Chùa

Bát Bửu Phật Đài – Chùa Thanh Tâm (Phật Cô Đơn)

Chùa Phật Cô Đơn ở đâu

Tọa lạc tại ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. HCM chùa Phật Bát Bửu Phật Đài hay còn gọi là chùa Phật Cô Đơn, cách trung tâm thành phố 30 km về phía Tây Namluôn thu hút đông đảo khách thập phương chiêm bái, cúng dường vì nỗi tiếng là ngôi chùa linh thiêng, huyền bí cầu gì được nấy, nhất là cầu tình duyên đôi lứa và cầu tài lộc trúng số để đổi đời… Thắng cảnh Việt Nam giới thiệu với mọi người chi tiết về ngôi chùa này nhé!

chùa phật cô đơn, chùa thanh tâm, tp hồ chí minh, bát bửu phật đài – chùa thanh tâm (phật cô đơn)

Chùa Phật Cô Đơn nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chính Minh khoảng 23km tương ứng với 1h đi bằng ô tô nên bạn cần lưu ý lựa chọn phương tiện di chuyển thuận tiện nhất cho mình.

  • Phương tiện cá nhân: Tùy theo xuất phát điểm của từng người mà sẽ có hướng đi khác nhau nên cách tốt nhất là bạn tham khảo qua Google Map bên dưới để chọn được tuyến đường phù hợp nhất cho mình.
  • Xe buýt: Hiện tại chỉ có tuyến xe buýt số 71 là có điểm xuống ở gần chùa Phật Cô Đơn có thời gian hoạt động từ 5h20 sáng đến 19h tối với tần suất 122 chuyến ngày và giá vé khoảng 6.000 VNĐ/lượt.

Lịch sử hình thành:

Với tâm nguyện tôn tạo ngôi Tam bảo làm chỗ nương tựa tâm linh cho đồng bào noi gương đạo đức sống yên ổn, cư sĩ Lê Chí Bình đã phát tâm cúng dường khu đất rộng chừng 30 héc-ta của gia đình, trong đó kiến tạo ngôi chùa Thanh Tâm bên kênh Cầu Xáng, chùa hoàn thành và an vị Phật vào ngày 12-7-1956. Tại đây ngay từ buổi ban đầu ấy, một nhánh cây bồ-đề được chiết gốc từ đại thọ bồ-đề ở Benares, Ấn Độ – nơi Đức Thế Tôn tọa thiền để nhắc nhở thập phương về gốc tích của đạo thiêng.

chùa phật cô đơn, chùa thanh tâm, tp hồ chí minh, bát bửu phật đài – chùa thanh tâm (phật cô đơn)

Dẫu tôn tạo đơn sơ, nhưng ngôi chùa Thanh Tâm này, theo tâm nguyện của những vị sáng lập trong thâm ý “để nhắc nhở cho lòng người trong sạch mỗi khi vào chùa chiêm bái”, như cư sĩ Lê Chí Bình đã bộc bạch khi đề cập về lịch sử của Bát Bửu Phật Đài trong ngày lễ an vị tôn tượng Đức Bổn Sư ngày 25-8-1961, là cơ duyên để chuyển hóa vùng đất này thành thánh địa.

Chùa Thanh Tâm bắt đầu kiến tạo năm 1955, hoàn thành năm 1956, Bát Bửu Phật Đài được tôn tạo sau đó, bắt đầu vào năm 1959 và hoàn thành vào năm 1961. Phật đài có kiến trúc hình bát giác, cao 3m. Trên đài, tôn trí tượng Đức Phật Thích Ca cao 7m, nặng khoảng 4 tấn do Hội Phật học Nam Việt chủ trương tôn tạo, với sự tùy hỷ hiến cúng của cư sĩ Hội trưởng Chánh Trí Mai Thọ Truyền.

chùa phật cô đơn, chùa thanh tâm, tp hồ chí minh, bát bửu phật đài – chùa thanh tâm (phật cô đơn)

Việc cung thỉnh tôn tượng Đức Phật từ chùa Xá Lợi về Cầu Xáng (Đức Hòa) trong điều kiện bấy giờ là hết sức khó khăn. Chư vị tôn đức và cư sĩ lúc đó đã tổ chức nhiều cuộc cầu nguyện, chuyên tâm trì tụng kinh Pháp hoa trong thời gian dài liên tục, và nhờ năng lực hộ trì đó, nhiều duyên lành huyền nhiệm đã xuất hiện, vượt qua mọi trở ngại, thành tựu tốt đẹp. Lễ an vị Phật được tổ chức vào các ngày 22 đến 25- 8-1961 vào mùa Vu lan – Báo hiếu năm Tân Sửu trong sự hoan hỷ của đông đảo Tăng Ni, Phật tử.

chùa phật cô đơn, chùa thanh tâm, tp hồ chí minh, bát bửu phật đài – chùa thanh tâm (phật cô đơn)

Trải qua những năm tháng trong chiến tranh, với sự tàn phá của bom đạn, chùa Thanh Tâm cũng bị thiêu rụi, nhưng lạ lùng thay, kim thân Đức Phật lộ thiên vẫn sừng sững tĩnh tại. Dân di tản, nơi đây không bóng người, chỉ duy Đức Phật vẫn ở đó, an nhiên, có lẽ do vậy, mà Bát Bửu Phật Đài được người dân, các đoàn thanh niên xung phong đến đây lao động công ích năm 1976 truyền miệng là chùa “Phật Cô Đơn” – Đức Phật một mình giữa đồng không hoang vắng… Tên gọi dân gian này lan tỏa và đi vào lòng người từ đó.

chùa phật cô đơn, chùa thanh tâm, tp hồ chí minh, bát bửu phật đài – chùa thanh tâm (phật cô đơn)

Sau khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, với những ứng hiện mầu nhiệm, dần dần Bát Bửu Phật Đài trở thành nơi mà người dân không chỉ tại thành phố mà cả các tỉnh thành lân cận đến lễ bái, cầu nguyện ngày mỗi đông hơn.

Sự tích Phật cô đơn

Kể từ sau lễ an vị tượng Phật, tiếng súng bắt đầu nổ giòn trong vùng Đức Huệ giáp vùng Đức Hòa. Các cuộc đụng độ giữa du kích quân cách mạng và binh sĩ VNCH diễn ra bất chợt ở vùng gần khu vực Cầu Xáng, Bát Bửu Phật Đài.

Qua cuộc lễ, Thanh Tâm Tự và Bát Bửu Phật Đài thưa dần đạo tâm đến chiêm bái do lưu thông thủy bộ đi lại khó khăn. Lần lần bặt hẳn bóng người lui tới vì nơi này trở thành cấm địa, chỉ có mấy vị trụ trì được phép ở lại chùa và trừ ra quân đội canh phòng mới được ra vào. Tháng 2/1965, Bát Bửu Phật Đài bị cháy phần mái tranh do lửa của trái sáng từ máy bay thả xuống. Đến tháng 11/1965, Thanh Tâm Tự bị bỏ bom sập nát chỉ còn trơ lại nền chùa.

Năm tháng trôi qua, ông Bình không có dịp về thăm chùa vì khu vực Bát Bửu Đài nằm trong vùng chiến sự mất an ninh. Mãi đến tháng 5 năm 1969, nhân dự buổi lễ Phật Đản vào ngày rằm tháng 4 âm lịch tại một Niệm Phật Đường ngang chợ Cầu Xáng, ông Bình mới có dịp trở lại viếng Bát Bửu Đài với sự hướng dẫn có tổ chức của chính quyền địa phương. Ông Bình kể lại, khi đi ngang Thanh Tâm Tự, ông vẫn không biết vì nền chùa bị tre trúc mọc lên dày bịt, hoa rừng chụp xuống ngổn ngang chằng chịt. Một sĩ quan trong đoàn dừng lại chỉ tay nói với ông Bình: –  “Đây là nền chùa cũ Thanh Tâm đã bị thả bom nhưng trong ấy còn hai trái bom chưa nổ”. Khi vào đến Phật đài, ông thấy tượng Phật bị lấm nhấm nhiều vết đạn, còn hồ nước thì bị lủng một lỗ lớn và vài lỗ to bằng cái chén, bên trong vẫn còn nước ở mực bảy tám tấc, nước vẫn trong veo. Dưới nền cỏ rêu phong, chung quanh đài, lau sậy, cỏ tranh cùng cỏ dại mọc đầy !!!…

Trải qua những năm tháng chiến tranh, bom đạn tàn phá xóm làng, thiêu rụi cả mái che Phật đài, chùa Thanh Tâm bị bom san bằng, chỉ riêng ngôi Phật đài với kim thân Đức Phật dù bị nhiều thương tích do bom đạn, vẫn sừng sững nơi hoang vắng.

Thời gian trôi qua, đến tháng 3 năm 1974, được tin binh đội trú đóng đã dời đi, sự lưu thông được dễ dàng, đồng bào đi lánh nạn lục tục trở lại tìm đất cũ sanh cơ lập nghiệp. Ông Bình nhiều lần trở lại, cho dọn con đường từ nền cũ chùa Thanh Tâm ra tới Phật Đài, cho đốn cây để làm cột, dựng nhà, làm trường học cho trẻ em. Về tượng Phật bị vết đạn, ông Bình kêu thợ trám lại, ráp lại những cánh sen chung quanh liên đài và phết áo vào tượng Phật. Công việc tu bổ tượng Phật trong vòng 12 ngày thì hoàn tất (21-8-1974).

Sau 30-4-1975, tiếng súng im bặt, nhưng khu vực Bát Bửu Phật Đài vẫn ít người lai viếng, nên vẫn còn hoang vắng.

Vào năm 1976, khi có chiến dịch làm thủy lợi, dân chúng trong độ tuổi quy định phải đều tham gia đóng góp 15 ngày công lao động/năm. Hàng trăm hàng ngàn thanh niên thanh nữ thành phố cùng các đoàn thanh niên xung phong khăn gói áo quần mang theo lương thực tỏa ra các vùng nông thôn còn hoang hóa để làm thủy lợi đào kênh thông nước xả phèn. Khu vực ấp Phú Đức (vùng Cầu Xáng) xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh là một trong những khu vực ngoại vi TP. Hồ Chí Minh, được chọn làm thí điểm. Đoàn dân công chia nhau thành nhiều toán. Mỗi toán từ vài mươi người đến hàng trăm người cùng nhau đào các con kênh có số hiệu: kênh 1,  kênh 2, kênh 3,…

chùa phật cô đơn, chùa thanh tâm, tp hồ chí minh, bát bửu phật đài – chùa thanh tâm (phật cô đơn)

Hết giờ lao động, họ tìm những nơi có bóng mát để nấu nướng, sau đó tìm chỗ ngã lưng nghỉ ngơi. Những người may mắn lao động gần khu có tượng Phật lộ thiên thì họ vào nghỉ bên dưới Phật đài. Họ bước theo cầu thang lên Phật đài để ngắm tượng Phật có nét mặt bao dung hiền từ, rồi họ chấp tay cúi đầu xá tượng Phật trong tâm trạng lâng lâng suy tư: Tượng Phật sao lại có mặt ở chốn đồng hoang này, tượng Phật lại chịu cảnh dầm mưa dãi nắng, không người lai vãng thắp hương, sao Ông lại ngồi lẻ loi, cô đơn quá vậy?

Rồi bỗng trong tâm thức họ lóe lên hai chữ “Cô đơn”, rồi họ đặt tên cho tượng Phật ở Bát Bửu Phật Đài là “Phật Cô đơn”. Hết thời gian lao động, họ trở về thành phố, lúc đi qua thôn xóm có nhà dân, lúc ngồi trên xe họ nhỏ to với nhau chuyện gặp tượng Phật Cô đơn và khi về đến nhà họ cũng kể lại cho bà con khu phố là họ gặp Ông Phật Cô đơn ở nơi họ làm thủy lợi. Những người có tánh hiếu kỳ lần mò đi viếng tượng Phật để xem sao, coi có phải như vậy không. Rồi một đồn 10, mười đồn 100… lần hồi tên “Phật Cô đơn” lan tỏa vào tâm thức của hàng hàng Phật tử.

Kiến Trúc chùa Phật Cô Đơn

Nhờ được xây trên khu đất rộng đến 30ha mà tổng thể kiến trúc của chùa Phật Cô Đơn từ khuôn viên đến các khu điện thợ đều vô cùng nguy nga tráng lệ. Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa này vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy đặc trưng cho các cổ tự ở Việt Nam. Để đến được cổng Tam Quan du khách sẽ phải băng qua cánh rừng bạch đàn xanh mướt xen lẫn tiếng chuông chùa vang vọng cùng mùi nhang thoang thoảng.

chùa phật cô đơn, chùa thanh tâm, tp hồ chí minh, bát bửu phật đài – chùa thanh tâm (phật cô đơn)

Cổng Tam Quan được xây dựng khá cầu kì và nghiêm trang với những đường nét họa tiết được chạm khắc uốn lượn vô cùng tinh xảo. Bước vào khuôn viên chùa rộng 5ha bạn sẽ không khỏi ấn tượng trước những pho tượng phật khác nhau được trưng bày như những tác phẩm nghệ thuật. Bên trong chánh điện chùa Phật Cô Đơn là nơi thờ phụng tượng Phật A Di Đà, bên cạnh là tượng Phật Tiêu Diện và thần Hộ Pháp.

chùa phật cô đơn, chùa thanh tâm, tp hồ chí minh, bát bửu phật đài – chùa thanh tâm (phật cô đơn)

Các khu điện thờ còn lại thì thờ những bức tượng phật được chạm khắc kỳ công và tinh xảo như tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, tượng Phật Chuẩn Đề Bồ Tát, tượng Phật Di Lặc và tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát. Khi ra khỏi chánh điện, bên cạnh tượng Phật Cô Đơn còn có điện thờ Đức Thánh Quan Công, điện thờ vị tổ sư Thích Thiện Bổn, đền thờ ông Hổ….

chùa phật cô đơn, chùa thanh tâm, tp hồ chí minh, bát bửu phật đài – chùa thanh tâm (phật cô đơn)

Chùa Phật Cô Đơn có khuôn viên rộng lớn và còn khá nhiều công trình đang trong quá trình thi công hoặc sắp hoàn thành, hứa hẹn sẽ mang tới nhiều trải nghiệm cho du khách cũng như người dân địa phương. Hiện nay chùa còn là nơi theo học chương trình Phật giáo chính thức và lưu trú của tăng ni; giữ chức năng là Nhà truyền thống của Phật giáo Tp Hồ Chí Minh; nơi các tăng ni theo học chương trình cao đẳng, cử nhân và sau đại học thuộc Học Viện.

chùa phật cô đơn, chùa thanh tâm, tp hồ chí minh, bát bửu phật đài – chùa thanh tâm (phật cô đơn)

Phía sân sau Chùa Phật Cô Đơn có tượng phật A Di Đà, tượng hai vị la hán và rất nhiều tượng phật nhỏ có màu trắng, giống hệt nhau được đặt trên bức tường. Phía trước tượng phật A Di Đà có hai tiểu cảnh được tạo hình lục bình vô cùng đẹp mắt.

Sài Thành có nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Bà Thiên Hậu, chùa Ngọc Hoàng, chùa Bửu Long, chùa Ông quận 5 hay miếu nổi Gò Vấp nhưng Chùa Phật Cô Đơn vẫn để lại những dấu ấn rất riêng. Mọi người đến đây thường để cầu nguyện hay xin tài lộc, tình duyên ở chùa thì bạn cần thực hiện các nghi thức “Khấn xin điều lành, ghi lời cầu ra giấy rồi dán vào chuông chùa, tiếp đó đánh một tiếng chuông”

Lưu ý khi đi chùa

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

Đăng bởi: Kiên Trương

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก