Chùa

Khám phá chùa Hoằng Pháp – Chốn tâm linh không vướng bụi trần giữa lòng Sài Thành

Giữa một Sài Gòn năng động, náo nhiệt bất kể ngày đêm, nhưng đâu đó tại những ngôi chùa linh thiêng, mọi tạp âm ồn ã dường như đã bị đẩy lùi, nhường chỗ cho cảm giác yên tĩnh và trầm lắng. Các ngôi chùa là chốn sinh hoạt văn hóa tâm linh, cầu an, cầu phúc của người dân. Trong đó, chùa Hoằng Pháp chính là một trong những nơi quanh năm nghi ngút khói hương và được nhiều Phật tử lựa chọn để tu học. Hôm nay, hãy cùng chúng mình tìm hiểu về ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Sài Thành này nhé.

1. Chùa Hoằng Pháp ở đâu?

“Ngôi chùa Hoằng Pháp uy linh

Mái cong ngói đỏ đậm tình quê hương

Chuông chiều mõ sớm du dương

Lời kinh tiếng pháp chỉ đường tu thân.”

Chùa Hoằng Pháp là một trong những ngôi chùa đẹp và nổi tiếng linh thiêng bậc nhất Sài Gòn. Ngôi chùa không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên đẹp mà còn được nhiều người tìm đến cầu sức khỏe, bình an. Địa chỉ chùa Hoằng Pháp ở đâu chắc chắn là câu hỏi mà nhiều du khách muốn biết.

Chùa Hoằng Pháp tọa lạc tại xã xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Quận 1 khoảng 20km.

khám phá, trải nghiệm, khám phá chùa hoằng pháp – chốn tâm linh không vướng bụi trần giữa lòng sài thành

Cổng chùa Hoằng Pháp

2. Hướng dẫn cách đi đến chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp cách trung tâm Quận 1 khoảng 20km về phía Tây Bắc và quãng đường không quá xa. Bạn có thể thoải mái di chuyển bằng nhiều phương tiện như ô tô, xe máy, hoặc xe buýt.

Cung đường để đến với chùa Hoằng Pháp, bạn hãy đi dọc theo đường Nguyễn Văn Trỗi, đến đường Cộng Hòa rồi qua Trường Chinh đến khi qua hầm chui An Sương và vào đường Xuyên Á, tức quốc lộ 22. Sau đó, bạn đi thêm một đoạn nữa sẽ đến địa phận xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, bạn có thể hỏi người dân địa phương hoặc tra Google Maps để đến được Chùa Hoằng Pháp.

Nếu muốn di chuyển đến chùa Hoằng Pháp bằng xe buýt, bạn hãy tìm các tuyến xe 74, 94, 04, hoặc 14 có điểm dừng gần chùa nhất.

3. Lịch sử chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp không chỉ đẹp về cảnh quan mà còn đẹp cả về đạo hạnh của Tổ khai sơn. Năm 1975, cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử đã sáng lập ra ngôi chùa linh thiêng này trên một khu rừng chồi. Sau 2 năm khai phá, đến năm 1959 Hòa thượng mới bắt đầu xây dựng bằng gạch đinh, bao gồm hai tầng mái ngói, mặt chùa hướng về hướng Tây Bắc.

Bên cạnh việc tu hành, tiếp Tăng độ chúng, hoằng truyền Phật pháp, xây dựng ngôi Tam Bảo, Hòa thượng còn luôn quan tâm đến những người hoạn nạn. Năm 1965, trước cảnh màn trời chiếu đất của nhân dân do bị chiến tranh tàn phá tại Đồng Xoài, Thuận Lợi, Hòa thượng đã đón nhận 60 gia đình với 261 người về chùa nuôi dưỡng, sau đó mua đất xây cất 55 căn nhà cho họ định cư.

khám phá, trải nghiệm, khám phá chùa hoằng pháp – chốn tâm linh không vướng bụi trần giữa lòng sài thành

Chùa Hoằng Pháp là một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Sài Gòn

Năm 1968, cảm thương những trẻ thơ mất cha lạc mẹ, không nơi nương tựa hoặc nghèo đói, thất học, Hòa thượng đã thành lập viện Dục Anh tại chùa để tiếp nhận các em nhỏ từ 6 – 10 tuổi về chăm sóc, nuôi dạy.

Do đức độ cao dày của Hòa thượng, phật tử từ các nơi quy tụ về đây quy y ngày một đông hơn. Năm 1971, để có đủ chỗ lễ bái, thuyết giảng, Hòa thượng đã xây thêm mặt tiền chánh điện dài 28m, tường xây bằng gạch block, mái lợp tole cement.

Năm 1974, Hòa thượng đã tiếp tục mua 45 mẫu đất ở xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh với dự định mở làng cô nhi tiếp nhận thêm hàng nghìn trẻ thơ bất hạnh cũng như thành lập đền thờ Hùng Vương. Công việc khai hoang đắp đường đang tiến hành thì đến tháng 4/1975 đất nước thống nhất, Hòa thượng đã hiến số đất này cho Ban Quản trị khu Kinh tế mới Lê Minh Xuân.

Cùng thời điểm đó, viện Dục Anh giải tán do nhiều trẻ em được nhân thân đón về. Hòa thượng tiếp tục từ bi cứu khổ nhận nuôi dưỡng các cụ già neo đơn hoặc có hoàn cảnh khó khăn.

Đến năm 1988, Hòa thượng an nhiên thị tịnh vào ngày 16 tháng 10 năm Mậu Thìn tại chùa Hoằng Pháp, trụ thế 88 năm, 65 tuổi đạo. Đệ tử của Hòa thượng là Thượng tọa Thích Chân Tính trở thành trụ trì chùa Hoằng Pháp, tiếp tục kế tục sự nghiệp hoằng truyền chánh pháp của cố Hòa thượng.

Năm 1995, do chánh điện bị xuống cấp nặng, được sự cho phép của chính quyền địa phương, Thượng tọa đã khởi công xây dựng lại.

Để tạo điều kiện cho Phật tử tại gia cắt bớt trần duyên, hầu thúc liễm thân tâm, tinh tấn tu tập, Thượng tọa đã kết hợp với Ban đại diện Phật giáo huyện Hóc Môn tổ chức Khóa tu Phật thất vào tháng 3/1999 tại chùa Hoằng pháp.

Từ năm 2005, chùa Hoằng Pháp bắt đầu tổ chức Khóa tu mùa hè thường niên dành cho học sinh và sinh viên. Hàng năm vào ngày 16/10 (Âm lịch), chùa tổ chức ngày húy kỵ cố Hòa Thượng Ngộ Chân Tử rất trọng thể.

Ngày nay, Chùa Hoằng Pháp được coi là trung tâm tu học Phật pháp và cũng là trung tâm văn hóa Phật giáo lớn nhất của Việt Nam.

khám phá, trải nghiệm, khám phá chùa hoằng pháp – chốn tâm linh không vướng bụi trần giữa lòng sài thành

Chùa Hoằng Pháp là một trung tâm văn hóa Phật giáo lớn của Việt Nam

Trụ trì chùa Hoằng Pháp là ai? Chùa Hoằng Pháp đến nay trải qua 2 đời trụ trì: Từ năm 1957-1988: cố Hòa Thượng Ngộ Chân Tử, viên tịch năm 1988. Từ 1988 đến nay trụ trì chùa là hòa thượng Thích Chân Tính.

Bạn có thể theo dõi thêm nhiều những video giảng đạo của đức thầy tại kênh youtube của chùa:

5. Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Hoằng Pháp

Trải qua hơn nửa thế kỷ, chùa Hoằng Pháp từng có nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ. Nhìn chung, kiến trúc của ngôi chùa là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc hiện đại và những đường nét truyền thống của các ngôi chùa cổ ở miền Bắc.

Chùa Hoằng Pháp chào đón du khách bằng cổng tam quan sừng sững, được thiết kế theo kiến trúc chùa chiền truyền thống như mái ngói đỏ hai tầng, phần đuôi cong vút, pha lẫn với nét hiện đại ở các đường cong cách điệu uốn lượn mềm mại hơn so với những sáng tạo đi trước.

Bên cạnh đó, tên chùa hay các bức tự, câu đối và hoành phi đều được viết bằng chữ quốc ngữ trên những vật liệu hiện đại, đây là một điểm khác biệt với những ngôi chùa cổ ở miền Bắc, từ đó tạo nên nét đặc trưng khiến du khách không thể quên.

Ngay khi bước chân qua cổng tam quan, du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí trong lành, tươi mát ùa vào, bởi xung quanh khuôn viên chùa đâu đâu cũng là câu xanh, từ những gốc cổ thụ hàng trăm năm tuổi tỏa bóng râm cho đến các chậu bonsai được cắt tỉa gọn gàng, đẹp mắt.

khám phá, trải nghiệm, khám phá chùa hoằng pháp – chốn tâm linh không vướng bụi trần giữa lòng sài thành

Khuôn viên và chính điện tại chùa Hoằng Pháp

Nổi bật nhất là tòa chính điện được xây dựng theo lối chữ “Công” vô cùng kiên cố. Ngôi điện bao gồm 2 tầng, 8 gác mái được nâng đỡ bằng hệ thống cột cái, cột quân vững chắc. Hai bên bậc thềm tam cấp đặt cặp sư tử lớn bằng cement màu vàng, như để bảo vệ cho sự bình yên và linh thiêng của ngôi chùa, còn ở giữa lối đi là một đỉnh đồng với họa tiết bắt mắt.

Toàn bộ cánh cửa, bao lam, án thờ đều được làm bằng gỗ quý, chạm trổ tinh xảo. Đặc biệt là phần nền được lót bằng gạch granite nhập khẩu từ Tây Ban Nha. Hai bên chánh điện là hai bức phù điêu thần Kim Cang, còn bên trong được bài trí theo thứ tự tiền Phật hậu Tổ.

Tiền điện tôn trí pho tượng Đức Phật Thích Ca ngự tòa sen trong tư thế thiền định. Xung quanh vách tường phía trên là 7 bức phù điêu minh họa cuộc đời Đức Phật từ khi Đản sinh đến lúc nhập Niết bàn. Hậu Tổ thờ cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử, người khai sơn chùa Hoằng Pháp. Trên tường là 2 bức phù điêu miêu tả cuộc đời hành đạo của Ngài, hai bên là bàn thờ chư hương linh.

Bên cạnh đó, một trong những công trình nổi bật của chùa Hoằng Pháp phải kể đến đến tháp Nhị Nghiêm – chốn an nghỉ cuối cùng của cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử – người khai lập nên chùa. Công trình này được thiết kế theo hình một quả chuông, tháp có móng tròn rộng, cao 3 bậc, càng lên cao vòng càng thu hẹp. Trên đỉnh tháp có chữ “Vạn”, mang ý nghĩa công đức vô lượng, vĩnh hằng cùng vũ trụ, qua đó thể hiện sự kính trọng và biết ơn của mọi người với Ngài.

khám phá, trải nghiệm, khám phá chùa hoằng pháp – chốn tâm linh không vướng bụi trần giữa lòng sài thành

Tháp Nhị Nghiêm – chốn an nghỉ cuối cùng của cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử

Cách đó một chút là tháp các vị ni cô quá cố của chùa. Tiếp đến là nhà ăn, song song với đó là dãy nhà dưỡng lão nữ, cuối cùng là nhà trù.

Phía bên phải chánh điện là vườn cây, nổi bật với công trình tòa non bộ lớn, chính giữa tôn trí tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát bằng cẩm thạch trắng. Đứng trước Phật mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, bạn sẽ cảm thấy như được che chở phù hộ bởi Đức mẹ và cảm thấy sự thanh tịnh, bình yên trong tâm hồn. Sau đó là tháp Phổ Độ, nơi để cốt của bá tánh.

Phía sau chánh điện là Tăng đường, nơi được sử dụng làm giảng đường. Trước tăng đường là hai bãi cỏ với cây me cổ thụ.

khám phá, trải nghiệm, khám phá chùa hoằng pháp – chốn tâm linh không vướng bụi trần giữa lòng sài thành

Tượng phật Quan Thế Âm Bồ Tát tại chùa Hoằng Pháp

6. Cầu may dưới gốc hoa vô ưu tại chùa Hoằng Pháp

Từ lâu, chùa Hoằng Pháp đã nổi tiếng là chốn linh thiêng bậc nhất Sài Gòn. Vào mỗi dịp lễ, Tết du khách từ khắp mọi nơi lại về đây dâng hương, xin bình an cho mình và gia đình. Theo kinh nghiệm của những người đã từng đến đây thì muốn “cầu được ước thấy” hãy cầu dưới gốc hoa vô ưu chùa Hoằng Pháp. Cây vô ưu hay còn được biết đến với những cái tên khác như cây Đầu Lân, cây Ngọc Lân, cây Sa La. Đây là loại cây cổ thụ, có hoa mọc theo chùm, rủ xuống đất, cánh hoa màu đỏ vô cùng đẹp mắt được trồng trong rất nhiều đền chùa ở Việt Nam.

khám phá, trải nghiệm, khám phá chùa hoằng pháp – chốn tâm linh không vướng bụi trần giữa lòng sài thành

Cầu nguyện bên gốc cây vô ưu để cầu mong may mắn, bình an, mong ước thành hiện thực

Theo truyền thuyết từ xa xưa, Đức Phật Thích Ca được hoàng hậu Maya sinh dưới gốc cây vô ưu, lúc bà lên cơn đau thì có một cành cây chìa ra cho bà nắm lấy như tiếp thêm sức mạnh. Lúc đó không phải mùa hoa nở rộ, nhưng khi đức Phật nằm nghỉ thì bỗng nở hoa đỏ rực và rơi quanh đức Phật như mưa sa. Do đó, vào những ngày lễ, Tết, phật tử thập phương thường kéo nhau về chùa, cầu nguyện bên gốc cây vô ưu để cầu mong may mắn, bình an, mong ước thành hiện thực.

7. Các lễ hội diễn ra tại chùa Hoằng Pháp

Dưới đây là một số lễ hội diễn ra tại chùa Hoằng Pháp thu hút rất nhiều phật tử từ mọi nơi đổ về.

  • Lễ Cầu An: Tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 1 Âm lịch.
  • Lễ Phật Đản: Tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 4 Âm lịch.
  • Lễ Vu Lan: Tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch.
  • Lễ Giỗ Tổ: Tổ chức hàng năm vào ngày 16 tháng 10 Âm lịch. Đây cũng là ngày mà các hàng đệ tử xuất gia và tại gia quay về tổ đình để tham dự lễ lễ giỗ tổ Hòa thượng Ngộ Chân Tử.

Ngoài ra, hàng năm vào ngày 17 tháng 11 Âm lịch, chùa Hoằng Pháp còn tổ chức đêm Hoa đăng Kỷ niệm Đức Phật A Di Đà. Tối 22/12,2010 đêm hội hoa đăng mừng đức Phật Di Đà đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập là lễ hội hoa đăng lớn nhất. Theo ước tính đã có khoảng hơn 30 ngàn người từ khắp mọi miền đất nước về đây tham dự.

khám phá, trải nghiệm, khám phá chùa hoằng pháp – chốn tâm linh không vướng bụi trần giữa lòng sài thành

Chùa Hoằng Pháp thu hút rất nhiều phật tử từ mọi nơi đổ về

8. Một số khóa tu tại chùa Hoằng Pháp

Khi tìm hiểu về chùa Hoằng Pháp, bạn sẽ thấy chùa thường tổ chức rất nhiều khóa tu hàng năm. Các khóa tu chùa Hoằng Pháp tại đây luôn thu hút nhiều Phật tử từ khắp mọi nơi, ước tính mỗi khóa tu có hàng nghìn người tham dự.

Trong các ngày tu tập tại chùa, bạn sẽ được các sư thầy tại chùa Hoằng Pháp chỉ dạy cho rất nhiều điều. Đặc biệt là văn hóa trong đạo Phật như: cách chắp tay, lễ bái, xá chào, lễ lạy, tu tâm, tu tính. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ hiểu được ý nghĩa đằng sau của các lễ nghi này. Đồng thời, trong các khóa tu còn có nhiều hoạt động giúp bạn rèn luyện sức khỏe.

Tại chùa Hoằng Pháp có khá nhiều khóa tu dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là khóa tu mùa hè, vô cùng phù hợp với các bạn học sinh, sinh viên. Tại đây, các em sẽ được trải nghiệm tu tập, sinh hoạt tự lập tại chùa. Được biết, khóa tu mùa hè thường diễn ra trong 7 ngày đêm, thường vào tháng 7 hàng năm, dành cho các bạn độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi.

khám phá, trải nghiệm, khám phá chùa hoằng pháp – chốn tâm linh không vướng bụi trần giữa lòng sài thành

Chùa Hoằng Pháp có khá nhiều khóa tu dành cho nhiều đối tượng khác nhau

Sau các khóa tu này, bạn sẽ rèn luyện được tâm tính của mình, học được cách để luôn bình tĩnh trước mọi sự việc cũng như làm cho tâm hồn mình được yên bình, thanh tịnh hơn.

Các bạn học sinh, sinh viên nếu muốn tìm hiểu thêm về các khóa tu tại chùa Hoằng Pháp 2023 có thể tham khảo lịch các khóa tu tại link website: https://www.chuahoangphap.com.vn/thong-bao/lich-khoa-tu-chua-hoang-phap-2023/

9. Lưu ý khi đến tham quan chùa Hoằng Pháp

  • Giờ mở cửa của chùa Hoằng Pháp là từ 6h đến 18h hàng ngày, mọi người được tự do đến tham quan, cúng bái, cầu nguyện và niệm phật.
  • Đến vãn cảnh chùa, bạn phải giữ yên lặng, tránh cười nói to tiếng để giữ sự thanh tịnh cho ngôi chùa.
  • Chùa Hoằng Pháp là địa điểm trang nghiêm, vì vậy bạn chú ý mặc quần áo dài, lịch sử, không nên mặc đồ bó sát, hở hang hay váy ngắn.
  • Sau khi tham quan chùa Hoằng Pháp và chiêm bái xong, bạn đừng quên trải nghiệm một số món ăn đặc sản tại Hóc Môn như: lẩu gà hấp, cháo bầu, lẩu cá và ếch xào lăn Trung Chánh, lẩu bò Bàu Nai…
    khám phá, trải nghiệm, khám phá chùa hoằng pháp – chốn tâm linh không vướng bụi trần giữa lòng sài thành

    Chùa Hoằng Pháp là từ 6h đến 18h hàng ngày, mọi người được tự do đến tham quan, cúng bái, cầu nguyện và niệm phật

10. Một số khách sạn gần chùa Hoằng Pháp

Để chuyến khám phá chùa Hoằng Pháp của bạn trở nên trọn vẹn hơn, chúng mình sẽ gợi ý với bạn một số điểm lưu trú phù hợp với giá cả vừa phải.

Tên khách sạn Mức giá Địa chỉ
Saigon Garden Homestay Từ 900.000 VND/đêm Khu phố 2 Tổ 33, KP2, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
RedDoorz Tô Ký Từ 300.000 VND/đêm 330 Tô Ký, Street, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Khang Bảo Viên Từ 200.000 VND/đêm Đường số 68, Tân Phú Trung, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Hoang Anh Star Hotel Từ 300.000 VND/đêm 31/3 đường Song Hành, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Hy vọng bài viết của chúng mình đã giúp bạn có thêm thông tin về chùa Hoằng Pháp – chốn tâm linh nổi tiếng ở Sài Gòn. Nếu có dịp ghé thăm Sài Gòn bạn đừng bỏ qua ngôi chùa linh thiêng này nhé!

Đăng bởi: Lương Mạnh Hiếu

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก