Chùa

Đi Hội Chùa Nhót làng Đông Phù

Hàng năm, cứ đến ngày rằm tháng ba, khi những chùm hoa gạo trước chùa Hưng Long nở đỏ, nhân dân 10 làng lại mở hội lớn ở chùa Đông Phù

chùa nhót, du lịch lễ hội, du lịch tâm linh, làng dông phù, đi hội chùa nhót làng đông phù

Toàn cảnh Chùa Hưng Long, hay có tên khác là Chùa Nhót

Làng Đông Phù có tên nôm là làng Nhót. Vào thế kỷ thứ X, Phù Liệt chỉ một vùng đất rộng ở phía nam huyện Thanh Trì ngày nay. Thời Ngô Quyền có tên Tây Phù Liệt. Đông Phù cùng làng Mỹ A sau này lập thành xã Đông Mỹ, Làng Đông Phù

chùa nhót, du lịch lễ hội, du lịch tâm linh, làng dông phù, đi hội chùa nhót làng đông phù

Nhân dân 10 làng lại mở hội lớn ở chùa Nhót

Đông Phù là vùng đất trọng yếu ở phía nam kinh thành Thăng Long, nơi có đường bộ, đường thuỷ khá thuận tiện cho việc giao thương. Thời 12 sứ quân, tướng Nguyễn Siêu lập đại bản doanh ngay trên đất này. Nay còn dấu vết thành luỹ. Cuối năm 1426, Bình Định Vương Lê Lợi bao vây quân Minh ở thành Đông Quan, đã đặt sở chỉ huy tại đình làng. Hơn 300 năm sau, đại quân Nguyễn Huệ từ Phú Xuân ra giải phóng Thăng Long cũng có qua Đông Phù. Một tháp canh bảo vệ đồn Ngọc Hồi của quân Thanh trên cánh đồng Ma Vang bị quân Tây Sơn đánh úp mà bọn chúng ở Ngọc Hồi vẫn không hề biết.

chùa nhót, du lịch lễ hội, du lịch tâm linh, làng dông phù, đi hội chùa nhót làng đông phù

Nô nức dự lễ

Từ xa xưa, Đông Phù đã nổi tiếng là đất hiếu học. Làng có Phạm Trân đỗ hội nguyên năm Hồng Đức thứ 18 (1487). Sau này, làng còn có nhiều người học giỏi đỗ cao làm quan đại thần, Bố chính, Án sát…
Đặc biệt, ngay từ đời Lý, thời kỳ phát triển rực rỡ của tam giáo đồng nguyên, quê hương này đã sản sinh một vị thiền sư nổi tiếng. Đó là Huệ Sinh Lâm Khu. Ông đi tu từ năm mười chín tuổi, đạt danh hiệu tăng thống, đứng đầu thế hệ thứ 13 của dòng thiền Nam Phương. Khi đang sinh sống trên núi Bồ Đề, ông được vua Lý Thái Tông (1028 – 1072) cho mời về triều để hỏi về Phật học. Thấy ông có tri thức uyên thâm, vua phong ông làm Đô Tăng Lục, đời Lý Thánh Tông (1054 – 1072), ông được phong tả giai đô tăng thống ngang với tước hầu. Thiền sư là tác giả sáu bài văn bia ở các chùa Thiên Phúc, Thiên Khánh, Khai Quốc… và soạn hai bộ sách về Phật học: “Pháp sự trai nghi”, “Chư đạo tràng khánh tán văn” lưu hành ở đời.

chùa nhót, du lịch lễ hội, du lịch tâm linh, làng dông phù, đi hội chùa nhót làng đông phù

Bà con đi lễ Chùa cầu bình an và tỏ lòng biết ơn

Chính trên mảnh đất đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, đã hình thành một ngôi chùa lớn, tên chữ Hưng Long tự. Sử sách từng ghi: về đời Lý có hai công chúa lén bỏ hoàng cung về tu ở chùa. Vua cha bắt hồi tục nhưng hai công chúa không chịu nghe theo. Vua sai đốt chùa để ép phải về, hai công chúa lại trốn đến chùa Hưng Phúc (nay thuộc làng Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp). Vua Lý thấy các con thật lòng quy y Phật pháp, bèn truyền sửa chùa cũ cho hai công chúa tu hành. Ngày 15 tháng ba năm Ẩt Hợi, niên hiệu Hội Phong thứ 4, đời vua Lý Nhân Tông (1095), hai công chúa và thị tỳ đều hoá. Dân địa phương đắp tượng thờ. Đến thời Lê sơ, hai công chúa được phong là Linh Thông Đại Bồ Tát.

chùa nhót, du lịch lễ hội, du lịch tâm linh, làng dông phù, đi hội chùa nhót làng đông phù

Chùa đã hơn 1000 năm tuổi

Đăng bởi: Lê Thị Trang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก