Thái Lan

Khám phá một vài nét về đất nước và con người Thái Lan

Thái Lan (tên chính thức: Vương quốc Thái Lan) là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía Bắc giáp Lào và Myanma, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía Đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.

TÊN GỌI

Tên gọi Thái Lan trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Pháp Thaïlande. Tên gọi tiếng Pháp Thaïlande bắt nguồn từ tên gọi tiếng Anh Thailand. Báo Trung Bắc chủ nhật số 42, ngày 22/12/1940, có đăng một bài viết có tiêu đề là Địa vị quan hệ của Thái Lan về kinh tế ở Viễn Đông. Bài báo này mở đầu bằng đoạn:

Sau khi đã giải quyết xong những việc lôi thôi về biên giới và đất đai bằng mấy bản hợp ước vào các năm 1903, 1904, 1907, từ hơn 30 năm nay cuộc giao-thiệp giữa Thái Lan và Đông Dương, hai nước lân cận và nhiều quyền lợi chung trên bán đảo Ấn Độ – Trung Quốc nay vẫn giữ vẻ hòa hiếu và càng ngày càng thêm thân mật.

Thái Lan cũng từng được gọi là Xiêm (Siam), đây là tên gọi chính thức của nước này đến ngày 23/6/1939 khi nó được đổi thành Thái Lan. Từ năm 1945 đến ngày 11/5/1949, tên Thái Lan lại được đổi lại thành Xiêm. Sau đó nó được đổi lại thành Thái Lan như ngày nay. Từ “Thái” (ไทย) trong tiếng Thái có nghĩa là “tự do”. “Thái” cũng là tên của người Thái – hiện là dân tộc thiểu số có số dân đáng kể ở Trung Quốc, vẫn lấy tên là “Xiêm”.

Trong tiếng Thái, tên của Thái Lan là “ราชอาณาจักรไทย” (Racha Anachakra Thai). Hai chữ ราชา (Racha) và อาณาจักร (Anachakra) thì có gốc từ tiếng Phạn: “Racha” có nghĩa là “quốc vương”, “Anachakra” có nghĩa là “lãnh thổ”. Trong khi đó, ไทย (Thai) là một chữ tiếng Thái có nghĩa là “tự do”. Ý của cụm từ Racha Anachakra Thai là “Vương quốc của người tự do”. Tuy nhiên, một học giả nổi tiếng người Thái cho rằng từ “Thai” (ไท) đơn giản chỉ có nghĩa là “người” vì điều tra của ông cho thấy rằng tại một số vùng nông thôn từ “Thai” được dùng thay thế cho từ “khon” (คน) nghĩa là người.

Người Thái còn gọi nước Thái một cách dân dã là เมืองไทย Mueang Thai (Mường Thái) và từ Mueang còn được dùng rộng rãi để chỉ thành phố, thị trấn. Ngoài ra từ ประเทศไทย Prathet Thai (Prathét Thái) cũng được sử dụng để gọi Thái Lan. Hai chữ Mueang và Prathet có cùng nghĩa “nước, quốc gia”. Prathet có gốc từ chữ प्रदेश (pradeśa) trong tiếng Phạn, còn Mueang là một từ Thái cổ có cùng gốc với các từ Muang trong tiếng Lào, Mong trong tiếng Shan, mwngh trong tiếng Tráng, khởi nguyên mang nghĩa “thung lũng trồng lúa”.

Ở Trung Quốc, vương quốc này được gọi là “Thái Quốc”, hay “Thái Vương Quốc”. Người Việt trước đây còn gọi Thái Lan là “Xiêm La”và người Thái là “người Xiêm”.

ĐỊA LÝ

điểm đẹp, thái lan, khám phá một vài nét về đất nước và con người thái lan

Địa hình

Với diện tích 513.120 km², Thái Lan xếp thứ 50 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanma.

Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. phía Bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon, phía Đông Bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mekong đây là vùng trồng nhiều sắn nhất của Thái Lan do khí hậu và đất đai phù hợp với cây sắn. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai.

Khí hậu

Thái Lan có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết nóng, mưa nhiều. Từ giữa tháng 5 cho tới tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Từ tháng 10 đến giữa tháng 3 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô, lạnh. Eo đất phía nam luôn luôn nóng, ẩm.

LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC THÁI LAN QUA  CÁC THỜI KỲ

Lịch sử đất nước Thái Lan bắt đầu từ những người Thái di cư vào khu vực Thái Lan hiện nay trong thiên niên kỷ thứ nhất với những quốc gia nhỏ của riêng họ. Những quốc gia này luôn bị đe dọa bởi 2 nước Miến Điện và Đại Việt, cũng như sự đối đầu giữa người Thái và người Lào. Từ thế kỷ 12 tới đầu thế kỷ 20, nước này được gọi là Siam (Xiêm La). Năm 1939, sau một biến cố chính trị, tên chính thức của vương quốc được gọi là Thái Lan với từ “Thái” có nghĩa là “tự do”. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, do chính sách ngoại giao mềm dẻo và đúng đắn, Thái Lan đã trở thành quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không biến thành thuộc địa của các nước đế quốc châu Âu.

Thời kỳ đầu

Người ta phát hiện ra rằng, các nền văn minh Malay, Mon và Khmer từng phát triển thịnh vương trên lãnh thổ Thái Lan hiện nay. Người Thái có liên hệ ngôn ngữ với một số dân tộc tại miền Nam của Trung Quốc. chính vì vây, nguồn gốc của dân tộc Thái được cho là từ tỉnh Vân Nam, nhưng cũng có người lại cho rằng dân tộc gốc của xứ sở này đã từ đồng bằng sông Menam Chao Phya lên mạn Nam Trung Hoa rồi gặp thời kỳ bành trướng của Hốt Tất Liệt nên lại di chuyển xuống phía nam.

Vương quốc Sukhothai

điểm đẹp, thái lan, khám phá một vài nét về đất nước và con người thái lan

Những nhóm người Thái bắt đầu di cư đến vùng đất Thái Lan ngay từ thế kỷ thứ 8. Người Khmer đã dùng họ làm lính từ thế kỷ 7. Năm 1238, người Thái tại đây đánh đuổi các lãnh chúa Khmer và thiết lập nên một nhà nước mới. Dưới thời Sukhothai, vua Ramkhamhaeng đã xâm chiếm lãnh thổ của người Khmer đến tận miền Nam Nakhon Si Thammarat. Ông cũng chính là người đã tạo ra bảng chữ cái đầu tiên của người Thái và làm cho người dân hiểu rõ sự giá trị của nghệ thuật. Tuy vậy, cái chết của ông (năm 1300) lại báo hiệu một sự suy thoái của đế quốc Sukhothai. Năm 1378, một nhà nước mới ra đời là Ayuthaya tấn công và chiếm đóng Sukhothai và một bước trở thành nhà nước hùng mạnh nhất trong trong lịch sử tất cả các vương quốc Thái.

Vương quốc Ayutthaya

Ayutthaya là vương quốc mà vua được xem như chúa tể của mọi sinh linh. Xã hội có chế độ quý tộc và nô lệ. Nước này cũng bành trướng mở rộng và chiến tranh với những nước láng giềng khác.Sau khi tiêu diệt được Sukhothai, triều đại Ayutthaya, tức Xiêm La (Siam), bắt đầu xâm chiếm miền Nam. Năm 1431, Vua Boromaraja đệ nhị cướp thành phố Khmer Angkor Thom, buộc người Khmer phải dời về Phnom Penh.

Năm 1569, Ayutthaya trở thành lãnh thổ của Miến Điện. Mãi cho đến năm 1584, khi hoàng tử Naresuan nắm lấy cơ hội tuyên bố độc lập và đuổi hết người Miến Điện ra khỏi đất nước.

Trong thế kỷ tiếp theo, vương quốc Xiêm bắt đầu thu hút sự chú ý của người phương Tây. Những thương nhân Hà Lan đầu tiên đã đặt chân lên đất nước này từ năm 1601. Cũng từ đây, người Châu Âu bắt đầu cạnh tranh nhau nhằm giành những đặc quyền về bến cảng và buôn bán tại Thái Lan. Đây cũng là thời kì nước Ayutthaya đi dần tới sụp đổ sau 1 cuộc tấn công thiêu rụi thủ đô của quân Miến Điện.

Thời kỳ 1763-1782

điểm đẹp, thái lan, khám phá một vài nét về đất nước và con người thái lan

Khi vương quốc Ayutthaya sụp đổ, một vị tướng có tên là Taksin đã tập hợp được một đội quân chiếm lại thành phố, nhưng Ayutthaya đã bị tàn phá trơ trụi nên ông quyết định dời đô đến Thonburi.

Năm 1763 cuộc tấn công lớn nhất của người Miến Điện diễn ra. Người Xiêm ngay lập tức phản công. Taksin, một vị tướng gốc Hán, đã tổ chức kháng chiến, đẩy lùi người Miến Điện và lập ra một thủ đô mới ở Bangkok, chinh phục được các nước chư hầu và chiếm lại miền Bắc từ người Miến Điện. Từ đây công cuộc chinh phục toàn bộ các dân tộc Thái bắt đầu: tấn công người Miến Điện ở phía bắc năm 1774, chiếm Chiang Mai năm 1776 và thống nhất Thái Lan.

Năm 1782, Chaophraya Chakri phế truất Taksin khỏi ngôi vua nước Xiêm, lên ngôi và trở thành vua Rama I, lập ra triều đại Chakri như ngày nay.

Vương triều Chakri

Chao Phraya Chakri tức vua Rama I là người khai sinh triều đại Chakri vẫn tồn tại cho đến tận ngày nay. Rama I dời đô về Bangkok và cho xây dựng thủ đô theo kiểu mẫu Ayutthaya xưa. Ông cũng là người làm hồi sinh nền nghệ thuật và văn hóa Thái Lan dựa vào một phần trí nhớ của những người già cả còn sống sót khi Ayutthaya bị hủy diệt.

Thời kỳ 1782-1932

Thời kỳ đầu của vương triều Chakri là một nhà nước quân chủ chuyên chế được gọi là Xiêm La hay Vương quốc Rattanakosin. Lúc này, nó là một vương quốc hùng mạnh ở trong khu vực, ngay trước khi có các cuộc xâm lược thực dân của các nước Phương Tây tại khu vực Đông Nam Á vào thế kỷ 19.

Từ năm 1818, Xiêm mở cửa và tiếp xúc với phương Tây, bắt đầu bằng một hiệp định với người Bồ Đào Nha. Năm 1932, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang lập hiến. Nước này nằm dưới chế độ độc tài quân sự cho đến năm 1992, khi chế độ này kết thúc, mở ra một thời kì dân chủ mới của Thái Lan.

DÂN SỐ

Dân số Thái Lan khoảng 67 triệu người đông thứ 20 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái. Ngoài người Thái là người Hoa, nhóm dân tộc thiểu số đông thứ hai (14%), có ảnh hưởng chính trị không cân xứng với vai trò kinh tế. Phần lớn trong số họ không sống tại Chinatown ở Bangkok (trên đường Yaowarat), mà hoàn toàn hòa nhập vào xã hội Thái. Các nhóm dân tộc khác bao gồm người Mã Lai (3%) ở miền Nam nói một loại phương ngữ Mã Lai gọi là Yawi, người Môn, người Khmer (nhóm dân tộc thiểu số đông nhất), người Chăm, Lawa, Akha, Karen, Hmông, La Hủ, Lisu, Lôlô… và các nhóm Tai khác như: Thái Đen ở tỉnh Loei, Nyaw, Phu Thai, Shan, Lự, Saek, v.v… Sau Chiến tranh Việt Nam, nhiều người Việt đã sang tỵ nạn và định cư tại Thái Lan, đông nhất là tại vùng Đông Bắc. Cũng có rất nhiều người Việt có liên quan tới nhà Tây Sơn đã sang tỵ nạn tại Thái Lan thời Nguyễn. Trong thời Pháp thuộc cũng có nhiều người tỵ nạn thực dân Pháp hoặc tránh chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam đã sang và cư trú ở Thái Lan.

TIẾNG THÁI – QUỐC NGỮ THÁI LAN

Tiếng Thái (ภาษาไทย, chuyển tự: phasa thai, đọc là Pha-xả Thai) là ngôn ngữ chính thức của Thái Lan và là tiếng mẹ đẻ của người Thái, dân tộc chiếm đa số ở Thái Lan.

Tiếng Thái là một thành viên của nhóm ngôn ngữ Thái của ngữ hệ Tai-Kadai. Các ngôn ngữ trong hệ Tai-Kadai được cho là có nguồn gốc từ vùng miền Nam Trung Quốc ngày nay và nhiều nhà ngôn ngữ học đã đưa ra những bằng chứng về mối liên hệ với các ngữ hệ Nam Á, Nam Đảo, hoặc Hán-Tạng. Đây là một ngôn ngữ có thanh điệu (tonal) và phân tích (analytic). Sự phối hợp thanh điệu, quy tắc chính tả phức tạp, tạo liên hệ (có thể là liên tưởng) và sự phân biệt trong hệ thống thanh điệu khiến tiếng Thái trở nên khó học với những người chưa từng sử dụng ngôn ngữ có liên quan.

điểm đẹp, thái lan, khám phá một vài nét về đất nước và con người thái lan

Quốc ngữ của Thái Lan – thứ tiếng được dạy trong tất cả các trường học – là tiếng Thái phương ngữ của đồng bằng miền Trung. Nó còn được gọi là tiếng Thái Xiêm, hay tiếng Thái Bangkok như cách gọi của những người dân quê. Mặc dù gần như tất cả người dân trong nước đều ít nhiều biết phương ngữ này nhưng nhiều người Thái Lan, ngay cả những người thuộc dân tộc Thái, vẫn nói bằng nhiều “phương ngữ” khác nhau.

Nhìn chung thì tiếng Thái tiêu chuẩn và các “phương ngữ” Thái là tiếng mẹ đẻ của khoảng 84% dân số. Tiếng Trung Quốc (tiếng Tiều) là ngôn ngữ của khoảng 10% dân số.

Tiếng Lào và tiếng Thái Lan có quan hệ khá gần gũi. Người Thái Lan và người Lào nói chuyện có thể hiểu nhau, tuy nhiên chữ Lào và chữ Thái Lan khác nhau. 20 triệu người (1/3 dân số Thái Lan) ở vùng Đông Bắc Thái Lan nói tiếng Lào như tiếng mẹ đẻ trong khi thông thạo tiếng Thái thông qua giáo dục. Tuy nhiên vì lý do chính trị nên chính phủ Thái Lan đã đổi tên ngôn ngữ này thành tiếng Isan và thậm chí coi đây là các phương ngữ của tiếng Thái.[1]. Ngoài ra, tiếng Bắc Thái được 6 triệu người ở các tỉnh cực bắc đất nước sử dụng và tiếng Nam Thái được 5 triệu người ở các tỉnh cực nam sử dụng. Cũng vì lý do chính trị nên chính phủ Thái Lan chỉ coi đây là “phương ngữ” của tiếng Thái chứ không phải là các ngôn ngữ riêng biệt.

Ngoài ra còn có tiếng Môn Khơme, tiếng Yawi, tiếng Mèo, Dao, Karen, Akha, Lahu, Lisu….

Về chữ viết thì ngoài người Thái với chữ Thái và người Dao sử dụng chữ viết Trung Hoa, không một bộ tộc nào có chữ viết riêng của mình, mặc dù các nhà truyền giáo đã nghĩ ra cách dùng ký tự latinh để làm chữ viết cho nhiều ngôn ngữ bộ tộc này.

Hơn một nửa từ vựng trong tiếng Thái được vay mượn từ tiếng Khmer cổ, Pali và Sanskrit (tiếng Phạn).

TÔN GIÁO

Tại Thái Lan, gần 95% người Thái theo đạo Phật Nam Truyền (gồm các phái Thiền Lâm Thái Lan, Santi Asoke và Dhammayuttika Nikaya). Một nhóm nhỏ (4.6%) theo đạo Hồi, 0.7% dân số theo Thiên Chúa giáo. Ngoài ra, ở Thái còn có các tôn giáo khác chiếm một số lượng rất nhỏ là Phật Giáo Nam Tông ở Thái Lan được sự hậu thuẫn từ Chính phủ. Các nhà sư được nhiều lợi ích do Chính phủ đem lại, họ được sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoàn toàn miễn phí.

điểm đẹp, thái lan, khám phá một vài nét về đất nước và con người thái lan

Phật Giáo ở Thái Lan bị ảnh hưởng nhiều bởi các niềm tin truyền thống của tổ tiên và các vị thần tự nhiên của họ; những niềm tin này đã được đưa vào luận Phật Giáo. Hầu như tất cả gia đình ở Thái Lan đều xây một miếu thờ nhỏ trong nhà, đó là một ngôi nhà gỗ nhỏ người Thái tin rằng đó là chỗ trú ngụ của các vị thần linh. Hàng ngày người Thái dâng thức ăn và nước uống cho các vị thần để cho các vị thần hài lòng. Người Thái cũng tin nếu các vị thần không hài lòng, thần sẽ đi ra ngoài miếu thờ, trú ngụ chính trong nhà của gia chủ và sẽ quấy nhiễu. Những miếu thờ này cũng được dựng ở ven đường, nơi mà công chúng sẽ thường xuyên dâng lễ vật lên các vị thần.

Khi Phật Giáo Nam Tông chưa phát triển, ở Thái Lan Bà-la-môn Giáo Ấn Độ và Phật Giáo Đại Thừa đã hiện diện. Đến ngày nay, ảnh hưởng từ hai truyền thống này vẫn còn rất rõ nét. Các chùa Bà-la-môn vẫn còn giữ một vai trò quan trọng đối với tôn giáo dân gian Thái Lan, và các ảnh hưởng từ Phật Giáo Đại Thừa còn được phản ánh qua các hình tượng, ví dụ như Quán Thế Âm là một hình dạng của Bồ Tát Quán Thế Âm vẫn thỉnh thoảng được xem là biểu tượng Thái Lan.

KINH TẾ

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch thứ 9. Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách “hướng xuất khẩu”, ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần.

Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới. Tính đến năm 2016, tổng sản phẩm nội địa của Thái Lan là 390.592 USD (đứng thứ 28 thế giới, đứng thứ 9 châu Á và đứng thứ 2 Đông Nam Á sau Indonesia). Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới từ 1985 đến 1995, với tốc độ tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm, sức ép lên việc duy trì đồng baht tại Thái Lan tăng lên, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, lan rộng ra toàn khu vực Đông Á, bắt buộc chính phủ phải thả nổi tiền tệ. Sau sự ổn định lâu dài ở mức giá 25 baht đổi 1 đô la Mỹ, đồng baht phá giá hơn một nửa, chạm tới mức thấp nhất với 56 baht đổi 1 đô la vào tháng 1 năm 1998, các hợp đồng kinh tế được ký kết bằng 10,2% năm trước. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997, kinh tế năm 1997 tăng trưởng âm 20%.

điểm đẹp, thái lan, khám phá một vài nét về đất nước và con người thái lan

Năm 1998, Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4,2%, năm 2000 là 4,4%, phần lớn từ những mặt hàng xuất khẩu chính (tăng 20%). Sự tăng trưởng bị rơi vào tình trạng trì trệ (tăng trưởng 1,8%) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2001, nhưng phục hồi lại vào năm sau, nhờ sự phát triển mạnh của Trung Quốc và những chương trình khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trong nước của thủ tướng Thaksin Shinawatra, thường được gọi bằng tên “Thaksinomics”. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 5,2%, đến năm 2003 và 2004 đã cao hơn mức 6%. Dự trữ ngoại tệ ở mức cao 37-38 tỉ USD (tháng 8/1997 ở mức 800 triệu USD). Đến năm 2005, kinh tế Thái Lan gần đạt mức trước khủng hoảng năm 1997, với sức mua tương đương (PPP) đầu người đạt mức 8.300 USD/năm, so với mức 8.800 USD vào năm 1997. Dù vậy, sự bất ổn chính trị do cuộc đảo chính tháng 9 năm 2006 đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý IV chỉ còn 0,7%.

Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô, máy tính và thiết bị điện. Thái Lan đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh chế. Lúa là loại cây lương thực chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai trồng trọt được sử dụng để trồng lúa. Đất có thể canh tác được của Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Mekong.

Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính và ô tô, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể từ du lịch (khoảng 5% GDP Thái Lan). Những người nước ngoài ở lại đầu tư lâu dài cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân.

Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của Thái Lan là thiếc, cao su, khí đốt, vonfram, tantal, gỗ, chì, cá, thạch cao, than non, fluorit và đất trồng.

Thái Lan sử dụng hệ đo lường chuẩn quốc tế, nhưng các hệ đo truyền thống của Anh (feet, inches) vẫn còn được sử dụng, đặc biệt là trong nông nghiệp và vật liệu xây dựng. Năm được đánh số B.E. (Buddhist Era – Kỷ Phật giáo) trong giáo dục, dịch vụ dân dụng, chính quyền và báo chí; tuy vậy lịch Gregory được sử dụng trong ngành ngân hàng và dần trở nên thông dụng trong công nghiệp và thương mại.

CHÍNH TRỊ

Thể chế nhà nước: quân chủ lập hiến.

Cơ cấu các cơ quan quyền lực:

Nguyên thủ quốc gia là nhà Vua: Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo.

Quốc hội: Theo Hiến pháp ngày 24/ 8/2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế.

Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.

Từ khi lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan đã có 17 hiến pháp và sửa đổi. Trong suốt quá trình đó, chính phủ liên tiếp chuyển đổi qua lại từ chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ, nhưng tất cả các chính phủ đều thừa nhận triều đại cha truyền con nối của Hoàng gia Thái Lan như lãnh đạo tối cao của dân tộc.

Nền chính trị Thái Lan từng chứng kiến 20 cuộc đảo chính hoặc nỗ lực đảo chính của quân đội từ năm 1932 tới năm 2014. Lệnh thiết quân luật của nước này cho phép quân đội có quyền hạn lớn trong việc ban hành lệnh cấm tụ tập, hạn chế đi lại và bắt giữ người.

điểm đẹp, thái lan, khám phá một vài nét về đất nước và con người thái lan

* Giai đoạn 1997 – 2006

Hiến pháp 1997 được thiết lập bởi Quốc hội lưỡng viện bao gồm 500 hạ nghị sĩ và 200 thượng nghị sĩ. Lần đầu tiên trong lịch sử Thái Lan, cả hai viện đều lập tức thông qua (dự thảo hiến pháp). Nhiều quyền con người được thừa nhận, làm tăng thêm mức độ ổn định của chính phủ dân bầu. Hạ viện được chọn thông qua hệ thống bầu cử first-past-the-post, trong đó (trong một vùng) chỉ có duy nhất một người chiến thắng bởi đa số phiếu. Thượng viện được lựa chọn dựa trên hệ thống hành chính cấp tỉnh, tùy thuộc vào số dân mà mỗi tỉnh có một hoặc nhiều hơn các thượng nghị sĩ đại diện cho mình. Các nghị sĩ thượng viện có nhiệm kỳ 6 năm, còn ở hạ viện là 4 năm.

Hệ thống tư pháp bao gồm tòa án hoàng gia chuyên phân xử về các hoạt động lập pháp của quốc hội, sắc lệnh hoàng gia và các vấn đề chính trị.

Năm 2001 diễn ra cuộc tổng tuyển cử quốc hội đầu tiên sau Hiến pháp 1997, được xem là cởi mở nhất, vô tư nhất (không tham nhũng) trong lịch sử Thái Lan. Chính phủ được bầu ra sau đó cũng là chính phủ đầu tiên trong lịch sử Thái Lan hoàn tất nhiệm kỳ 4 năm. Cuộc bầu cử năm 2005 có nhiều cử tri bị đuổi và được khuyến cáo rằng để giảm bớt tình trạng mua phiếu so với trước đây.

Đầu năm 2006, những cáo buộc về tình trạng tham nhũng gây sức ép lớn, bắt buộc Thaksin Shinawatra phải kêu gọi một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Phe đối lập tẩy chay cuộc bầu cử và Thaksin lại tái đắc cử. Mâu thuẫn mỗi ngày một tăng, dẫn đến vụ đảo chính quân sự ngày 19/9/2006.

* Sau đảo chính 2006

Ngày 19/9/2006, một hội đồng quân sự đã tiến hành lật đổ chính phủ Thaksin, sau đó huỷ bỏ hiến pháp, giải tán Quốc hội và Tòa án, giám sát, bắt giữ và cách chức một số thành viên chính phủ, thiết quân luật và, cuối cùng, chọn một thành viên của hội đồng cơ mật hoàng gia, cựu tổng tư lệnh lục quân Thái Lan, tướng Surayud Chulanont lên làm thủ tướng. Sau đó Hội đồng quân sự đồng thuận đưa ra hiến pháp tạm thời và chọn ra một hội thẩm đoàn để soạn thảo hiến pháp mới. Đồng thời cũng chọn 250 đại biểu quốc hội. Các đại biểu này không được phép tiết lộ thông tin chống lại chính phủ, còn công chúng không được phép đưa tin bình luận. Lãnh đạo Hội đồng quân sự được phép bãi bỏ thủ tướng bất kể khi nào.

Tháng 1/2007, Hội đồng quân sự đã bỏ tình trạng thiết quân luật, nhưng tiếp tục kiểm duyệt báo chí và bị cáo buộc vi phạm một số quyền con người khác. Họ cũng cấm các hoạt động và hội họp chính trị cho tới tháng 5/2007.

Cuộc bầu cử Thủ tướng dân chủ đầu tiên sau đảo chính 2006 được tổ chức ngày 3 tháng 7 năm 2011, Đảng Pheu Thái của bà Yingluck Shinawatra, em gái cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra đã thắng lợi áp đảo với 263 ghế, dẫn trước Đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva với 161 ghế trong 500 ghế quốc hội. Với chiến thắng này đã đưa bà Yingluck Shinawatra trở thành nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan sau sáu đời nam thủ tướng với nhiều bất ổn trong chính trường. Tuy nhiên, năm 2014, đến lượt bà Yingluck lại bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan buộc phải từ chức sau nhiều tháng không giải quyết được các khủng hoảng chính trị.

QUAN HỆ NGOẠI GIAO

Về đối ngoại, Chính phủ của Thủ tướng Abhisit chủ trương tăng cường quan hệ với tất cả các nước, tích cực phát huy vai trò của Thái Lan trong khu vực và quốc tế (Thủ tướng Abhisit đã thăm Trung Quốc, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Anh và sắp tới sẽ đi thăm Châu Âu và Bắc Mỹ); tích cực tham gia các hợp tác khu vực và tiểu vùng (GMS, ACMECS, EWEC,…). Với cương vị Chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ 2008 – 2009, Thái Lan đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN 14 (từ ngày 27/2 đến ngày 10/3/2009), Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (ngày 16-23/7/2009) và Hội nghị Cấp cao ASEAN và các nước đối tác (tháng 10/2009). Tuy nhiên hiện nay, quan hệ Thái Lan – Campuchia còn là vấn đề nan giải, gây lo ngại cho nhiều nước.

Thái Lan tham gia đầy đủ các tổ chức quốc tế và tổ chức trong vùng. Thái Lan tăng cường mối quan hệ với các nước ASEAN.

Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 6 tháng 8 năm 1976.

HÀNH CHÍNH

Thái Lan được chia làm 76 tỉnh, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương: Bangkok và Pattaya. Do có phân cấp hành chính tương đương cấp tỉnh, Bangkok thường được xem là tỉnh thứ 76 của Thái Lan.

Các tỉnh được chia thành các huyện hoặc quận. Năm 2006, Thái Lan có 877 huyện và 50 quận (thuộc Bangkok). Một số phần của các tỉnh giáp ranh với Bangkok (như Nonthaburi, Pathum Thani, Samut Prakan, Nakhon Pathom và Samut Sakhon) thường được gộp chung và được biết đến như Vùng đô thị Bangkok. Các tỉnh đều có tỉnh lỵ trùng tên với mình (nếu là tỉnh Phuket thì có thủ phủ là Amphoe Mueang Phuket hay Phuket). Các huyện được chia thành các xã , trong khi các quận được chia thành các phường. Các xã được chia thành các thôn.

Các đô thị của Thái Lan gồm ba cấp, thành phố, thị xã và thị trấn. Nhiều thành phố và thị xã đồng thời là tỉnh lỵ. Tuy nhiên một tỉnh có thể có tới hai thành phố và vài thị xã.

điểm đẹp, thái lan, khám phá một vài nét về đất nước và con người thái lan

Danh sách các tỉnh Thái Lan theo Vùng

Miền Bắc Thái Lan: Chiang Mai, Chiang Rai, Kamphaeng Phet, Lampang, Lamphun, Mae Hong Son, Nakhon Sawan, Nan, Phayao, Phetchabun, Phichit, Phitsanulok, Phrae, Sukhothai, Tak, Uthai Thani, Uttaradit.

Miền Đông Bắc Thái Lan: Amnat Charoen, Buriram, Bueng Kan, Chaiyaphum, Kalasin, Khon Kaen, Loei, Maha Sarakham, Mukdahan, Nakhon Phanom, Nakhon Ratchasima, Nongbua Lamphu, Nong Khai, Roi Et, Sakon Nakhon, Sisaket, Surin, Ubon Ratchathani, Udon Thani, Yasothon.

Miền Trung Thái Lan: Ang Thong, Ayutthaya, Bangkok, Chainat, Kanchanaburi, Lopburi, Nakhon Nayok, Nakhon Pathom, Nonthaburi, Pathum Thani, Phetchaburi, Prachuap Khiri Khan, Ratchaburi, Samut Prakan, Samut Sakhon, Samut Songkhram, Saraburi, Sing Buri, Suphanburi.

Miền Đông Thái Lan: Chachoengsao, Chanthaburi, Chonburi, Rayong, Prachinburi, Sa Kaeo, Trat.

Miền Nam Thái Lan: Chumphon, Krabi, Nakhon Si Thammarat, Narathiwat, Pattani, Phang Nga, Phatthalung, Phuket, Ranong, Satun, Songkhla, Surat Thani, Trang, Yala.

GIAO THÔNG

Giao thông tại Thái Lan khá đa dạng và hỗn loạn, không có một phương tiện vận tải nào chiếm ưu thế. Vận tải xe buýt chiếm ưu thế ở khoảng cách xa và ở Bangkok, còn xe máy thống trị ở các khu vực nông thôn cho các chuyến đi ngắn, thay cho xe đạp. Giao thông vận tải đường bộ là hình thức chính của vận tải hàng hóa tại quốc gia này. Tàu chậm từ lâu đã là một cơ chế vận chuyển đường dài ở nông thôn, mặc dù các kế hoạch đang được tiến hành để mở rộng dịch vụ với tuyến đường sắt tốc độ cao mở rộng đến một số khu vực chính của Thái Lan.

điểm đẹp, thái lan, khám phá một vài nét về đất nước và con người thái lan

Vận chuyển hàng không nội địa trước đây do một số ít các hãng hàng không thống trị, nhưng trong thời gian gần đây đã chứng kiến một sự phát triển đột biến do phần lớn vào việc mở rộng dịch vụ của các hãng hàng không giá thấp. Tại Bangkok, Pattaya, và các thành phố lớn khác, dịch vụ xe ôm luôn có sẵn. Số lượng taxi ở Bangkok cũng rất nhiều. Kể từ lần đầu tiên mở cửa đường sắt vận chuyển tốc độ caovào năm 1999 tại Bangkok, khách di chuyển hàng ngày trên các tuyến đường vận chuyển khác nhau của Bangkok đã tăng lên hơn 800.000, với nhiều tuyến đường sắt bổ sung đang được đề xuất và xây dựng.

Xe ô tô tư nhân, với mức tăng trưởng nhanh chóng góp phần vào tình trạng tắc nghẽn giao thông nổi tiếng của Bangkok trong hai thập kỷ qua, được sử dụng ngày càng nhiều đặc biệt trong giới khách du lịch, người nước ngoài, tầng lớp thượng lưu, và tầng lớp trung lưu. Một mạng lưới đường ô tô trên khắp Thái Lan đã từng bước được thực hiện, với đường cao tốc hoàn thành vào Bangkok và hầu hết miền trung Thái Lan. Những khu vực có đường thủy thường xuyên có dịch vụ tàu thuyền và nhiều phương tiện giao thông sáng tạo khác cũng tồn tại như tuk-tuk, vanpool, songthaew, và thậm chí cả voi ở khu vực nông thôn.

Giao thông đi theo luật Anh: đi bên trái.

VĂN HÓA

Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo – tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.

Ẩm thực

điểm đẹp, thái lan, khám phá một vài nét về đất nước và con người thái lan

Âm thực Thái phối hợp năm vị cơ bản: ngọt, cay, chua, đắng, và mặn. Thành phần thường được sử dụng trong ẩm thực Thái Lan bao gồm tỏi, ớt, nước cốt chanh, xả, rau mùi, riềng, đường cọ, và nước mắm (nam pla). Các thực phẩm chủ yếu ở Thái Lan là gạo, giống lúa đặc biệt là gạo tám (còn được gọi là gạo “hom Mali”) được dùng trong hầu hết các bữa ăn. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong nhiều năm. Hơn 5.000 giống gạo từ Thái Lan được bảo quản trong ngân hàng gen lúa của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI), có trụ sở tại Philippines. Vua Thái Lan là người bảo trợ chính thức của IRRI.

Nhà cửa

Điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với các dân tộc Đông Nam Á khác là họ xây nhà sàn.Nhà người Thái lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer. Tuy vậy, nhà người Thái lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dân Môn-Khmer: nhà người Thái nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Thái khá độc đáo: các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần: một phần dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi để tiếp khách nam. Vật liệu xây dựng nhà sàn thường là tre, gỗ, mái lợp bằng tranh, lá cọ… Nhà có phần chính và có sàn hiên với cầu thang đi lên (số bậc thang là số lẻ vì người Thái Lan quan niệm bậc thang số chẵn có thể dẫn ma quỷ vào nhà, mang lại điều không may mắn). Nhà sàn ở những vùng ngập nước sẽ được dựng cột chống đỡ nhà cao hơn, những nơi không ngập nước cũng dựng cột để có chỗ làm chuồng gia súc.

Phần nhà ở sẽ có bàn thờ Phật để ở vị trí cao ngang trán, một tượng Phật nhỏ hướng ra phía cửa, hương hoa, trầu cau là hai món thường được để dâng cúng Phật, ngoài ra còn có những dụng cụ nghi lễ, đồ dùng đựng đồ lễ.Đây được coi là nơi linh thiêng nhất, tất cả các sinh hoạt trong gia đình đều phải thể hiện sự tôn trọng với nơi linh thiêng này, không cho trẻ con hay đàn bà đi lại phía dưới, cấm hướng chân vào dù là lúc ngủ hay chuyện trò. Nhiều gia đình còn có miếu thờ làm từ tranh hay tre đơn giản ở lối vào chính. Họ cho rằng đây là việc làm cần thiết để giúp tránh khỏi những hoạn nạn, ốm đau.

điểm đẹp, thái lan, khám phá một vài nét về đất nước và con người thái lan

Nhà chính nằm trong khuôn viên cùng một cái sân và một ngôi nhà phụ, có hàng tường rào bao quanh. Nhà bếp và nơi chứa nước nằm liền sát với nhà chính. Nơi để thóc lúa thì ở nơi tách biệt riêng.

Nhà sàn truyền thống, tạo ra không gian sinh hoạt tách rời với mặt đất, đây cũng là một cách giữ gìn sức khỏe, tránh được bệnh tật do thời tiết ẩm thấp. Sàn nhà hình chữ nhật có mái hiên che. Khoảng không gian bên dưới để trống còn được sử dụng là nơi làm việc, nơi đặt khung cửi dệt vải.

Từ những nét sơ khai ban đầu, nhà ở của Thái Lan có những bước phát triển hơn. Cấu trúc có phần phức tạp hơn để đáp ứng những nhu cầu cao hơn trong đời sống ngày nay.

Lễ hội

Cũng như một số nước trong khu vực Châu Á, ngày lễ Thái Lan cũng được chia làm 2 phần: phần lễ và phần hội. Sau đây là danh sách một số ngày lễ chính tại Thái Lan:

Ngày 1 tháng 1: Ngày đầu năm mới (tiếng Thái Lan: วันขึ้นปีใหม่, phát âm như wănkhứn pii mày)

Ngày 16 tháng 1: Ngày Nhà giáo (วันครู, wăn khruu)

Ngày 9 tháng 2: Ngày Tết Âm lịch (วันตรุษจีน, wăn t’rùt chin)

Ngày 14 tháng 2: Ngày lễ tình yêu (วันแห่งความรัก, wăn hèèng khoam rắc)

Ngày 13, 14, 15 tháng 4: Ngày Tết Song Khran (Tết Thái Lan): วันสงกรานต์, wăn sổng khran)

Ngày 1 tháng 5: Ngày Quốc tế Lao động (วันแรงงานแห่งชาติ, wăn reeng ngaan hèèng chaat)

Ngày 12 tháng 8: Ngày sinh nhật Hoàng hậu (วันเฉลิมฯพระราชีนี, wăn cha lởởm prá waachiinii)

Ngày 16 tháng 11: Ngày lễ Loy Krathong (วันลอยกระทง, wăn looy kra thông)

Ngày 5 tháng 12: Ngày sinh nhật Nhà Vua (วันเฉลิมฯพระเจ้าอยู่หัว, wăn cha lởởm prá chááo dùù hủa) cũng là ngày Quốc khánh Thái Lan (วันชาติ, wăn chaat)

Ngày 25 tháng 12: Ngày Giáng sinh (วันคริสมาส, wăn khritmas).

* Lễ hội Hoàng Gia

Lễ hội Hoàng Gia có nhiều ngày lễ quan trọng, điển hình trong năm có 2 ngày lễ lớn: đó là ngày sinh nhật Hoàng hậu và ngày sinh nhật Nhà Vua. Vào những ngày này, các trường học và các cơ quan nhà nước được trang hoàng cẩn thận, các khu vực xung quanh Hoàng cung ở Bangkok được thắp đèn rực rỡ, kèm theo là bắn pháo bông. Người Thái cũng tôn Những công lao của vua Chulalongkorn được tri ân vào ngày hôm sau, khi ngày Chakri, tức là ngày thành lập của triều đại hiện nay, và ngày Đăng quang, tức là ngày vua Bhumibol Adulyadej lên ngai vàng. Người dân đến đặt vòng hoa trước tượng của ngài. Hai hôm trước ngày sinh nhật của nhà vua, đội cận vệ hoàng gia mặc trang phục rực rỡ diễu binh bên cạnh cung điện hoàng gia để tuyên lại lời thề trung thành của họ.

điểm đẹp, thái lan, khám phá một vài nét về đất nước và con người thái lan

Trước đây, đích thân nhà vua sẽ cử hành nghi lễ thượng điền, một nghi lễ được cử hành vào tháng 4 hàng năm để bắt đầu cho mùa gieo cấy. Những từ triều đại của vua Mongkut, nhà vua chỉ có mặt tại buổi lễ, còn người đại diện của ngài, thường là ông bộ trưởng Nông nghiệp, sẽ cày ba đường cày tượng trưng. Sau đó người ta đọc vài lời tiên đoán và giải đoán theo nhiều cách khác nhau cho nhà vua nghe.

* Lễ hội truyền thống toàn quốc

Là một nước theo đạo Phật, Thái Lan cử hành những ngày kỷ niệm quan trọng với những nghi lễ đem lại cho các tín đồ Phật giáo khắp đất nước một cơ hội để họ đóng góp phần công đức, với những phẩm vật cúng cho các nhà sư và những đám rước đèn cầy vào ban đêm. Nhiều khi còn có những đám đông tụ tập để nghe kể những truyền thuyết về đức Phật. Lễ Magha Puja vào tháng 2 kỷ niệm ngày 1.250 tín đồ tập hợp lại để nghe đức Phật thuyết pháp. Lễ Visakha Puja vào tháng 5 kỷ niệm ngày Phật Đản, ngày Phật Giác Ngộ và ngày Đức Phật Nhập Niết Bàn.

– Tết Thái Lan (Songkran) được tổ chức hàng năm từ ngày 13-15/4 để đón năm mới. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Đặc biệt, trong Tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng… Những người càng được té nhiều nước càng may mắn.

điểm đẹp, thái lan, khám phá một vài nét về đất nước và con người thái lan

– Lễ Khao Phansa vào tháng 7 để tuyên bố bắt đầu mùa An cư của Phật tử, cũng là ngày chấm dứt gió mùa hàng năm. Mùa An cư sẽ chấm dứt ba tháng sau với kỳ Kathin, là lúc dân chúng dâng tặng áo cà sa mới cho các nhà sư. Theo lịch truyền thống, tết năm mới nhằm ngày 13 tháng 4.

– Loy Krathong: Những sự kiện đẹp nhất trong năm là Loy Krathong, được tổ chức trong ba ngày vào dịp trăng tròn tháng 11. Krathong có nghĩa là cây nến nhỏ hoặc cây đèn nhỏ được gắn trên những chiếc bè làm bằng lá. Suốt trong những đêm đó, mọi rạch nước ở Thái Lan đều đông nghẹt hàng ngàn ngọn đèn cầy đặt trongnhững chiếc giỏ nho nhỏ bằng lá đẹp đẽ. Ở Chiang Mai, ngày lễ này còn có cả việc thả những chiếc đèn gió khổng lồ. Ở khắp mọi nơi, diễn ra những đám rước, đốt pháo bông và những ánh đèn rực rỡ trong suốt ba đêm liền.

* Những lễ hội theo vùng

Trong khi mọi người dân đều tham gia vào những lễ hội toàn quốc thì nhiều tỉnh lại có những lễ hội riêng của mình. Trong số đó đáng quan tâm nhất là:

– Lễ ăn chay.

– Lễ Luang Wiang Lakon ở Lampang trong tháng 2, một đám rước tượng Phật rất trang nghiêm với sự tham gia của cựu hoàng tộc Chiang Mai.

– Lễ hội tên lửa Yasothon diễn ra ở miền Bắc, các quả tên lửa tự chế với đủ kích cỡ được phóng lên trời, người ta tin rằng điều đó sẽ đảm bảo cho thời tiết thuận hòa và vụ mùa bội thu.

điểm đẹp, thái lan, khám phá một vài nét về đất nước và con người thái lan

– Lễ hội Phi Ta Khon ở Loei vào tháng 6, một lễ hội đóng giả các thần linh rất vui nhộn để kỷ niệm việc hoàng tử Vessandorn quay trở về thành phố quê hương. Trong ngày lễ này, người ta hóa trang thành những con ma đi rong ngoài phố.

– Lễ hội đua thuyền Phichit vào tháng 9, một sự kiện được tổ chức hàng năm trên sông Nan, họ đua bằng những con thuyền gỗ bơi chậm.

– Lễ hội Chak Phrra ở Surat Thani vào tháng 10, đây là lễ hội rước các tượng Phật đặt trên xe kéo đi khắp các đường phố, hoặc thả trôi trên các dòng sông và các con kênh.

– Lễ hội đua trâu ở Chonburi vào tháng 10, một cuộc diễu hành và chạy đua của những con vật quý giá nhất đối với người nông dân Thái.

– Lễ hội lâu đài Sáp ở Sakhon Nakhon vào tháng 10, lễ hội thi tài làm những mô hình đền chùa đẹp đẽ bằng sáp ong.

– Lễ hội đua thuyen Lanna ở Nan vào tháng 10, lễ dâng cúng áo cà sa cho các nhà sư địa phương, đồng thời tổ chức đua thuyền trên những con thuyền làm bằng gỗ được sơn phết rực rỡ.

– Lễ hội hoa ở Chiang Mai.

Các lễ hội ở các tỉnh miền Nam mang sự pha trộn của Hồi Giáo và Phật giáo tạo ra một nét đặc trưng rất riêng. Điển hình các lễ hội này tập trung tại tỉnh Phuket.

* Những Lễ hội Trung Hoa[sửa | sửa mã nguồn]

Người Hoa ở Thái Lan ăn tết năm mới vào cuối tháng giêng hoặc tháng hai (dương lịch). Các thương nhân đóng cửa hiệu để nghỉ ngơi, các văn phòng cũng đóng cửa trong vài ngày, và người ta trang hoàng nhà cửa phố xá với đủ mọi kiểu cách. Dấu hiệu của Tết năm mới là những tiếng pháo nổ đùng đùng, cùng với đốt giấy, pháo bông và những đám rước ngoài đường. Các cộng đồng người Hoa ở khắp Thái Lan tổ chức múa lân và múa sư tử. Những cuộc trình diễn múa sư tử đẹp mắt nhất được tổ chức tại Nakhon Sawan. Ở đây người Hoa tôn vinh con Rồng Vàng bằng một đám rước rất đông đảo. Ở miền Nam, vào thế kỷ 19, những người di cư Trung Quốc ở Phuket đã khởi đầu tổ chức Lễ hội Ăn chay hàng năm rất khác thường, và nó đã trở thành một lễ hội chính thức trong năm ở các thành phố này. Trong ngày lễ này, người Hoa sẽ ăn chay 10 ngày liền và tổ chức nhiều đoàn diễu hành, cũng như trình diễn những trò lạ lùng như bước chân trần đi trên đống than hồng, xiên vào mặt những cây sắt sắc nhọn. Họ nói rằng những người biểu diễn ở trong tình trạng lên đồng và họ cho thấy chẳng hề có dấu hiệu đau đớn nào cả.

* Những lễ hội khác

– Lễ hội Hồi giáo: Tháng lễ Ramadan là sự kiện quan trọng nhất trong lịch Hồi giáo. Người Hồi giáo nhịn ăn từ 12 đến 15 giờ đồng hồ mỗi ngày trong suốt một tháng ròng rã, trong khi vẫn đến các giáo đường để nghiên cứu kinh Koran vào các buổi chiều. Một bữa tiệc lớn gọi là Id Fitr đánh dấu sự kết thúc tháng nhịn ăn. Họ cũng kỷ niệm ngày Hijra để tưởng nhớ đến cuộc tỵ nạn của tiên tri Mohammed đến thành phố Medina (cũng là ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Hồi giáo). Những người Hồi giáo cũng tiến hành Haj, tức là cuộc hành hương hàng năm theo truyền thống đến Mecca.

– Những lễ hội bộ lạc: Tất cả các bộ lạc miền núi đều ăn tết năm mới, mặc dù không phải cùng một ngày. Người Karen, người Lisu, người Dao, và một số nhóm Lahu ăn Tết vào cùng một ngày với người Trung Hoa, và hầu hết những nghi lễ của người Dao đều rất giống với tập quán của người Trung Quốc. Người Akha, người Mèo và các nhóm Lahu khác ăn tết năm mới sớm hơn khoảng một tháng. Tết năm mới nổi bật với việc giết thịt trâu, bò, gà,vịt, ngồi quây lại với nhau cùng đánh chén một bữa tiệc ê hề rượu thịt, hát hò và nhảy múa thật nhiều. Với các bộ tộc miền núi thì tết năm mới cũng là bắt đầu mùa yêu đương, vì vậy các thanh niên trai gái cùng ăn mặc thật đẹp để làm duyên. Các thanh niên người Mèo xếp thành hai hàng đối diện nhau và ném những quả bóng nhỏ ra phía sau hay về phía trước, đó là một cơ hội tuyệt vời để tự giới thiệu mình với người trong mộng. Những thanh niên người Akha đến tuổi dậy thì cùng nhau gõ từng nhóm nhỏ nhảy múa xung quanh cây nêu của ông thầy mo trong làng theo tiếng nhạc của sáo bầu và đàn luýt. Duy nhất có thời gian này trong năm là đám con trai được chơi trò đánh quay, họcố làm cho con quay của đối phương văng đi bằng cách vụt con quay của mình vào đỉnh chóp con quay của đối thủ. Ở các làng của người Akha, đám phụ nữ đi chơi đánh đu, cái đu này sẽ không được phép động đến nữa trong suốt quãng thời gian còn lại trong năm. Các bộ lạc cử hành nghi lễ bắt đầu mùa gieo cấy, để cầu phúc cho vụ thu hoạch vào mùa thu, đồng thời cũng để làm vừa lòng các vị thần bảo hộ, hay “các vị chúa đất” hình mà họ coi là những chủ nhân thực sự của cánh đồng lúa của họ. Người Karen cũng có một nghi lễ hàng năm để cúng linh hồn của các bậc tổ tiên, chủ trì buổi lễ là người phụ nữ lớn tuổi nhất trong nhà.

Người Mèo làm riêng một cách cửa dành cho các linh hồn và một cách cửa khác cho vị thần của cây trụ giữa nhà. Hằng năm người Dao cầu xin các vị thần núi tha tội để cho phép đàn gia súc của họ được đi lại và ăn cỏ trên cánh đồng. Những vị thần ác phải được giữ ở cách xa khu vực cư trú của làng. Vì vậy cứ vào tháng 9, các chàng trai AKha làm những thanh kiếm bằng gỗ để xua đuổi các ác thần đó đi, họ kéo nhau hùng hổ chạy quanh từng ngôi nhà ở trong làng. Người Lisu thì đánh lừa các vị thần bằng cách mời họ đi ăn cỗ để các vị bước ra khỏi đường ranh giới của làng được bảo vệ bằng những lá bùa cấm kỵ cắm trên đó, khi các vị thần đã đi qua đường ranh đó rồi thì không thể trở vào đó được nữa. Các lễ hội cho phép và thậm chí đòi hỏi người dân làm những việc mà nếu không thì người ta sẽ chẳng làm vào một thời điểm khác trong năm. Chẳng hạn, lệ làng yêu cầu tổ chức một bữa tiệc lớn, để bảo đảm cho mỗi gia đình đều có một phần thức ăn giàu chất protein. Nhưng ở những lễ hội khác thì lệ làng đơn giản chỉ là để vui chơi cho thỏa thích.

* Những lễ hội mới nẩy sinh

Với tình yêu dành cho Sanuk (vui vẻ), người Thái thường xuyên phát minh ra những “lý do” mới để tổ chức ra các lễ hội. Các nhóm dân chúng và các tổ chức kinh doanh hậu thuẫn cho họ. Chương trình lễ hội thông thường bao gồm trưng bày, triển lãm, giải trí với nhiều hình thức, các đám rước, có thể diễu hành trên sông, và dứt khoát là phải có một cuộc thi hoa hậu. Nổi tiếng nhất trong số những lễ hội mới xuất hiện từ thập niên 1960 là lễ diễu hành của những chú voi ở Surin miền bắc Thái Lan. Đây là một màn trình diễn y như thật một cuộc săn bắt và huấn luyện voi rừng ngày xưa. Trong ngày lễ này người ta cho cả voi nhà và voi chiến tham gia.Các cơ quan du lịch Thái Lan luôn đóng một vai trò then chốt trong việc cổ động cho các hội chợ triển lãm sản phẩm ở các địa phương. Trong số đó có lễ hội Dù ở Bor Sang, Lễ hội Hoa ở Chiang Mai, Lễ hội Chim ở Chainat và Lễ hội Lụa ở Khon Kaen. Hội chợ Trái cây thì nổi bật nhất là ở Rayong, Trat, Chanthaburivà Nakhon Pathom, còn những hội chợ dành riêng cho xoài được tổ chức ở Chachoengsao và hội chợ nho ở Ratchaburi, hội chợ trái vải ở Chiang Rai, chôm chôm ở Surat Thani, nhãn ở Lamphun, chuối ở Kamphaeng Phet, trái langsat ở Uttaradit và mãng cầu ở Nakhon Ratchasima.

điểm đẹp, thái lan, khám phá một vài nét về đất nước và con người thái lan

* Những cuộc thi hoa hậu

Người Thái yêu thích các cuộc thi hoa hậu. Các cuộc thi này luôn được người ta chào đón trong bầu không khí của một lễ hội. Và điều đó là có lý do: phụ nữ Thái Lan từ lâu đã nổi tiếng vì vẻ đẹp. Những người đoạt giải trong các cuộc thi hoa hậu chính thức luôn được đăng trên trang nhất của các tờ báo. Vào năm 1965, khi Apasara Hongsakul đoạt vương miện Hoa hậu Hoàn vũ, cả đất nước vụt bùng nổ thành một lễ hội. Sự đăng quang của cô đã lần đầu tiên bộc lộ cho nhiều người trên thế giới biết được vẻ đẹp của người phụ nữ Thái. Hai thập niên sau, đất nước lại như phát cuồng lên khi Porntip Narkhirunkanok đoạt được vương miện hoa hậu Hoàn vũ năm 1988. Cô được gọi là “anh hùng dân tộc”, thậm chí chính phủ cũng chúc mừng cô và bổ nhiệm cô giữ một chức vụ ngoại giao. Mọi lễ hội ở Thái Lan đều tổ chức một hoặc hai cuộc thi hoa hậu. Mỗi năm đều có cuộc thi hoa hậu Quốc gia với các vòng thi tuyển ở các tỉnh, sẽ có các cô gái được bầu chọn là hoa hậu Thái Lan, hoa hậu Thế giới Thái Lan, hoa hậu quý bà Thái Lan, hoa hậu miền núi, hoa hậu nông dân,hoa hậu Dù, hoa hậu Xoài, hoa hậu Nho, hoa hậu Nhãn, hoa hậu Chuối, hoa hậu Trái Vải, và thậm chí có cả hoa hậu chuyển đổi giới tính nữa.

Văn hóa giao tiếp

* Cách chào hỏi truyền thống:

Người Thái Lan khi họ gặp nhau đều tỏ ra hết sức thân mật và cung kính kèm theo nghi thức chung của họ là chắp tay cúi đầu chào nhau và trao cho nhau nhưng câu xã giao thích hợp cho từng đối tượng.

Nếu bạn muốn chào một người nữ thì nói là “sawadee kha”, còn chào một người nam thì nói là “sawadee khab”. Thái độ chào nhau của người Thái lan hết sức nghiêm túc không ẩn chứa những dâu hiệu thể hiện sự khinh bỉ hay coi thường nhau.

Đặc biệt khi chào mắt bạn phải chùn xuống tránh nhìn thẳng vào mắt đối phương vì thế sẽ bị đánh giá là không tôn trọng hoặc ví như là cách chào không được đẹp trong lòng người Thái.

điểm đẹp, thái lan, khám phá một vài nét về đất nước và con người thái lan

Hành động chắp tay theo hình dạng búp sen của người được xem là biểu tượng cho sự tôn trọng bởi lẽ hoa sen là loại hoa thể hiện sự tôn kính. Đi kèm với việc chắp tay đó là hành động hai tay nép sát vào lòng ngực thể hiện cái chào đó xuất phát từ cái lòng hay cái tâm của người chào.

Nhận một cái chào của người Thái thì bạn phải nên chắp tay cúi chào trả lại để tỏ lòng tôn trọng nhau. Tránh trường hợp khi người ta chào mình mà mình đứng đùa giỡn, cười cợt vì như thế theo sự đánh giá của người Thái xem như mình không tôn trọng người khác và mất phép lịch sự.

Trong tiếng Thái Lan, câu “sawadee” có nghĩa là “xin cho điều tốt đep / tốt lành đối với bạn”. Ngoài ra câu nói này còn được dùng khi chia tay hay tạm biệt nhau. Chắp tay cúi chào được xem như một nét văn hóa của người Thái vậy nên khi đến với đất nước Thái bạn nên biết cách chắp tay để có một cái chào thật ý nghĩa.

Nếu chào người lớn tuổi hơn thì nên để cho phần mũi chạm vào tay, còn khi chào các nhà sư họ lại cúi nhiều hơn cho tráng chạm vào hai tay. Khi chào người cùng trang lứa hay lớn hơn một vài tuổi thì họ chỉ chắp tay và cúi nhẹ đầu. Khi người nhận được cách chào như vậy thì người đó sẽ chắp tay cúi đầu đáp lại, trường hợp các nhà sư sẽ không chắp tay đáp lại khi được chào.

Hình thức chào cũng đa dạng tùy theo mối quan hệ ở hai bên. Người nhỏ tuổi hơn phải chào trước, người lớn tuổi hơn thì đáp trả bằng cách chắp tay thấp hơn người trẻ. Để biểu hiện sự cung kính hay kính trọng thì người chào có thể kết hợp cúi mình hoặc nhún đầu gối.

Đặc biệt mũi bàn tay chỉ đưa cao hơn lông mày chỉ trong trường hợp vái phật hay chào hoàng gia còn đối với người đáng trọng khác thì người ta thường đưa mũi bàn tay đến dưới chân mày.

* Khi tiếp xúc với người Thái Lan:

Đối với người Văn hóa giao tiếp của người Thái Lan, đầu là nơi thiêng liêng, vì vậy họ rất kiêng chạm vào đầu. Bạn không nên chạm vào đầu họ hay xoa đầu trẻ con (nếu ở Việt Nam thì hành động này lại chứng tỏ bạn yêu quý đứa trẻ đó). Không nên tỳ cánh tay lên lưng ghế đang ngồi, vỗ vai, lưng hay chỉ vào người khác vì họ cho rằng đó là cử chỉ xúc phạm.

Khi bước chân vào nhà phải bỏ dép ra. Tuy nhiên, nếu được mời đến một bữa tiệc thì bạn nên quan sát chủ nhà có mang giày hay không, nếu không thì bạn mới bỏ giày ra. Bạn nên chú ý tránh dẫm lên ngưỡng cửa vì người Thái quan niệm thần linh ngự trị ngay ngưỡng cửa.

Khi được chủ nhà mời dùng bữa, lúc ăn xong, bạn nên chừa lại một ít thức ăn (trừ gạo) trên dĩa của mình. Nếu bạn ăn sạch, chủ nhà sẽ nghỉ là bạn còn đói và sẽ mời bạn ăn tiếp.

* Những điều kiêng kỵ của người Thái Lan:

Văn hóa giao tiếp của người Thái Lan Thích số 9 nhưng ghét số 6. Người Thái cho rằng số 6 không tốt nên cần phải tránh. Họ thích số 9 hơn vì phát âm số 9 trong tiếng Thái trùng với âm của chữ “phát triển, tiến bộ”.
Không bao giờ mang giày dép vào bên trong những nơi có hình ảnh Đức Phật. Nếu là phụ nữ, bạn không nên chạm vào người nhà sư. Nếu phụ nữ muốn đưa vật gì đó cho nhà sư, họ phải đưa thông qua một người đàn ông trước.

Rất coi trọng đầu nên người thái coi chân là nơi bần nhất. Bạn không được chạm chân vào người khác hay dùng chân để di chuyển đồ vật. Khi bắt chéo chân thì không nên để mũi chân hướng về phía bất cứ ai, đặc biệt là tượng hoặc tranh ảnh Đức Phật, Nhà Vua.

Không nên nhìn một người phụ nữ thái quá 2 giây nếu như đó không phải là người quen của bạn.

Ngoài những điều cần lưu ý Văn hóa giao tiếp của người Thái Lan trên đây, trong giao tiếp ứng xử hàng ngày của người Thái bạn chỉ cần lịch sự, hòa nhã là đã tạo được rất nhiều thiện cảm từ những người bạn của đất nước này. Khi chúng ta ở một quốc gia khác, vì là người ngoài nên dễ bị đánh giá, vì thế những cách ứng xử phù hợp sẽ giúp chúng ta khắc ghi hình ảnh của người dân nước mình với bạn bè quốc tế hơn.

CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH CHÍNH

điểm đẹp, thái lan, khám phá một vài nét về đất nước và con người thái lan

Nam Thái Lan: Phuket, Ko Samui, Hatyai, Krabi, Nakhon Si Thammarat, Phang Nga.

Trung Thái Lan: Bangkok, Pattaya, Hua Hin, Ko Chang Kanchanaburi, Ayutthaya.

Bắc Thái Lan: Sukhothai, Chiang Mai, Chiang Rai, Mae Hong Son, Pai.

Đông Bắc Thái Lan: Vườn quốc gia Khao Yai, Công viên lịch sử Phimai, Udonthani.

Đăng bởi: Ái Ái

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก