Gò Vấp

Miếu Nổi Gò Vấp – Khám phá cổ miếu hơn 300 năm tuổi giữa lòng Sài Gòn

Tọa lạc ở vị trí đặc biệt và có những câu chuyện thú vị vẫn chưa được khám phá, chùa miếu nổi Gò Vấp là một trong những địa điểm tâm linh có tiếng. Đây là nơi thường xuyên được nhiều người ghé đến để cúng lễ khấn vái. Bên cạnh đó, kiến trúc của chùa miếu nổi cũng là một điểm đáng chú ý. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu thêm về ngôi miếu này nhé.

1. Miếu Nổi Gò Vấp ở đâu?

  • Địa chỉ: 73/36/7B11 đường Dương Quảng Hàm, Phường 5, Gò Vấp, TP. HCM.

Phía trên bờ cạnh sông Vàm Thuật luôn là một quận tấp nập xô bồ và đông đúc, thế mà phía xa trên một cù lao nhỏ đã có một công trình kiến trúc tôn giáo đã xuất hiện hơn 300 năm. Ngôi miếu nổi giữa sông thường được người dân địa phương gọi là chùa miếu nổi.

khám phá, miếu nổi gò vấp – khám phá cổ miếu hơn 300 năm tuổi giữa lòng sài gòn

Miếu Nổi Gò Vấp nổi bật giữa một cù lao nhỏ (Nguồn: Sưu tầm)

Chùa miếu nổi Gò Vấp gọi đúng tên đúng là Miếu nổi Phù Châu, nếu dịch theo tiếng Hán thì Phù Châu có nghĩa là viên ngọc nổi trên mặt nước.

2. Thời gian mở cửa Miếu Nổi Gò Vấp?

  • Giờ mở cửa: 8 giờ sáng
  • Giờ đóng cửa: 6 giờ chiều

Ngoài ra vào những ngày lễ như Tết, rằm, mùng 1 thì Phù Châu miếu sẽ mở cửa đến 8 giờ tối. Vì là một ngôi miếu khá linh thiêng nên không thể tránh khỏi sự đông đúc, khi có rất nhiều khách đến thăm viếng, làm lễ.

khám phá, miếu nổi gò vấp – khám phá cổ miếu hơn 300 năm tuổi giữa lòng sài gòn

Cổng chào Miếu Nổi (Nguồn: Sưu tầm)

3. Di chuyển chùa Miếu Nổi Gò Vấp

Cách trung tâm quận 1, HCM khoảng 15 km nên đường đi Miếu Nổi Gò Vấp cũng rất dễ dàng. Tuy nhiên, thời gian di chuyển đến miếu còn phụ thuộc vào lượng khách đến thăm, do bạn phải di chuyển bằng đò trên sông để qua đến nơi.

Trước hết, bạn cần xác định được điểm xuất phát để đến được chợ Gò Vấp. Từ chợ, bạn bắt đầu di chuyển dọc theo đường Nguyễn Thái Sơn, hết đường thì rẽ vào hướng đường Trần Báo Giao. Bạn tiếp tục đi thẳng khoảng 100m là thấy được bãi gửi xe của miếu.

khám phá, miếu nổi gò vấp – khám phá cổ miếu hơn 300 năm tuổi giữa lòng sài gòn

Đường đi Miếu Nổi Gò Vấp (Nguồn: Sưu tầm)

Miếu tọa lạc trên cù lao giữa sông nên bạn cần sử dụng đò để di chuyển. Thời gian chờ đò thường mất khoảng 10 phút và di chuyển sẽ chỉ mất 5 phút là bạn đã đặt chân lên Phù Châu Miếu linh thiêng.

4. Sự tích Miếu Nổi ở Gò Vấp

Nhắc đến điển tích về ngôi Miếu nổi Phù Châu này, dân gian đã có rất nhiều câu chuyện thú vị.

Theo truyền thuyết tương truyền rằng, vào những năm thế kỉ 18, có một người đàn ông thường xuyên chài lưới trên đoạn sông Vàm Thuật (ngày đó còn có tên là Bến Cát). Ông đã lưới phải một xác chết của phụ nữ, gặp cù lao ông mang lên chôn cất và lập miếu thờ. Nhưng một thời gian sau miếu thờ oan hồn này bị bỏ hoang, về sau mới được người khác trùng tu xây dựng lại như bây giờ.

Thế nhưng khi đến miếu, trên văn bia ghi lại một câu chuyện khác, bia ghi lại người ngư phủ quảng lưới đánh cá trên sông Vàm Thuật đã vớt được một pho tượng từ dưới đáy sông. Lúc bấy giờ, người ta cho rằng đây là tượng Bà Thuỷ Tề và mang lên đây lập miếu.

khám phá, miếu nổi gò vấp – khám phá cổ miếu hơn 300 năm tuổi giữa lòng sài gòn

Miếu Nổi Phù Châu bí ẩn (Nguồn: Sưu tầm)

Bên cạnh đó, những người lớn tuổi cao niên đã sống ở gần khu vực sông lại cho biết ngôi miếu trước đây được lập tạm bợ, trong thời vua Gia Long. Miếu nổi được những lái buôn trong vùng dựng lên thờ phụng, cầu mong mua bán thuận lợi, đi thuyền bình an.

Sau này, miếu được trùng tu bởi một người gốc Hoa, và có thờ thêm các vị như Phật Di lặc, Quan Âm, Thập Bát La Hán, v.v. Nên Miếu Nổi Gò Vấp càng có tiếng và cũng là một trong những nơi linh thiêng “cầu được ước thấy” của vùng.

5. Miếu Nổi Gò Vấp Hồ Chí Minh có gì đặc biệt?

Không phải vô cớ mà Miếu Nổi Gò Vấp lại nổi tiếng và được biết đến như vậy, chắc hẳn có rất nhiều bạn tò mò về nơi này có gì đặc biệt đúng không nào? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!

5.1. Cảnh quan đặc sắc ở chùa Bà Miếu Nổi Gò Vấp

Quan cảnh vô cùng đặc sắc của nơi đây đã để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc cho những ai đã đến đây ghé thăm. Ngôi miếu 500m2 nằm lặng yên trên cù lao có diện tích hơn 2500m2.

Tách biệt khỏi đất liền và nằm gọn trên cù lao của con sông Vạm Thuật yên bình nên khách thập phương ghé thăm phải sử dụng phương tiện đặc biệt. Trên con đò sang từ xa, bạn đã thấp thoáng thấy hình ảnh ngồi chùa như nổi trên mặt sông.

khám phá, miếu nổi gò vấp – khám phá cổ miếu hơn 300 năm tuổi giữa lòng sài gòn

Phù Châu Miếu lâu đời (Nguồn: Sưu tầm)

Đặc biệt hơn, khung cảnh bốn bề đều là sông nước êm ả lặng lẽ hiện diện khác biệt hoàn toàn so với sự sầm uất, đông đúc của đất liền. Nếu nhìn toàn cảnh, xung quanh là đá và cây xanh um tùm, có lẽ điều này làm nên nét đẹp huyền bí cho ngôi miếu.

5.2. Kiến trúc độc đáo ở Miếu Nổi quận Gò Vấp

Gần như bao trùm trên một cù lao nhỏ nổi giữa sông, chùa Miếu Nổi hướng về phía Nam, được xây dựng theo hình chữ Tam. Phần mái âm dương chạm trổ hình rồng được lợp bên trong cả 3 tòa nhà nối tiếp nhau. Tất cả đều được tráng bằng loại men màu xanh ngọc.

Những chi tiết này đã tạo nên sự bắt mắt nhưng để làm nên sự nổi bật và choáng ngợp thì hàng trăm hình ảnh rồng xuất hiện trong hầu hết không gian của Miếu. Từ bên ngoài đi vào, bạn đã thấy được hình đôi rồng to lớn uốn lượn hai bên cù lao. Đôi rồng này được thiết kế tinh xảo, cao khoảng 3m với phần đầu rồng hướng lên thể hiện sự oai hùng.

khám phá, miếu nổi gò vấp – khám phá cổ miếu hơn 300 năm tuổi giữa lòng sài gòn

Hình rồng được chạm trổ khắp miếu (Nguồn: Sưu tầm)

Tiếp đó, khi bước vào cổng, bạn cũng sẽ dễ dàng nhận thấy hai chiếc cốt có hình ảnh của rồng uốn lượn, theo dáng đối đầu tạo sự uy nghiêm cho miếu. Bên trong miếu, còn có thêm 8 chiếc cột và mỗi chiếc cột cũng đều được chạm khắc thành hình rồng.

Cách hoa văn trang trí trong miếu được sử dụng khéo léo, người tu sửa sử dụng những họa tiết xưa đặc trưng như rồng chầu, Long, Ly, Quy, Phượng. Tất cả đều được điêu khắc và chạm trổ tinh tế tỉ mỉ. Phong cách tín ngưỡng cổ xưa đã được khắc họa rõ nét và độc đáo, chính vì thế mà Miếu Nổi Gò Vấp mới được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.

5.3. Miếu Nổi Gò Vấp thờ ai?

Không gian miếu được chia thành 3 khu vực thờ phụng chính: Tiền Điện, Trung Điện và Chính Điện. Sở dĩ mà miếu chia thành các khu vực là vì mỗi một điện sẽ thờ những vị thần khác nhau, theo đó là kiến trúc cách bài trì cũng khác nhau để cho phù hợp.

Đối với khu Tiền Điện: Khu vực này dành để thờ Phật Di Lặc, hai bên sẽ là Địa Mẫu và Phật Tổ Như Lai. Phía trước Tiền Điện có thờ thêm một tượng Phật Bà Quan Âm Chuẩn Đề trên đài sen lớn, và có thêm bức phù La Hán. Đối với khu Trung Điện: Thờ tượng thần Tề Thiên Đại Thánh, xung quanh là tượng các bao lam bằng gỗ, được chạm khắc theo 4 chữ “Thánh Gia Bảo Điện”.

khám phá, miếu nổi gò vấp – khám phá cổ miếu hơn 300 năm tuổi giữa lòng sài gòn

Khu vực thờ cúng (Nguồn: Sưu tầm)

Cuối cùng là khu Chính Điện: Khu vực thờ tượng Ngũ Hành Thánh Mẫu, trước điện bố trí thêm bàn hương để thờ bà Chúa Xứ Châu Đốc và Cửu Huyền. Ngoài ra, phía bên phải Chính Điện, còn thờ thêm Bao Công – Quan Công, Địa Mẫu, Kim Mẫu, Long Thần, Hộ Pháp.

6. Những hoạt động đặc sắc tại Miếu Nổi

Vào các dịp đại lễ lớn như các ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 hoặc rằm tháng 2, Miếu Nổi sẽ tổ chức rất nhiều hoạt động mang văn hóa truyền thống đặc trưng của miếu.

Đối với những người hành hương thì miếu cũng là nơi diễn ra các hoạt động dâng lễ cúng, cầu tài lộc, tình duyên, công việc được thăng tiến, v.v. Cuối năm hoặc đầu năm mới, miếu cũng có rất nhiều hoạt động trả lễ, khai xuân diễn ra rất sôi nổi và đông đúc. Dâng lễ xong, Miếu Nổi còn cho người dân phóng sanh cá, rùa hoặc các loại chim thể hiện sự thành tâm của mình.

khám phá, miếu nổi gò vấp – khám phá cổ miếu hơn 300 năm tuổi giữa lòng sài gòn

Cúng dường và phóng sanh (Nguồn: Sưu tầm)

Bên cạnh các hoạt động kể trên, một số thông tin còn cho biết coi bói ở chùa Miếu Nổi rất hay, nhưng thực tế thì người xem bói ở đây không liên quan gì đến miếu. Bạn có thể thử đến đây để kiểm chứng lại thông tin này và đừng quên chia sẻ thông tin cho chúng mình nhé!

7. Các địa điểm tham quan gần Miếu Nổi Gò Vấp

7.1. Chùa Bửu Long

Ngôi chùa Thái Lan phiên bản Việt, nổi tiếng là 1 trong 10 ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất thế giới. Chùa cách trung tâm quận 1, Sài Gòn khoảng 20km và tọa lạc trên một ngọn đồi phía Tây của sông Đồng Nai.

khám phá, miếu nổi gò vấp – khám phá cổ miếu hơn 300 năm tuổi giữa lòng sài gòn

Khuôn viên cây xanh của chùa Bửu Long “Thái” Việt Nam (Nguồn: Sưu tầm)

Nằm tách biệt khỏi sự nhộn nhịp của một thành phố sôi động, chùa mang lại cảm giác thanh tịnh, yên bình. Đến đây, bạn không chỉ chiêm bái mà còn được tận hưởng hít thở bầu không khí nguyên sinh, trong lành tươi mát và thoáng đãng.

Kiến trúc của chùa là một trong những điểm đặc biệt khiến những ai một lần ghé thăm cũng đều phải lưu lại vài bức hình kỉ niệm. Nguy nga – lộng lẫy là những tính từ mà chúng mình muốn dành cho chùa Bửu Long.

  • Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, Long Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thời gian mở cửa: Từ 8:00 đến 11:00 và từ 14:00 đến 18:00.

7.2. Chùa Vĩnh Nghiêm

Nếu chùa Bửu Long theo phái Phật Giáo Nam Tông, chùa Vĩnh Nghiêm lại là một hệ Phật Giáo khác – Bắc Tông (Đại Thừa). Vì vậy mà kiến trúc của chùa cũng có sự khác biệt và trở thành “danh lam” của Sài Gòn. Nằm ở trung tâm Sài Gòn giữa những tòa cao ốc san sát và trên con đường luôn đông đúc và tấp nập, thế nhưng, chùa Vĩnh Nghiêm vẫn giữ nguyên dáng vẻ trầm mặc, an tĩnh, đối với Phật tử nơi đây vẫn thanh tịnh và yên bình.

khám phá, miếu nổi gò vấp – khám phá cổ miếu hơn 300 năm tuổi giữa lòng sài gòn

Chùa Vĩnh Nghiêm giữa những tòa cao ốc (Nguồn: Sưu tầm)

Khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm rất thoáng đãng, có sân bãi rộng rãi, có các khu như tam quan, tòa nhà trung tâm và các bảo tháp. Công trình kiến trúc đậm nét Phật Giáo với mái ngói đỏ hoạ tiết uốn cong.

  • Địa chỉ: Số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP. HCM.
  • Thời gian mở cửa: Từ 7:00 đến 21:00.

7.3. Chùa Ngọc Hoàng

Ngôi chùa sở hữu kiến trúc Trung Hoa vô cùng đậm nét, tọa lạc ngay tại quận 1 rất quen thuộc với người dân Sài Thành. Vẻ ngoài chùa khá cổ kính với phần gạch nung, mái lợp ngói âm dương, nổi bật nhất là phần góc mái đều có tượng màu trang trí. Kiến trúc của chùa được xem là cổ kính nhưng lại vô cùng rực rỡ.

khám phá, miếu nổi gò vấp – khám phá cổ miếu hơn 300 năm tuổi giữa lòng sài gòn

Kiến trúc Trung Hoa nổi bật của chùa (Nguồn: Sưu tầm)

  • Địa chỉ: 73  Mai Thị Lựu, Quận 1, TP. HCM..
  • Giờ mở cửa: Từ 7:00 đến 18:00.

7.4. Chùa Xá Lợi

Phong cách kiến trúc Phật Giáo hướng hiện đại nhưng vẫn mang nét sắc thái của người Việt, khu vực chính điện và tháp chuông 7 tầng được đặt ngay cổng chào làm nên nét khác biệt cho ngôi chùa Xá Lợi này.

khám phá, miếu nổi gò vấp – khám phá cổ miếu hơn 300 năm tuổi giữa lòng sài gòn

Thư viện Phật Học lâu đời (Nguồn: Sưu tầm)

Chùa còn nổi tiếng là thư viện Phật học lớn nhất nhì ở Việt Nam. Đến đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc đẹp mà bạn còn có cơ hội được mở mang kiến thức về Phật Giáo nữa đấy!

  • Địa chỉ: Số 89, đường Bà Huyện Thanh Quan, P. 7, Q. 3, TP. HCM.
  • Thời gian mở cửa: Từ 6:00 đến 11:00 và từ 14:00 đến 21:00.

7.5. Nhà Thờ Đức Bà

Bên cạnh Phật Giáo, các tôn giáo khác tại Sài Gòn như Công giáo chẳng hạn, cũng được đánh giá cao. Và một trong những công trình kiến trúc nổi bật của Công giáo chính là Nhà thờ Đức Bà. Thiết kế của nhà thờ mang đậm phong cách kiến trúc của nước Pháp, với vòm mái chính cao 21m và hai tháp chuông bên cạnh cao gần 57m.

khám phá, miếu nổi gò vấp – khám phá cổ miếu hơn 300 năm tuổi giữa lòng sài gòn

Nhà thờ Đức Bà sững sừng từ thời Pháp thuộc (Nguồn: Sưu tầm)

Nằm ở vị trí đắc địa nên nhà thờ luôn thu hút khiến cho ai đi ngang qua cũng phải ngắm nhìn. Không gian bên ngoài có nét cổ kính theo phong cách Châu Âu nên rất thích hợp cho mọi người đến chụp ảnh.

  • Địa chỉ: 01 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.
  • Giờ mở cửa: Từ 6:00 đến 8:00.

7.6. Dinh Độc Lập

Cách Nhà Thờ Đức Bà không xa, bạn sẽ thấy được Dinh Độc Lập uy nguy, tráng lệ và rộng lớn. Đây là một di tích lịch sử đặc biệt của Quốc Gia mà ai cũng phải một lần ghé thăm và chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo.

khám phá, miếu nổi gò vấp – khám phá cổ miếu hơn 300 năm tuổi giữa lòng sài gòn

Địa danh lịch sử của Quốc Gia (Nguồn: Sưu tầm)

Để xây dựng được một tòa Dinh đồ sộ như vậy, các kiến trúc sư đã phải nghiên cứu và thiết kế rất kỹ lưỡng. Dinh Độc Lập được xây dựng trên khuôn viên 120.000m2 xung quanh là 4 trục đường chính của trung tâm thành phố.

  • Địa chỉ: 135 Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM.
  • Thời gian mở cửa: Từ 8:00 đến 16:30.

8. Lưu ý khi đi chùa Miếu Nổi quận Gò Vấp

Trước khi đến với chùa Miếu Nổi, bạn đừng quên lưu ý một số điểm sau đây để chuyến đi thăm quan của bạn được tốt đẹp nhé! Cụ thể:

khám phá, miếu nổi gò vấp – khám phá cổ miếu hơn 300 năm tuổi giữa lòng sài gòn

Một số lưu ý khi đến miếu nổi (Nguồn: Sưu tầm)

  • Chùa Miếu là chốn linh thiêng nên bạn cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự không sử dụng trang phục phản cảm hở hang.
  • Không nên chạm hoặc lấy bất kì đồ vật nào trong miếu khi chưa có sự cho phép của các sư thầy.
  • Giữ trật tự chung không gây ồn ào, chửi bậy.
  • Khi ra vào chùa miếu, bạn chỉ nên đi 2 bên cửa không nên đi vào cửa chính giữa.

Chúc bạn có một chuyến đi khám phá Miếu Nổi Gò Vấp thú vị nhé. Và đừng quên mở app chúng mình để đặt phòng khách sạn gần miếu nổi để thoải mái khám phá địa điểm du lịch tâm linh cực nổi tiếng này nhé

Đăng bởi: Nguyễn Mậu Quỳnh Như

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก