Bà Rịa Bà Rịa Vũng Tàu Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu có gì?

Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm đến yêu thích của du khách phía Nam. Nằm nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất, từ nơi đây, người ta có thể nhìn biển Đông cả khi trời mọc lẫn lúc hoàng hôn. Bên cạnh những giá trị cảnh quan thiên nhiên, Vũng Tàu còn là miền đất có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem Bà Rịa – Vũng Tàu có gì nhé.

Tượng Chúa Kito Vua – Vũng Tàu

bà rịa – vũng tàu có gì?

Tượng Chúa Kito Vua – Vũng Tàu

Tượng Chúa Kito Vua là một trong những địa điểm tham quan Vũng Tàu nổi tiếng, không thể thiếu trong hành trình của du khách khi du lịch Vũng Tàu, bởi cảm giác chinh phục đầy thú vị tại phố biển sôi động này.

Tượng Chúa Kito Vua hay còn được gọi là Tượng Chúa dang tay. Địa chỉ: Nằm ở Thùy Vân, Phường 2, thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu. Tượng Chúa Kitô trên đỉnh núi Tao Phùng là một trong những công trình kỳ quan vĩ đại của Việt Nam khi được xác lập kỷ lục là “Tượng Chúa Giêsu lớn nhất khu vực châu Á” vào năm 2012. Bức tượng đứng sừng sững trên đỉnh núi Nhỏ (núi Tao Phùng) mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho du khách khi ghé thăm nơi đây.

Ngọn Hải Đăng – Vũng Tàu

Trong hành trình du lịch Vũng Tàu, ngoài dịp được thỏa thích nô đùa với sóng biển, chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp ra thì bạn còn được chinh phục Ngọn hải đăng Vũng Tàu – một trong những địa điểm tham quan thú vị được nhiều du khách lựa chọn.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Ngọn Hải Đăng – Vũng Tàu

Ngọn Hải Đăng Vũng Tàu tọa lạc trên đỉnh núi Nhỏ (hay còn gọi là núi Tao Phùng), thuộc phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Nó được người Pháp xây dựng vào năm 1862 nhằm mục đích chỉ đường, báo hiệu cho các tàu thuyền qua lại, với kiến trúc là một tháp hình trụ cao 18 m, đường kính 3 m và được sơn màu trắng, mang đậm nét phương Tây, tháp hải đăng nối với khu điều hành bằng 1 đường hầm kiên cố. Qua hết đường hầm, du khách còn phải leo 55 bậc thang xoắn ốc để lên được đỉnh tháp.

Hải đăng Vũng Tàu là một trong những hải đăng cổ xưa nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Đây không chỉ là điểm chỉ lối dẫn đường cho tàu thuyền qua lại mà còn được xem như là biểu tượng của thành phố biển Vũng Tàu, trở thành một địa điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch gần xa đến chiêm ngưỡng cũng như thu vào tầm mắt trọn vẹn vẻ đẹp của thành phố biển xinh đẹp này mỗi khi đến du lịch Vũng Tàu.

Tổ đình Thiên Thai – Vũng Tàu

Tham quan Vũng Tàu, ngoài biển, núi, rừng, các hòn đảo, các di tích lịch sử thì không thể không nhắc đến các giá trị tâm linh, giá trị của một nền văn hóa mà nơi đây đang lưu giữ và bảo tồn. Cái tên tổ đình Thiên Thai sẽ là một điểm đến như thế, một điểm đến không thể nào quên của du khách khi ghé thăm Vũng Tàu.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Tổ đình Thiên Thai – Vũng Tàu

Tổ đình Thiên Thai nằm ở phía Bắc chân núi Dinh Cổ thuộc địa bàn ấp 3, xã Tam An, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Đây là một ngôi đình được xây dựng công phu trong hang đá với kiến trúc rất đặc biệt, tiêu biểu cho nét đẹp tâm linh. Tổ đình Thiên Thai được kết hợp trong du lịch tham quan thắng cảnh Dinh cổ, một sự kết hợp độc đáo và đem đến nhiều thú vị cho du khách.

Tổ đình Thiên Thai sẽ đem đến một điều mới lạ cho du khách. không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn hướng con người đến nhiều giá trị tâm linh tốt đẹp. Hơn thế nữa, đây còn là nơi cho du khách thỏa mãn tầm nhìn từ trên cao, chụp ảnh và lưu giũ những kỉ niệm khi đến Vũng Tàu.

Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu – Vũng Tàu

Đức Mẹ Bãi Dâu là địa điểm tham quan Vũng Tàu nổi tiếng. Không chỉ riêng cho những người công giáo, mà bất cứ du khách nào khi đến thành phố biển cũng đều muốn được dừng chân để chiêm ngưỡng công trình kiến trúc tuyệt vời giữa khung cảnh thiên nhiên và nguyện cầu. Đặc biệt, những du khách đầy lòng mến đạo Công giáo sẽ rất thỏa lòng khi được đặt chân đến Đức Mẹ Bãi Dâu – địa điểm thăm quan Vũng Tàu nổi tiếng.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu – Vũng Tàu

Đền thánh Đức Mẹ có diện tích 10ha, tọa lạc tại Vũng Mây trên sườn núi Lớn. Địa điểm du lịch này là một tổ hợp những công trình đền thánh và tượng đài Đức Mẹ Maria đối diện với bãi Dâu. Quần thể kiến trúc này bao gồm rất nhiều công trình tôn giáo như 14 đàng thánh giá, đền thánh, nhà nguyện đá, quầy hàng lưu niệm…

Có lẽ chính vì vậy, cũng không quá khó khăn để hiểu Đức Mẹ Bãi Dâu lại có sức hút lớn vậy không chỉ với khách hành hương công giáo mà còn còn với rất nhiều khách du lịch khác khi đến với Vũng Tàu.

Linh Sơn Cổ Tự – Vũng Tàu

Vũng Tàu không chỉ là thành phố biển với nhiều khu vui chơi giải trí hấp dẫn mà còn là chốn tâm linh nổi tiếng với những ngôi chùa kiến trúc độc đáo và to lớn. Trong đó, Linh Sơn Cổ Tự là ngôi chùa được du khách thập phương lựa chọn khi tham quan Vũng Tàu bởi khung cảnh thanh bình và cũng là ngôi chùa cổ xưa nhất của thành phố biển này.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Linh Sơn Cổ Tự – Vũng Tàu

Hàng năm chùa thường tổ chức nhiều lễ cầu an, cầu siêu nhiều nhất vào dịp Tết Âm lịch như lễ hội Quan Âm, Đản sinh, lễ Vu Lan, lễ cúng siêu cho các vong linh thai nhi – ấu nhi đến năm 13 tuổi, lễ truyền tam Quy ngũ giới và đặc biệt tổ chức tang lễ cho những trường hợp neo đơn, không nhà cuộc sống khó khăn…

Khi đến viếng chùa ngoài việc cúng bái lễ phật, cầu mong những điều tốt đẹp thì du khách sẽ được thả mình vào thế giới an lạc trong một không gian tỉnh lặng, rủ bỏ mọi ưu phiền và những lo toan đời thường đồng thời chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của ngôi chùa cổ nhất Vũng Tàu.

Phước Lâm Tự – Vũng Tàu

Nếu như bạn là một du khách đang muốn tìm hiểu về du lịch văn hóa tâm linh của Vũng Tàu thì chắc hẳn Phước Lâm Tự sẽ phải là điểm đến hàng đầu mà bạn nên lựa chọn. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở thành phố Vũng Tàu, được xây dựng cách đây khoảng 200 năm. Với giá trị về mặt tôn giáo cũng như kiến trúc và thời gian xây dựng thì vào năm 1992 ngôi chùa này đã được xếp hàng là di tích lịch sử cấp quốc gia.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Phước Lâm Tự – Vũng Tàu

Nằm trên con đường Nguyễn Bảo, phường 6, thành phố Vũng Tàu, ngôi chùa có tổng diện tích trên 6000 m², được xây dựng vào năm 1886. Chùa Phước Lâm hiện nay còn lưu giữ khá nhiều tượng phật, tượng quan âm có giá trị như pho tượng Quan Âm Nam Hải, Phật nhập Niết Bàn, tượng Chuẩn Đà bằng gỗ, đại hồng chung bằng đồng, … , và đặc biệt là pho tượng cổ Visnu bằng đá – vị thần bảo tồn vũ trụ có từ thế kỷ VII rất quý hiếm. Qua nhiều lần trùng tu hiện nay chùa được chia làm 4 khu chính là Tam quan, chính điện Phước Lâm tự, Tượng Phật Bà Quan Âm, khu nhà ở của tăng ni phật tự và vườn tháp. Không gian của chùa rất rộng rãi và thoáng đãng thu hút một lượng lớn du khách, tăng ni phật tử từ khắp nơi đến tham quan và tỏ lòng thành kính với Phật Tổ

Với lối kiến trúc ảnh hưởng của phong cách Ấn Độ, cùng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, của lịch sử văn hóa thuần Việt cổ xưa, Phước Lâm tự hiện đang là một trong những điểm đến yêu thích hấp dẫn khách hành hương.

Hệ thống Nhà Tù – Côn Đảo

Chỉ cần một lần ghé thăm hệ thống nhà tù Côn Đảo, bạn sẽ hiểu được vì sao nơi đây từng được mệnh danh là khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, trong đó có hệ thống Nhà tù Côn Đảo tồn tại suốt 113 năm kể từ năm 1975 trở về trước, được xem là “Địa ngục trần gian” – nơi in đậm tội ác chiến tranh của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nơi đây, có khoảng 20.000 người đã ngã xuống và mãi mãi yên nghỉ trong Nghĩa trang Hàng Dương và trên mảnh đất thiêng Côn Đảo.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Hệ thống Nhà Tù – Côn Đảo

Nhà tù Côn Đảo nổi tiếng về sự đày ải bạo tàn của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nơi đã giam giữ những chiến sĩ cách mạng yêu nước và những người có tư tưởng chống lại chính quyền Pháp cũng như Mỹ Ngụy. Hệ thống nhà tù này bao gồm: Trại Phú Sơn, Trại Phú Hải, Trại Phú Thọ, Trại Phú Tường, khu biệt lập Chuồng Cọp, khu Chuồng Bò, Trại Phú An, Trại Phú Phong và Trại Phú Hưng.

Côn Đảo hiện nay trở thành một điểm điểm du lịch mang ý nghĩa tâm linh rất thiêng liêng, là minh chứng cho chế độ thống trị, tù đày tàn bạo của bọn thực dân và đế quốc xâm lược. Ngoài ra, nhà tù Côn Đảo cũng thể hiện được lòng yêu nước nồng nàn và ý chí kiên cường bất khuất của những chiến sĩ cách mạng Việt Nam.. Nơi đây đã được đưa vào danh sách 1 trong 23 di tích quốc gia đặc biệt cần được bảo vệ và phát triển.

Khu căn cứ cách mạng Núi Dinh

Không chỉ là điểm phượt khám phá hấp dẫn cho người dân bản địa cũng như khách du lịch, Núi Dinh Vũng Tàu còn sở hữu nét đẹp đến từ quá khứ lịch sử đầy hào hùng cùng những cảnh đẹp thiên nhiên với con đường mòn, suối nhỏ chảy róc rách thu hút hàng ngàn lượt du khách ghé thăm.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Khu căn cứ cách mạng Núi Dinh

Khu căn cứ cách mạng Núi Dinh nằm kề quốc lộ 51 thuộc địa phận thành phố Bà Rịa và huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Núi Dinh chạy hình vòng cánh cung theo hướng đông nam – tây bắc, đỉnh cao nhất là núi ông Trịnh 504m, phần còn lại thoải dần về hai phía. Nơi đây là cơ sở cách mạng an toàn che chở cho các đơn vị trực thuộc chiến trường Đông Nam bộ. Căn cứ Núi Dinh đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia ngày 16/12/1993.

Núi Dinh Vũng Tàu là địa điểm du lịch khám phá cho những ai ưa thích xê dịch, với những cảnh đẹp dọc đường lên núi, cảm giác trekking đi bộ đường mòn, hay nghịch suối với dòng nước trong lành mát mẻ, khám phá dấu tích lịch sử còn để lại… đây chắc chắn sẽ là điểm đến ngày càng hấp dẫn và được biết đến nhiều hơn khi tới Vũng Tàu.

Bạch Dinh – Vũng Tàu

Nhắc đến Vũng Tàu, ngoài hải đăng, ngoài tượng chúa thì còn có Bạch dinh. Bạch dinh Vũng Tàu là điểm du lịch nổi tiếng tại Vũng Tàu nhờ lưu giữ được vẻ đẹp nguyên vẹn trong lối kiến trúc của Châu Âu.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Bạch Dinh – Vũng Tàu

Bạch Dinh được gọi theo tên tiếng Pháp là Villa Blanche nghĩa là biệt thự trắng, nằm bên sườn núi lớn của thành phố Vũng Tàu tại địa chỉ số 4 đường Trần Phú, P.1, TP. Vũng Tàu. Mặt trước hướng ra biển, lưng tựa vào núi tạo cho Bạch Dinh một thế vững chắc. Bạch Dinh là tòa nhà 3 tầng, cao 19m, dài 25m, toàn bộ ngôi nhà được quét vôi trắng, cửa mái vòm, mái lợp ngói. Khi đến tham quan biệt thự, du khách có thể thấy được kiến trúc Pháp từ hình dáng đến cách bày trí với những mảng viền trang trí rất nghệ thuật.

Vẻ đẹp thơ mộng, không khí trong lành và góc ngắm biển cực đẹp là những điều thú vị mà Bạch Dinh mang lại cho bạn. Nếu có ghé thăm Vũng Tàu, đừng bỏ qua khu biệt thự Bạch dinh Vũng Tàu xinh đẹp này nhé.

Đình thần Thắng Tam – Vũng Tàu

Nhắc đến Vũng Tàu người ta thường nghĩ ngay đến những bãi biển rộng lớn, những ngọn đồi lộng gió hay những món hải sản hấp dẫn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn Đình thần Thắng Tam – một điểm thú vị và ấn tượng đến cho những du khách yêu thích văn hóa tâm linh.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Đình thần Thắng Tam – Vũng Tàu

Đình thần Thắng Tam tọa lạc trên đường Hoàng Hoa Thám, Phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu, đây là một quần thể gồm Đình thần Thắng Tam, miếu Ngũ Hành và lăng Cá Ông. Đình thần Thắng Tam nằm ở vị trí được cho là “án sơn tụ thủy”.

Đình Thắng Tam được xây dựng vào khoảng năm Minh Mạng thứ 21 (1840). Ngôi đình mà du khách thưởng ngoạn hiện tại đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Đình được kiến trúc theo lối nối kết, gồm nhà Tiền hiền, hội trường, đình trung, võ ca. Ngôi Tiền hiền có 4 bàn thờ: Thổ công, Tiền hiền, Hậu hiền và Tiền vãng-Hậu vãng. Ngôi đình Trung có 10 bàn thờ: Thần Nông, Thiên Y A Na, Ngũ Đức, Cao Các, Tiên Sư…

Đình thần Thắng Tam còn lưu giữ 12 sắc phong của vua Thiệu Trị và vua Tự Đức; trong đó 6 sắc phong cho Đại Càng Quốc Gia Nam Hải (tức cá Ông), 3 sắc phong cho Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi và 3 sắc phong cho Thủy Long Thần Nữ.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Bộ xương cá voi do ngư dân phát hiện trong thế kỷ 19

Bên trái đình Thắng Tam là Lăng Ông Nam Hải-thờ một phần của bộ xương cá voi do ngư dân phát hiện trong thế kỷ 19 (những phần khác được thờ tại Lăng Ông Phước Tỉnh và Lăng Ông Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh). Hàng năm, từ ngày 16 đến 18 tháng 8 âm lịch, Lăng Ông Nam Hải tổ chức lễ hội Nghinh Ông rất sôi động, thu hút nhiều du khách tham dự.

Bên phải đình Thắng Tam là miếu Ngũ Hành, ngư dân Vũng Tàu gọi là Miễu Bà. Chánh điện thờ năm bà Ngũ Hành, Thiên Y A Na và Thủy Long Thần Nữ. Hai bên có bàn thờ năm cô và năm cậu, Quan Công, Quan Bình, Châu Xương, Ông Địa, Thổ Công… Hàng năm, từ ngày 16 đến 18 tháng 10 âm lịch, miếu bà tổ chức lễ cúng ngày vía. Nghi thức lễ hội có Nghinh Bà, cúng Tiền hiền, Hậu hiền, thu hút đông đảo du khách tham dự.

Chùa núi Một (Vân Sơn Tự) – Côn Đảo

Khi có hội đặt chân đến Côn Đảo, bạn đừng quên ghé thăm chùa Vân Sơn Tự ở Côn Đảo, ngôi chùa đẹp nhất và duy nhất tại vùng biển đảo mênh mông này nhé!

bà rịa – vũng tàu có gì?

Chùa núi Một (Vân Sơn Tự) – Côn Đảo

Chùa Núi Một, tọa lạc giữa lưng chừng núi Một, cách trung tâm thị trấn Côn Sơn, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 1.6km. Chùa được xây dựng dưới thời Mỹ ngụy năm 1964, nhằm phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho các gia đình những người làm việc trong bộ máy hành chính, các quan chức binh sỹ sinh sống trên đảo. Ngoài ra, việc xây dựng chùa còn có mục đích dùng để che mắt dư luận quốc tế, báo chí về hệ thống cai trị tù nhân tàn bạo, khốc liệt dưới chế độ Mỹ ngụy thời bấy giờ.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Tượng Quan Âm tại Chùa núi Một (Vân Sơn Tự) – Côn Đảo

Chùa nổi bật nhất vẫn là tượng Quan Âm Bồ Tát cao 2m đứng trên đài sen, tay cầm bình nước cam lộ trước khuôn viên và kiến trúc điêu khắc được trạm trổ tinh tế, những cột gỗ to lớn, bề thế một người ôm không tài nảo xuể. Những người dân địa phương, vị khách đất liền xa xôi với một lòng hướng thiện, cầu Phật không ngại đường xá xa xôi, vượt qua hơn 200 bậc thang dốc núi để thành tâm đứng trước cửa Phật thắp hương cầu nguyện.

Nếu bạn là người yêu thiên nhiên, muốn thưởng thức những cảnh đẹp trong không gian yên tĩnh. Trầm lặng thì hãy làm một chuyến đến chùa Núi Một Côn Đảo nhé. Chắc chắn nơi đây sẽ khiến bạn quên đi những bộ bề trong cuộc sống, hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp và tận hưởng những giây phút an yên trong tâm hồn.

Mũi Nghinh Phong – Vũng Tàu

Mũi Nghinh Phong với vẻ đẹp non nước hữu tình – trước mặt là biển sau lưng là núi là địa điểm du lịch Vũng Tàu giữ chân không ít du khách khi đến nơi đây. Đến với nơi đây, khách du lịch sẽ được tận hưởng cảm giác thoải mái, không khí trong lành, phong cảnh hữu tình xua tan mọi mệt mỏi.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Mũi Nghinh Phong – Vũng Tàu

Mũi Nghinh Phong tọa lạc tại số 1 đường Hạ Long, thành phố Vũng Tàu. Mũi Nghinh Phong nổi bật hơn những khu du lịch khác bởi nơi đây hội tụ nhiều cảnh quan đẹp, mang đến sự thoải mái với không khí trong lành và phong cảnh xinh đẹp. Khung cảnh ấy khiến du khách không khỏi trầm trồ khen ngợi.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Bãi biển mũi Nghinh Phong – Vũng Tàu

Mũi Nghinh Phong mở cửa từ 6h – 18h hằng ngày. So với các địa điểm du lịch khác tại Vũng Tàu, nơi đây nổi bật hơn với vẻ đẹp độc nhất vô nhị. Thiên nhiên non nước hữu tình, không gian yên tĩnh. Hai bãi biển ở Mũi Nghinh Phong đều trong, sạch, và rất yên tĩnh. Khác hoàn toàn với Bãi Sau và Bãi Trước là hai bãi biển gần đó, điểm đến lúc nào đông đúc, ồn ào. Vì vậy mà, vẻ đẹp này dễ dàng đi sâu vào tiềm thức của mỗi du khách đến đây bởi sự nên thơ, hấp dẫn.

Trước mặt có biển sau lưng có núi , cảnh tượng ngọt lịm mà du khách có thể chiêm ngưỡng tại mũi Nghinh Phong – Vũng Tàu, địa điểm mới không thể bỏ qua. Đến đây, ngoài việc ngắm nhìn khung cảnh nên thơ của thiên nhiên, du khách còn có thể ngắm nhìn chiếc Cổng trời, cắm trại qua đêm và tận hưởng nhiều điều thú vị khác.

Địa đạo Kim Long – Châu Đức – Vũng Tàu

Địa đạo Kim Long (thôn Tam Long, xã Kim Long, huyện Châu Đức) được hình thành ngay trong lòng địch chiếm đóng từ năm 1962. Địa đạo Kim Long được thiết kế khá độc đáo khi xuyên qua nhà ở, vườn cây ăn trái, có 12 cửa lên xuống và được trang bị chắc chắn, kín đáo. Địa đạo được người dân ngày đêm đào và xây dựng, dù trải qua những trận mưa bom nhưng nơi đây luôn vững chắc để bảo vệ chiến sỹ cách mạng.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Địa đạo Kim Long – Châu Đức – Vũng Tàu

Đến với địa đạo Kim Long, bạn sẽ được các hướng dẫn viên giới thiệu chi tiết và chỉ cho bạn đường vào địa đạo để cảm nhận thực tế hơn nữa quá trình hoạt động của các chiến sỹ.

Ngoài ra, bạn còn được tham quan bên ngoài khu địa đạo với những cây rừng, không gian mát mẻ nhưng kín đáo. Các quán nước, quán ăn nhỏ tập trung bên ngoài địa điểm du lịch này để phục vụ nhu cầu ăn uống nghỉ ngơi.

Địa đạo là minh chứng hùng hồn cho lòng yêu nước, ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm của quân và dân Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ chiến tranh. Theo thời gian, địa đạo bị xuống cấp, hiện đang được triển khai việc trùng tu, nâng cấp trở thành một địa điểm tham quan, về nguồn cho du khách và thế hệ trẻ.

Thích Ca Phật Đài – Vũng Tàu

Chùa Thích Ca Phật Đài tọa lạc tại số 608 Trần Phú, Phường 5, Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nơi đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Bà Rịa Vũng Tàu và được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Thích Ca Phật Đài – Vũng Tàu

Thích Ca Phật Đài được ví như một vầng trăng khuyết và được chia làm ba cấp theo hình tháp, chiều cao từ 3-9m tính từ mực nước biển:

* Cấp 1 gồm có Tam quan và khu vực trồng hoa.

* Cấp 2 gồm có khu nhà mát và khu vực dùng để trưng bày truyền thống.

* Cấp 3 gồm có Thiền Lâm tự và Phật tích.

Tại đây còn bao gồm một số công trình kiến trúc và điêu khắc khác như hệ thống các tượng đài lớn nhỏ, đặc biệt là tượng Kim Phật Tổ có chiều cao lên đến trên 10m và 16 viên xá lợi của Đức Phật.

Thích Ca Phật Đài tại Vũng Tàu có diện tích lên đến hơn 5ha và là nơi tái hiện lại những sự tích về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hòa cùng cảnh sắc thiên nhiên hiền hòa, sinh động đã góp phần khiến Thích Ca Phật Đài trở thành danh thắng đẹp, chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử và tôn giáo tại Việt Nam.

Địa Đạo Long Phước – Bà Rịa

Địa đạo Long Phước (xã Long Phước, TP.Bà Rịa) trong thời kỳ chiến tranh là công sự vững chắc của quân dân Bà Rịa. Do có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự nên Long Phước luôn là địa bàn tranh chấp quyết liệt giữa ta với địch suốt hai cuộc kháng chiến. Chính nơi đây đã hình thành hệ thống địa đạo nổi tiếng.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Địa Đạo Long Phước – Bà Rịa

Năm 1948 nhằm bảo tồn lực lượng và củng cố phong trào cách mạng, đảng bộ Long Phước phát động phong trào đào hầm bí mật trong toàn xã. Tiền thân chọn là căn hầm nhà ông Năm Hồi với chiều dài 300 mét nhờ đó tháng 10 năm 1949 lực lượng vũ trang cách mạng đã chiến thắng cuộc càn quét của giặc Pháp giữ vững xam ấp và cơ sở cách mạng.

Năm 1963 địa đạo được khôi phục và phát triển ở ấp Nam Tây chiều dài 200 mét, có cấu trúc thêm giao thông hào, ụ chiến đấu kho lương thực, kho về khu, hầm cứu thương.Địa đạo đã trở thành thế trận vững chắc để lực lượng cách mạng bám trụ kiên cường đánh bại nhiều cuộc tấn công lấn chiếm của địch góp phần cùng quân dân cả nước giải phóng miền Nam.

Ngày 09 tháng 1 năm 1990 bộ văn hoá Thông tin – Thể thao-Du lịch đã ra quyết định số 34/HVQĐ công nhận di tích lịch sử địa đạo Long Phước. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cho trùng tu lại khu di tích địa đạo Long Phước và đón khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Cầu tàu 914 – Côn Đảo

Du lịch Côn Đảo, du khách không thể bỏ qua điểm tham quan đó là Cầu Tàu 914. Được xây dựng vào năm 1873, với chiều dài khoảng 107 m, Cầu Tàu 914 kéo dài từ mép lộ trước cổng Dinh Chúa đảo ra vịnh Côn Sơn.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Cầu tàu 914 – Côn Đảo

Sở dĩ có tên 914 là trong quá trình xây dựng cầu tàu, người ta ước tính đã có 914 tù nhân đã ngã xuống vì lao dịch, tai nạn trong quá trình khổ sai xây cầu. Nhưng đó chỉ là con số ước lệ, trên thực tế con số có thể lên đến hàng ngàn người. Cầu tàu 914 cũng là nơi chứng kiến những giây phút vinh quang, xúc động nhất khi những lá cờ đỏ sao vàng tung bay rợp bóng vào ngày Cách mạng tháng Tám thành công, hay ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, chứng kiến hàng ngàn tù nhân được tự do trở về đất liền.

Phía đầu Cầu tàu 914, có xây một bia tưởng niệm để người dân địa phương, và những người con tìm về nguồn cội lịch sử, cùng du khách tới thắp nén nhang tưởng nhớ những người đã ngã xuống nơi này. Ngày nay, Cầu Tàu 914 vừa là chỗ cho khách tham quan du lịch, câu cá, ngắm cảnh, chụp hình lúc mặt trời mọc vừa là chỗ cho ghe tàu mỗi buổi sớm cập bến cung cấp các loại hải sản cho Côn Đảo.

Dinh Cô, Mộ Cô – Vũng Tàu

Đền Dinh Cô là một trong những ngôi đền thờ hoành tráng và linh thiêng bậc nhất ở Nam Bộ. Khám phá đền Dinh Cô – điểm đến linh thiêng ở Vũng Tàu là dịp để du khách tìm hiểu thêm về ngôi đền nổi tiếng này ở thành phố Vũng Tàu.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Dinh Cô, Mộ Cô – Vũng Tàu

Đền Dinh Cô hiện nay tọa lạc tại 1 khoảng đất rộng ở bờ biển thị trấn Long Hải, xã Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đền được xây dựng rất hoành tráng gồm Chính Điện rộng lớn và nhiều khu thờ tự thờ Phật Mẫu, Chúa Cậu… Từ sau khi được di chuyển về địa điểm mới này vào năm 1930, đền Dinh Cô được trùng tu sửa chữa nhiều lần mới có được hình dáng bề thế như hiện nay.

Ngày nay Dinh Cô có diện tích trên 1.000 m2. Cổng Tam quan nằm dưới chân mũi Kỳ Vân, hai bên có đặt tượng rồng và cọp, phía trên mái có gắn “Lưỡng long chầu nguyệt” và “song phụng chầu”, lối lên các điện thờ là 37 bậc tam cấp.Trong chính điện bài trí 7 bàn thờ: Ngay trung tâm là bàn thờ Bà Cô (Lê Thị Hồng), nổi bật với bức tượng Bà Cô cao hơn 0,5 m, mặc áo choàng đỏ, viền kim tuyến, đội mão gắn ngọc. Phía sau cạnh bàn thờ Bà Cô là bàn thờ Diêu Trì Phật Mẫu, Chúa Cậu (Nhị vị Công tử, tức là Cậu Tài, Cậu Quý), Ngũ Hành Nương Nương, Tứ Pháp Nương Nương (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), Ông Địa, Thần Tài. Ngoài chính điện, ngư dân còn lập bàn thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Ngọc Nương Nương, Chúa Tiên Nương Nương, Chư vị, Bà Mẹ Sanh, Tiền hiền, Hậu hiền,…và các miếu thờ: Hỏa Tinh Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Quan Thế Âm Bồ Tát,…

Hằng năm, vào ngày 10, 11 và 12 tháng 2 âm lịch, người dân Long Hải mở lễ hội Nghinh Cô (còn gọi là vía Cô) long trọng theo nghi thức cổ truyền, để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa,…Đây là một trong những lễ hội lớn ở Nam Bộ thu hút rất nhiều người đến tham quan và chiêm bái.

Cầu Ma Thiên Lãnh – Côn Đảo

Du khách đến Côn Đảo chắc hẳn không thể không đi thăm thú Di tích lịch sử đặc biệt quốc gia – Cầu Ma Thiên Lãnh Côn Đảo. Tại đây, có vô số cảnh đẹp cũng như sự hào hùng của đất nước, sự tự hào về tinh thần yêu nước, kiên cường của ông cha ta trước giặc ngoại xâm.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Cầu Ma Thiên Lãnh – Côn Đảo

Được khởi công xây dựng từ năm 1930 nhằm vào công việc nhằm khai thác gỗ, đá để xây dựng trại giam và lập các trại kiểm soát đề phòng tù nhân vượt ngục. Đây là con đường dẫn từ ngã ba Núi Chúa qua Bãi Ông Đụng để đến sở Ông Câu.

Sở dĩ cây cầu có tên là Ma Thiên Lãnh do người ta lấy tên ngọn núi có địa thế hiểm ác khó đi là Ma Thiên Lãnh ở Triều Tiên để đặt cho cây cầu này.

Cách mạng tháng 8/1945 thành công, công trình bị bỏ dở cho đến ngày nay. Di tích Cầu Ma thiên lãnh đã được, Bộ Văn hóa – Thông Tin đã ra quyết định số 54-VHQĐ Đặc cách công nhận Khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia ngày 29/4/1979. Ngày 10/5/2012 Thủ Tướng chính phủ ra quyết định 548/ QĐTTg công nhận là Di tích Đặc biệt Quốc gia. Khi có dịp đên với Côn Đảo du khách đừng quên ghé tham quan di tích Cầu Ma Thiên Lãnh vừa để tìm hiểu lịch sử của di tích, đồng thời tưởng nhớ những người tù cách mạng đã hi sinh tại đây.

Dinh Chúa Đảo – Côn Đảo

Các du khách đi du Lịch Côn Đảo thường coi Dinh chúa đảo là một địa điểm không thể thiếu trong chuỗi hành trình khám phá của họ, công trình còn được biết đến với cái tên Dinh ông lớn, Dinh tỉnh trưởng….

bà rịa – vũng tàu có gì?

Dinh Chúa Đảo – Côn Đảo

Hình thành vào khoảng những năm 1862 – 1876 cùng với các cơ sở hạ tầng sẵn có lúc bấy giờ trên đảo. Chiếm tổng diện tích 18.600m2, bao gồm: Nhà chính, nhà phụ và sân vườn…Nơi đây chính là nơi ở của 53 đời Chúa đảo, trải qua 113 năm (1862-1975). Trong đó 92 năm dưới thời thực dân Pháp với 39 đời chúa đảo và 12 năm thời đế quốc Mỹ với 14 đời chúa đảo đã sống và làm việc. Một đầu não trung tâm của hệ thống nhà tù, được điều hành dưới quyền điều khiển của Chúa đảo.

Có thể nói dinh chúa đảo hôm nay là một chứng tích có giá trị tố cáo tội ác, là thư viện lớn về Côn Đảo với hình ảnh tư liệu của Pháp, lưu giữ đầy đủ phiên hiệu tù, ngày, giờ hành hình tại pháp trường. Phòng trưng bày dinh chúa đảo còn trưng bày 4 chủ đề chính: Côn Đảo – đất nước – con người, Côn Đảo – địa ngục trần gian, Côn Đảo – trường học đấu tranh cách mạng, Côn Đảo – di tích lịch sử cách mạng hiện nay và trong lòng người dân Việt Nam. Ngoài ra, phòng còn trưng bày một chuyên đề ảnh về nhà tù Côn Đảo từ năm 1908 đến 1916 với gần 700 hiện vật, hình ảnh trưng bày. Và từ năm 2000 đến nay, ban quản lý di tích cũng đã thu thập thêm được hơn 6.000 hồ sơ tù chính trị Côn Đảo qua các thời kì, 266 hiện vật thể khối, 542 tư liệu ảnh và giấy để bổ sung cho phòng trưng bày, tố cáo rõ nét nhất tội ác của các chúa đảo thời kì kháng chiến.

Dinh Chúa Đảo được Bộ Văn Hóa-Thông Tin công nhận là Khu di tích đặc biệt quan trọng cấp Quốc Gia vào ngày 29/04/1979 và ngày 10/05/2012 đã được Thủ tưởng chính phủ công nhận là Di tích đặc biệt Quốc Gia. Nơi đây chính là một minh chứng hào hùng cho quá trình đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta

Khu căn cứ Minh Đạm – Vũng Tàu

Nhắc đến những địa điểm du lịch Vũng Tàu nổi tiếng, nhiều người nghĩ ngay đến những bãi biển đẹp, những ngôi chùa uy nghi, thanh thoát, những công trình kiến trúc đồ sộ như ngọn hải đăng, tượng chúa giang tay. Đặc biệt, du khách thường nhắc đến khu di tích lịch sử Minh Đạm, chứng nhân của một thời lịch sử hào hùng ở miền Nam.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Khu căn cứ Minh Đạm – Vũng Tàu

Minh Đạm là dãy núi thấp, đâm ngang ra biển, trải qua địa phận các xã Tam Phước, Phước Hưng, thị trấn Long Hải (huyện Long Điền), Phước Hải, Long Mỹ (huyện Đất Đỏ). Địa thế núi phức tạp, hiểm trở, có đến hơn 300 hang động lớn nhỏ, kiên cố, ăn sâu vào lòng núi. Nhờ đó, trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Minh Đạm trở thành căn cứ cách mạng vững chắc của quân dân BR-VT.

Năm 1948, để nhớ ơn hai vị Bí thư và Phó Bí thư huyện Long Điền là Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm đã anh dũng hy sinh dưới chân núi, nên người dân đã đặt tên núi là Minh Đạm. Hiện nay, khu vực căn cứ Minh Đạm đã được đầu tư, tôn tạo thành điểm tham quan thu hút du khách trong và ngoài nước với những chuyến du lịch về nguồn. Các hạng mục của khu di tích hiện nay gồm: Đền thờ 2.642 Anh hùng liệt sĩ và nữ Anh hùng Võ Thị Sáu, nhà truyền thống, 4 hang (Huyện ủy, Huyện đội, Thị xã Cấp và Quân y). Căn cứ Minh Đạm gồm bốn khu: Chùa Viên, Đá Chẻ, Chùa Giếng Gạch, Đá Chồng. Với những ý nghĩa to lớn, ngày 18/01/1993 bộ VH-TT-DL đã công nhận Minh Đạm là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Ngày nay, núi Minh Đạm và Căn cứ Minh Đạm đang có sức hấp dẫn đối với du lịch. Nơi đây hàng ngày đón tiếp nhiều đoàn khách du lịch đến thăm lại chiến trường xưa và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi non hùng vĩ và bãi biển Long Hải, Thùy Vân, Kỳ Vân đầy chất thơ. Đến Minh Đạm, sau khi viếng đền thờ liệt sĩ, du khách nên khám phá thiên nhiên trên núi.

Căn cứ Minh Ðạm hôm nay đã trở thành điểm du lịch khá lý tưởng cho nhiều loại hình du lịch: leo núi, dã ngoại sinh thái và đặc biệt là nơi tìm hiểu lịch sử cách mạng, giáo dục truyền thống cho các thế hệ học sinh, sinh viên…

Trận địa pháo cổ Sao Mai – Núi Lớn – Vũng Tàu

Trận địa pháo cổ Sao Mai – Núi Lớn được xem là trận địa pháo cổ lớn nhất khu vực Đông Dương. Di tích quốc gia này còn là một trong những di tích trọng điểm của tỉnh được đầu tư trùng tu để trở thành một địa chỉ du lịch mới để thu hút khách du lịch.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Trận địa pháo cổ Sao Mai – Núi Lớn – Vũng Tàu

Trận địa pháo Sao Mai – Núi Lớn nằm ở hẻm 444 đường Trần Phú, phường 5, TP. Vũng Tàu. Đây là tuyến phòng thủ do thực dân Pháp xây dựng cuối TK 19, với quy mô kiên cố, hiện đại nhất lúc bấy giờ ở Đông Dương. Trận địa pháo cổ đồi Sao Mai là một trận địa pháo có quy mô lớn được xây dựng ở Đông Dương thời Pháp thuộc. Ngày nay trận địa này nằm bên một con đường quanh co ở lưng chừng núi Lớn của TP Vũng Tàu.

Trận địa pháo cổ Sao Mai – Núi Lớn là tuyến phòng thủ do thực dân Pháp xây dựng từ thế kỷ XIX, được bố trí liên tiếp trên một đường thẳng ở các độ cao khác nhau từ Tây Bắc sang Đông Nam của núi Lớn và núi Nhỏ TP. Vũng Tàu. Trận địa pháo cổ được chia làm ba cụm lớn với tất cả 23 khẩu, gồm: Trận địa pháo Cầu Đá, trận địa pháo Núi Lớn và trận địa pháo Tao Phùng.

Từ năm 2008, để làm “sống” lại trận địa pháo cổ Sao Mai – Núi Lớn tiếp sức cho lễ hội bắn súng thần công; tỉnh đã đầu tư 3 tỷ đồng nhằm trùng tu, tôn tạo để phục vụ du khách. Từ đó đến nay rất nhiều du khách khi đến TP. Vũng Tàu đã không bỏ qua cơ hội khám phá trận địa pháo cổ lớn nhất Đông Dương này.

Mộ Bà Rịa – Long Điền

bà rịa – vũng tàu có gì?

Mộ Bà Rịa – Long Điền

Theo sách “Gia Định thành thông chí” của Hiệp Tổng trấn Gia Định Thành – Trịnh Hoài Đức, ghi chép về Bà Rịa như sau: Bà Rịa người Phú Yên (1665-1759). Năm 15 tuổi (1680) thời Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), bà có mặt trong đoàn lưu dân từ Dinh Trấn Biên (Phú Yên) vào Nam lập nghiệp. Nơi đến là vùng đất rộng lớn, có địa hình lồi lõm phức tạp, nổi tiếng là vùng nước độc, chướng khí, có nơi đầm lầy lau sậy mịt mù, có rất nhiều thú dữ. Khi đặt chân đến vùng rừng thiêng nước độc này, Bà Rịa cùng dân chúng lao vào công việc khai hoang mở đất, lập làng ở vùng Đồng Xoài (nay thuộc xã Hòa Long, TP.Bà Rịa), rồi dần mở rộng ra vùng Gò Xoài – Phước Liễu (nay thuộc xã Tam An, huyện Long Điền), tiếp tục khai khẩn đến đất Láng Dài (nay thuộc huyện Đất Đỏ) và hướng về vùng biển Xuyên Mộc.

Theo sách “Gia Định thành thông chí” của Hiệp Tổng trấn Gia Định Thành – Trịnh Hoài Đức, ghi chép về Bà Rịa như sau: Bà Rịa người Phú Yên (1665-1759). Năm 15 tuổi (1680) thời Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), bà có mặt trong đoàn lưu dân từ Dinh Trấn Biên (Phú Yên) vào Nam lập nghiệp. Nơi đến là vùng đất rộng lớn, có địa hình lồi lõm phức tạp, nổi tiếng là vùng nước độc, chướng khí, có nơi đầm lầy lau sậy mịt mù, có rất nhiều thú dữ. Khi đặt chân đến vùng rừng thiêng nước độc này, Bà Rịa cùng dân chúng lao vào công việc khai hoang mở đất, lập làng ở vùng Đồng Xoài (nay thuộc xã Hòa Long, TP.Bà Rịa), rồi dần mở rộng ra vùng Gò Xoài – Phước Liễu (nay thuộc xã Tam An, huyện Long Điền), tiếp tục khai khẩn đến đất Láng Dài (nay thuộc huyện Đất Đỏ) và hướng về vùng biển Xuyên Mộc.

Bà Rịa không rõ họ gì, nhưng có công lớn trong việc khai hoang lập ấp, là người đức độ có uy tín khắp cả vùng. Với những công trạng đó, bà được Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1752) phong tước Hàm Nghè và sắc phong cho mang họ nhà Chúa, từ đó bà có tên là Nguyễn Thị Rịa.

bà rịa – vũng tàu có gì?

Mộ Bà Rịa – Long Điền

Từ Quốc lộ 55 qua khỏi Trung tâm hành chính – chính trị huyện Long Điền khoảng 2km, rẽ phải vào Tỉnh lộ 44B đi thêm khoảng 2km nữa là đến nơi có mộ Bà Rịa. Khu mộ nằm sát bên đường đối diện với UBND xã Tam Phước, huyện Long Điền.

Mộ Bà Rịa. Bên trong khuôn viên khu mộ rộng lớn là những hàng trúc, tre đằng ngà, bồ đề cùng nhiều cây cổ thụ tỏa rợp bóng mát. Nằm giữa khu mộ là ngôi nhà hình lục giác có bia tưởng niệm bằng đá granit đen ghi công lao Bà Rịa được đặt trên mình con rùa bằng đá granit xám.

Bên trái khu mộ là điện thờ. Bên cạnh điện thờ là nhóm tượng điêu khắc với những người đàn ông, phụ nữ đang chặt cây, bắc cầu, chèo thuyền vượt sóng… thể hiện cho công cuộc khai phá, mở rộng đất đai của người dân thời xa xưa. Bên phải là khu mộ Bà Rịa, bên ngoài được xây bao phủ bức tường thành bằng đá ong mài, ngang 7m, dài 8,2m, tường dày 0,5m, cao 1m, bốn góc gắn bốn chiếc đèn trang trí hình tròn. Nằm thấp bên trong vòng thành là ngôi mộ Bà Rịa được xây theo bậc tam cấp. Bốn góc mộ có bốn trụ xi măng, được đặt hình bông sen. Ngôi mộ chính được sơn màu xanh da trời nổi bật lên giữa vòng thành đá ong màu nâu thẫm. Hiện nay địa danh này đã trở thành điểm tham quan của những du khách muốn tìm hiểu về đất và người Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trên đây là những địa điểm du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu hấp dẫn nhằm giải đáp câu hỏi “Bà Rịa Vũng Tàu có gì?”. Mong bài viết này sẽ giúp bạn tìm được những địa điểm thích hợp khi ghé thăm nơi đây. Chúc bạn có một chuyến du lịch đầy trọn vẹn vui vẻ.

Đăng bởi: Nguyễn Ngọc Lưu

YOLO! Khám phá các huyện ở Bà Rịa Vũng Tàu

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก