Trung Quốc

Làm gì khi du lịch ở Trung Quốc mà không biết tiếng ?

Du lịch Trung Quốc mà không biết tiếng thì làm sao? Giao tiếp như thế nào? Dùng mạng Internet ở Trung Quốc ra sao? Tất cả những điều trên sẽ không còn là trở ngại khi bạn làm theo một số bí kíp do chúng mình mách nước dưới đây.

1. Cài phần mềm VPN trong điện thoại

🔗1. Cài phần mềm VPN trong điện thoại

Ai cũng biết rằng Trung Quốc hạn chế hầu hết các mạng xã hội và trang web có yếu tố nước ngoài, trong đó phổ biến nhất là Google, Facebook và Twitter, ngoài ra một số ứng dụng khác cũng bị hạn chế như Viber và Snapchat vào cũng khá chập chờn và không gửi được ảnh. Nhưng quy định ngặt nghèo này sẽ trở nên dễ thở hơn thông qua một công cự hữu hiệu – mạng riêng ảo VNP.

Chỉ cần cài trước phần mềm VPN, bạn có thể “lách luật” để vào các ứng dụng bị cấm ở Trung Quốc. Lưu ý là VPN phải được cài trước khi vào đến lãnh thổ Trung Quốc. Một số phần mềm VPN ổn định bạn có thể cài là Betternet (phiên bản trả phí), hoặc một số phần mềm VPN miễn phí như Master Unlimited, VPN One Click…

trung quốc, châu á, làm gì khi du lịch ở trung quốc mà không biết tiếng ?

Du lịch ở Trung Quốc không biết tiếng cũng chẳng quá khó khăn nếu bạn truy cập được mạng để tìm kiếm thông tin. Ảnh: Unsplash

Nếu đây là lần đầu tiên du lịch ở Trung Quốc mà “không biết một chữ bẻ đôi” thì bạn nên sử dụng VPN bản trả phí để đảm bảo chắc chắn có “cứu tinh” giữa đất khách quê người. Chi phí cũng không quá cao, khoảng 200.000-300.000 đồng cho một tháng sử dụng là mức giá hoàn toàn xứng đáng. Sau khi cài, bạn cần khởi động ứng dụng này trước, sau đó mới truy cập Google hay Facebook.

Nhưng cũng cần lưu ý rằng, VPN sẽ xung đột với một số phần mềm có sẵn trong máy nên có thể gây ra tình trạng lỗi, nóng máy hoặc sign out. Do đó, khi cần Google Maps để tra cứu đường hoặc tìm hiểu điểm đến, bạn cần thoát các ứng dụng khác để tập trung lấy thông tin vì việc này được ưu tiên hơn. Ngoài ra, nếu sử dụng Wechat thì bạn cần tắt ứng dụng này trước khi bật VPN nếu không tài khoản Wechat sẽ bị khoá.

2. Mua SIM hoặc mang theo bộ phát wifi

🔗2. Mua SIM hoặc mang theo bộ phát wifi

Sau khi đã có VPN thì bạn cần mạng để sử dụng. Wifi công cộng ở Trung Quốc khá sẵn ở các địa điểm công cộng nhưng có quá nhiều người truy cập cùng một lúc nên việc vào mạng thành công rất hên xui.

trung quốc, châu á, làm gì khi du lịch ở trung quốc mà không biết tiếng ?

Wifi công công ở các địa điểm tham quan nổi tiếng tại Trung Quốc khá không ổn định. Ảnh: Pixabay

Khi tự đi du lịch Trung Quốc, mạng internet chính là yếu tố sống còn. Bởi vậy, bạn nên mua SIM 3G-4G hoặc thuê bộ phát wifi từ ở nhà. SIM có thể mua ở nhà ga, sân bay hay ở các cửa hàng viễn thông trong thành phố nhưng thủ tục hơi phiền phức hơn một chút. Bạn sẽ cần scan hộ chiếu và chụp ảnh bản thân với hộ chiếu để nhà mạng quản lý được chặt chẽ. Giá mua SIM cũng khá cao nhưng chất lượng mạng ổn, luôn ở tình trạng “căng đét”. Theo tư vấn của Yeudulich, đây là hạng mục bạn không nên tiết kiệm chi phí mà cắt bỏ.

Ngoài ra, nhiều người cũng có thói quen thuê cục phát wifi khi du lịch ở Trung Quốc. Giá thuê khoảng chưa tới 100.000 đồng/ngày và có thể chia ra có nhiều thiết bị cùng sử dụng. Nếu đi theo nhóm, bạn có thể cân nhắc lựa chọn này để giảm bớt gánh nặng hầu bao.

3. Cài ứng dụng dịch và bản đồ khi du lịch ở Trung Quốc

🔗3. Cài ứng dụng dịch và bản đồ khi du lịch ở Trung Quốc

Khi đã có đủ mạng và VPN để vào Google, bạn tiếp tục cần cài các ứng dụng hỗ trợ dịch thuật từ tiếng Trung sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Đứng số 1 về độ thông dụng luôn luôn là Google Translate. Bạn có thể dịch từ văn bản tiếng Trung, giọng nói, hình ảnh chụp văn bản (ví dụ tên món ăn, tên khách sạn) hoặc bằng chữ viết tay (dùng tay viết lên màn hình cảm ứng điện thoại các ký tự tiếng Trung). Trong đó, hiệu quả nhất cho người tự đi du lịch Trung Quốc mà không biết tiếng chính là dịch dựa trên hình ảnh.

trung quốc, châu á, làm gì khi du lịch ở trung quốc mà không biết tiếng ?

Các ứng dụng dịch và bản đồ sẽ giúp chỉ đường cho bạn tới những nơi thưởng thức đồ ăn thơm ngon khi đi du lịch Trung Quốc. Ảnh: Unsplash

Bạn chụp lại phần chữ, sau đó bôi đen. Phần mềm sẽ hỗ trợ dịch thuật sát nghĩa nhất mức có thể. Tuy nhiên, độ chính xác cũng tuỳ vào ngữ cảnh. Lưu ý, không nên dịch đoạn văn quá dài. Ngoài Google Translate, bạn có thể cài một số phần mềm khác có chức năng tương tự. Có thể cài một vài phần mềm song song, trong đó có phần mềm chạy ngoại tuyến, tức là chạy được khi không có mạng để phòng trừ.

Về bản đồ, ngoài Google Maps, bạn còn có thể dùng Maps.me. Maps.me chuyên chỉ những đường ngắn, độ chính xác cao còn Galileo hơi khó sử dụng hơn nhưng cập nhật nhiều địa điểm, nhà hàng trong khu vực. Đây đều là những bản đồ offline nên tiện lợi khi sử dụng tại Trung Quốc.

4. Học một vài câu giao tiếp đơn giản

🔗4. Học một vài câu giao tiếp đơn giản

Ngay cả khi đã có sự trợ giúp của Google Translate hay các thông tin định vị chỉ đường và các kinh nghiệm từ người đi trước thì bạn cũng không thể tránh khỏi các tình huống buộc phải giao tiếp với người bản xứ. Ví dụ như vào nhà hàng gọi đồ ăn mà không có menu tiếng Anh, đến những điểm du lịch xa thành thị, vào nhà ga mua vé tàu mà nhân viên không nói được tiếng Anh, khi bị lạc đường hay đơn giản là cần trả giá khi mua hàng.

trung quốc, châu á, làm gì khi du lịch ở trung quốc mà không biết tiếng ?

Biết một vài câu giao tiếp đơn giản bằng tiếng Trung sẽ giúp bạn rất nhiều trong chuyến đi. Ảnh: Shutterstock.

Tốt nhất là bạn nên bỏ túi một số câu nói cơ bản, các số đếm, các địa danh, tên khách sạn, các từ chỉ đường/hướng đi, cách gọi taxi, cách hỏi nhà vệ sinh, cách gọi đồ ăn. Nếu bạn bị dị ứng hay không ăn được một số loại đồ ăn thì nên học trước các cụm từ chỉ yêu cầu này như “không ăn cay”, “giảm ngọt”, “ít muối”…

5. Chụp ảnh mọi thứ

🔗5. Chụp ảnh mọi thứ

Một mẹo rất phổ biến được các phượt thủ du lịch ở Trung Quốc sử dụng, đó chính là chụp ảnh lại mọi thứ. Nên nhớ một điều rằng, Trung Quốc rất rộng lớn, tiếng địa phương cũng rất đa dạng. Việc bạn phát âm chuẩn không đồng nghĩa với việc người ta có thể hiểu chính xác những điều bạn nói. Bởi vậy, hãy cố gắng chụp ảnh lại mọi thứ. Khi “khoa chân múa tay” một hồi không ai hiểu thì một bức ảnh minh hoạ sẽ hoá giải tất cả.

trung quốc, châu á, làm gì khi du lịch ở trung quốc mà không biết tiếng ?

Chụp sẵn ảnh những thứ bạn mua ăn hoặc mua để dễ hỏi xin hướng dẫn hơn. Ảnh: pixabay

Bạn hãy chụp ảnh lại cửa hiệu khách sạn và đưa cho lái xe taxi. Hay bạn có thể chụp ảnh con đường vừa đi qua, biển chỉ dẫn đường, trạm xe bus hay lưu lại bức ảnh nhà hàng bạn đang muốn tới. Khi cần nhờ trợ giúp, bạn chỉ cần mở lời chào và đưa bức hình ra thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Du lịch ở Trung Quốc có phần hơi đáng sợ với những ai chưa từng trải nghiệm nhưng một khi đã đến thì chắc chắn sẽ “nghiện”. Đừng chần chờ gì nữa, bạn hãy lên kế hoạch cho chuyến đi sắp tới của mình cùng chúng mình để có những trải nghiệm tuyệt vời với các tour giá rẻ, lịch trình hấp dẫn nhé.

Đăng bởi: Thiên Tâm Trương

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก