minh

Nhắc tới Việt Nam, người nước ngoài thường nghĩ tới phở, bún chả mà quên mất nơi đây còn có một đặc sản nổi tiếng không kém – bánh mì. Du lịch Việt Nam, ở bất cứ vùng nào, tỉnh nào cũng đều có bánh mì, nhưng ở mỗi nơi, hương vị và cách chế biến một khác, tạo nên sự khác biệt đặc trưng cho món ăn ngon này.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Bánh mì – Thành Phố Hồ Chí Minh

Ở TP Hồ Chí Minh, loại bánh mì phổ biến nhất chính là bánh mì thập cẩm với nhân đủ loại từ pate, dăm bông, xúc xích, chả lụa… Nếu là người ưa chất lượng hơn giá cả, bạn có thể ghé thăm tiệm bánh mì Huỳnh Hoa và mua bánh mì thập cẩm nổi tiếng tại đây với giá 50.000 đồng/chiếc. Số tiền bỏ ra có vẻ lớn nhưng bù lại, bạn sẽ được đắm chìm trong phần nhân bánh chất lượng cùng với lớp vỏ tươi mới giòn rụm.

Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh cũng có nhiều loại bánh mì hấp dẫn cho bạn tha hồ lựa chọn. Từ bánh mì thịt nướng, bánh mì bì, bánh mì phá lấu và bánh mì bò khô… Trung bình với mỗi chiếc bánh mì vừa ngon và lạ miệng này, bạn sẽ phải chi trả từ 15.000 – 20.000 đồng.

Hủ tiếu – Thành Phố Hồ Chí Minh

Là món ăn bình dân, dễ tìm, dễ kiếm, hủ tiếu có mặt ở khắp hang cùng ngõ hẻm. TP Hồ Chí Minh không chỉ có hủ tiếu gõ đặc trưng mà vô vàn các loại hủ tiếu hấp dẫn khác cho bạn đổi vị, bên cạnh thành phần chính là sợi hủ tiếu mì, nguyên vật liệu còn có thịt, giá, hẹ, tương, ớt, chanh…

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Hủ tiếu – Thành Phố Hồ Chí Minh

Một nắm hủ tiếu (sợi trắng mịn, nhỏ như sợi mì vằn thắn nhưng mềm hơn nhiều), ít giá trụng, vài lát thịt thăn thái mỏng, vài lát chả lợn thái mỏng, trứng cút, bò viên, rau, hẹ, hành khô và vài viên tóp mỡ béo, bùi, thơm bé bằng hạt đậu.

Hủ tiếu gõ ít khi bán buổi sáng mà thường từ khoảng 14-15 giờ chiều cho đến tận khuya.

Đa số những người ăn hủ tiếu là giải quyết cơn đói bụng tạm thời trong lúc gấp gáp hoặc những người đi chơi, đi làm về khuya tìm chút gì lót dạ cho dễ ngủ khi những hàng quán khác đã dọn hết. Ít ai lại chọn hủ tiếu gõ làm bữa ăn chính. Nó trở thành một thói quen ăn đêm của nhiều người vì vừa đơn giản, vừa vừa bình dân lại phù hợp với mọi túi tiền.

Phá lấu – Thành Phố Hồ Chí Minh

Phá lấu từ lâu đã trở thành món ăn vặt, vừa giá rẻ vừa lai rai vui miệng người TP Hồ Chí Minh. Từ trẻ nhỏ, tới người lớn ai ai cũng thích ăn phá lấu vì món ăn này ở đâu cũng bán, ăn chơi cũng được mà chấm cùng bánh mì thưởng thức lại càng nghiền.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Phá lấu – Thành Phố Hồ Chí Minh

Phá lấu là món ăn được làm từ nội tạng động vật, trong đó phổ biến và được yêu thích hơn nhất là phá lấu bò. Với nhiều người, đây cũng là món ăn rất dễ gây nghiện, lần đầu nếm thử có thể thấy bình thường, nhưng kể từ những lần sau, lần thứ 2, 3 trở đi đảm bảo bạn sẽ rất nhớ hương vị đặc trưng của nó.

Một chén phá lấu ngon phải nóng hổi, có màu nâu cánh gián sóng sánh, dậy mùi thơm và đầy đặn thịt ăn kèm. Phần thịt ăn kèm có thể chế biến từ bất cứ thứ nội tạng nào, từ lưỡi, tai, ruột cho đến dạ dày của heo hoặc bò. Nếu sử dụng lòng bò, lòng bò phải được chế biến không cứng, không hôi; thấm đẫm gia vị. Thêm nữa để tròn vị, người bán thường dọn phá lấu kèm với dĩa nước chấm pha giữa nước mắm và nước me thêm ít ớt bột.

Phá lấu có thể ăn kèm với bánh mì hoặc mì tôm đều rất ngon. Một số địa chỉ thưởng thức món ngon, đặc sản TP Hồ Chí Minh bạn có thể tham khảo như: Phá lấu Lì (1A Sương Nguyệt Ánh, quận 1; 393 Nguyễn Tri Phương, phường 5, quận 10); Phá lấu Dì Nủi (243/30 Tôn Đản, phường 15, quận 4); hay Phá lấu Rubi (230 Nguyễn Hồng Đào, phường 14, quận Tân Bình).

Súp cua – Thành Phố Hồ Chí Minh

Ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành miền Bắc, súp cua thường chỉ là món điểm tâm được phục vụ trong nhà hàng hay các buổi tiệc. Nhưng ở Sài Gòn, đây lại là một món ăn vặt được ưa thích và vô cùng dân dã, du khách hoàn toàn có thể thưởng thức một chén súp cua chất lượng ở vỉa hè với giá trung bình khoảng 15 đến 20 ngàn đồng. Súp cua ở Sài Gòn được nấu với nhiều thành phần đa đạng bao gồm thịt cua, thịt gà xé, trứng cút, nấm, có nơi còn thêm trứng bắc thảo, chả thậm chí óc heo để tô súp thêm đầy đặn, chất lượng.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Súp cua – Thành Phố Hồ Chí Minh

Màu vàng của súp sóng sánh với thịt cua ăn kèm theo rau ngò, tiêu và ớt góp phần tạo nên mùi thơm quyến rũ và vị ngọt tự nhiên, đặc biệt là không tạo cảm giác ngán. Bất kể trời nóng hay lạnh, ngày hanh khô hay mưa gió, những quán súp cua vẫn là sự lựa chọn của nhiều thực khách.

Sủi cảo – Thành Phố Hồ Chí Minh

Sủi cảo vốn là món ăn nổi tiếng của ẩm thực Trung Hoa. Ở Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung, không chỉ ở các phố Tàu mới bán sủi cảo, nhưng các quán do chính người gốc Hoa chế biến hay truyền bí quyết kinh ngiệm mới có hương vị ngon hơn cả.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Sủi cảo – Thành Phố Hồ Chí Minh

Ở Sài Gòn, sủi cảo có bán nhiều ở các con phố khác nhau, nổi tiếng nhất là đường Hà Tôn Quyền (quận 11) với hơn chục quán bán món ăn này. Sủi cảo được chế biến gần giống với hoành thánh nhưng lớn hơn và nhiều nhân hơn. Nhân thường được làm từ tôm, thịt lợn, các loại rau… băm nhuyễn với nhau và trộn gia vị cho vừa ăn, bọc ngoài bởi vỏ gói hoành thánh. Sủi cảo có thể chế biến theo nhiều cách như ăn nước, hấp hay chiên, thường ăn kèm cải ngọt, ít dầu mỡ ngấy ngán và rất ngon miệng.

Các món ốc – Thành Phố Hồ Chí Minh

Hỏi đến TP Hồ Chí Minh ăn gì, 10 thì phải 9 trả lời ngày không tắp lự “ốc”. Thánh địa của các loài nhuyễn thể chắc chắn là đây, vì dân TP Hồ Chí Minh chuộng ốc hơn gì hết. Hàng trăm, có khi đến cả ngàn quán ốc TP Hồ Chí Minh tồn tại ở mảnh đất này cùng với bạt ngàn các món, nào luộc xào nướng hấp, nào chua cay mặn ngọt, quả thực không thiếu món ốc nào ở TP Hồ Chí Minh.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Các món ốc – Thành Phố Hồ Chí Minh

Vừa ăn vừa hít hà, vừa nhâm nhi cùng câu chuyện của hội bạn bên quán ốc TP Hồ Chí Minh quả không còn gì thú vị hơn. Chính vì lẽ đó, ghé nơi đây mà bỏ qua ốc thì hẳn bạn chưa từng đến TP Hồ Chí Minh.

Tất nhiên là không chỉ có ốc, hầu như bất cứ loài nhuyễn thể nào có thể ăn được thì đều được các đầu bếp TP Hồ Chí Minh cho vào nồi tất. Điểm qua thực đơn nhé : nghêu hấp Thái, sò huyết xào tỏi, càng ghẹ muối ớt, sò lông nướng mỡ hành, cà na rang muối, ốc hương hấp xả … Tạm dừng, vì nếu kể hết những món độc đáo nơi này chắc phải vài ba tờ A4.

Thế nên nếu đến TP Hồ Chí Minh, hãy dừng chân tại một quán ốc, nuông chiều vị giác một chút với những món ăn tuyệt đỉnh này nhé. Nếu hoang mang không biết phải chọn lựa sao giữa một rừng ốc nơi này, hãy tham khảo những địa chỉ sau, toàn những nơi nức tiếng cả đó.

Bún Mắm – Thành Phố Hồ Chí Minh

Bún mắm là món ăn nổi tiếng của người dân miền Tây, thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, chúng ta hoàn toàn có thể thưởng thức chúng ngay cả khi ở TP Hồ Chí Minh. Món ngon này có chút đậm vị hơn và không phải ai cũng yêu chúng ngay từ lần đầu. Tuy vậy, một khi đã “ngấm vị” thì phải thẳng thắn rằng bạn chắc chắn sẽ muốn được quay lại để được ăn bún mắm một lần nữa.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Bún Mắm – Thành Phố Hồ Chí Minh

Thành phần của bún mắm gồm có nước mắm cá linh, nước mắm cá sặc, tôm tươi, mực, thịt heo quay, xả, ớt sừng và các loại rau thơm. Công đoạn chế biến thường khá công phu trước khi cho ra đời một bát bún mắm thành phẩm. Nước mắm cá khiến cho nước dùng có vị đậm đặc hơn, nó được cân bằng bởi rau thơm, rau xanh thanh mát, vị ngọt của các loại hải sản và hương béo ngậy, giòn giòn của thịt quay.

Bánh bò bánh tiêu – Thành Phố Hồ Chí Minh

Bộ đôi bánh này là món quà vặt phổ biến ở miền Nam, quen thuộc với nhiều người qua tiếng rao lanh lảnh “ai bánh bò, bánh tiêu đây” từ những xe hàng rong. Hai loại bánh có hình dáng, hương vị, cách chế biến không tương đồng, nhưng thường được bán và ăn cùng nhau.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Bánh tiêu – Thành Phố Hồ Chí Minh

Bánh tiêu có thành phần chính từ bột mì, đường, men và được chế biến bằng cách chiên trong chảo dầu nóng. Khi chín, bánh vàng ruộm và phồng to, để ráo dầu ăn vừa mềm bên trong vừa giòn vỏ ngoài, ngon nhất khi còn nóng.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Bánh bò – Thành Phố Hồ Chí Minh

Bánh bò xốp dẻo làm từ bột gạo, nước, đường và men.

Bánh bò kẹp vào giữa bánh tiêu cắt đôi đã tạo nên sự kết hợp hương vị khác lạ. Lớp ngoài thì giòn giòn thơm thơm nhưng chạm đến phần bánh mềm béo thì đã tạo nên phép cộng hoàn hảo.

Cả hai cùng hỗ trợ cho nhau, bánh tiêu giúp làm dịu cái ngậy của bánh bò còn ngược lại nhờ độ mềm mịn từ nhân mà món ăn thêm phần phong phú hương vị.

Bánh Canh – Thành Phố Hồ Chí Minh

Chắc lọc thêm vào list danh sách các món ăn ngon TP Hồ Chí Minh làm từ gạo đó chính là bánh canh. Nguyên liệu chủ yếu chính là bột mì, bột gạo, bột sắn. Ngày nay, số ít các quán ăn tự chế biến nguyên liệu mà thay vào đó họ sẽ nhập trực tiếp bánh từ các nhà máy sản xuất, các cửa hàng nhỏ lẻ thành phẩm để tiết kiệm thời gian và chi phí hơn, đủ đáp ứng được nhu cầu của người dân.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Bánh Canh – Thành Phố Hồ Chí Minh

Không thua kém các món ăn thường nhật khác, bánh canh cũng được chế biến một cách đa dạng và phong phú. Bánh canh dai dai hòa huyện cùng với nước dùng đậm đà tuỳ vào cách hầm của người đầu bếp, thêm phần topping lẫn vào nhau. Bánh canh cua, bánh canh giò heo, bánh canh thịt, bánh canh cá,… rất nhiều sự lựa chọn để bạn cân nhắc nhé.

Bún đậu mắm tôm – Thành Phố Hồ Chí Minh

Là đặc sản bình dân đến từ các tỉnh phía Bắc đang “gây bão” tại TP.HCM trong thời gian qua. Điều đặc biệt của món ăn này chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa những miếng đậu hũ nóng giòn, bún Hà Nội và chén mắm tôm đậm đà.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Bún đậu mắm tôm – Thành Phố Hồ Chí Minh

Gần đây, một số quán ăn chuyên về bún đậu mắm tôm bắt đầu giới thiệu đến thực khách một vài món ăn đi kèm như: chả cốm, thịt gò luộc, nem chua rán…để thực khách tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận có dịp thưởng thức món ăn đặc trưng của miền Bắc. Với những hương vị nồng nàn hương Bắc ấy, bún đậu mắm tôm nghiễm nhiên ghi tên mình vào những món đặc sản Việt Nam tại TPHCM làm ngất ngây biết bao thực khác.

Cua hai da Cần Giờ – Thành Phố Hồ Chí Minh

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Cua hai da Cần Giờ – Thành Phố Hồ Chí Minh

Về Cần Giờ, miền cua nước lợ ngon nức tiếng, hỏi cua hai da, nhiều lái cua lắc đầu nói: hiếm như vàng! Sở dĩ gọi như vậy vì, khi sắp lột, vỏ cũ của cua sẽ bở dần, giòn hơn. Và bên dưới lớp da non, có một chất dịch màu trắng đục gần giống màu cốm gạo. Nhờ vậy, thịt cua béo thơm đặc trưng. Thông thường, các thời điểm mùng mười và hai lăm âm lịch trong tháng cua sẽ chắc, nhiều thịt và ngon nhất. Khi gặp cua hai da chuẩn bị lột xác để lớn, lúc này cơ thể cua tích tụ thật nhiều dưỡng chất, đa số đều có gạch. Vẫn giản tiện với các món luộc, hấp chấm muối tiêu hoặc muối ớt chanh, đủ chinh phục khách sành ăn.

Cá chìa vôi Nhà Bè – Thành Phố Hồ Chí Minh

Khách sành điệu về ẩm thực khi đến Nhà Bè thì nghĩ ngay đến món cá chìa vôi. Có người nói món cá chìa vôi nếu đã được thưởng thức một lần thì lần sau chỉ nhắc đến tên thôi cũng rươm rướm nước miếng. Cá chìa vôi nếu làm đúng cách ăn ngon đến tận chân răng.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Cá chìa vôi Nhà Bè – Thành Phố Hồ Chí Minh

Tại sao cá chìa vôi lại là món ăn đặc sản của Nhà Bè? Vì thiên nhiên miền Nam đã ưu ái ban tặng cho Nhà Bè một vùng nước độc đáo pha trộn giữa 3 nguồn nước khác nhau: Dòng nước ngọt sông Đồng Nai, dòng nước lợ sông Lòng Tàu và dòng mặn từ biển tràn vào. Vùng nước kỳ lạ hy hữu này người ta gọi là “nước chè”! Vì là nước chè nên sẵn mồi đậm đặc hữu cơ để đông đảo tôm cá đổ về sinh tụ. Chẳng riêng gì cá chìa vôi mà cả cá bông lau, trà bầu, tôm sú, rô biển cũng ngon. Cá chìa vôi có mặt quanh năm. Chúng ăn mồi tạp thường trú ở sát đáy sông. Cá mình dày, thân mượt mà, vảy vàng hươm và thịt chúng bóc ra cứ săn chắc và hồng như thịt heo cỏ.

Cá chìa vôi có thể chế biến thành nhiều món ăn như mọi giống cá khác, nhưng hai món thông dụng và ngon nhất vẫn là làm gỏi và nấu cháo. Muốn có chén cháo cá chìa vôi ngon, dùng gạo nàng hương dẻo để nấu với đầu và ruột cá, khi nấu phải liên tục hớt bọt cho cháo kỳ trong, bao tử cái chìa vôi là một trong 3 loại bao tử cá ngon là cá lóc, cá bớp và cá chìa vôi.

Cháo môn lươn Củ Chi – Thành Phố Hồ Chí Minh

Đây là món ăn dân dã, dễ làm, ít tốn tiền nhưng rất ngon miệng. Cháo môn lươn có thể nói là đặc sản của người dân quê hương địa đạo Củ Chi, thường ăn trong những ngày nắng nóng, tiết trời oi bức (vì nó có đặc tính mát) hoặc dùng để đãi khách…

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Cháo môn lươn Củ Chi – Thành Phố Hồ Chí Minh

Để có nồi cháo môn lươn ngon, trước tiên, cần chọn những con lươn tươi, trọng lượng khoảng 1 g (cỡ ngón tay cái). Ta dùng tro bếp hoặc nước nóng vuột lấy nhớt lươn ra rất nhanh, nhưng lúc làm không nên mổ bụng lươn vì nếu máu nó chảy hết thì khi nấu, lươn sẽ lâu mềm và không ngọt. Khi làm lươn xong, cho vào nồi nước đang sôi. Đến khi lươn chín, dùng đũa vớt ra và lấy con dao nhỏ rạch nhẹ theo đường bụng, lấy ruột ra đem bỏ, chừa gan lại. Bước kế tiếp ta cho củ môn ngọt (củ giáo đã gọt sạch) vào nồi nấu chung với gạo, đến khi mềm thì tiếp tục để những tàu môn được cắt ngắn sẵn (dài khoảng 5 phân) vào nồi và nêm nếm gia vị. Khi dọn ăn thì để lươn đã luộc chín lúc nãy vào nồi cho nóng lên, ăn sẽ ngon hơn. Muốn nồi cháo môn lươn được ngon thì ngoài yếu tố chọn và làm lươn, việc cho vào nồi cháo một chút rau om xắt nhuyễn và chút mắm ruốc là rất cần thiết.

Bò tơ Củ Chi – Thành Phố Hồ Chí Minh

Dọc theo quốc lộ dẫn vào thị trấn Củ Chi, các quán ăn thường “chào hàng” bằng món thịt bò tơ đặc biệt: bò luộc, cháo bò, gỏi bò, lẩu bò… Lạ một điều là những món ăn tưởng đã quen thuộc ấy lại vẫn khiến thực khách thành phố lặn lội vài chục cây số để thưởng thức.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Bò tơ Củ Chi – Thành Phố Hồ Chí Minh

Thịt bò Củ Chi vốn nổi tiếng mềm và ngọt, nhưng ngon nhất là bò tơ cỡ năm tháng tuổi, nặng khoảng 50 – 60kg vì thịt của chúng mềm nhưng không bở, thơm và ngọt đậm đà hơn. Đầu tiên, bò được thui lông trên lửa. Khi thui, phải canh đúng độ lửa, sao cho lớp da dày vàng ươm thì thịt mới săn giòn nhưng không cứng hay quá dai. Trên cái “nền” thịt bò tơ thui đó, người dân có thể chế biến khoảng chục món khác nhau. Món khai vị thường là đĩa bò luộc, hành hấp ăn với bánh tráng, rau và mắm nêm. Gọi là bò luộc nhưng nhiều quán có cách làm rất lạ: sườn bò, bắp bò, ốp táo (lớp thịt có cả da ở sườn bò) rồi cả lá sách được xếp thành từng lớp, cho vào nồi nấu với xâm xấp nước hầm xương và vài loại gia vị đặc biệt như thảo quả, gừng, củ hành… Nhờ vậy, thịt bò chín mềm mà vẫn ngon và ngọt, khác hẳn với cách luộc nước lã lạt lẽo. Bò luộc thường ăn kèm với hành lá hấp the the, rồi thêm một loạt các thứ rau dân dã như đọt xoài, khế chua, chuối chát, lá lụa. Một gắp đủ vị cay, đắng, chát, chua ấy chấm vào chén mắm đồng thơm loãng sẽ là miếng ngon giúp bạn quên đi mọi mệt nhọc đường xa.

Một vị ngon khác cần phải nhắc đến là món cháo dựng bò đặc sản nơi đây. Dựng bò là phần chân bò từ đầu gối trở xuống. Trước khi nấu phải xào sơ dựng bò với gia vị và nước dừa tươi cho thấm ngọt và khử hết mùi bùn đất. Nồi cháo bò Củ Chi lạ bởi đây là một “bản hòa tấu” của nhiều thứ đậu, củ khác nhau. Ngoài hạt gạo rang vừa đủ độ, người ăn còn thấy cả đậu xanh, đậu trắng, khoai môn sọ, đu đủ xanh và không thể thiếu khoai mì – loại củ đặc trưng của vùng đất thép này. Húp một muỗng cháo, người ăn tìm được cái giòn giòn của miếng dựng bò, rồi thi thoảng lại thấy vị béo bùi không lẫn đâu được của khoai mì, chất ngọt đậm, mềm mềm của đu đủ hầm. Hóa ra, những thứ rau củ quen thuộc đó khi khéo kết hợp cũng có thể cho ra nhiều món ngon lạ lùng. Ngoài bò luộc, cháo dựng bò, trong thực đơn bò Củ Chi còn có món da bò xào nghệ tươi, ăn dai dai, the the, nghe thơm nồng mùi hương của non chục loại rau và gia vị, từ nghệ tươi cắt mỏng, đập dập, đến củ hành tây, rau cần, đậu phộng rang… và đặc biệt phải có ớt hiểm cay tê tái. Ngoài ra còn có món bò nướng vỉ, pín bò tiềm thuốc bắc, bò xào củ hành, lẩu bò… Mỗi món đều có vị ngon riêng.

Sam trứng Cần Giờ nướng – Thành Phố Hồ Chí Minh

Nếu đã tới Cần Giờ vào mùa sam mà bỏ qua món ăn đặc biệt này thì chắc chắn sẽ là một tiếc nuối rất lớn trong hành trình du lịch của du khách khi đến vùng biển này.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Sam trứng Cần Giờ nướng – Thành Phố Hồ Chí Minh

Đầu tiên, phải khẳng định là đây là một món ăn đặc sản mà không phải ai cũng… dám ăn. Đơn giản là vì đã có quá nhiều vụ ngộ độc liên quan đến loài hải sản đã có mặt trên trái đất từ cách đây hàng trăm triệu năm này. Tuy nhiên, phải đính chính lại, loài hải sản “thủ phạm” của các vụ ngộ độc chính xác là loài So – một loài có hình dáng giống y chang con Sam và chỉ khác nhau ở cái đuôi. Đuôi So thì tiết diện khi cắt ngang hình tròn còn đuôi Sam thì khi cắt ngang lại hình tam giác. Quan trọng hơn nữa là con So thì cực độc còn Sam thì là một món hải sản cực kỳ ngon miệng. Chính việc nhầm lẫn này mà khá nhiều du khách đã bỏ lỡ qua món ăn độc đáo này khi có dịp được gặp chúng.

Gọi là có dịp vì Sam không phải là loài hải sản có thể nuôi được mà chỉ trông chờ vào đánh bắt từ thiên nhiên. Mỗi năm chỉ có một mùa Sam duy nhất, còn lại may mắn lắm bạn mới gặp được loài hải sản ngon miệng này, mà cũng lác đác một vài con. Trước đây, chả ai buồn ăn Sam, dân biển mỗi khi bắt được thường mang tặng là chính chứ cũng chả buồn chế biến. Phần vì chế biến con Sam rất là khó chứ không phải dễ. Sam là một món ăn tuyệt vời mà nếu như bạn đã một lần thử thì sẽ không bao giờ quên được. Có nhiều cách ăn Sam nhưng ăn Sam trứng vẫn là món “tuyệt” nhất. Khi tới mùa, ngư dân đánh bắt được Sam sẽ gỡ bỏ con đực bám trên lưng con cái quăng trở lại biển và chỉ bắt con cái. Lý do đơn giản là do Sam cái có trứng và to gần gấp đôi con đực. Ngoài ra, do thịt Sam có rất ít nên giá trị sử dụng của con đực cũng chả là bao.

Con Sam có hương vị rất đặc biệt, trứng Sam ngon hơn gấp nhiều lần trứng cá, ngay cả trứng cá Hồi cũng khó mà sánh bằng. Còn thịt Sam thì ngọt và có vị cực ngon gấp nhiều lần thịt cua, ghẹ, đến cả thịt cua huỳnh đế cũng khó mà so được với thịt Sam. Chế biến Sam cũng là một phần tạo nên hương vị của món ăn này. Sam chế biến có ngon hay không cũng phụ thuộc một chút vào tay nghề của người làm ở phần cắt tiết Sam (máu Sam màu xanh chứ không phải màu đỏ như thường thấy). Phần này phải làm kỹ thì Sam mới ngon thực sự. Ngon nhất là món Sam trứng nướng. Bảo đảm, nếu được ăn qua một lần bạn sẽ không thể nào quên được nó. Trứng Sam nhỏ kết thành đùm và có rất nhiều trong một con Sam trứng, phần lớn ăn Sam chính là ăn phần trứng này. Còn phần thịt Sam thì rất ít, chỉ là một chút thịt dính trên phần lưng Sam. Và đây lại cũng là một phần cực ngon của con Sam mà những người ăn đều nhớ đến.

Bạc sỉu – Thành Phố Hồ Chí Minh

Bạc sỉu là thức uống của người nặng tình. Trong hồi ức của nhiều người Sài Gòn thì bạc xỉu (bạc sỉu) chính là “thức uống dành cho con nít theo cha vào quán” bởi con nít thì làm gì uống nổi những tách cà phê đen, đặc, đắng ngắt. Ấy vậy mà, thứ “thức uống dành cho con nít” ngày ấy lại là nét văn hóa mà người Sài Gòn luôn tôn trọng, nâng niu cho tới tận bây giờ.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Bạc sỉu – Thành Phố Hồ Chí Minh

Khoảng những năm 50, 60 của thế kỷ trước, những tiệm nước bình dân của người Hoa mọc lên đầy rẫy ở phố phường Sài Gòn. Những tiệm nước bình dân ấy bán cả đồ ăn sáng như hủ tíu, xíu mại và các loại đồ uống như trà, cà phê.

Cà phê trong quán của người Hoa thường được pha bằng vợt và siêu đất. Hiểu một cách nôm na thì đây chính là loại cà phê pha sẵn cho phù hợp với tầng lớp lao động nghèo vốn không dư dả thời gian để đợi từng giọt cà phê phin như giới thượng lưu. Đó cũng chính là nguồn gốc của những ly bạc xỉu.

Bạc xỉu là từ mà người Sài Gòn gọi tắt của cụm từ “bạc tẩy xỉu phé” (là tiếng Quan Thoại phổ biến trong cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn lúc bấy giờ) để chỉ món sữa nóng thêm một chút cà phê. Trong tiếng Quan Thoại thì “bạc” là màu trắng, “xỉu” là một chút, “phé” tức là cà phê còn “tẩy” là cái ly không. Nói một cách khác, bạc xỉu chính là thức uống nhiều sữa, ít cà phê, phù hợp với những người thích hương vị nhẹ nhàng, không quá nồng như cà phê đen thông thường.

Bạc xỉu đúng chuẩn những năm 50 của thế kỷ trước là phải uống nóng, ăn kèm với cháo quẩy hoặc bánh tiêu. Thế nhưng, do thời tiết của Sài Gòn nắng nóng quanh năm nên người ta đã bỏ thêm chút đá để làm dịu đi sự oi bức. Thật bất ngờ, sau khi thêm đá, món bạc xỉu lại trở nên ngon tuyệt. Ngày nay, bạc xỉu có nhiều biến tấu hơn để phù hợp với sở thích của mọi người như cho thêm kem, thêm cốt dừa…

Chè Thái – Thành Phố Hồ Chí Minh

Là khu văn hoá ẩm thực bậc nhất cũng là nơi quy tụ các món chè từ nhiều tỉnh thành, đất nước khác nhau như: chè Huế, chè Thái, chè Nam Bộ, chè Mỹ, chè Hoa và đặc biệt là chè Campuchia, lạ miệng mà hương vị khiến bạn say đắm ăn một lần là nhớ mãi.

ăn gì khi đến thành phố hồ chí minh?

Chè Thái – Thành Phố Hồ Chí Minh

Nếu là một tín đồ nghiện chè, chắc hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua món chè Thái, một món ăn không còn quá xa lạ gì với người dân Việt. Vị chè ngọt bùi từ sữa dừa, hòa huyền cùng với vị thơm ngọt của các loại trái cây hương vị quê nhà như mít, nhãn, dừa bào sợi vải các sợi thạch, hương vị đặc biệt gây dựng nên thương hiệu chính là vị sầu riêng đậm mùi thơm ngon. Một ly chè thơm ngon mát lạnh cho buổi trưa hè oi bức thì còn gì bằng.

Ăn gì khi đến TP Hồ Chí Minh? Trên đây là những món ăn đặc sản TP Hồ Chí Minh nổi tiếng nhất. Có những món rất dễ ăn nhưng cũng có những món với nhiều người tương đối khó ăn. Tuy nhiên, nếu thử ăn thêm vài lần có thể bạn sẽ rất thích đấy. Nếu bạn có dịp du lịch TP Hồ Chí Minh thì đừng quên thưởng thức những món đặc sản TP Hồ Chí Minh nổi tiếng mà chúng tôi giới thiệu trên đây nhé.

Đăng bởi: Lâm Hoàng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก