Chùa

Chùa Bà Đanh – Ngôi chùa ” Vắng nhất Việt Nam”

Lâu nay, dân gian vẫn có câu cửa miệng: “Vắng như chùa Bà Đanh”. Phải chăng ngôi chùa này không có ai đặt chân đến hay bởi sự thiêng liêng, kỳ bí…?

Nhắc đến Hà Nam, nhiều người có thể biết đến ngôi làng sinh ra “Chí Phèo – Cụ Bá Kiến”, và là quê hương của cố nhà văn Nam Cao, nhà thơ Nguyễn Khuyến… Nhưng ít ai biết rằng, một địa danh đã nổi tiếng là chùa Bà Đanh với câu cửa miệng được truyền trong dân gian “Vắng như chùa Bà Đanh”, cũng tọa lạc ở Hà Nam.

Vị trí địa lí

Nằm cách thành phố Phủ Lý gần 7km chạy hướng QL21B về phía Tây Nam, chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam.
Chùa Bà Đanh có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung, bởi ngôi chùa có vị trí là nơi sơn thủy hữu tình. Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.

Lí giải ” vắng như chùa bà Đanh”

Về tên gọi chùa Bà Đanh, theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay.

Có nhiều cách lý giải về sự ra đời của câu nói “vắng như chùa Bà Đanh” nhưng theo ý kiến của nhiều người, là do chùa Bà Đanh nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn, lối đi độc đạo, lại có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Cách duy nhất an toàn là chèo thuyền qua sông Đáy nhưng vì bất tiện nên người hành hương thưa thớt.

Từ bao đời nay, chùa Bà Đanh được thêu dệt bằng những câu chuyện lạ mà tâm điểm là tượng Bà Đanh. Người dân nơi đây bảo rằng, người đi đường trót cười cợt bình phẩm dù chỉ một câu bất kính cũng sẽ bị bà trừng phạt cho hộc máu hoặc mất mạng. Nhiều người lo lắng mà không dám qua chùa vì sợ không giữ được mồm miệng…

chùa bà đanh, văn hóa, vị trí địa lí, chùa bà đanh – ngôi chùa ” vắng nhất việt nam”

Chuyện về trạng Quỳnh và bà Đanh

Chùa Bà Đanh thờ một vị thần gì đó của người Chăm Pa nhưng hình dáng tượng “thô tục” và tên chùa cũng mô phỏng theo dáng ngồi của pho tượng đó mà sau chuyển hóa thành Bà Đanh cho giảm bớt sự thô thiển ấy đi. Quan lời các cụ già ở Ngọc Sơn về tìm hiểu thì tôi được biết, chùa Bà Đanh được một số nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng vốn một thời đã là nơi thờ một nữ thần người Chăm. Tiến sĩ Nguyễn Minh San ở Tạp chí Văn hiến Việt Nam cho biết: Từ thời Lý, ngay tại kinh đô Thăng Long đã có một ngôi chùa Bà Đanh (nay là chùa Bà Đá, Hoàn Kiếm, Hà Nội) thờ nữ thần Chăm do người Chăm Pa mang theo. Ngoài kinh thành Thăng Long còn có một số ngôi chùa nữa cũng mang tên chùa Bà Đanh, như chùa Bà Đanh ở Kim Bảng, Hà Nam và chùa Bà Đanh ở xã Trà Phương, Kiến An, Hải Phòng. Chùa Bà Đanh nói đúng hơn là đền, thờ nữ thần Pô Yan Dari của người Chăm.
Vị nữ thần này được tạc bằng đá, mang dáng hình rất phồn thực, hai chân dạng ra. Vị nữ thần này chuyên ban phúc cho những người đến cầu cúng, nhất là những người đến cầu tự khi người này cầm gậy bằng đá thọc vào hạ bộ của thần như biểu tượng của sự giao phối thần thánh. Tên Bà Banh là cách gọi dân gian đặt cho ngôi chùa bởi sự phô phang đó nhưng sau do từ Banh thô tục nên gọi chệch đi thành Bà Đanh.

Về câu chuyện này còn có giai thoại: Trạng Quỳnh nghe nói gần nơi mình dạy học có một tượng đá rất thiêng, người ta gọi pho tượng đó là Bà Banh. Một hôm, Quỳnh đến tận nơi để xem thực hư. Quỳnh đến bên tượng lấy chày đá quẳng đi, rồi viết lên bụng bức tượng 8 câu thơ:

Khen ai đẽo đá tạc nên mày

Khéo đứng ru mà đứng mãi đây

Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt

Dưới chân đứng chéo một đôi giày

Ấy đã phất cờ trêu ghẹo tiểu

Hay là bốc gạo thử thanh thầy

Có gứa gần đây nhiều gốc dứa

Phô phang chi ở đám quân này

Bài thơ Quỳnh viết xong chưa ráo mực, mồ hôi tượng đá đã vã ra như tắm. Từ đấy, không còn ai nghe nói rằng “Bà Banh” thiêng nữa.

Sự xuất hiện di sản văn hóa Chăm Pa trên đất Đại Việt, trong đó có Hà Nam là kết quả của sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Chăm Pa – Đại Việt diễn ra trong một thời gian dài, từ khi Vương quốc Chăm Pa hình thành năm 192 cho đến khi Chăm Pa hòa đồng vào thành một phần lãnh thổ Việt Nam vào cuối thế kỷ XVII.

Chùa bà Đanh hiện nay không còn vắng

Hiện nay chùa Bà Đanh với đền Trúc, Ngũ Động Thi Sơn (núi Cấm), khu du lịch sinh thái Tam Chúc (Ba Sao), Bát cảnh Tiên cùng với hệ thống các bến thuỷ dọc dài sông Đáy từ ngã 3 Hồng Phú, thành phố Phủ Lý sẽ hợp thành một tua du lịch “non nước hữu tình” giữa đường thuỷ và đường bộ, khá hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Nguồn: Tổng hợp

Đăng bởi: Trí Lê Văn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก