Châu Âu Khám Phá

Jet Lag là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, phục hồi

Jet Lag là tình trạng nhiều du khách rất hay gặp trong các chuyến bay dài (các chuyến bay từ Việt Nam đi Châu Âu là ví dụ), nó ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như công việc trong và sau chuyến đi. Bài viết này xin được tập trung chia sẻ về: Jet Lag là gì? nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và cách phục hồi khi bị hội chứng này.

Jet Lag là gì?

châu âu, khám phá, jet lag là gì? nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, phục hồi

Jet Lag hay còn gọi là hội chứng thay đổi múi giờ

Jet Lag là hội chứng thay đổi múi giờ, nó xảy ra khi một người di chuyển nhanh qua các múi giờ (khi bay các chuyến bay dài chẳng hạn). Hội chứng này gây rối loạn tạm thời, tạo nên sự mệt mỏi, mất ngủ và một số vấn đề khác. Jet Lag được coi là gây nên rối loạn giấc ngủ sinh học, làm gián đoạn đồng hồ sinh học.

Nguyên nhân bị Jet Lag 

Nguyên nhân gây ra Jet Lag là do cơ thể chúng ta không có điều chỉnh ngay lập tức vấn đề thay đổi múi giờ theo nhịp sinh học thường ngày của mình. Ví dụ: Du khách khi đến Châu Âu từ Việt Nam, lúc bấy giờ cơ thể chúng ta vẫn đang hoạt động theo giờ Việt Nam, não sẽ bị rối loạn, xuất hiện tình trạng mất ngủ, kém tập trung,… Một số du khách đi tour Châu Âu có chia sẻ, lúc 1 giờ sáng thì du khách tỉnh dậy không ngủ được nữa, bởi lúc đó cơ thể vẫn theo giờ Việt Nam – đang là 7h sáng ở Việt Nam.

Về góc độ sinh học thì có thể giải thích như sau:

Cơ thể chúng ta có một loại đồng hồ sinh học bên trong, hoạt động theo 24h, nó được gọi là nhịp sinh học. Một phần nhỏ của não bộ chúng ta (gọi là hạt nhân – SCN) hoạt động như một chiếc đồng hồ báo thức để kích hoạt các chức năng khác nhau như đói, khát, buồn ngủ. Nó cũng giúp điều chỉnh nhiệt độ, huyết áp, hormone và glucose trong máu. Để giúp có thể nhận biết được thời gian trong ngày, các dây thần kinh thị giác sẽ hoạt động và chuyển thông tin về SCN. Vì vậy khi mắt thấy bình minh hay hoàng hôn sớm hoặc muộn hơn so với bình thường, SCN sẽ kích hoạt các hoạt động trong lúc các phần còn lại của cơ thể chưa sẵn sàng. Và nó gây ra hội chứng Jet Lag.

Triệu chứng Jet Lag

Mệt mỏi và mất ngủ là hai triệu chứng rõ rệt nhất khi bị Jet Lag. Bên cạnh đó một số du khách sẽ xuất hiện các triệu chứng khác như: lo lắng, táo bón, tiêu chảy, nhầm lẫn, mất nước, đau đầu, buồn nôn, khó tập trung, đổ mồ hôi, chóng mặt, buồn ngủ vào ban ngày hay thậm chí là mất trí nhớ. Một số nặng thì bị rối loạn nhịp tim.

Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ em hay trẻ sơ sinh cũng có thể bị jet lag như người lớn.

Cách phòng ngừa Jet Lag 

Để có thể phòng bị Jet Lag hay ít ra là hạn chế tối đa các vấn đề do hội chứng này gây ra, du khách có thể áp dụng một số cách sau:

  • Điều chỉnh sang múi giờ mới trước chuyến đi: việc này giúp cho nhịp sinh học của chúng ta dễ làm quen khi đến chổ có múi giờ mới.
  • Tập thể dục để cho cơ thể khoẻ mạnh: nếu đang tập thì duy trì việc đó, nếu chưa thì nên bắt đầu tập thể dục để cơ thể chúng ta đảm bảo được sự khoẻ mạnh.
  • Trên máy bay: Nên vận động tay chân tại chổ, hoặc đi lại, đứng lên, ngồi xuống. Mặc đồ thoải mái: quần áo, giày dép phải thoải mái khi đứng, ngồi, đi lại trên máy bay.Nên uống nhiều nước, tránh uống các đồ có caffeine trên máy bay.
    Hạn chế uống rượu bia trước chuyến bay, trong chuyến bay, ngày sau chuyến bay.

Mất bao lâu để phục hồi khi bị Jet Lag 

Độ phục hồi khi bị hội chứng Jet Lag thông thường nó phụ thuộc vào số múi giờ bị trễ. Thông thường cơ thể chúng ta sẽ điều chỉnh với tốc độ 1 – 2 múi giờ mỗi ngày. Ví du: Nếu du khách đi Châu Âu, múi giờ Châu Âu chênh với Việt Nam 6 múi giờ, vậy thường du khách sẽ mất 3-5 ngày để phục hồi.

Jet Lag là hội chứng tạm thời, và nó cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn sau chuyến bay.

Các biến chứng do nó gây ra là cực kỳ hiếm. Tuy nhiên với một số người có tiền sử bệnh như bệnh tim, thì sự căng thẳng cộng với độ cao khi bay có thể dẫn đến đau tim, nếu vì Jet Lag mà bị thiếu ngủ thì có thể dẫn đến đột quỵ với những ai có tiền sử bệnh.

Cách phục hồi khi bị Jet Lag 

Du khách khi bị Jet Lag ngoài việc phòng ngừa, chờ cơ thể sẽ tự điều chỉnh để phục hồi thì có thể tự mình áp dụng một số cách sau để quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn:

  • Cố gắng thích nghi sớm với múi giờ địa phương: ăn đúng giờ, đúng bữa (dù không đói), ngủ đúng giờ dù không buồn ngủ lắm.
  • Uống cafe hoặc đồ uống có caffeine vào buổi sáng hôm sau chuyến bay để giúp tỉnh táo.

Một số thông tin về Jet Lag du khách nên biết 

  • Lệch một – hai múi giờ ít bị ảnh hưởng: Khi di chuyển đến một điểm lệch một đến hai múi giờ, cơ thể chúng ta sẽ nhanh chóng điều chỉnh trở lại bình thường. Tuy nhiên nếu lệch ba tiếng trở lên thì lúc đó sẽ dễ bị Jet Lag.
  • Bay về hướng Đông sẽ khó hơn: Việc di chuyển từ Tây sang Đông sẽ mất thời gian hơn và cơ thể điều chỉnh sẽ khó hơn.
  • Người lớn tuổi phục hồi chậm hơn, trẻ em hồi phục nhanh hơn.
  • Những đối tượng thường xuyên di chuyển lệch múi giờ như phi công, tiếp viên hàng không, khách du lịch thường xuyên sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh múi giờ.
  • Các bệnh thiếu ngủ, tim mạch, căng thẳng,… sẽ dễ trở nặng nếu du khách bị thêm Jet Lag.
  • Uống nhiều rượu trong quá trình bay không tốt cho việc phục hồi do Jet Lag.

Đăng bởi: Lâm Trần

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก