Chùa

Chùa Cầu – Gặp biểu tượng trên tờ tiền 20000đ

Chùa cầu ở đâu ?

Chùa Cầu Hội An nằm tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, P. Minh Khai, phố cổ Hội An. Chùa Cầu được xây dựng bắt ngang qua một nhánh nhỏ của con sông Thu Bồn, là cầu nối giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, những tuyến đường chính của phố cổ Hội An.

Phố cổ Hội An cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam; nên từ Đà Nẵng, bạn có thể đi Hội An bằng phương tiện cá nhân hoặc công cộng. Để tới chùa bạn có thể di chuyển theo hướng dẫn của Google Maps bên dưới:

Lịch sử Hình Thành

Chùa Cầu là một cây cầu được người Nhật xây dựng cách đây 400 năm. Dù chỉ là một cây cầu gỗ dài 18m uốn cong qua con rạch chảy vào sông Hoài, nhưng với kiến trúc độc đáo mang dáng dấp của một ngôi chùa, Chùa Cầu đã trở thành một công trình đặc sắc, di sản văn hóa Phù Tang duy nhất trên đất Việt Nam. Chùa Cầu còn có tên là Lai Kiều Viễn, hay Cầu Nhật Bản, nhưng thường được gọi là Chùa Cầu, tức là cây cầu theo kiểu ngôi chùa. Trong quá khứ, bên cạnh chức năng điều tiết giao thông, Chùa Cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng bao đời của người dân phố cổ, là điểm hẹn phân xử tranh chấp buôn bán ở thương cảng Hội An. Ngày nay, Chùa Cầu trở thành biểu tượng của phố cổ, góp phần làm nên một Hội An xứng tầm Di sản Văn hóa thế giới.

chùa cầu, phố cổ hội an, quảng nam, chùa cầu – gặp biểu tượng trên tờ tiền 20000đ
Chùa Cầu được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia vào năm 1990; và hình ảnh Chùa Cầu đang xuất hiện trên tờ tiền polymer 20.000 đồng hiện hành của Việt Nam. Ngôi chùa này được xây dựng lên với ý nghĩa như thanh kiếm chắn ngang lưng quái vật. Vì thế, nó sẽ không thể cựa mình gây náo loạn cuộc sống của con người. Từ đó, ba quốc gia sẽ luôn yên bình, phát triển hưng thịnh.

Chùa cầu thờ gì ?

chùa cầu, phố cổ hội an, quảng nam, chùa cầu – gặp biểu tượng trên tờ tiền 20000đ
Gọi là chùa nhưng thực tế ở đây không thờ Phật mà thờ thần hộ mệnh Bắc Đế Trấn Vũ – một vị thần lớn của Đạo giáo, được người dân tôn thờ vì đã bảo vệ họ khỏi tai ương, lũ lụt, bảo hộ xứ sở. Họ đặt niềm tin của mình vào vị thần hộ mệnh, cầu nguyện để có một cuộc sống may mắn, an toàn và thịnh vượng hơn.
chùa cầu, phố cổ hội an, quảng nam, chùa cầu – gặp biểu tượng trên tờ tiền 20000đ
Ngoài ra, hai đầu cầu có thờ cúng trang trọng cặp linh hầu và thiên cẩu, đôi linh vật canh giữ, trấn yểm Chùa Cầu. Ngày nay, vào các ngày rằm, hay lễ, Tết, người dân Hội An thường đến trước tượng thần Bắc Đế Trấn Vũ để dâng lễ, cầu xin được che chở, phù hộ.

Kiến chúc chùa

Tổng chiều dài cây cầu dài khoảng 18 mét có mái che mưa, che nắng bắc ngang qua một nhánh nhỏ của dòng sông Thu Bồn êm đềm. Tương truyền, vào năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Lai đã đến thăm chùa và ban tặng cho chùa ba chữ “Lai Vãn Kiều”, có nghĩa là “Bạn từ phương xa đến”, như một sự trầm trồ, ngợi khen, đồng thời thể hiện tấm lòng yêu mến khung cảnh nơi đây và cũng như một cách ghi dấu bước chân Chúa đã từng ghé qua miền đất này.

chùa cầu, phố cổ hội an, quảng nam, chùa cầu – gặp biểu tượng trên tờ tiền 20000đ
Cầu có kiểu trúc khá độc đáo, dạng trên là nhà, dưới là cầu, một loại hình kiến trúc khá phổ biến ở những quốc gia châu Á nhiệt đới. Phần móng cầu được làm bằng các vòm trụ đá. Mặt cầu vồng lên, được lát ván làm lối qua lại, hai bên có bệ gỗ nhỏ, trước kia là nơi bày hàng buôn bán. Mái cong mềm mại, lợp ngói âm dương của cầu được đỡ bởi một hệ thống kết cấu gỗ.
chùa cầu, phố cổ hội an, quảng nam, chùa cầu – gặp biểu tượng trên tờ tiền 20000đ
Chùa Cầu là một trong các Di sản thuộc Phố cổ Hội An, phản ánh sự đa dạng đời sống vật chất và tinh thần của dân cư bản địa, cũng như người nước ngoài. Sự đa dạng này được bảo tồn và tiếp tục truyền lại cho đến ngày nay, trở thành một trong những ví dụ tiêu biểu của một thương cảng truyền thống và một “Vùng đất lành” tại khu vực Đông Á.
chùa cầu, phố cổ hội an, quảng nam, chùa cầu – gặp biểu tượng trên tờ tiền 20000đ

Lưu ý khi đi chùa:

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

Đăng bởi: Đạt Lê

YOLO! Khám phá các huyện ở Quảng Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก