Tây Bắc

Những lưu ý khi du lịch bản làng Tây Bắc dành cho phượt thủ

Vùng Tây Bắc Việt Nam hớp hồn các phượt thủ bằng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, độ quanh co của những cung người và sự thân thiện của người dân. Thế nhưng, bạn vẫn cần thuộc lòng những lưu ý khi du lịch bản làng Tây Bắc mà mình sẽ chia sẻ dưới đây để đảm bảo có chuyến đi an toàn, thú vị.

những lưu ý khi du lịch bản làng tây bắc dành cho phượt thủ

Du lịch bản làng Tây Bắc

Danh mục nội dung

Những lưu ý khi du lịch bản làng Tây Bắc

Thời điểm đi du lịch bản làng Tây Bắc

Du lịch bản làng Tây Bắc thời gian nào? Thời điểm thích hợp đi du lịch bản làng Tây Bắc là thời gian nào? Mùa mưa ở Tây Bắc từ tháng 6 – 8, tháng 12 – 2 là mùa đông lạnh, vì vậy thời gian thích hợp nhất để đến Tây Bắc là từ tháng 9 – 11 và 3 – 5. Nếu muốn săn ảnh thì bạn hãy ghé Tây Bắc mùa lúa chín vào tháng 8 – 9, mùa xuân Tây Bắc vào tháng 1 – 3 là mùa hoa đào, hoa mận, hoa mơ nở bạt ngàn, nếu muốn trải nghiệm mùa đông lạnh và có thể có tuyết rơi thì nên đến đây vào mùa đông.

những lưu ý khi du lịch bản làng tây bắc dành cho phượt thủ

Thời điểm đi du lịch bản làng Tây Bắc

Phương tiện du lịch bản làng Tây Bắc

Đến bản làng Tây Bắc bằng phương tiện gì? Phương tiện du lịch bản làng Tây Bắc không gì ngoài chiếc xe máy mới đảm bảo bạn có thể ngắm hết các cảnh đẹp ở đây. Tham quan Tây Bắc bạn hãy đi theo cung đường Hà Nội – Sa Pa – Điện Biên – Sơn La. Với những bạn ít đi đường đồi núi có thể chọn đi tàu hỏa hoặc xe khách từ Hà Nội sau đó thuê xe máy trên Tây Bắc.

Những điểm dừng chân tại Tây Bắc

Du lịch Tây Bắc bạn nên dành tối thiểu 6 ngày để tham quan những điểm nổi tiếng. Và tùy vào thời gian của mỗi người mà lại có các cung đường khác nhau.

Dưới đây, mình sẽ gợi ý lịch trình du lịch Tây Bắc trong 6 ngày cho bạn:

  • Lào Cai: Bạn nên dành 2-3 ngày ở đây. Ngày đầu tiên lên Lào Cai, bạn đi thẳng lên Sapa tham quan các thắng cảnh ngay trung tâm thị trấn như Nhà thờ đá Sapa, khu du lịch Núi Hàm Rồng, bản Tả Van (1.5km), bản Cát Cát (2km). Ngày hôm sau bạn nên thuê xe máy tham quan và chinh phục Đèo Ô Quy Hồ cách trung tâm 23km, trên đường đi bạn ghé tham quan Thác Bạc. Đến đèo Ô Quy Hồ không quên dừng thưởng thức các món ăn đặc sản Lào Cai nước ngay chân đèo, rất ngon và giá cả vừa phải, rất thú vị. Chiều về thị trấn tiếp tục khám phá bản sắc văn hóa tại bản Tả Phìn (10km). Đến Sapa vào tối thứ 7 hàng tuần bạn hãy ra trung tâm hòa nhịp vào phiên chợ Tình đặc sắc.

những lưu ý khi du lịch bản làng tây bắc dành cho phượt thủ

Du lịch Lào Cai

  • Điện Biên: Bạn nên dành 2 ngày 1 đêm ở địa danh này và tham quan  các di tích nổi bật ngay trung tâm thành phố bao gồm đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, đồi Độc Lập, sân bay Mường Thanh, hầm tướng de Castries, nghĩa trang liệt sĩ, tượng đài chiến thắng Điện Biên. Ngoài ra, bạn có thể ghé thăm Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong một khu rừng nguyên sinh ở xã Mường Phăng, cách thành phố 25 km. 
  • Sơn La: bạn nên danh 2, 3 ngày để tham quan hết các địa danh nổi tiếng Sơn La bạn nhé.  Nhà máy thủy điện Sơn La – cách thành phố 40km, đây được xem là công trình thế kỷ với nhiều kỷ lục. Đến trung tâm huyện Mộc Châu bạn hãy thăm những địa điểm nổi tiếng ở quanh khu vực trung tâm huyện như: hang Dơi (Động Sơn Mộc Hương), rừng thông Bản Áng, Vườn Hoa lan, dâu tây hay thác Dải Yếm. Ngày hôm sau, bạn hãy đến Thị trấn nông trường Mộc Châu (từ trung tâm huyện quay lại khoảng 5 -7 km), ở đây có công ty chè và công ty sữa Mộc Châu.

Những món ăn đặc sản Tây Bắc
Đặc sản Tây Bắc vô cùng phong phú với nhiều món được chế biến công phu. Ở Sapa có nhiều món ngon như đồ nướng (ngô, khoai, trứng gà vịt, thịt xiên, cơm lam, rau cải quấn thịt, chân cánh gà…), lẩu cá hồi, cá tầm, gà đen, thắng cố, rượu Táo Mèo, rượu ngô Bản Phố, lẩu rau, cá suối nướng, lợn cắp nách.

Tại Điện Biên hầu hết các khách sạn đều có nhà hàng phục vụ du khách, ngoài ra bạn cũng có thể đi ăn đặc sản như quán Cá Hồi với đặc sản Cá Hồi ngày gần sân bay Điện Biên. Các món ăn ngon của Điện Biên gồm các món được chế biến từ cá sông Đà, sông Nậm Rốm như pỉnh tộp, cá mọ, cá pa giảng…, các món chấm chéo tùy theo mùa như măng đắng, măng ngọt; rau cải ngồng, rau dớn… đồ nướng (lam nhọ) được tẩm ướp đặc biệt hay lạp, luộc, canh chua… với vị ngon đặc trưng.

Đến với Sơn La các bạn không thể bỏ qua món thịt trâu gác bếp, Pa Pỉnh Tộp (cá nướng gập) thơm phức đầy hấp dẫn hay món đặc sản thịt chua của người Dao, đào mèo của người Mông, Ốc đá Suối Bàng, khoai sọ Mán ở Mộc Châu, đặc sản Nậm Pịa, cơm lam của các dân tộc bản xứ hay món bê chao nức tiếng của Mộc Châu.

những lưu ý khi du lịch bản làng tây bắc dành cho phượt thủ

Đặc sản Tây Bắc vô cùng phong phú

Những điều cấm kỵ khi du lịch bản làng Tây Bắc

Những lưu ý khi du lịch bản làng Tây Bắc. Như mình đã nói ở trên, người dân Tây Bắc rất thân thiện nhưng hầu hết là người dân tộc thiểu số nên sẽ có những quy tắc, tập tục riêng mà bạn nên tránh. Các lưu ý khi du lịch bản làng Tây Bắc đó là:

  • Trang phục: bạn không nên mặc loại lanh trắng chưa nhuộm vì người dân tộc cho đó là màu sắc của tang lễ.

những lưu ý khi du lịch bản làng tây bắc dành cho phượt thủ

Người dân Tây Bắc thường mặc áo nhiều màu

  • Khi tham quan bản làng: – Trên đường vào các làng bản dân tộc khi thấy một cánh cổng chào dựng tạm, phía trên buộc tua tủa những dao gỗ, kiếm gỗ , đầu cánh gà …bạn không nên vào bởi đó là lúc trong làng đang tổ chức lễ cúng xua đuổi tà ma.  – Khi cúng, đồng bào đặt các dấu hiệu kiêng kỵ cấm người lạ vào làng như buộc chùm lá xanh ở cột cao trên đường vào làng hoặc đan phên mắt cáo, buộc vào đó xương hàm lợn, trâu, bò. Cả làng không ai đi làm, không cho người lạ vào làng. Nếu người lạ vô tình gồng gánh, đội nón, che ô, đeo gùi, ba lô… vào làng sẽ bị phạt bằng cách nộp đủ số lễ vật để làm lại lễ cúng làng. Trường hợp có việc khẩn cấp, muốn vào làng ngay, khách lạ phải bỏ mũ, ba lô, gồng gánh … Tất cả đồ đạc đều phải xách tay. Như vậy mới mong được giảm hoặc miễn phạt.
    – Khi đến nhà, đi đường, khách cần chủ động chào hỏi bằng thái độ chân thành, nụ cười thật thà sẽ xoá đi mặc cảm bất đồng ngôn ngữ. Khi chia tay có thể bắt tay, không cần nói lời tạm biệt, hẹn gặp lại nhưng luôn nở nụ cười. Không xoa tay lên đầu trẻ em người Mông, Dao, Thái,… Vì theo quan niệm của họ, hồn người trú ngụ ở đầu, người lạ sờ vào, hồn hoảng sợ bỏ trốn, làm cho trrẻ hay bị ốm đau.
  • Vào nhà dân – Trước khi đến nhà người dân, việc đầu tiên phải quan sát xem ở trước cửa nhà, ở đầu cầu thang có cắm hoặc treo một cành lá xanh, một cành gai, tấm phên đan hình mắt cáo hay không. Nếu thấy những dấu hiệu đó, đừng nên bước chân vào nhà vì đó là dấu hiệu kiêng kỵ không muốn người lạ vào. – Với một số dân tộc như nhà người Hà Nhì Đen có hai lớp cửa, khách xa tới chỉ nên vào cửa thứ nhất. Nếu muốn vào cửa thứ hai thì phải được gia đình chủ đồng ý. Nhà người Thái thường có 2 đầu cầu thang, phụ nữ chỉ được lên cầu thang bên trái, không được lên cầu thang bên phải.   – Mỗi dân tộc có quan niệm khác nhau về vị trí chỗ ngồi. Vì vậy, cần lưu ý không ngồi vào một số vị trí đặc biệt. Chẳng hạn như ở vùng người Giáy, Dao, phía dãy ghế ở gần bàn thờ dành riêng cho người cao tuổi nhất, khách quý nhất. Đồng bào Mông khi bố mẹ mất, vị trí đầu bàn (gần bàn thờ) luôn bỏ trống với ý niệm nơi đó dành cho hồn bố mẹ. Nhà người Thái, Tày, Mường, nơi giáp cửa sổ, gia chủ đặt hai chén con có ý giành cho tổ tiên về tiếp khách, khách không ngồi ở vị trí đó. Ở vị trí quan trọng nhất trong nhà (vách nhà ở gian giữa hoặc góc đầu nhà sàn, là nơi thờ tổ tiên. Trang trí nơi thờ tổ tiên mỗi dân tộc có khác nhau, nhưng đều chung một quan niệm: Nơi thờ tổ tiên là chốn linh thiêng nhất. Khách không dược đặt mũ, nón, tư trang và đồ dùng khác ở nơi đó, không được sờ tay lên các đồ thờ cúng . Khi ngồi không được quay lưng vào nơi thờ. Ở vùng người Thái Đen, phụ nữ không được đến gian đầu ngồi nhà sàn- nơi thờ tổ tiên – Bếp lửa vừa là nơi nấu nướng vừa là nơi tiếp khách của đồng bào các dân tộc, đồng thời là nơi thiêng liêng thờ vua bếp, thần lửa. Do đó có nhiều kiêng kị liên quan đến bếp lửa, ngồi cạnh bếp lửa sưởi không đặt chân lên hoặc làm xê địch hòn đá kê làm kiềng, vì theo quan niện của một số dân tộc thì các hòn đá này là nơi trú ngụ của thần lửa . Khi đun nấu đồng bào Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự… đều chú ý đặt quay ninh, chảo, nồi lên bếp không được để hai quay nồi , chảo theo hương cây xà ngang (vì đó là hướng nằm của người chết) mà phải đặt theo hướng đòn nóc nhà. Ở vùng đồng bào Mông, Dao, Hà Nhì…. khi đưa củi vào bếp, không đưa ngọn vào trước, vì quan niện sợ con gái gia chủ sau này sẽ sinh ngược. Khi ngồi gần bếp, du khách không quay lưng và giẫm chân vào bếp.  – Ở vùng người Thái, Tày, Kháng, La Ha, Phú Lá kiêng không đem lá xanh, cành cây xanh, rau xanh vào cửa chính. Đồng bào kiêng không huýt sáo ở trong nhà, vì nó là tín hiệu gọi ma tà, bão giông.
    Trong ngôi nhà đồng bào dân tộc, cửa và cây cột chính là vị trí linh thiêng thờ thần cửa, thần cột cái. Vì vậy không nên ngồi bậu cửa hoặc treo mũ nón và tựa lưng vào cột cái. Nếu chủ nhà chưa mời không nên ngồi ngay vào đệm vì thường dành cho bề trên và khách quý

những lưu ý khi du lịch bản làng tây bắc dành cho phượt thủ

Những điều cấm kỵ khi vào nhà người dân

  • Chào hỏi: Bạn nên chủ động chào hỏi chủ nhà bằng thái độ chân thành. Khi chia tay có thể bắt tay, không cần nói lời tạm biệt nhưng hãy nhớ luôn nở nụ cười thân thiện. Cần tránh gọi các từ khiếm nhã như Mèo, Mán, mà nên gọi là đồng bào Mông, Dao. Bạn cũng không nên nói quá to với cử chỉ gay gắt.
  • Ăn uống: Trước khi ăn uống, cần kiên trì nghe gia chủ tiến hành các nghi lễ mời tổ tiên, chúc tụng những điều tốt lành. Khi ăn cơm nếu chủ nhà không mời thì không được ngồi ngang hàng với người già nhất trong mâm mà hãy tôn trọng sự sắp đặt vị trí ngồi của chủ nhà.Quan niệm về chỗ ngồi của mỗi dân tộc khác nhau. Với những người Giáy, Dao phía dãy ghế ở gần bàn thờ dành riêng cho người cao tuổi nhất, khách quý nhất. Người Thái, Tày, Mường  tùy thuộc vị trí đặt mâm cơm hoặc gần cửa sổ gia chủ đặt hai chén con có ý giành cho tổ tiên về tiếp khách, khách không ngồi ở vị trí đó. Khi có người mời rượu, hoặc mời mọi người xung quanh mới được uống, không nên cầm ly uống ngay. Uống được bao nhiêu do khả năng của mình, bạn không nên từ chối và không dùng từ uống hết mà nên dùng uống cạn. Nhiều dân tộc quan niệm nếu dùng từ “uống hết” nghĩa là chủ và khách không còn tình cảm gì. Bạn cũng không được rót rượu, gắp thức ăn trước chủ nhà. Đặc biệt, khi dùng cơm xong không được úp bát, chén xuống mâm, chỉ thầy cúng mới được phép làm như vậy để đuổi tà ma.
    Khách ngồi uống rượu cần, giao lưu, chuyện trò cùng gia chủ không được vừa nói, vừa chỉ trỏ ngón tay ra phía trước. Người Mông cho rằng, hành vi đó là bày tỏ thái độ không bằng lòng hoặc coi thường người tiếp chuyện
  • Khi ngủ: Bạn cần lưu ý chỗ ngủ tuân theo sự bố trí của gia chủ, không nằm để chân về phía bàn thờ. Ở một số vùng người Mông, Dao,Thái, La Ha, Kháng bà con kiêng không mắc màn màu trắng trong nhà.

Các bạn cũng có thể tham khảo thêm: Kinh nghiệm đi phượt Tây Bắc, gợi ý 7 cung đường đẹp nhất; Lịch trình phượt Tây Bắc 5 ngày, đi đâu “hot” và chi phí? Như đã nói, đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc rất hiếu khách, nhưng khi du lịch đến thăm làng, bản hay nhà của những người dân nơi đây, bạn nên ghi nhớ những lưu ý khi du lịch bản làng Tây Bắc và cần biết một vài phong tục, tập quán sinh hoạt để tiện ứng xử và giao tiếp để chuyến đi của mình ngập tràn niềm vui nhé. Chúc bạn có những trải nghiệm thú vị tại vùng Tây Bắc!

Đăng bởi: Chích Bông

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก