Chùa

Những điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa đầu năm

Lễ chùa đầu năm đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt nhưng đi lễ chùa như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.

Bạn cần phải có ý thức tốt trong việc chuẩn bị và mặc trang phục sao cho phù hợp với môi trường của những nơi trang nghiêm như đền chùa, nó không chỉ cho thấy bạn là một người có văn hóa và giáo dục.

Chùa là nơi thờ Phật, du khách lưu ý khi chọn lễ: chỉ nên chọn lễ ngọt, chay tịnh như hoa quả, bánh kẹo, xôi oản… tuyệt đối không mang lễ mặn, sống.

Nếu mang hoa thì nên chọn các loài hoa như huệ, cúc, sen, mẫu đơn… không chọn các loại hoa dại.

Khi sắp lễ không để vàng mã, tiền âm phủ lẫn tiền thật vào mâm lễ trên ban thờ Phật. Ở đình đền có thể đặt tiền âm phủ lên ban thần linh, Thánh Mẫu hay bàn thờ Đức Ông nhưng không để tiền thật.

những điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa đầu năm

Nếu ăn uống, hưởng lộc tại chùa nên công đức dù ít hay nhiều, để tiền vào hòm công đức.

Thắp hương ba nén để cầu phúc cho mình, sáu nén để cầu phúc cho con cháu, chín nén để cầu phúc cho cha mẹ ông bà, mười ba nén là công đức viên mãn, giới hạn cao nhất của số lượng hương dâng lên.

Không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lưng, hở nách. Phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào Tam bảo bái Phật. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào Tam bảo.

Bước vào cửa chùa, khách nữ bước chân phải, khách nam bước chân trái, không nên giẫm vào bậc cửa hay đá vào cánh cửa.

Đôi khi đi viếng thăm đền chùa do một số lý do nào đó chúng ta lại vô tình quên mất thói quen đặt giày dép bên ngoài cửa chánh điện. Đó là một trong những điều kiêng kỵ nhất khi chúng ta viếng thăm những nơi linh thiêng như vậy.

Bạn chỉ nên thắp hương tại những âm thờ, đỉnh hương đặt ở bên ngoài khuôn viên nhà chùa. Hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì như thế có thể ảnh hưởng đến tượng Phật và pháp khí của chùa.

những điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa đầu năm

Không dùng miệng để thổi tắt hương: Hãy dùng tay phẩy nhẹ để thổi tắt lửa trên nhang hương thay vì dùng miệng. Theo quan niệm tâm linh, việc sử dụng miệng để thổi tắt nhang hương là thể hiện sự thiếu tôn kính với bề trên.

Không quỳ giữa điện Phật. Đây là sai lầm đa số người Việt mắc phải. Khi thắp nhang lễ Phật, bạn hãy đứng lệch sang một bên để hành lễ, vì vị trí giữa chánh điện thường là nơi dành cho các bậc trụ trì hoặc chư tăng trong chùa.

Khi đến chùa hành lễ, vãn cảnh không được tùy tiện quay phim và chụp ảnh quang cảnh trong chùa. Khi đứng khấn lạy nên đứng chếch sang một bên bàn thờ tuyệt đối không đứng đối diện với bàn thờ.

Vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên Phật “A di đà phật” sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: Hậu sinh đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn.

Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

những điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa đầu năm

Nguồn ảnh: Internet

Đăng bởi: Dũng Mạnh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก