Chùa

Chùa Một Cột – Bao thăng trầm cùng lịch sử dựng nước và giữ nước

Chùa Một Cột ở đâu?

Chùa tọa lạc tại con phố cùng tên thuộc Phường Đội Cấn, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội. Cùng Thắng cảnh Việt Nam tìm hiểu về ngôi chùa này nhé.

Nếu muốn tới chùa tham quan bạn có thể đi theo chỉ dẫn Google Maps bên dưới :

Lịch sử hình thành chùa

Chùa Một Cột có tên ban đầu là Liên Hoa Đài tức là Đài Hoa Sen với lối kiến trúc độc đáo: một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. Liên Hoa Đài là công trình nổi tiếng nhất nằm trong quần thể kiến trúc Chùa Diên Hựu, có nghĩa là ngôi chùa “Phúc lành dài lâu”. Wikipedia

Chùa được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào mùa đông năm 1049. Theo dân gian tương truyền thì trong 1 đêm nằm mơ, vua Lý Thái Tông đã mơ thấy Phật Bà Quan Âm đang tọa thiền trên tòa sen tỏa ra hào quang, dắt vua lên đài ngồi cùng. Sau khi thức giấc vua liền kề với các quan đại thần nghe. Và được nhà sư Thiền Tuệ hãy xây dựng lại trụ đá như trong mơ, làm thành tòa sen cho Phật Bà Quan Âm tọa thiền.

Liên Hoa Đài xưa được dựng trên cột đá cao cả chục mét, vươn lên giữa hai hồ Linh Chiêu và Bích Trì, như hình bông sen nở ngàn cánh, trong chùa có tượng mình vàng, có cầu vồng bắc lên chùa. Ðặc biệt chùa có quả chuông lớn, chuông Quy Ðiền nặng đến nỗi không thể treo được, phải đặt dưới đất. Sau được mệnh danh là một trong bốn “An Nam tứ đại khí.

chùa một cột, hà nội, chùa một cột – bao thăng trầm cùng lịch sử dựng nước và giữ nước

Qúa trình lịch sử và những biến cố

Thời Trần – Lê – Nguyễn, chùa Diên Hựu và Liên Hoa Đài bị xuống cấp trầm trọng, nên được xây lại và tu sửa rất nhiều lần qua các đời vua. Về sau, tổng thể Chùa Diên Hựu chỉ còn kiến trúc Liên Hoa Đài trên cột đá, được người đời sau thường xuyên tu sửa để lưu giữ hồn thiêng của đất Thăng Long, và gọi là Chùa Một Cột.

chùa một cột, hà nội, chùa một cột – bao thăng trầm cùng lịch sử dựng nước và giữ nước

Trong chiến tranh chống Pháp chùa Một Cột đã bị quân viễn chinh Pháp cho đặt mìn phá hủy. Sau khi tiếp quản thủ đô Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nghiên cứu lập dự án đại trùng tu xây dựng lại chùa Một Cột y như kiến trúc ban đầu. Đến năm 1955 chùa Một Cột Hà Nội được tôn tạo lại và bảo tồn cho đến nay. Bên cạnh vẫn còn ngôi chùa có cổng tam quan với bức hoành phi ghi ba chữ “Diên Hựu Tự”.

Năm 1962, quần thể chùa Một Cột ở Hà Nội đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Đến năm 2012, chùa Một Cột đã vinh dự được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”.

chùa một cột, hà nội, chùa một cột – bao thăng trầm cùng lịch sử dựng nước và giữ nước

Kiến trúc chùa Một Cột

Cột trụ của chùa một cột được dựng bằng 2 cột đá chồng lên nhau tạo thành khối trụ đứng có chiều cao 4 m chưa tính phần chìm phía dưới chân. Đường kính cột đá rộng 1,2 m làm người nhìn có cảm giác “vững như bàn thạch”. Đài Liên hoa có hình vuông mỗi cạnh 3 m, chắn song bao lơn xung quanh, được đỡ bằng hệ thống cột quân vững chắc, phía dưới là những dầm gỗ lớn được gắn trực tiếp lên trụ đá một cách chắc chắn. Các mối mộng được đục chính xác đến từng ly khớp nối vừa khít với nhau tạo nên cấu trúc vô cùng vững chãi.

Bên trong đài Liên Hoa được bài trí lộng lẫy sang trọng, có một án thờ bên trên đặt tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay mạ vàng. Xung quanh bày biện nhiều đồ thờ: đôi lục bình gốm sứ, bình cắm hoa sen, bộ ấm chén thờ, lư hương bằng đồng. Ban thờ được sơn son thiếp vàng trang trí nhiều họa tiết hình vân mây màu vàng. Trên trần phía trong cùng đặt tấm hoành phi nhỏ ghi 3 chữ vàng “Liên Hoa Đài” trên nên sơn đỏ.

Mái chùa được lợp bằng ngói vảy truyền thống màu đỏ gạch phủ lớp rêu phong thời gian. Mỗi viên ngói như biểu hiện của sự kỳ công, tỉ mỉ của người thợ làm ra. Khi lợp ngói khó nhất công đoạn ghép ngói ở góc xối sao cho không hở một khe nào, vì đây là vị trí tiếp giáp giữa bốn cạnh của mái chùa thường có khe hở. Muốn lợp ngói ở vị trí này thuận tiện thì ngay từ công đoạn đóng sối ghép các mối mộng phải thực sự kín kẽ và ăn khớp nhau.

Bốn mái cong đầu đao vút lên trời hay còn gọi là “tàu đao”. Mái chùa được đỡ bằng hệ thống thanh bẩy vươn ra sát phía dưới. Trên đỉnh mái chùa đắp hình “lưỡng long chầu mặt nguyệt”, đây là nét kiến trúc đặc trưng trong các chùa, chiền, đình, miếu.

Ngôi chùa được dựng trên một trụ đá vươn cao khỏi mặt hồ mang hàm nghĩa như một bông hoa sen vươn thẳng lên khỏi mặt nước nở hoa thuần khiết thanh tao. Có lẽ vì thế mà Chùa Một Cột còn được gọi với tên Liên Hoa Đài (đài hoa sen)

Ý nghĩa lịch sử của chùa Một Cột

chùa một cột, hà nội, chùa một cột – bao thăng trầm cùng lịch sử dựng nước và giữ nước

Chùa Một Cột gắn liền với lịch sử thủ đô Hà Nội, và từ lâu chùa Một Cột cũng là biểu tượng của đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Quần thể di tích chùa Một Cột nằm trong quần thể di tích lăng chủ tịch Hồ Chí Minh nơi thu hút rất nhiều du khách gần xa đến tham quan, đây cũng là một điều kiện thuận lợi để thêm nhiều người biết đến ngôi chùa đặc biệt này.

Là một biểu tượng của trí tuệ, của sự trường thọ, và sự cứu rỗi qua sự nhận thức đầy đủ trí tuệ. Không giống như bất kỳ ngôi tháp Phật giáo, chùa Một Cột mang triết lý nhân văn sâu sắc với các hình vuông bên ngoài đại diện cho âm, và các cột hình tròn đại diện cho dương. Vẻ đẹp của nó không chỉ có vẻ uy nghi cổ kính, nhưng cũng ẩn chứa phong thái thanh lịch và nhẹ nhàng của cõi Phật.

Đăng bởi: Xuân Lương

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hà Nội

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก