Chùa

Đôi nét về chùa Yên Tử – kinh nghiệm đi Yên Tử

Dân gian có câu “Trăm năm tích đức tu hành, chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu”. Ngôi chùa Yên Tử linh thiêng hàng năm thu hút hàng ngàn du khách từ khắp nơi đổ về chiêm bái, vãn cảnh, đặc biệt là từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch hàng năm.

Kinh nghiệm đi chùa Yên Tử chi tiết nhất

Các điểm tham quan ở chùa Yên Tử

Chùa Trình – chùa Cầm Thực – chùa Suối Tắm – chùa Lân Đây là những chùa nằm ngoài Yên Tử, mang ý nghĩa du khách ghé qua những điểm này như thanh lọc bụi trần, trai giới để tâm thanh thản, nhẹ nhàng trước khi hành hương vào đất Phật.

điểm đẹp, đôi nét về chùa yên tử – kinh nghiệm đi yên tử
Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử Đây là nơi học tập, tu luyện của các tăng, ni, tổ chức các khóa tu ngắn hạn. Hiện nay Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử đã được xây dựng khang trang, rất đẹp.

Gương Kính Tâm – lễ đài Minh Tâm Đi vào cổng tam quan, du khách sẽ bắt gặp hồ nước với nước chảy tràn mặt hồ, giữa hồ có khóm trúc – hồ Kính Tâm mang ý nghĩa soi lại vào nội tâm chính bản thân mình.

điểm đẹp, đôi nét về chùa yên tử – kinh nghiệm đi yên tử

lГ ng HГ nh HЖ°ЖЎng YГЄn Tб»­: khu nghỉ dЖ°б»Ўng, nhГ  hГ ng vГ  nЖЎi bГЎn nhб»Їng mГіn Д‘б»“ Д‘бє·c sбєЈn lГ m quГ

Cầu Giải Oan – Chùa Giải Oan Suối Giải Oan trước mang tên Hổ Khê. Mùa thu năm 1299, thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất giá về Yên Tử. Tương truyền các ngài thị hầu, cung phi theo ngài đến suối Hổ Khê. Ngài khuyên họ trở về hoặc ra ở tại làng Nàng, làng Mụ (nay là thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí). Nhiều người vì tỏ lòng trung trinh đã trẫm mình dưới suối để tỏ lòng trung trinh. Xót thương, Ngài cho lập đàn Giải Oan cho những vong linh người đã mất, nơi lập đàn bây giờ là chùa Giải Oan.

Suối Giải Oan là nơi gột rửa bụi trần cho thân tâm thanh tịnh trước khi lên núi Yên Tử hành hương. Nhiều du khách lựa chọn rửa chân tay cả trước khi và sau khi lên núi.

điểm đẹp, đôi nét về chùa yên tử – kinh nghiệm đi yên tử

Mai vàng cổ thụ quý hiếm ở non thiêng Yên Tử (ảnh chùa Yên Tử)

Đường Tùng 700 tuổi (đường trúc) – tháp tổ Huệ Quang  Nếu những ai lựa chọn di chuyển bằng đường bộ từ chùa Giải Oan lên chùa Hoa Yên sẽ đi qua đường tùng 700 tuổi hoặc đường trúc (2 đường song song nhau) đến khu vực Tháp tổ Huệ Quang – nơi đặt 1 phần xá lị của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và các vị thiền sư đã hóa ở Yên Tử. Du khách khi leo núi lên đến đây tuyệt đối không ngồi lên tháp.

Chùa Hoa Yên Đây là chùa chính trong hệ thống chùa Yên Tử, đây là nơi giảng dạy của Phật Hoàng.

Chùa Bảo Sái Mang tên của vị học trò tâm đắc nhất của Phật Hoàng, được Ngài giao cho việc biên tập và ấn tống kinh văn của thiền phái Trúc Lâm rồi chuyển xuống các chùa trên khắp nước Đại Việt.

điểm đẹp, đôi nét về chùa yên tử – kinh nghiệm đi yên tử

Chùa Một Mái Kiến trúc chùa Một Mái đặc biệt là kết hợp của vòm động tự nhiên và vòm động được xây lộ ra ngoài, các tượng Phật trong chùa bằng đá trắng cổ xưa rất quý. Xưa đây là nơi Phật Hoàng đọc sách, soạn kinh, sau khi ngài viên tịch mới xây thành chùa.

Vườn tháp Vọng Tiên Cung và chùa Vân Tiêu

Vân Tiêu ở đây tức là tầng mây, Chùa có ý nghĩa là chùa trong tầng mây. Trước cửa Chùa Vân Tiêu có Vườn tháp Vọng Tiên Cung (nghĩa là nhìn thấu suốt tới tiên cung). Cụm tháp gồm 06 ngọn tháp xây bằng đá và gạch, tháp chính là tháp cao nhất ở trung tâm, 5 tháp phụ là nơi thờ những thiền sư đã tu và viên tịch ở chùa Vân Tiêu.

Khu vực tượng An Kì Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông Tượng được đúc vào năm 2013, nặng 138 tấn bằng đồng nguyên chất. Từ tượng Phật Hoàng du khách di chuyển thêm 650m là đến chùa Đồng.

điểm đẹp, đôi nét về chùa yên tử – kinh nghiệm đi yên tử
Chùa Đồng Chùa Đồng thờ Phật tổ và tam tổ Trúc Lâm Yên Tử, chùa Đồng nằm trên đỉnh non thiêng Yên Tử với độ cao 1.068 m so với mặt nước biển. Sau nhiều lần tu sửa, hiện nay chùa Đồng được đúc bằng đồng nguyên chất nặng trên 70 tấn, chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, chiều cao 3,35m, hình dáng Chùa như một Đài sen.

Từ Chùa Đồng, du khách di chuyển theo lối xuống Yên Tử, kết thúc chuyến đi xem chùa Yên Tử du khách di chuyển xuống làng hành hương Yên Tử mua các đặc sản Yên Tử về làm quà như rượu mơ Yên Tử, Trầu Tiên Yên Tử (có công dụng xoa bóp rất tốt), chè lam…

Đường đi chùa Yên Tử

Từ Hà Nội

Chọn di chuyển bằng phương tiện riêng, du khách có thể di theo 2 đường là 1: Hà Nội – Bắc Ninh – quảng Ninh – Yên Tử theo quốc lộ 18, 2: Hà Nội – quốc lộ 5A  (cao tốc 5B dành cho xe ô tô) – Hải Phòng – Quán Toan – cầu Kiền – cầu Đá Bạc (theo quốc lộ 10) – đoạn giao quốc lộ 18 rẽ trái đi Yên Tử. Hoặc du khách bắt xe khách từ các bến Gia Lâm, Mỹ Đình đều có xe về Quảng Ninh.

Từ các tỉnh thành gần như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình… du khách di chuyển theo quốc lộ 10 đến đoạn giao với quốc lộ 18 ở thành phố Uông Bí là tới.

điểm đẹp, đôi nét về chùa yên tử – kinh nghiệm đi yên tử

cáp treo Yên Tử

Từ Sài Gòn

Hiện nay sân bay quốc tế Vân Đồn đã mở cửa, du khách có thể bay trực tiếp từ Sài Gòn tới Quảng Ninh và di chuyển ngược về Yên Tử.

Bảng giá vé các dịch vụ chùa Yên Tử

  • Giá vé cáp treo Yên Tử 2019 mới nhất
Loại vé Giá vé (VND)
Một chiều tuyến 1 Hoàng Long (chùa Giải Oan – chùa Hoa Yên) 200.000đ
Một chiều tuyến 2 Bạch Long (chùa Một Mái – gần tượng An Kì Sinh và Phật Hoàng Trần Nhân Tông) 200.000đ
Chiều xuống 2 tuyến 280.000đ
Khứ hồi tuyến 1 280.000đ
Khứ hồi tuyến 2 280.000đ
Khứ hồi 2 tuyến 350.000đ
Vé tàu điện (từ tượng An Kì Sinh lên gần đỉnh Yên Tử) 60.000đ

Đối tượng miễn, giảm giá vé cáp treo Yên Tử:Trẻ em có chiều cao dưới 120cm (kiểm tra chiều cao trẻ em tại quầy vé). Người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên quốc tịch Việt Nam (xác nhận bằng CMND hoặc giấy tờ tùy thân tương đương, năm sinh từ năm 1949 và trước đấy). Thương binh quốc tịch Việt Nam (xuất trình thẻ Thương binh).Quý tăng, ni quốc tịch Việt Nam.

điểm đẹp, đôi nét về chùa yên tử – kinh nghiệm đi yên tử

  • Giá dịch vụ ăn uống ở nhà hàng Tùng Lâm/ Chợ Quê (đoạn dưới chân núi Yên Tử): 120.000đ – 150.000đ/ người/ suất, phòng khách sạn ở làng Hành Hương: 400.000đ/ người/ phòng (đã bao gồm ăn sáng.
  • Giá dịch vụ trải nghiệm: Thiền Trầm (45 phút) 400.000đ; Thiền trầm + Thiền chuông (60 phút) 450.000đ, Tinh Dầu (45 phút) 400.000đ.
  • Giá vé tham quan Yên Tử: 40.000đ/người.
  • Giá vé xe điện từ bãi gửi xe đến cổng Yên Tử: 50.000đ/ lượt (ngày lễ sẽ được miễn phí lượt về).
  • Lưu ý với các hàng quán nhỏ bán nước uống và đồ ăn ở Yên Tử: giá các dịch vụ đồ uống, thức ăn trên núi Yên Tử từ chân núi đến gần đỉnh Yên Tử sẽ theo giá gấp từ 2 đến 4 lần. Nếu du khách muốn tiết kiệm, nên chuẩn bị nước uống và thức ăn trước ở nhà tránh bị chặt chém.
  • Leo núi Yên Tử cần mang những vật dụng như ô,mũ, giày chuyên leo núi, chai nước, thức ăn nhẹ…

Với những thông tin trên về kinh nghiệm đi chùa Yên Tử,chúng mình hi vọng đã giúp quý khách có thêm những thông tin bổ ích cho chuyến hành trình sắp tới.

Bạn có muốn chuyến đi trọn vẹn, thoải mái và không cần lo lắng về thuê xe, điểm ăn, lịch trình, chỗ nghỉ hay mua vé? Hãy tham khảo ngay CÁC TOUR DU LỊCH CHÙA CHIỀN TRỌN GÓI và gọi ngay cho chúng tôi theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218

Chúc bạn có chuyến đi tuyệt vời cùng gia đình và bạn bè.

Đăng bởi: Lê Hậu

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก