Sơn La

Sơn La có gì chơi?

Sơn La là một địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn với những địa danh du lịch nổi tiếng cùng với một nền văn hóa đặc sắc, một nền ẩm thực phong phú và đa dạng. Nói đến du lịch Sơn La chúng ta đều sẽ nghĩ ngay đến một địa điểm du lịch rất nổi tiếng đó chính là cao nguyên Mộc Châu. Tuy nhiên Sơn La không chỉ có cao nguyên Mộc Châu đâu. Vẫn còn rất nhiều điểm đến thú vị khác đang chờ bạn khám phá đấy. Sơn La có gì chơi? Cùng khám phá ngay những địa điểm du lịch nổi tiếng dưới đây để giúp bạn sắp xếp được lịch trình hợp lý trong hành trình du lịch Sơn La sắp tới nhé.

Đỉnh Pha Luông – Sơn La

Pha Luông là một đỉnh núi nằm cách thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La khoảng hơn 30km. Đỉnh Pha Luông có chiều cao khoảng 2000m so với mực nước biển và nó được xem như là nóc nhà của Mộc Châu, Sơn La. Với một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp thì mỗi năm Pha Luông luôn thu hút rất đông khách du lịch đến leo núi, phiêu lưu và tận hưởng cảm giác đắm chìm giữa thiên nhiên núi rừng hùng vĩ.

sơn la có gì chơi?

Đỉnh Pha Luông – Sơn La

Không chỉ từng xuất hiện trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, Pha Luông còn nổi tiếng với phong cảnh đẹp mê ly khi có sự hòa quyện giữa nây trời, núi, đá,… Trên đỉnh nóc nhà của Mộc Châu, như một thế giới khác biệt với xung quanh – một không gian bao la rộng lớn cùng những dãy núi uốn lượn quyện trong làn sương mây kỳ ảo, xa xa là cánh rừng trùng trùng điệp điệp, bát ngát.

Những vách núi đá với hình thù độc đáo như con cóc, con rùa, khiến người ta không khỏi ngạc nhiên. Đặc biệt, đứng từ trên cao, bạn hoàn toàn có thể quan sát toàn cảnh xung quanh và có cảm giác như chạm vào biển mây. Cứ thế thả hồn vào đó, xua hết mọi muộn phiền của cuộc sống, thật nhẹ nhàng làm sao.

Hang Nhả Nhung – Sơn La

Cách quốc lộ 6 khoảng 25 km, hang Nhả Nhung, thuộc bản Trạm Hốc, xã Chiềng On (Yên Châu) có vẻ đẹp nguyên sơ với nhiều hình thù nhũ đá tự nhiên, vì vậy thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm.

sơn la có gì chơi?

Hang Nhả Nhung – Sơn La

Với vẻ đẹp huyền bí do thiên nhiên ban tặng, năm 2011 hang Nhả Nhung được xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Tuy nhiên, để phát huy lợi thế, thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm, rất cần các cấp, các ngành quan tâm đầu tư cải tạo đường lên cửa hang, hệ thống chiếu sáng và quảng bá hình ảnh hang… để nhiều du khách thập phương biết đến.

Ngũ Động Bản Ôn – Sơn La

Sau cơn lũ lịch sử năm 2006 ở cao nguyên Mộc Châu thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, đồng bào dân tộc đang sinh sống tại đây đã khám phá ra hệ thống 5 hang động, chính là Ngũ động Bản Ôn ngày nay.

sơn la có gì chơi?

Ngũ Động Bản Ôn – Sơn La

Hệ thống 5 hang động nằm sâu dưới mặt đất Ngũ động Bản Ôn nằm ở bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Dường như cho đến hiện tại vẫn còn rất ít người biết tới sự tồn tại cửa nơi đây, nên vẻ đẹp tự nhiên pha lẫn chút kỳ bí của động vẫn còn được giữ nguyên.

Dù mới được phát hiện cách đây không quá lâu nhưng khung cảnh Ngũ động Bản Ôn đẹp chẳng kém bất cứ hang động nổi tiếng nào khác. Sau khi vượt qua các cung đường hiểm trở du khách sẽ được chứng kiến vẻ đẹp hùng vĩ mà hoang sơ của nơi đây với những khối thạch nhũ có nhiều hình thù độc đáo.

Hang Co Noong – Sơn La

Hang Co Noong  là một điểm di tích khảo cổ thuộc thị trấn Ít Ong. Để lên được hang này, từ đồn công an Thủy điện Sơn La các bạn đi ngược thẳng lên núi sẽ đến được điểm cách cửa hang phía Tây khoảng 250m. Vào trong hang, các bạn sẽ ngỡ ngàng trước cảnh sắc diệu kỳ của tạo hóa, thế giới của vô số nhũ đá với những hình thù kỳ ảo. Trong số này có một nhũ đá mang hình đôi trai, gái quấn quýt bên nhau, được gắn với truyền thuyết về mối tình thủy chung của một chàng trai nghèo với cô con gái nhà quan giàu có. Lòng hang có hình vòng cung, chỗ rộng hơn 50m, có chỗ vòm hang cao tới 20m, các góc tối trần hang là nơi trú ngụ của những đàn dơi. Thạch nhũ trần hang cũng đủ kiểu hình dáng, kích thước, những khối thạch nhũ buông rủ, óng ánh tựa những đám mây ngũ sắc, có khối tựa những bức phù điêu tùy theo tưởng tượng của người thưởng ngoạn.

sơn la có gì chơi?

Hang Co Noong – Sơn La

Cửa hang chính quay về hướng Đông, rộng khoảng 15m, cao hơn 7m, ở giữa có hòn đá to được một cây cổ thụ ôm lấy tựa cột chống cửa hang, chia hang thành 2 ngách. Đứng ở cửa hang nhìn xuống sẽ quan sát được cả công trình thủy điện Sơn La, thị trấn Ít Ong, rừng cao su Phiêng Tìn, cầu cứng Mường La và toàn bộ vùng hạ lưu sông Đà… khung cảnh kỳ vĩ và nên thơ.

Động Sơn Mộc Hương (hang Dơi) – Sơn La

Sơn Mộc Hương hay còn gọi là hang Dơi, nằm trong dãy núi đá vôi ở phía đông bắc thị trấn Mộc Châu. Đây là địa điểm quen thuộc với nhiều du khách. Bởi hang Dơi giống như một tác phẩm nghệ thuật mà thiên nhiên ban tặng Sơn La. Với sự huyền bí và đặc sắc, nơi đây được mệnh danh là “tây thiên đệ nhất động” và xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

sơn la có gì chơi?

Động Sơn Mộc Hương (hang Dơi) – Sơn La

Bước vào động Sơn Mộc Hương, bạn sẽ ngỡ ngàng trước vẻ lung linh, huyền ảo của những khối thạch nhũ với kích cỡ khác nhau từ trần hang rủ xuống, lấp lánh sắc màu. Giữa động có hồ nước với dòng chảy quanh năm không bao giờ cạn và một con rùa bằng đá to lớn tại trung tâm hồ. Gần cửa hang, có một con đường đi lên nóc, trên đây là những vườn mận, vườn mơ và những khối đá đẹp mắt.

Hang Thẩm Tét Toòng – Sơn La

Hang Thẩm Tét Toòng cách trung tâm thành phố Sơn La khoảng 2 km về hướng Mường Lát, Chiềng An, trên tỉnh lộ bên cạnh Chiềng Phom, Chiềng Hồ. Đây là một điểm đến hoang sơ và chưa khai thác du lịch nhiều nhưng cũng đã thu hút rất nhiều bạn trẻ tới khám phá.

sơn la có gì chơi?

Hang Thẩm Tét Toòng – Sơn La

Xung quanh hang là những dãy núi trùng điệp, rừng cây xanh ngát và một hồ nước trong vắt ở cửa hang. Với chiều dài trên 150m, hang Thẩm Tét Toòng được phân thành nhiều đoạn. Trong hang, cảnh quan đầy chất huyền bí với những dòng suối thạch nhũ chạy dài như khóm trúc, những tảng đá chen nhau tạo thành đám mây trên thành hang. Tất cả hòa quyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, vừa hoang sợ, lạ lùng, vừa sống động, quyến rũ.

Hang Chi Đảy – Sơn La

Hang Chi Đảy là hang đá tự nhiên nằm ở dãy núi đá vôi ở bản Đán xã Yên Sơn (trước đây trong xã Chiềng On) huyện Yên Châu tỉnh Sơn La, Việt Nam.

sơn la có gì chơi?

Hang Chi Đảy – Sơn La

Tên hang vốn gắn với một câu chuyện có từ xa xưa của những người dân địa phương xung quanh việc xác định chủ nhân của vùng đất này, qua cách giải quyết bằng thi bắn cung. Mũi tên của dân tộc nào bắn được vào vách đá, sẽ là người thắng cuộc. Người Xá, có kỹ thuật đúc đồng, nên đã dùng tên đồng. Tuy nhiên, do đồng gặp đá, nên tên đã bị nẩy ra ngoài. Người Thái thì dùng tên tre bôi sáp ong ở ngoài và bắn nhẹ, thế là tên dính vào vách đá. Và người Thái đã thắng cuộc. Người dân sung sướng thốt lên “Chi đảy” – nghĩa là “sẽ được”.

Hang Chi Đảy được phát hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX nhưng do bản Đán và xã Chiềng On là xã biên giới, nên hang động không được khai thác phục vụ khách tham quan. Năm 1998 xã Chiềng On phân tách thành 2 xã, bản Đán thuộc xã Yên Sơn. Những năm gần đây khu hang động này được các cấp chính quyền từ xã, huyện và nhân dân địa phương rất quan tâm và mong muốn hang động này sẽ trở thành một thắng cảnh của tỉnh để sớm được khai thác, phát huy phục vụ nhu cầu phát triển du lịch của địa phương.

Tháp Mường Bám – Sơn La

Tháp Mường Bám tên gọi khác là Thạt Bản Lào (Thạt tiếng Lào có nghĩa là Tháp). Di tích thuộc xã Mường Bám (huyện Thuận Châu), cách trung tâm thị trấn Thuận Châu hơn 70 km về phía Tây- Nam.

sơn la có gì chơi?

Tháp Mường Bám – Sơn La

Dựa theo thuyết phong thuỷ, đồng bảo dân tộc Lào ở Mường Bám xưa đã chọn đất kỹ lưỡng để xây dựng tháp. Tháp được xây trên một quả đồi thiên tạo có bề mặt rộng khoảng 1ha. cách bờ suối Nậm Húa (phần đầu nguồn của dòng sông Mã) khoảng 300m, gồm một quần thể 5 tháp, một tháp to ở giữa và 4 tháp con ở 4 cạnh tháp to, theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Mặt Tháp quay về hướng Đông và nhìn ra ngã ba suối Nậm húa có núi án ngữ làm bình phong. Núi chắn hai bên theo hướng Bắc, Nam tựa thế tay ngai. Trước mặt tháp là ngã ba suối, uốn khúc chạy lượn “chi huyền thuỷ”. Từ trái sang phải, phía sau Tháp có dẫy núi tựa người đang ngồi “thiền”. Quần thể Tháp có vị thế rất tĩnh lặng, uy nghi. Về cấu trúc vật liệu: Tất cả 5 tháp đều được xây bằng một loại vật liệu, chủ yếu là gạch vồ màu đỏ, kích thước lớn dài 35cm, rộng 15cm, dày 7cm được gắn kết với nhau bằng vôi, cát, và mật. Các hoạ tiết hoa văn được làm bằng vữa đắp nổi, nhiều chỗ gắn thêm vào những hình đất nung trang trí.

Hướng dẫn đi tới tháp Mường Bám : Từ trung tâm thị trấn Thuận Châu, theo quốc lộ 6 hướng đi Điện Biên khoảng 600m rẽ tay trái vào đường tỉnh lộ 108, đi 45km đến thị tứ Co Mạ.Từ thị tứ Co Mạ đi Mường Bám khoảng 28km là tới di tích.

Bảo tàng tỉnh – Sơn La

sơn la có gì chơi?

Bảo tàng tỉnh – Sơn La

Bảo tàng Sơn La nằm trong khuôn viên di tích lịch sử Bảo tàng và Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908. Bảo tàng chủ yếu trưng bày nội dung về dân tộc, là nơi lưu giữ và trưng bày hàng ngàn di vật từ thời tiền sử, sơ sử, những hiện vật phản ảnh nét văn hóa đặc sắc của 12 dân tộc anh em sống ở Sơn La. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ được bộ sưu tập sách chữ Thái cổ, Dao cổ với gần 1000 cuốn thuộc các thể loại như sử thi, trường ca, truyện thơ dân gian…

Nhà tù – Sơn La

Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1908 trên ngọn đồi Khau Cả nằm bên dòng suối Nậm La thuộc tỉnh Sơn La. Dù bị thực dân Pháp giam giữ và tra tấn hà khắc tại nhà tù Sơn La nhưng các chiến sĩ cộng sản Việt Nam đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng. Nhà tù Sơn La nay trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.

sơn la có gì chơi?

Nhà tù – Sơn La

Được xây dựng vào năm 1908, ban đầu chỉ là nhà tù nhỏ với diện tích 500m2, sau được thực dân Pháp mở rộng lên gấp ba lần, nhà ngục Sơn La đã trở thành nơi giam cầm, đầy ải nhằm thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người cộng sản Việt Nam. Với những căn phòng tối bằng gạch và đá kiên cố, mái lợp tôn, mùa hè nơi đây tựa như một lò nung và mùa đông thực sự là một chiếc tủ lạnh trong gió mùa biên ải khắc nghiệt.

Đến với nhà tù Sơn La, khách du lịch sẽ được chứng kiến hàng trăm hiện vật, những công cụ tra tấn – những chứng tích sống về tội ác dã man của kẻ thù như còng tay, xích sắt, bàn kẹp sắc nhọn… Hiện nay, nhà tù vẫn còn để nguyên trạng các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại hai giam, trại ba giam cùng những phòng giam đặc biệt chỉ rộng 1,2m2, nơi từng giam hãm những người cách mạng. Ngoài ra, khách du lịch không khỏi xúc động khi đứng trước cây đào mang tên người chiến sĩ cộng sản kiên trung Tô Hiệu.

Hiện nay, mỗi năm, tại di tích lịch sử Nhà tù Sơn La đã đón tiếp hàng vạn lượt du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Mỗi người đến đây không chỉ để được trải nhiệm, hồi tưởng lại cuộc đấu tranh diễn ra hơn một thế kỷ đã qua mà quan trọng hơn là nhắc nhở các thế hệ tiếp nối hãy sống, làm việc và học tập sao cho xứng đáng với sự hy sinh cao cả của các thế hệ cho anh.

Đền thờ Nàng Han (Linh Sơn – Thủy Từ) – Sơn La

Ở Quỳnh Nhai (Sơn La) có hai ngôi đền thiêng từ thế kỷ 17 của bà con dân tộc thiểu số là đền Linh Sơn Thủy Từ và Nàng Han đã được phục dựng gần nguyên gốc sau khi đền chính ngập dưới lòng hồ thủy điện Sơn La.

Trong tâm thức của những người con tộc Thái bản địa, Nàng được tôn sùng như một vị thần bao bọc, che chở và bảo vệ cho muôn dân, cho các bản làng bất kể đó là người Mông, người Dao, người Lự, người Khơ Mú hay người Thái nói riêng. Nhưng với dân tộc Thái ở Mường So – Phong Thổ – Lai Châu thì việc thờ cúng Nàng cũng được coi là một lễ hội quan trọng độc đáo giống như những tục thờ Nàng ở từng địa điểm khác.

sơn la có gì chơi?

Đền thờ Nàng Han (Linh Sơn – Thủy Từ) – Sơn La

Đền thờ Nàng Hai chỉ đơn thuần là một gian phòng nhỏ, sạch sẽ uy nghiêm, không quá nhiều khói hương nghi ngút. Được xây dựng trên một khoảng đất rộng chừng 32 mét vuông theo kiểu kiến trúc một gian hai trái và bốn mái phía trên. Giấc ngủ của Nàng được bảo vệ bởi một đôi Thạch Mã với nhiều hoa văn tinh xảo, cổ đeo vòng chuông, ánh mắt nhân từ hướng vào lư hương bên trong. Ngay ngoài cửa đi về phía trái, người ta còn có thể thấy một chiếc giếng nước được làm từ đá cuội “Nước thật trong, vị thật ngọt lại còn thanh mát”.

Ngắm nhìn non sông, ngắm nhìn rừng núi, cảnh vật xung quanh Đền thờ thật “Sơn thủy hữu tình”, với bên dưới là dòng sông Đà rộng lớn tích nước cho cả hệ thống thủy điện Sơn La, còn bên trên là trời xanh bao la gió mát lồng lộng. Sắc màu khu vực còn phải kể tới những dãy nhà mái đỏ được xếp hàng cạnh nhau, những dải đồi xanh hay những chiếc thuyền đánh cá… Cảnh vật…thật là bình dị.

Hồ Chiềng Khoi – Sơn La

Hồ Chiềng Khoi thuộc Bản Pút, Xã Chiềng Khoi. Từ trung tâm thị trấn huyện Yên Châu về phía Nam 4 km, Hồ Chiềng Khoi có diện tích 40 ha hiện ra như một con nhện khổng lồ.

sơn la có gì chơi?

Hồ Chiềng Khoi – Sơn La

Theo cách giải thích của người dân bản địa, Chiềng Khoi có nghĩa là vùng đất rộng lớn, bằng phẳng và ở trên cao. Tương truyền rằng, xưa kia Chiềng Khoi là vùng đất thiếu nước, đất đai khô cằn, người dân nơi đây tuy chịu thương, chịu khó nhưng cuộc sống vẫn chật vật, khó khăn vì thiếu nước. Trên mảnh đất này có một chàng trai tên là Khoi, chàng có sức khoẻ phi thường. Thân chàng đen và bóng như thân gỗ lim, tay chàng to như mặt quạt. Thấy nhân dân cực khổ chàng bèn dời núi, khơi các dòng nước từ các hướng chảy về đây, hình thành nên hồ Chiềng Khoi.

Nhưng đó mới chỉ là Hồ Chiềng Khoi của những câu chuyện truyền kỳ. Còn một Hồ Chiềng Khoi nữa của một hệ sinh thái khá phong phú. Hồ Chiềng Khoi là hồ nhân tạo được khởi công xây dựng năm 1971 với một đập chắn cao 45 m, dài 110 m và hoàn thành đi vào sử dụng năm 1980. Hồ Chiềng Khoi vốn là đáy các thung lũng hẹp, có các dòng suối nhỏ từ trong lòng núi chảy vào Suối Sập. Lòng Hồ là một thung lũng hẹp, chạy ngoằn ngoèo quanh những quả đồi lớn dài tới 7 km. Nước Hồ Chiềng Khoi lúc nào cũng trong xanh, yên ả quanh năm bởi nguồn nước cung cấp cho hồ đều chảy ra từ trong lòng núi. Chính những con suối nhỏ và rừng núi nguyên sơ đã tạo cho mặt hồ và cảnh quan nơi đây có vẻ đẹp huyền ảo. Như bức tường thành thẫm xanh bồng bềnh mây trắng, những dãy núi điệp trùng trải dải từ phía Nam đến phía Tây Bắc và rừng già ôm lấy toàn bộ mặt hồ, hồ lồng trong bóng núi. Khi du khách đến đây vào mùa hoa ban nở sẽ thấy một mầu trắng thuần khuất trải dài theo sườn núi và mềm mại như một dải lụa, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh sắc trời đất nơi đây.

sơn la có gì chơi?

Hồ Chiềng Khoi – Sơn La

Các đồi đất, dãy núi đá vôi bao bọc Hồ Chiềng Khoi còn có nhiều loại rau rừng rất ngon như rau sắng, lá xồm pon, măng tre, măng đắng, măng lay, nhiều loại nấm và rất nhiều loại chim trong đó có họa mi, khiếu, cò trắng, chào mào, vẹt, chim én. Rừng ở đây có nhiều loại động vật sinh sống như khỉ, sơn dương, hoẵng, lợn rừng, cầy hương, cầy bay. Hồ Chiềng Khoi có các loại cá tự nhiên như cá chép, cá mương, cá quả, cá trê, cá riếc và nhiều loài tôm, cua, ếch.

Đến Chiềng Khoi, du khách không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp của thắng cảnh Hồ Chiềng Khoi mà còn được thưởng thức những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Thái Yên Châu với những lễ hội, ca vũ đặc sắc. Người Thái ở đây còn có các nghề thủ công truyền thống. Với bàn tay khéo léo họ đã tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo như: nhạc cụ dân tộc, đồ dùng mây tre đan và tiêu biểu nhất là vải “Khít”, là loại vải thổ cẩm nổi tiếng không những ở Yên Châu mà cả vùng Tây Bắc. Đặc biệt vùng đất này nổi tiếng với nghề thêu khăn piêu và làm khèn bè. Sau vài giờ thưởng ngoạn cảnh đẹp và không khí trong lành mát dịu trên hồ, du khách sẽ thăm những bản mường nơi đây để thưởng thức những món ăn dân tộc do chính bàn tay của những cô “Sơn nữ Châu Yên” chế biến. Du khách lại được dập dìu trong tiếng trống, đắm mình trong điệu xoè, đầm ấm bên chum rượu cần, cảm nhận thấy sự thân thiện, không khí chan hoà bởi lòng mến khách của dân tộc nơi đây. Hồ Chiềng Khoi là một điểm du lịch sinh thái – văn hoá ngày càng hấp dẫn du khách.

Hồ Tiền Phong – Sơn La

Hồ Tiền Phong thuộc Xã Mường Bon, nằm sát trục đường quốc lộ 6 cách Tp Sơn La 23 km, cách Thị trấn Hát Lót 7 km và cách sân bay Nà Sản 2 km

sơn la có gì chơi?

Hồ Tiền Phong – Sơn La

Đến Hồ Tiền Phong, một trong những điều đặc biệt hấp dẫn bạn là được du ngoạn trên mặt Hồ bằng thuyền chèo tay, thuyền đạp chân hay thuyền máy. bạn có thể đem theo cần câu thả mồi để câu cá dưới hồ như cá chép, cá trắm cỏ, trắm đen, các trôi, cá mè. Tới chân đập, bạn có thể đi bằng thuyền lên đỉnh đập để chiêm ngưỡng công trình chắn ngang hai ngọn núi, tạo nên hồ nước mênh mông, và ta bỗng thấy khâm phục những con người đã làm nên công trình này. Đừng quên ghé thăm các bản làng và thưởng thức các nét văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Thái sinh sống từ lâu đời bên cạnh hồ như : Bản Nà Si, Bản Mé, Bản Un …

Thác Dải Yếm – Sơn La

Thác Dải Yếm còn có tên gọi khác là thác Nàng hay thác Bản Vặt thuộc xã Mường Sang, tỉnh Sơn La. Theo truyền thuyết thác là dải yếm của của người con gái dùng để cứu chàng trai khỏi dòng nước lũ vì vậy người ta dùng tên “Dải Yếm” để đặt tên cho thác. Thác Dải Yếm có chiều cao lên đến 100m, chia làm hai nhánh, một nhánh có đến chín tầng, nhánh còn lại 5 tầng, hai bên cách nhau khoảng 20m.

sơn la có gì chơi?

Thác Dải Yếm – Sơn La

Từ tháng 4 – tháng 9 là thời gian đẹp nhất để ngắm thác, lúc này nước đổ nhiều, từng giọt nước vỡ ra hàng trăm tia nước trắng xóa tạo nên một vẻ đẹp đầy hùng vĩ nhưng cũng đầy nên thơ, trữ tình. Để đến thác Dải Yếm, từ trung tâm thị trấn Mộc Châu bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô, đi theo hướng về Sơn La đến ngã ba cửa khẩu Lóng Sập rẽ phải về phía quốc lộ 43 sau đó đi chừng 5km là tới nơi.

Thác Tạt Nàng – Sơn La

Thác Tạt Nàng nằm ở bản Phụ Mẫu I, xã Chiềng Yên, một dòng thác biểu tượng cho tình yêu thủy chung của người con gái Thái xinh đẹp nổi tiếng một vùng. Để đến thác Tạt Nàng có thể đi bằng đường thủy hoặc đường bộ, tùy thuộc vào điểm xuất phát. Theo đó, khởi hành từ Hà Nội tới ngã ba Đồng Bảng, huyện Mai Châu (Hòa Bình) rẽ tay phải đi theo quốc lộ 6 cũ khoảng 20 km là tới thác. Còn đi bằng đường thủy đến bến Suối Rút, huyện Mai Châu (Hòa Bình) rẽ tay phải, đi khoảng 18 km là tới thác. Nếu đi từ Sơn La theo quốc lộ 6 đến ngã ba rừng già, theo đường liên bản Nà Bai, bản Niên khoảng 30 phút là đến.

sơn la có gì chơi?

Thác Tạt Nàng – Sơn La

Thác Tạt Nàng bắt nguồn từ hai dòng Suối Tà Xam và Suối Tà Piu, chảy từ bản Phụ Mẫu 2 dồn về bản Phụ Mẫu 1 tạo thành. Thác nước cao hơn 100m, được phân thành 3 tầng, xung quanh cây cối xanh tốt, du khách sẽ được đắm mình vào bản hòa ca của tiếng thác đổ ầm ì với tiếng chim rừng reo ca, hòa mình với thiên nhiên hoang sơ và dòng nước mát lạnh; cùng lặng nghe người dân địa phương kể tích chuyện tình yêu cảm động của đôi trai gái dưới dòng thác.

Đến đây, ngoài ngắm cảnh thiên nhiên hoang sơ, mộc mạc, du khách còn có thể trải nghiệm “tắm tiên” dưới làn nước mát rượi ở nhiều địa điểm trên thác, chân thác hoặc dòng nước xa xa, nơi có những tán cây râm mát bao bọc. Nước ở đây rất trong và sạch, lại mát lạnh, khiến mọi người đều thích thú.

Suối nước nóng Mường Lèo – Sơn La

Suối nước nóng Mường Lèo – Bảo vật của thiên nhiên. Mường Lèo là một xã vùng sâu vùng xa của huyện Sốp Cộp (Sơn La), có đường biên giới Việt – Lào. Thật là sảng khoái biết bao khi đắm mình giữa suối nóng giữa tiết trời se lạnh!

sơn la có gì chơi?

Suối nước nóng Mường Lèo – Sơn La

Ở đầu bản Liềng, du khách sẽ thấy một suối nước nóng lộ thiên giữa những cánh đồng lúa vàng. Vào mùa đông, hơi nước bốc lên phủ khắp cả vùng tạo nên cảnh đẹp lạ thường. Tại đây, các bạn phượt sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi thời tiết đặc biệt: sương muối, dông, mưa đá, rét đậm, áp thấp nhiệt đới,… Các dân tộc thiểu số như Thái sinh sống trong những nhà sàn gỗ đơn sơ đầy nghĩa tình.

Ngày xưa, ở vùng này có nhiều suối nước nóng và các khu rừng già xanh bạt ngàn. Năm 1961, bộ đội biên phòng về đây đóng quân. Cũng thời điểm ấy, các trường học được dựng lên, dân cư đông hơn, người dân khai phá khu rừng để làm ruộng nước,… cũng vì thế mà giờ chỉ còn một suối nước nóng duy nhất.

Suối nước nóng Mường Lèo chảy về hướng một dòng suối khác tầm 70m. Được tạo bởi ba dòng suối nước lạnh và hai con suối nước nóng, có tên chung là Nậm Lăm. Con suối Nậm Mạt từ đỉnh Pu Sâng, chảy qua bản Mạt cách đó hơn chục cây số rồi hòa vào Nậm Lăm từ đầu bản Liềng. Ở phía cuối bản Liềng, dòng sông được hội tụ thêm bởi dòng sông khác (Nậm Pừn) và một dòng suối nước nóng nữa, hòa chung vào tạo nên dòng suối lớn chảy về sông Mã. Con suối này tạo nước trong lành cũng cung cấp thủy sản cho người dân.

Suối nước nóng Bản Moòng – Sơn La

Suối nước nóng bản Moòng thuộc bản Mòng, xã Hua La nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7km. Trong những năm gần đây khu vực này đã và đang trở thành một địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Dòng suối khoáng với nhiệt độ từ 36oC đến 38oC, với các đặc tính lý hóa, thành phần khoáng chất tự nhiên rất tốt cho việc chữa trị một số bệnh ngoài da, thấp khớp, thần kinh, tim mạch. Trước năm 1997, dịch vụ tắm nước nóng chỉ là hình thức tự phát do một số hộ dân đầu tư xây bể tắm công cộng phục vụ người dân. Từ năm 1997 đến nay đã được HTX dịch vụ thương mại Hua La khai thác theo hình thức dịch vụ với những phòng tắm được thiết kế, trang trí hợp lý, sạch sẽ, vệ sinh.

sơn la có gì chơi?

Suối nước nóng Bản Moòng – Sơn La

Hiện nay có gần 20 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ tắm suối khoáng nóng. Mỗi hộ gia đình là một nếp nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái và một khu dịch vụ phòng tắm được thiết kế những bồn tắm rộng rãi, khoa học sẽ làm cho du khách thực sự thoải mái; Hệ thống bồn tắm rất đa dạng, có bồn tắm dành cho cá nhân, có bồn tắm giành cho gia đình, du khách sẽ thật sự thoải mái khi được ngâm mình trong bồn tắm khoáng với thời gian theo ý thích của từng cá nhân. Ngoài dịch vụ tắm nước nóng, du khách tới đây có thể câu cá thư giãn hoặc trải nghiệm cuộc sống đời thường cùng những người dân địa phương. Hoặc tận hưởng những món ăn truyền thống đặc trưng được tẩm ướp công phu bằng nhiều gia vị đang được nướng trên bếp lửa hồng.

Đến với bản Moòng, ngồi trong những nếp nhà sàn truyền thống, quây quần quanh mâm cơm của dân tộc Thái, thưởng thức các món ăn đặc trưng: Cá nướng, gà nướng, thịt hun khói, cơm lam, các món nộm rau rừng, chấm cùng “chẳm chéo”- một thứ đồ chấm của người Thái. Những món ăn tưởng chừng đơn giản nhưng khi thưởng thức và cùng trải nghiệm chắc rằng du khách sẽ phần nào cảm nhận được sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ Thái trong việc chế biến món ăn. Khi đêm về, du khách được ngồi quây quần bên bếp lửa hồng vào mùa đông hoặc tụ họp ngoài sàn ngắm trăng vào mùa hè, để cùng nhau nghe những làn điệu dân ca trầm bổng thiết tha do các thiết nữ thể hiện hoặc tiếng sáo véo von của các chàng trai gọi bạn tình, đâu đó sập sình trong điệu múa xòe “ Inh lả ơi”…

Rừng thông Bản Áng – Sơn La

Rừng thông bản Áng nằm trong khu vực của bản Áng thuộc xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cách trung tâm thị trấn Mộc Châu 2km theo quốc lộ 43. Nằm trên cao nguyên Mộc Châu với khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm, rừng thông bản Áng này được ví như một Đà Lạt thu nhỏ của Tây Bắc với tổng diện tích trên 43 ha gồm khu rừng thông xanh rì cao vút, trải dài bạt ngạt trên những triền đồi nâu đỏ và một hồ nước tự nhiên rộng 5 ha.

sơn la có gì chơi?

Rừng thông Bản Áng – Sơn La

Từ xa, khung cảnh khu rừng đẹp như một bức họa sơn dầu với những nếp nhà sàn nằm thấp thoáng, thoắt hiện dưới bạt ngàn tán lá xanh tươi. Nép mình nằm bên là hồ rừng bản Áng với mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương phản chiếu cảnh sắc đất trời. Ở đây bạn có thể thuê thuyền đạp vịt, thả lỏng cơ thể và hít hà bầu không khí trong lành hoặc chỉ đơn giản tựa vào vai nhau ngắm hoàng hôn buông trên hồ cũng đủ lãng mạn như phim Hàn rồi.

Đặc biệt hơn ở ngay gần rừng thông bản Áng còn có một khu vườn dâu tây – chimi farm chỉ cách gần 1km. Khu vườn ngập tràn những trái dâu chín đỏ mọng, vị chua ngọt thanh mát đang chờ bạn đến hái và thưởng thức. Những bộ bàn ghế gỗ đẹp “rung rinh” đặt ngay gần kế sẽ là chỗ thưởng thức dâu tây hay chụp ảnh sống ảo hoàn hảo đấy.

Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Sơn La

Ở xã Gia Phù, huyện Phù Yên không ai là không biết đến khu rừng mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mà người trong vùng vẫn gọi bằng cái tên thân mật: “Rừng ông Giáp”. Là khu rừng rậm rạp, ít người lui tới nên muốn vào thăm, ai nấy đều phải gõ cửa ngôi nhà gỗ nhỏ nằm cạnh suối Bùa để được nghe chỉ dẫn.

sơn la có gì chơi?

Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Sơn La

Men theo con đường mòn nhỏ dốc đá trơn trượt, bạn sẽ được chủ nhân của ngôi nhà gỗ, đồng thời là người giữ rừng kể lại câu chuyện năm xưa. Trong lần hành quân từ Nghĩa Lộ (Yên Bái) lên Điện Biên tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đoàn quân đã chọn nơi đây làm nơi đóng quân, nghỉ ngơi.

Vốn có tên gọi là rừng bản Nhọt nhưng với lòng kính trọng, biết ơn và cảm phục công lao của Đại tướng, người dân địa phương đã gọi khu rừng này là “Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp” như một cách để con cháu luôn nhớ về nơi Đại tướng đã dừng chân. Vẫn là những con đường rêu đá nhỏ hẹp, lúc lên, lúc xuống, nhưng qua câu chuyện kể đồng hành, bước chân lữ khách như chững lại, để rồi hình dung về quãng đường thồ gạo, kéo pháo lên Điện Biên của đoàn quân năm xưa.

“Rừng ông Giáp” hiện có diện tích khoảng 200 ha, được hình thành từ hai dãy núi bao bọc, cây cối xanh tốt, quanh năm mây phủ. Không giống như nhiều khu rừng khác chỉ còn gỗ tạp, dây leo, khu rừng vẫn còn nguyên vẹn với những cây chò chỉ đại thụ to vài ba người ôm không xuể. Một góc khác là cây lát, dổi, sâng, sấu cổ thụ lâu năm, là những cây pơ mu cao hàng chót vót, thẳng đứng lẫn trong làn sương mờ ảo.

Trong không gian tĩnh lặng của rừng già, văng vẳng bên tai là tiếng suối Dưn chảy róc rách đêm ngày như lời nguyện từ năm xưa vọng lại. Đây là nơi trú quân đầu tiên trong rừng bản Nhọt. Dọc theo các con suối khác trong rừng cũng được Tướng Giáp chọn đóng quân: đài quan sát trên đồi suối Hiền, trạm quân y dã chiến bên dòng suối Bùa và đặc biệt là trên ngọn suối Tắc Tè bên sườn đồi Tang Tú – nơi đặt sở chỉ huy mà Đại tướng dừng chân, đến nay vẫn còn hiện hữu.

Rừng Noong Cốp – Sơn La

Nằm trên địa bàn xã Quang Huy, rừng Noong Cốp có diện tích hơn 1.300ha trồng cây thông, đây được coi là lá phổi xanh của huyện Phù Yên và là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Trước kia ở khu rừng này có một cái ao, mỗi khi mùa mưa đến là tự nhiên có rất nhiều ếch, do đó người dân đặt tên là “Noong Cốp” (nghĩa là “ao ếch”).

sơn la có gì chơi?

Rừng Noong Cốp – Sơn La

Rừng Noong Cốp nằm ở độ cao 1.023m so với mực nước biển, từ đây có thể bao quát hết toàn cảnh Phù Yên với con suối Tấc uốn lượn qua cánh đồng Mường Tấc phì nhiêu. Điều đặc biệt có 1-0-2 ở khu rừng này chính là sự thay đổi của cảnh quan trong ngày. Cả khu rừng như chào xuân khi được bao phủ bởi làn sương trắng mỏng vào buổi sáng sớm, trưa đến thì nắng vàng rực rỡ chiếu qua từng tán cây cho ta cảm thấy oi ả như mùa hè, rồi những vệt sương phủ xuống khi chiều buông sẽ làm ta cảm giác như mùa thu, không gian tĩnh mịch khi đêm về với tiết trời se se lạnh lại giống những ngày đông hiu hắt.

Đến rừng thông Noong Cốp, nếu được bạn đừng bỏ lỡ cơ hội cắm trại giữa thiên nhiên. Không chỉ hòa mình sống cùng thiên nhiên đất trời, bạn còn được khám phá những nét văn hóa truyền thống đặc sắc và thưởng thức những món ăn dân tộc Mường, Thái vô cùng độc đáo. Ở đây có rất nhiều loại rau rừng đặc sản như rau sắng, măng lay, măng đắng, măng tre, lá xồm pon…

Đồi chè Mộc Châu – Sơn La

Khi đến tham quan du lịch Mộc Châu có một địa điểm mà chắc chắn ai cũng muốn đặt chân đến đó chính là đồi chè Mộc Châu. Những đồi chè xanh mướt trải dài theo triền đồi đã trở thành niềm cảm hứng bất tận cho các nhiếp ảnh gia và những ai đam mê du lịch Mộc Châu. Ở miền Bắc có rất nhiều nơi là xứ sở của chè (trà) như Thái Nguyên, huyện Thanh Sơn – Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Hòa Bình và Tuyên Quang… Nhưng có lẽ những nông trường chè của thảo nguyên Mộc Châu – Sơn La là nổi tiếng nhất vì nó gắn với một hình ảnh rất đặc biệt, hình ảnh một trái tim – biểu tượng của tình yêu và sức sống. Hình ảnh trái tim này được kết lại bằng rất nhiều những luống chè do các công nhân nông trường Mộc Châu tạo nên.

sơn la có gì chơi?

Đồi chè Mộc Châu – Sơn La

Hiếm có đồi chè nào lại biết cách “làm dáng” như đồi chè Mộc châu, từ đồi chè hình chữ S đầy tự hào tượng trưng cho đất nước Việt Nam cho đến những đồi chè hình trái tim khiến bất kỳ ai cũng phải tan chảy khi ngắm nhìn tận mắt. Ba đồi chè hình trái tim quyến rũ và được lòng du khách nhất phải kể đến, bao gồm: Đồi chè trái tim Đài Loan, Đồi chè trái tim Tân Lập – Mộc Sương, Đồi chè trái tim Tân Lập 3. Đặc biệt, mỗi đồi chè đều mang một vẻ đẹp riêng biệt, buộc đôi chân mê xê dịch nào cũng đồng ý “tự nguyện” vượt qua những quãng đường quanh co để tới đây cho bằng được.

Hơn nữa, đồi chè Mộc Châu cũng là “cái tên vàng” cho những bộ ảnh cưới lung linh, huyền ảo của nhiều cặp đôi uyên ương từ phương xa. Với nền xanh lá chủ đạo, cùng sự hòa hợp khéo léo của ánh nắng vàng và màu trời, màu mây huyền ảo, chắc chắn bạn sẽ có những bức ảnh cưới vừa đẹp, vừa lãng mạn vô cùng mà không quá nhàm chán như nhiều địa điểm chụp quen thuộc khác.

Khu du lịch sinh thái Quỳnh Nhai – Sơn La

Nằm cách thành phố Sơn La 60km, thuộc địa phận xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, Khu du lịch sinh thái Quỳnh Nhai được xây dựng từ tháng 6/2018, đang dần trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

sơn la có gì chơi?

Khu du lịch sinh thái Quỳnh Nhai – Sơn La

Khu du lịch sinh thái Quỳnh Nhai bao gồm cụm tổ hợp gồm nhiều công trình như: bến thuyền, vườn hoa thổ cẩm, đảo Trái tim, vườn cây ăn trái, suối nước nóng bản Bon,… cùng nhiều dự án khác. Đến với khu du lịch sinh thái Quỳnh Nhai du khách sẽ được lạc trôi trên du thuyền giữa hồ, cảm nhận được vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên trên lòng hồ thủy điện lớn nhất Việt Nam – thủy điện Sơn La; đến thăm những hòn đảo thơ mộng như đảo Trái Tim…; trải nghiệm hoạt động cho cá ăn, nghe các nghệ nhân hát Then, xem múa cổ truyền dân tộc Thái, trải nghiệm bể bơi trên sông, xe đạp nước, chèo thuyền; chụp ảnh lưu niệm bên con đường hoa, dốc nón hay dưới những tán cây, tảng đá lâu năm hoặc trên boong tàu được thiết kế vươn ra lòng hồ…

Du khách yêu những trải nghiệm ẩm thực, chắc chắn sẽ không thể cưỡng lại những món ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Thái được chế biến từ cá sông Đà như Pá Pỉnh Tộp, thịt trâu gác bếp, gà đồi, lợn mán,…

Ngoài ra, du khách còn có dịp tham quan các điểm du lịch tâm linh, như đền Linh Sơn – Thủy Từ, đền Nàng Han, di tích lịch sử cây đa Pắc Ma và dịch vụ tham quan lòng hồ, trải nghiệm tắm suối nước nóng bản Bon (xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La)… Khu du lịch sinh thái Quỳnh Nhai hứa hẹn sẽ là điểm đến không thể bỏ lỡ cho những ai yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên cũng như trải nghiệm văn hóa đặc trưng của miền Tây Bắc.

Thung lũng mận Nà Ka – Sơn La

Thung lũng mận Nà Ka là một thung lũng nằm tại cao nguyên Mộc Châu, ngay trên con đường đi qua xã Tân Lập – nơi có những đồi chè trái tim xanh mướt. Nơi này cách thị trấn nông trường Mộc Châu chừng 16 km, nổi tiếng là nơi trồng tới hàng trăm hecta mận. Cả thung lũng được phủ kín những cây mận trồng san sát nhau thành từng hàng thẳng tắp. Nà Ka chính là niềm tự hào của người dân Mộc Châu, cũng là điểm đến ấn tượng của du khách gần xa.

sơn la có gì chơi?

Thung lũng mận Nà Ka – Sơn La

Hàng năm, từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 2, những nhành mận bắt đầu nở rộ, mang sắc trắng phủ khắp đất trời khiến cho cả thung lũng mận Nà Ka Mộc Châu chẳng khác gì một xứ sở thần tiên nơi hạ giới. Nhất là khi đứng từ trên cao, phóng tầm mắt xuống, bạn sẽ càng cảm nhận được nét đẹp rực rỡ, kiêu sa nhưng cũng rất nhẹ nhàng trong nắng sớm.

Ngoài ra, bắt đầu từ tháng 4 cũng là lúc Nà Ka đầy lôi cuốn với màu đỏ rực cả một bản làng. Khi này sẽ không còn những bông hoa trắng mà thay vào đó là những cành mận trĩu quả bắt đầu vào vụ thu hoạch. Đây cũng là thời điểm diễn ra lễ hội “Hái quả” thường niên. Tùy vào mong muốn của mình, bạn có thể lựa chọn khoảng thời gian thích hợp để đến thăm thung lũng Nà Ka.

Cầu Pá Uôn – Sơn La

Cách thành phố Sơn La khoảng 70 km, Cầu Pá Uôn là một cây cầu nằm trên quốc lộ 279 bắc qua sông Đà thuộc địa phận xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai. Với phần trụ cao kỷ lục, cầu Pá Uôn đã được Tổ chức Kỷ Lục Việt Nam xác nhận lập kỷ lục về chiều cao với trụ chính cao tới 98,6m.

sơn la có gì chơi?

Cầu Pá Uôn – Sơn La

Cầu Pá Uôn hoàn thành, đưa vào sử dụng như một món quà ân tình dành cho người dân Tây Bắc – những người sống bên bờ sông Đà đã hi sinh nhà cửa, ruộng vườn cho thủy điện Sơn La. Đồng thời, có vị trí rất quan trọng trong tuyến giao thông nối Sơn La với các tỉnh vùng Tây Bắc như: Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai…

Hiện nay, cầu Pá Uôn không chỉ tạo huyết mạch giao thông thuận lợi cho các tỉnh vùng Tây Bắc mà còn là điểm nhấn cảnh quan, là điểm đến của các tour du lịch, thu hút sự chú ý của người dân cùng du khách trong và ngoài nước, tạo đà phát triển ngành du lịch cho Sơn La nói riêng và cho cả vùng núi Tây Bắc nói chung.

Nhà máy Thủy điện – Sơn La

Một địa điểm tham quan du lịch tại Sơn La mà chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm hết sức thú vị đó chính là nhà máy thủy điện Sơn La. Đây là nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á được xây dựng tại xã Ít Ong, huyện Mường La , tỉnh Sơn La.

sơn la có gì chơi?

Nhà máy Thủy điện – Sơn La

Nhà máy thủy điện Sơn La không chỉ là một niềm tự hào đối với người dân Sơn La mà còn là niềm tự hào lớn lao đối với mỗi người dân Việt Nam. Nhằm phát triển du lịch cho Sơn La, hiện nay đã có những tour du lịch lòng hồ bằng thuyền được tổ chức để du khách có thể thăm thú, khám phá nhà máy thủy điện Sơn La.

Cầu kính Mộc Châu – Sơn La

Cây cầu kính này có chiều dài 100m, treo lơ lửng trên độ cao 20m với tên gọi cầu tình yêu được xây dựng trong khu du lịch thác Dải Yếm (thuộc xã Mường Sang, Mộc Châu). Công nghệ thi công là kính hiện đại nhất hiện nay – kính cường lực 5D với hàng loạt hệ thống mắt cảm ứng với 30 hiệu ứng vô cùng đặc biệt.

sơn la có gì chơi?

Cầu kính Mộc Châu – Sơn La

Cây cầu kính bắc qua một con suối ở xã Mường Sang. Từ vị trí đứng của cầu, du khách sẽ đứng cách mặt đất 20m. Với khoảng cách 20m lại được làm bằng kính nên có khá nhiều du khách sẽ cảm thấy đôi chút ‘’lo lắng’’ và hồi hộp khi du chuyển trên cầu kính 5D.

Khắp cây cầu chính là một màu vàng, đỏ nổi bật giữa đại ngàn xanh. Và điểm nhấn đặc biệt nhất chính là cụm trái tim nằm ở trái tim hai đầu cầu đang đan xen lồng ghép vào nhau, tượng trưng cho tình yêu nam nữ bền chặt, không thể tách rời. Bệ đỡ của cầu kính Mộc Châu chính là 10 cánh hoa sen đang nở bung căng tròn với diện tích lên tới 24m2. Nếu như để ý quan sát, du khách sẽ thấy trụ đỡ được trang trí bởi 54.000 viên thủy tinh nhiều màu sắc lấp lánh khác nhau ngụ ý tượng trưng cho sự đoàn kết dân tộc keo sơn của 54 dân tộc trên khắp mọi miền tổ quốc.

Mặt cầu chính là màn hình đèn led với tổng cộng 56 hiệu ứng khác nhau. Lúc đưa du khách đến với cả một thảm hoa đầy rực rỡ, lúc lại là bể cá hoặc mảnh kính vỡ kết hợp với âm thanh sống động được phát ra từ bên thành cầu. Việc đưa vào khai thác và sử dụng cầu tình yêu, cầu kính nơi này ngày càng góp phần du khách trên mọi miền Tổ quốc đến với vùng đất đầy trữ tình của miền núi phía Bắc.

Di tích văn bia Quế Lâm Ngự Chế – Sơn La

Tỉnh Sơn La có khu di tích văn bia “Quế Lâm Ngự Chế” thuộc địa phận trung tâm thị xã Sơn La. Đây là nơi ghi dấu bút tích của vua Lê Thái Tông với một bài thơ được khác trên vách đá thẳng đứng ở cửa động. Di tích văn bia Quế Lâm ngự chế là khu di tích văn hóa – lịch sử này nằm ngay trung tâm thành phố Sơn La.

sơn la có gì chơi?

Di tích văn bia Quế Lâm Ngự Chế – Sơn La

Đây là bút tích của Vua Lê Thái Tông, vào tháng 5 năm 1440 sau khi đi chinh phạt vùng Tây Bắc cùng các binh sĩ, nhà Vua đã dừng nghỉ chân tại động La (Thẩm Ké), trước khung cảnh yên bình và đẹp như tranh nhà Vua đã viết nên bài thơ “ Quế Lâm ngự chế” và được khắc lên trước cửa động. Bài thơ được viết bằng 140 Hán tự. Bài thơ có 140 chữ Hán tạm dịch như sau:

“Nghĩ đến người xa đêm khổ tâm

Thổ tù sao lại dám quên thân?

Thế gian đã có anh hùng chúa

Thiên hạ ai tha kẻ nghịch thân

Đường xá khó khăn đừng cậy hiểm

Hang cùng đã ấm áp hơi xuân

Yên được dân lành nhơ nhớp hết

Dân xa được hưởng tấm lòng nhân”

Ngọc Chiến – Sơn La

Ngọc Chiến không chỉ là một trong những xã của huyện Mường La, tỉnh Sơn La mà nơi đây còn nổi tiếng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Bắc. Ngọc Chiến có những cánh đồng đẹp như tranh, những ngọn núi cao hùng vĩ, những con đường quanh co ôm núi đồi. Đặc biệt, thiên nhiên nơi đây còn đặc biệt “ưu ái” cho Ngọc Chiến những mỏ nước nóng tự nhiên rất đặc sắc.

sơn la có gì chơi?

Ngọc Chiến – Sơn La

Nhiều người khá thắc mắc về thời điểm nên du lịch Ngọc Chiến, thật ra, bạn có thể ghé tới đây vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Ngọc Chiến với thời tiết quanh năm mát mẻ, dù vào mùa hè khi thời tiết nhiều nơi đầy nóng bức, thì đến với Ngọc Chiến, bạn sẽ cảm thấy sảng khoái với thời tiết mát mẻ, trong lành. Có lẽ vì vậy mà nơi đây thường được ví như Sapa hay Đà Lạt giữa lòng Sơn La.

Ở Ngọc Chiến, người ta trồng các vườn hoa hồng, hoa cúc,… rộng mênh mông để bán nên khi du khách ghé tới đây cảm giác như đang lạc vào một thung lũng hoa vậy! Các bạn cũng có thể trải nghiệm và khám phá cách trồng hoa, từ mầm cây đến những bông hoa chuẩn bị thu hoạch, hứa hẹn sẽ là chuyến hành trình thú vị đấy!

Khu du lịch Mường Chiên – Sơn La

sơn la có gì chơi?

Khu du lịch Mường Chiên – Sơn La

Điểm nổi bật nhất ở khu du lịch Mường Chiên, đó là suối nước nóng bản Bon, đây là điểm du lịch nghỉ dưỡng, tắm khoáng chữa bệnh và vui chơi giải trí cuối tuần. Du khách vừa có thể tổ chức các hoạt động vui chơi, ăn uống kết hợp với tắm khoáng nóng chữa bệnh, nước suối ở đây có đầy đủ những khoáng chất với độ tinh khiết nguyên sơ có lợi cho sức khỏe của con người, chữa các bệnh như thấp khớp, đau dạ dày, bệnh đường ruột… đem lại sự thư thái và dễ chịu. Đến Mường Chiên, du khách tùy theo sở thích, có thể ngâm mình thư giãn trong làn nước khoáng trong vắt hay đi thuyền dọc sông Đà thưởng ngoạn khung cảnh hữu tình hai bên bờ, và khám phá các hang động ở bản Bon, bản Quyền…

Tà Xùa – Sơn La

Tà Xùa là một xã vùng núi cao, thuộc huyện Bắc yên, tỉnh Sơn La. Tà Xùa là nơi giáp ranh giữa hai huyện là huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái và huyện Bắc Yên của tỉnh Sơn La. Trước đây do chưa có đường xá đi lại nên cuộc sống của người dân xã Tà Xùa khá là khó khăn. Việc di chuyển đến đây cũng không phải điều đơn giản. Tuy nhiên đến khoảng năm 2011, nhà nước đã cho xây dựng đường lên xã. Nhờ đó mà cuộc sống của người dân nơi đây được cải thiện hơn. Và cũng nhờ vậy là Tà Xùa trở thành một điểm đến du lịch được yêu thích đối với các bạn trẻ đam mê trải nghiệm, thích khám phá những vùng đất mới.

sơn la có gì chơi?

Tà Xùa – Sơn La

Do nằm ở độ cao hơn 2000m so với mực nước biển nên Tà Xùa có mùa hè khá mát mẻ nhưng mùa đông thì lại tương đối lạnh. Mùa hè nhiệt độ trung bình hiếm khi vượt mưa 27 độ và mùa đông thì nhiệt độ trung bình khoảng từ 3 đến 5 độ C. Theo kinh nghiệm du lịch Tà Xùa thì thời điểm lý tưởng nhất để đến săn mây Tà Xùa đó là vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Đây là lúc mà biển mây tại Tà Xùa đẹp nhất.

Hồng Ngài – Sơn La

Nằm hun hút trong núi rừng Tây Bắc, lặng lẽ cho mình một khoảng trời riêng, Hồng Ngài như cô gái miền sơn cước mang vẻ đẹp chân chất, dịu hiền của người vùng cao. Đường lên Hồng Ngài một ngày chớm thu, nắng vàng ươm trải dài khắp triền đồi, xanh thẳm màu nương ruộng bậc thang nối nhau trùng điệp, ta nghe đâu đó văng vẳng trong gió lời của Mị “A Phủ, cho tôi đi. Ở đây thì chết mất” trong câu chuyện của Tô Hoài, con đường mòn dẫn lối lên bản, có phải chăng là con đường mà vợ chồng A Phủ đã trốn chạy dạo ấy.

sơn la có gì chơi?

Hồng Ngài – Sơn La

Hồng Ngài là một bản nhỏ thuộc thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên, Sơn La. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của người Mông, và đến tận bây giờ, những nét đặc sắc về cuộc sống hoang sơ, hòa hợp cùng thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vẫn còn lưu giữ. Hồng Ngài hiện có 71 ngôi nhà trình tường đẹp chẳng kém nơi nào khác.

Cũng giống như bao bản làng khác trên trải đất cong hình chữ S từ Bắc đến Nam này, Hồng Ngài cũng mang trong mình một câu chuyện riêng. Chuyện kể rằng, người Mông, người Dao, người Hà Nhì chăm chỉ với nương ruộng, quanh năm bình yên một cuộc sống bình dị. Thế rồi, bỗng nhiên cái rét ùa về, khiến cho những căn nhà tranh vách nứa không chịu được lạnh bị bẻ bung, lương thực không còn nhiều trong nhà, cái rét, cái đói lũ lượt kéo đến, không ít người già trẻ nhỏ trong bản bị chết.

Không chỉ có vậy, giặc phỉ lúc đó còn đến cướp và tàn phá bản làng, tiếng kêu người đồng bào như thấu tận trời xanh. Giàng (Trời) thương tình, bèn sai thần Hồng Ngài xuống bày cho dân làng cách xây nhà trình tường bằng đất đỏ vững chãi để chống rét và giặc dữ, thế nên để tưởng nhớ về vị thần năm xưa, dân làng đã quyết định lấy tên Hồng Ngài cho tên bản của mình.

Không chỉ có cảnh đẹp, không chỉ có câu chuyện xưa mà ở Hồng Ngài, còn có cái tình mến khách của người dân bản được thể hiện qua bữa cơm đậm đà bản sắc với cơm lam, với bánh ngô, với món heo rừng được chăm chút từ bàn tay tinh tế và tấm lòng chân tình sao mà ấm quá đỗi.

Xím Vàng – Sơn La

Xím vàng là một xã của huyện Bắc Yên, nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa nơi có nhiều điểm đến không thể bỏ lỡ. Xã Xím Vàng hiện nay có 7 bản, cũng là nơi sinh sống của đa số người đồng bào dân tộc Mông. Mang vẻ đẹp mờ mờ ảo ảo với những đợt sương mù lơ đãng, Xím Vàng được ví như là Hoàng Su Phì của Hà Giang. Nơi có những ruộng bậc thang trải dài uốn lượn bên những sườn đồi.

sơn la có gì chơi?

Xím Vàng – Sơn La

Thật ra, Xím Vàng Sơn La chẳng có nổi bật, chỉ đơn giản là được nhìn ngắm những khung cảnh tuyệt vời của nơi này. Từ sáng sớm, khi những giọt sương còn đọng lại bên những bông lúa vàng, rọi chiếu dưới ánh mặt trời lại càng trở nên lung linh hơn bao giờ hết. Đến trưa, khi mặt trời đã leo lên đến đỉnh đầu, Xím Vàng Sơn La lại như khoác lên mình một chiếc áo mới, một màu vàng tươi đầy rực rỡ. Và đây cũng là thời điểm để bạn có thể bắt trọn được khoảnh khắc tuyệt đẹp nhất của Xím Vàng.

Không hẳn là nhộn nhịp như Hoàng Su Phì hay Mù Cang Chải, cuối tuần Xím Vàng Sơn La vẫn mang trong mình nét đẹp hoang sơ, yên ả. Theo lời kể của những chị em phụ nữ trên bản, mùa lúa chín của Xím Vàng đến từ cuối tháng đến cho đến giữa tháng 10, đây có thể nói là thời điểm đẹp nhất khi bạn có thể tận mắt chiêm ngưỡng được bức thảm màu xanh dần chuyển sang toàn bộ màu vàng cực kỳ ấn tượng.

Mộc Châu – Sơn La

Mộc Châu là huyện miền núi, cao nguyên và biên giới, nằm ở hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180 km về hướng Tây Bắc, diện tích tự nhiên là 1.081,66 km2, chiếm 7,49% diện tích của tỉnh Sơn La, đứng thứ 8 trong số 12 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La. Huyện Mộc Châu có quốc lộ 6, quốc lộ 37 và quốc lộ 43 đi qua, có chung đường biên giới với Việt Nam – Lào dài 40,6 km.

sơn la có gì chơi?

Mộc Châu – Sơn La

Cao nguyên Mộc Châu diện tích rộng lớn với điều kiện khí hậu mát mẻ, có vị trí thuận lợi nên đủ gần để khách đến, đủ xa để khách ở lại; Hệ sinh thái đa dạng, trong đó đặt biệt là vùng thảo nguyên cảnh quan đẹp (đồng cỏ, vườn hoa), khí hậu ôn hòa, với các điểm danh thắng Ngũ Động bản Ôn, thác Dải Yếm, đỉnh Pha Luông, khu hồ sinh thái rừng thông bản Áng, đồi chè, vườn đào, vườn mận, trang trại chăn nuôi bò sữa…

Bản Thung Cuông (Thông Cuông) – Sơn La

Bản Thung Cuông hay bản Thông Cuông cách thị trấn Nông trường Mộc Châu chừng 3km. Là một nơi sinh sống lâu đời của đồng bào người Mông. Bản Thung Cuông nằm giữa 2 xã: Đông Sang của Mộc Châu và Xuân Nha của Vân Hồ.

sơn la có gì chơi?

Bản Thung Cuông (Thông Cuông) – Sơn La

Bản Thung Cuông chỉ là một ngôi làng nhỏ bé giữa những sườn đồi xanh ngắt nhưng lại ẩn chứa một nét đẹp đến mơ màng. Để vào bản Thung Cuông, bạn phải chinh phục được những đoạn đường khá dốc và hẹp. Đó cũng là lý do mà bạn nên đi xe máy lên đây để có thể tiến sâu vào bên trong bản một cách dễ dàng. Dù chỉ là một con đường hẹp dẫn vào làng nhưng điều mà làm người ta ấn tượng nhất đó chính là những đồi hoa mận trắng xóa bên đồi.

Len lỏi qua những con đường nhỏ, bản Thung Cuông thấp thoáng trong sương sớm, những ngôi nhà nhỏ xíu nằm e ấp bên những vườn cây, như được che chở bảo bọc. Đi du lịch đâu cần phải đến những chốn xô bồ, nhộn nhịp mà đôi khi chỉ đơn giản là được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tinh khôi như thế này cũng làm ta phải mãn nguyện, chỉ ược được ở đây lâu thật lâu.

Bản Pa Phách – Sơn La

Bản Pa Phách hay Ba Phách có vị trí thuộc xã Đông Sang nằm phía Tây huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Bản được chia thành Pa Phách trên và Pa Phách dưới: Pa Phách dưới là bản của người Thái. Còn Pa Phách trên gồm có 3 bản: Pa Phách 1,2 và 3 của người Mông Xanh. Trước kia bản Pa Phách 1 thuộc xã Vân Hồ sau này mới nhập vào xã Đông Sang từ năm 2002.

sơn la có gì chơi?

Bản Pa Phách – Sơn La

Bản Ba Phách Mộc Châu lọt giữa thung lũng và gần như biệt lập với thế giới bên ngoài bởi đường xá khó khăn. Có lẽ vì thế mà dù cách thị trấn không xa nhưng nơi đây vẫn còn giữ nguyên nét hoang sơ vốn có. Bạn sẽ được chìm đắm trong không gian bao la của đất trời, hít hà cái không khí trong lành, tinh khiết của buổi sớm mai trên vùng núi cao, bao nhiêu muộn phiền mệt mỏi cũng tan biến hết luôn đấy.

Bản Pa Phách nằm cheo leo trên triền núi hùng vĩ. Bao quanh là 2 dãy đá vôi với những khu rừng nguyên sinh rậm rạp. Với vẻ đẹp bình dị nhưng vô cùng cuốn hút của mình, đây là bản không thể bỏ qua khi đi du lịch Mộc Châu.

Bản Cát Lình – Sơn La

Cách trung tâm huyện chưa đầy 20 km, Cát Lình là một bản của đồng bào Mông nằm bên sườn đỉnh Pu Tha Kềnh (Núi Múa Khèn) cao hơn 2.500m so với mực nước biển. Mùa lúa chín này, nơi đây nhìn từ xa tựa như bức tranh đa sắc màu, tầng tầng lớp lớp trải dài từ sườn núi này nối sang núi khác, kéo xuống tận thung sâu.

sơn la có gì chơi?

Bản Cát Lình – Sơn La

Cát Lình – là địa danh phiên âm ra tiếng phổ thông, chứ người dân nơi đây vẫn gọi vùng đất này là Co Linh (nghĩa là khu rừng nhiều khỉ), cũng bởi vùng đất này còn khá hoang sơ, nơi trú ngụ của nhiều loài muông thú, trong đó có loài khỉ. Rừng nguyên sinh còn nhiều, suối nước dồi dào quanh năm, đồng bào dân tộc Mông các vùng Chiềng Ân, Ngọc Chiến đã về đây khai khẩn, lập bản, bám trụ từ những năm 70 của thế kỷ trước. Lên Cát Lình chỉ có một con đường liên bản gập ghềnh sỏi đá, nối trung tâm xã Chiềng Muôn với các bản Hua Đán – Nậm Kìm – Cát Lình.

Bản Hua Tạt – Sơn La

Nếu như cao nguyên Mộc Châu nổi tiếng với đồi chè, rừng thông bản Áng, là điểm dừng chân quen thuộc đối với du khách thì vài năm gần đây, bản Hua Tạt trở thành điểm sáng du lịch cộng đồng của Vân Hồ – huyện “cửa ngõ” của tỉnh Sơn La. Tuy bản sát quốc lộ, nhưng người Mông nơi đây vẫn giữ được phong tục tập quán, nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Mông bản địa.

sơn la có gì chơi?

Bản Hua Tạt – Sơn La

Sự yên bình của Hua Tạt thể hiện ngay từ lối vào bản với những ngôi nhà làm theo kiểu truyền thống của dân tộc Mông, xung quanh là vườn cây đào, mận xanh mướt, xa xa là những vườn rau cải mèo trổ hoa vàng rực rỡ và màu đỏ quyến rũ của hoa đậu. Tại sân Nhà văn hóa của bản, một vài cô gái Mông xúng xính trong những bộ váy áo màu sắc sặc sỡ đang túm tụm vừa trò chuyện, vừa ý nhị cười đùa. Phía sân vận động, các cháu nhỏ đang đánh quay, nhảy dây vui chơi trong ánh nắng chiều.

Vào thăm bất kì gia đình người Mông nào trong bản, du khách đều được tận mắt thấy những chiếc cối xay ngô, cối xay lúa, cối giã bánh giầy cũ kĩ, trên tường nhà vẫn treo những cây khèn Mông, sáo Mông… Tuy bản có điện từ lâu rồi, máy xát, ti vi… đủ cả, nhưng nhiều nhà vẫn giữ những món đồ, công việc ấy như một nét đẹp truyền thống của dân tộc, tạo nên nét đẹp văn hóa đặc sắc riêng biệt, không phải nơi nào cũng có. Nhiều chủ nhà còn nhiệt tình hướng dẫn khách nếu có nhu cầu học xay lúa, xay ngô, thổi khèn Mông…

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hết thắc mắc “Sơn La có gì chơi” rồi phải không? Nếu bạn đến với Sơn La thì hãy ghé thăm những địa điểm du lịch trên đây để khám phá vẻ đẹp của mảnh đất này nhé. Bạn sẽ không phải thất vọng đâu. Chúc các bạn có một chuyến đi du lịch tại Sơn La thật vui vẻ và nhiều ý nghĩa.

Đăng bởi: Cành Vũ Thị

YOLO! Khám phá các huyện ở Sơn La

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก