Khám Phá Kinh nghiệm du lịch Trải Nghiệm

Hướng dẫn thủ tục xin visa Schengen tự túc

Bạn từng có ước mơ là được du lịch Châu Âu và khám phá nền văn hóa của những đất nước ở khu vực này? Thế nhưng, muốn đạt được ước mơ đó thì bạn buộc phải sở hữu được cuốn hộ chiếu có dán visa Châu Âu hay còn gọi là visa Schengen. So với nhiều loại visa khác thì visa Schengen lại rất khó xin. Bởi yêu cầu cần rất nhiều điều kiện cùng với tình trạng an ninh hiện nay khá bất ổn. Nên việc xin visa Schengen càng trở nên gắt gao hơn. Vậy nên làm thế nào? Đừng lo, dưới đây chúng mình sẽ hướng dẫn cho bạn một số kinh nghiệm cũng như cách chuẩn bị bộ hồ sơ xin visa du lịch Schengen tự túc với tỉ lệ đậu cao nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Visa Schengen là gì?

Thông thường, đối với những ai có nhu cầu đi du lịch châu Âu đều cần tìm hiểu về visa Schengen. Thực chất, đây là loại visa cho phép bạn có thể nhập cảnh vào bất kỳ quốc gia nào thuộc khối Schengen. Bao gồm các nước như: Đức, Bỉ, Đan Mạch, Áo, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Estonia, Hungary, Iceland, Lettonie, Lituanie, Luxembourg, Malta, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Slovakia, Slovenia.

Lưu ý: Riêng vương quốc Anh và một số quốc gia khác không nằm trong khối Schengen như Ireland, Romania, Bulgaria… các bạn phải xin visa riêng nhé!

Khi đã xin được visa Schengen rồi thì việc vi vu du lịch trời Âu sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể thoải mái đi lại giữa các quốc gia trong khối Schengen mà không cần trình báo. Tuy nhiên, vẫn nên mang hộ chiếu 24/24 trong người để đề phòng trường hợp có cảnh sát kiểm tra. Các bạn chỉ cần làm thủ tục nhập cảnh 1 lần khi bạn vào tới quốc gia đầu tiên. Và xuất cảnh lần nữa tại quốc gia cuối cùng trong khối Schengen là được rồi. 

Lời khuyên là, khi xin visa, bạn nên chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ xin visa tại đất nước đầu tiên mà bạn nhập cảnh tới. Giả sử, bạn tới Pháp đầu tiên thì nên nộp hồ sơ xin thị thực Schengen tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Pháp. 

Hướng dẫn thủ tục xin visa Schengen tự túc

Visa Schengen là loại visa cho phép bạn nhập cảnh vào các quốc gia thuộc khối Schengen. Ảnh: Internet

Bật mí

Theo kinh nghiệm xin visa Schengen tự túccủa Phượt, bạn nên xin visa vào 4 quốc gia: Pháp, Hà Lan, Italia và Tây Ban Nha sẽ dễ dàng hơn những quốc gia còn lại.  Bởi  4 quốc gia này sẽ cấp thị thực Schengen cho khách du lịch tự túc. Mà không cần có thư mời hoặc người bảo lãnh. Đặc biệt, xin visa Schengen vào Pháp là ổn nhất cho những bạn lần đầu đi Châu Âu. Bởi ở Việt Nam có đường bay thẳng sang Pháp, vé máy bay lại tương đối rẻ hơn các nước kia..

Hướng dẫn thủ tục xin visa Schengen tự túc

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Trước khi chuẩn bị hồ sơ xin thị thực Schengen, bạn nên tìm hiểu kỹ các giấy tờ, thủ tục cơ bản cần thiết. Bạn cần tìm hiểu các giấy tờ cơ bản được Lãnh Sự quán yêu cầu. Ngoài ra, các giấy tờ cũng cần phải được dịch ra tiếng Anh.

Hồ sơ giấy tờ xin thị thực Schengen tại Lãnh sự quán Pháp bao gồm:

1. Khai thông tin vào form visa Schengen. 

Nếu bạn chỉ đi du lịch tại 1 quốc gia thì điền tờ khai của chính quốc gia đó. Nếu bạn du lịch trên 2 quốc gia, thì hãy làm tờ khai xin visa của quốc gia bạn lưu trú lâu nhất. Trong trường hợp, thời gian lưu trú tại các nước là bằng nhau, bạn hãy điền tờ khai xin visa Schengen ở quốc gia đầu tiên mà bạn ghé đến trong lịch trình.

2. 2 ảnh 3.5 x 4.5cm nền trắng

Phải là ảnh mới chụp hoặc chụp gần nhất.

Hướng dẫn thủ tục xin visa Schengen tự túc

Theo kinh nghiệm xin visa Schengen tự túc của nhiều người, bạn không nên chụp ảnh quá 6 tháng. Ảnh: Internet

3. Hộ chiếu còn hạn 6 tháng

Nộp bản gốc và bản photo tất cả các trang hộ chiếu và các trang đã đóng dấu.

4. Lịch trình kế hoạch du lịch Châu Âu 

Về lịch trình, kế hoạch du lịch Châu Âu bạn cần lên thật chi tiết và tỉ mỉ càng tốt. Nếu lịch trình của bạn có đi qua nhiều quốc gia thì bạn cần ghi chi tiết thời gian đi qua đó. Vì là bạn xin visa Schengen ở Lãnh sự quán Pháp nên thời gian ở Pháp của bạn phải là dài nhất. Và Pháp phải là quốc gia bạn đặt chân đến đầu tiên.

5. Giấy xác nhận đặt phòng khách sạn

Tương ứng với lịch trình du lịch qua từng quốc gia. Theo kinh nghiệm xin visa Schengen của chúng mình, hầu hết các khách sạn đều có loại phòng được hủy miễn phí. Hoặc trả sau nếu bạn không đậu visa.

6. Booking vé máy bay

Một số hãng có booking vé máy bay trả sau. Hoặc nếu có thay đổi bạn có thể hủy hoặc hoàn vé có mất phí.

7. Giấy tờ chứng minh công việc

  • Hợp đồng lao động (bản gốc và bản sao).
  • Sao kê ngân hàng tài khoản lương trong 3 tháng gần nhất. LSQ không quy định mức lương phải tối thiểu bao nhiêu. Nhưng cần được chuyển khoản qua ngân hàng. Hoặc Payslips 3 tháng lương gần nhất. Liên hệ với HR và kế toán về vụ payslips này.
  • Giấy xin nghỉ phép với lý do đi du lịch có ghi thời gian rõ ràng và chữ ký đóng dấu của công ty.

8. Giấy tờ chứng minh tài chính

  • Sổ tiết kiệm tối thiểu 200 triệu đồng (Bao gồm giấy xác nhận số dư, bản gốc sổ tiết kiệm).
  • Hạn mức thẻ tín dụng nếu có.
  • Giấy tờ chứng minh các tài sản sở hữu.

Hướng dẫn thủ tục xin visa Schengen tự túc

Giấy tờ chứng minh tài chính. Ảnh: Internet

9. Bảo hiểm du lịch quốc tế

Bạn đi bao nhiêu ngày thì bạn mua mức bảo hiểm phù hợp. Tức là, bảo hiểm du lịch cần có hiệu lực trong toàn bộ thời gian lưu trú. Và có giá trị trên toàn khu vực Schengen. Bảo hiểm du lịch có mức đền bù tối thiểu là 30.000 EUR.

10. Sổ hộ khẩu dịch và công chứng.

Bước 2: Đặt lịch hẹn nộp hồ sơ

Tùy thuộc vào quốc gia bạn muốn xin visa Schengen để quyết định bạn sẽ nộp hồ sơ cho đại sứ quán nước nào. Bạn có thể gọi đến trung tâm VFS hoặc trung tâm TLS để xác nhận. Đây là 2 trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin visa Schengen tại Việt Nam.

Địa chỉ Trung tâm TLScontact

Địa chỉ TLScontact ở Hà Nội: Tòa nhà Capital Tower, Tầng 17, Đường Trần Hưng Đạo, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại: + 84 (0) 24 3939 2662

Địa chỉ TLScontact ở Saigon: Vincom Center, Tầng 12A, 72 Lê Thánh Tôn & 45 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Số điện thoại: + 84 (0) 24 3939 2662

Cách đặt lịch hẹn

  • Vào link: https://fr.tlscontact.com/vn/ , chọn nơi nộp hồ sơ.
  • Đăng ký và kích hoạt tài khoản.
  • Làm theo hướng dẫn. Lưu ý: 
    • Purpose of Travel: chọn Short Stay -> Tourist
    • Personal Information: Chọn option “I will fill out this information by hand at a later date”. Rồi tiếp tục làm theo hướng dẫn.
  • Sau khi hoàn tất, in giấy xác nhận lịch hẹn ra giấy và đem theo khi đến nộp hồ sơ. 

Đăng ký tài khoản. Đồng thời bạn cũng có thể theo dõi toàn bộ quá trình xử lý hồ sơ trên đây. Bao gồm 8 bước, bước nào xong sẽ hiện xanh.

Lưu ý: Địa điểm nộp hồ sơ xin visa của Pháp phụ thuộc vào địa điểm bạn làm hộ chiếu. Nếu bạn làm hộ chiếu ở Hà Nội mà lại đang sống ở Sài Gòn thì phải bay ra Hà Nội làm hồ sơ nhé!

Hướng dẫn thủ tục xin visa Schengen tự túc

Theo kinh nghiệm xin visa Schengen, bạn nên đi nộp hồ sơ đúng giờ. Ảnh: Internet

Bước 3: Nộp hồ sơ xin visa Schengen

  • Khi nộp hồ sơ bạn cần đến đúng giờ theo lịch hẹn
  • Bạn mang theo toàn bộ hồ sơ xin visa du lịch Schengen đã chuẩn bị và giấy xác nhận lịch hẹn
  • Ngoài ra, bạn cũng cần ăn mặc lịch sự để chụp hình visa trực tiếp tại TLScontact
  • Chi phí: Nếu hồ sơ được nhận thì chi phí xin visa du lịch Schengen là 60 Euro phí thị thực + 25 Euro phí dịch vụ của TLScontact. Bạn có thể trả bằng tiền Việt theo tỷ giá hôm đó hoặc quẹt thẻ.

Bước 4: Kết quả hồ sơ xin visa Schengen

TLScontact chỉ có trách nhiệm tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ. Còn Lãnh sự quán Pháp sẽ trực tiếp duyệt hồ sơ của bạn. Nếu hồ sơ của bạn có nghi vấn hoặc cần bổ sung thông tin, bạn sẽ nhận được thông tin bổ sung hồ sơ. Hoặc tham dự cuộc phỏng vấn. Mọi lịch trình hồ sơ bạn sẽ nhận được email thông báo theo đúng email mà bạn đặt lịch hẹn.

Thông thường thời gian xét duyệt và cấp visa là 15 ngày. TLScontact sẽ liên hệ hoặc gửi mail cho bạn thời gian nhận lại hộ chiếu.

Hầu hết Lãnh sự quán Pháp sẽ cấp visa du lịch Schengen 30 ngày, single entry. Và có giá trị 3 tháng. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì Lãnh sự quán Pháp chỉ cấp visa theo đúng số ngày đi du lịch, single entry. Đồng thời, cũng có giá trị 3 tháng.

Một số lưu ý cần nhớ khi xin visa Schengen

Trong quá trình xin visa du lịch Schengen tự túc, các bạn cần lưu ý đến một số vấn đề quan trọng như:

– Hồ sơ của bạn phải minh bạch. Trường hợp các bạn thiếu giấy tờ, làm hồ sơ giả (như khai gian nghề nghiệp, làm hợp đồng lao động giả hoặc giấy phép giả) thì hồ sơ của bạn sẽ bị loại.

– Tài chính của bạn phải đảm bảo đủ cho chuyến đi. Và bạn phải chứng minh là mình đủ ‘giàu’ để không ở lại nước người ta. Vậy thì bạn có bao nhiêu tiền thì cứ đưa vào sổ tiết kiệm càng nhiều càng tốt nha.

– Không có bảo hiểm du lịch cũng là một trong những lí do khiến hồ sơ của bạn bị từ chối. Đi du lịch châu Âu bạn bắt buộc phải có bảo hiểm du lịch cho cả chuyến đi. Vừa là để xin visa vừa có lợi cho bản thân.

Hướng dẫn thủ tục xin visa Schengen tự túc

Xin visa Schengen, bắt buộc phải có bảo hiểm du lịch. Ảnh: Internet

– Hiện nay tình trạng nhập cư trái phép ở các nước châu Âu đang rất nóng. Do vậy các bạn phải chứng minh được mình chỉ có ý định sang châu Âu du lịch thôi. Và tuyệt đối không ở lại. Một số lý do làm hồ sơ của bạn không đủ tin tưởng như: thu nhập không cao, công việc hiện tại không đủ ràng buộc, lịch sử đi du lịch chưa nhiều, không có tài sản ràng buộc tại Việt Nam… Trường hợp người độc thân hoặc đi du lịch tự túc một mình họ sẽ rất để ý đấy, bạn nên cẩn thận.

– Trường hợp bạn nào muốn đi thêm Anh thì xin visa Schengen trước (2 cái độc lập với nhau nhé). Rồi sau khi có visa Schengen thì xin visa đi Anh sẽ có khả năng đậu cao hơn.

Lời kết

Phía trên là toàn bộ những hướng dẫn chi tiết, cụ thể về vấn đề xin visa Schengen mà chúng mình đã đúc kết được. Hy vọng từ đó, bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin mới mẻ để giúp ích cho quá trình xin visa của mình. Để đơn giản hóa các thủ tục và giúp bạn xin visa dễ dàng hơn, bạn có thể lựa chọn dịch vụ làm visa Schengen của chúng mình với giá cam kết rẻ hơn thị trường và tỉ lệ đậu cao.

Đăng bởi: Nguyễn Cẩm Tú

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก