Những điểm tham quan nổi tiếng ở Phnom Penh, Campuchia Cung điện Hoàng gia Bảo tàng quốc gia Wat Preah Keo Morakot (chùa Bạc) Đồi Wat Phnom Tượng đài độc lập Chợ trung tâm Phsar Thmei, Phnom Penh Những điểm du lịch hấp dẫn ở Siem Reap, Campuchia Angkor ...

Tây Nguyên hùng vĩ gây ấn tượng với vẻ đẹp trù phú của đất đỏ bazan, của những cánh rừng bạt ngàn cao su và cà phê luôn khiến du khách mê mẩn. Thế nhưng, báu vật của núi rừng Tây Nguyên lại chính là vẻ đẹp của những ngọn thác nguyên sơ, luôn mang đến cho Tây Nguyên một vẻ đẹp hấp dẫn.

Quận 5 có gì chơi? Nơi đây có những địa điểm du lịch nổi tiếng nào để du khách ghé đến mỗi khi đi du lịch? chúng mình sẽ bật mí đáp án để bạn tham khảo ngay sau đây nhé! Quận 5 có gì chơi? – Địa điểm du ...

Cù Lao Câu – Danh lam thắng cảnh ở Bình Thuận Đảo Phú Quý Biển Cổ Thạch Đồi Cát Bay Núi Tà Cú Bàu Trắng Làng Chài Mũi Né Tháp Poshanư Bình Thuận là một địa danh nổi tiếng với những phong cảnh tuyệt đẹp. Với những di tích ...

Khách sạn Hoàng Đăng – Khách sạn ở biển Cổ Thạch Khách sạn Flora Khách sạn Thảo Yến Khách sạn Paris Nhà nghỉ Minh Thư Khách sạn Đại Nam Khách sạn Linh Vũ Khách sạn Đào Nguyên Khách sạn Mini Thanh Thanh Nếu bạn đang tìm kiếm các khách ...

Tóc mái gợn sóng ngắn Tóc uốn mái bay Tóc xoăn ngắn có mái Tóc xoăn tự nhiên có mái bằng Tóc mái ngắn dễ thương Cắt tóc ngắn với tóc mái Cắt tóc mái bằng xoăn nhẹ Tóc ngắn nhiều lớp có mái Kiểu tóc ngắn tomboy mái ...

HomeStay nghỉ dưỡng là một trong những vấn đề nan giải cho chuyến du lịch ở Gia Lai sắp tới của bạn? Đừng lo việc gì khó đã có khongsolac! Dưới đây là top 5 homestay ổn áp nhất Gia Lai cho bạn lựa chọn đây. SORA Homestay Gia Lai ...

Trong làn hương thơm nồng nàn của nước súp, cùng với những topping như gà, hành phi, hành lá – một bát phở gà thơm ngon, ấm nóng đã đang chờ đợi bạn tại quận Bình Thạnh. Nơi mà hương vị ngon lành và tinh túy ẩm thực đang được ...

Chợ nổi Cái Răng là loại hình chợ độc đáo và đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long mà không nơi nào trên đất nước Việt Nam có được. Và đây cũng là khu chợ tiêu biểu, sầm uất, nổi tiếng nhất cho nét văn hóa sông nước miền Tây. Để hiểu rõ hơn về khu chợ này cùng chúng mình khám phá ngay top các bài văn thuyết minh về chợ nổi Cái Răng hay nhất.

Hồ Chí Minh (1890- 1969) không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Văn bản "Thuế máu" được viết bằng tiếng Pháp vào khoảng những năm 1921-1925, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1925 tại Pháp, ở Việt Nam vào năm 1946. Đoạn trích tố cáo bộ mặt giả dối, thủ đoạn của chính quyền thực dân Pháp trong việc biến người dân thuộc địa thành vật hy sinh cho lợi ích của chúng trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm mà Tolist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Tô Hoài là nhà văn tài ba luôn hấp dẫn người đọc bởi những nét độc đáo trong việc quan sát và diễn tả về những số phận con người miền núi. Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” - tác phẩm không chỉ xuất sắc về mặt nội dung mà còn vô cùng thành công về mặt nghệ thuật. Những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện là yếu tố quan trọng góp phần đưa “Vợ chồng A Phủ” trở thành một truyện ngắn tiêu biểu cho nền văn học thời kì này. Để chứng minh điều này độc giả cùng tham khảo một số bài văn phân tính tính đặc sắc nghệ thuận trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ sau đây:

Làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cũng như cách làm các kiểu bài nghị luận khác cần nêu được những nhận xét, đánh giá và sự cảm nhận riêng của người viết về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ trên cơ sở phân tích, bình giá hình ảnh, ngôn từ, kết cấu và giọng điệu, nội dung, cảm xúc trong đoạn thơ, bài thơ đó. Bài học “Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về điều này, từ đó rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức, triển khai các luận điểm. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” hay nhất mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Thành nhà Hồ là di tích lịch sử được xây dưới triều Trần. Đây là một trong những tòa thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại trên thế giới và cũng là điểm du lịch rất được yêu thích tại Thanh Hoá. Để hiểu hơn về di tích lịch sử này hãy cùng chúng mình đến với top các bài văn thuyết minh về thành nhà Hồ hay nhất qua bài viết dưới đây nhé.

Đề văn thuyết minh ở đây được hiểu là đề bài tập làm văn được các thầy (cô) giáo nêu ra trong các giờ tập làm văn trong nhà trường. Ở dạng đầy đủ, đề bài tập làm văn này thường bao gồm hai phần: phần nêu đối tượng phải thuyết minh và phần nêu yêu cầu thuyết minh. Trong những trường hợp nhất định, với những đối tượng thuyết minh khác nhau, lời lẽ thuyết minh cũng có những sự thay đổi nhất định. Khi cần thiết, thuyết minh có thể kết hợp với miêu tả, thậm chí với tự sự, để lời văn có sức hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc. Để hiểu rõ hơn về điều này, mời các bạn tham khảo một số bài soạn văn "Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh" hay nhất mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

"Thương vợ" là một bài thơ trào phúng nhưng trong đó từng lời thơ lại hết sức ca ngợi người vợ của mình, Tú Xương đã tạo ra sự độc đáo mới lạ và cuốn hút. Mời các bạn tham khảo một số bài văn cảm nhận về hình ảnh bà Tú hay nhất mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Những biểu tượng người lính dũng cảm, kiên cường đã được khắc hoạ chân thực trong hai tác phẩm "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Mời các bạn tham khảo một số bài văn mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Chùa Tây Phương có tên chữ là “Sùng Phúc Tự”, tên gọi khác là Tây Phương Cổ Tự. Ngôi chùa cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km, tọa lạc tại đỉnh đồi Câu Lâu, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Có thể bạn chưa biết, chùa Tây Phương là ngôi chùa cổ thứ 2 ở Việt Nam sau chùa Dâu Bắc Ninh. Năm 2014, Chính phủ đã công nhận chùa Tây Phương là Di tích Quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật. Năm 2015, bộ tượng Phật giáo tại chùa được công nhận là Bảo vật quốc gia. Ngôi chùa nằm an yên, tĩnh lặng giữa cảnh sắc thiên nhiên bao la, hùng vĩ. Mời các bạn tham khảo một số bài văn thuyết minh về chùa Tây Phương hay nhất mà chúng mình tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngôi chùa độc đáo này và biết cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

Văn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia và dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Thế nên tên của bài viết, chủ đề của bài viết sẽ góp phần không nhỏ hình thành nên nội dung của toàn bộ tác phẩm. Và để hình thành nên toàn bộ một bài văn tự sự thì việc lập dàn ý cho bài viết là một phần không nhỏ tạo nên bố cục cho tác phẩm. Nội dung có hay, cách trình bày có làm cho người đọc hiểu và cảm được toàn bộ bài viết hay không chính là dựa vào những yếu tố không thể thiếu được đó. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự" mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của hai yếu tố này.

Chợ Bến Thành là một ngôi chợ nằm tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1912, hình ảnh đồng hồ ở cửa nam của ngôi chợ này được xem là biểu tượng chính thức của Thành phố Hồ Chí Minh. Dưới đây chúng mình xin gửi đến bạn một số bài văn thuyết minh hay nhất về chợ Bến Thành.

Bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học không chỉ là nêu lên quan điểm cá nhân, nhận thức của bản thân mình về tác phẩm văn học đó mà đó còn là trình bày những cảm xúc, liên tưởng, nội dung, tình cảm của mình về tác phẩm. Một bài văn biểu cảm tác phẩm văn học cho người đọc cảm nhận được tình cảm, sự đánh giá về bài viết. Đó có thể là sự đồng cảm đối với một nhân vật, sự yêu ghét, buồn, vui, đồng tình hay phản đối… Một bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học sẽ cho người đọc một cách nhìn nhận khái quát về nội dung tác phẩm. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học" hay nhất mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để thấy rõ hơn điều đó.

Quê hương mang theo những vẻ đẹp rất riêng, nên thơ đằm thắm. Đó là nơi ẩn náu bình yên cho tâm hồn mỗi người. Vậy thì chắc chắn trong trái tim ta không thể nào thiếu được hình ảnh cảnh đẹp quê hương, mang dáng dấp hồn quê, tình quê tha thiết, sâu lắng. Những cảnh đẹp quê hương chính là một phần tươi đẹp trong kí ức ấu thơ của ta. Dưới đây chúng mình xin giới thiệu đến bạn các bài văn tả cảnh đẹp của quê hương em hay nhất.

Nhắc đến Tố Hữu thì ai cũng biết ông là một trong những nhà thơ trữ tình cách mạng hàng đầu của nền văn học Việt Nam. Thơ Tố Hữu là tiếng thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và cuộc sống cách mạng. Bài Việt Bắc là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác thơ của Tố Hữu nói riêng, của thơ kháng chiến chống Pháp nói chung. Có thể nói, Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca, thể hiện ân tình sâu nặng, thủy chung của nhà thơ đối với căn cứ địa cách mạng cả nước. Điều này càng được khắc họa rõ nét hơn trong khổ thơ thứ ba của bài thơ. Dưới đây là những Bài văn Phân tích khổ thơ thứ 3 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (Ngữ văn 12) hay nhất mà chúng mình đã sưu tầm và tổng hợp.

Trong những bài văn, bài thơ có sử dụng phương thức biểu cảm, tác giả thường biểu đạt trực tiếp tình cảm cảm xúc của bản thân mình. Đó có thể là tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu đất nước…. Vậy một đề văn biểu cảm và cách làm một bài văn biểu cảm như thế nào để có thể diễn đạt một cách trọn vẹn nội dung của bài viết và tình cảm của bản thân thông qua bài viết? Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm" hay nhất mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Qua bài học, các bạn có thể nắm bắt được nội dung và cách làm một bài văn một cách hoàn chỉnh.

Mẹ - tiếng gọi ấy quen thuộc và thân thương biết bao, tình mẫu tử thiêng liêng từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng của các thi nhân. Đó là niềm biết ơn sâu sắc trong bài thơ “Mẹ” của Trần Quốc Minh, là niềm xúc động nghẹn ngào của nhà thơ Tố Hữu trước hình ảnh người mẹ lam lũ trong “Bầm ơi!”… Nhà thơ Chế Lan Viên cũng ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời hát ru đối với cuộc đời mỗi người “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn”. Sau cách mạng tháng Tám, hồn thơ Chế Lan Viên trở về, hòa mình với cuộc sống bình yên của nhân dân, nó bắt rễ vào mạch nguồn sinh dưỡng của tình mẫu tử. Qua lời ru của mẹ cả thế giới mộng mơ mở ra trước mắt con, trong lời hát dịu dàng ấy, cánh cò bay trở đi trở lại. Cánh cò trong câu hát còn là hình ảnh mẹ nhọc nhằn, vất vả kiếm sống vì con, cùng với niềm tin yêu của mẹ. Mời các bạn tham khảo một số bài văn cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên hay nhất mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Sử thi “Đăm Săn” là sử thi anh hùng tiêu biểu nhất của cá dân tộc Tây Nguyên. Tác phẩm đã tái hiện lại đời sống đầy biến động của cộng đồng người Ê-đê cổ đại qua hàng loạt những chiến công của người anh hùng Đăm Săn: đánh thắng các tù trưởng sắt, Kên Kên mở mang buôn làng chặt cây Sowmuk, bắt ông tri làm theo ý mình, chinh phục nữ thần mặt trời… Qua người anh hùng Đăm Săn đã phản ánh khát vọng và mơ ước của người dân tộc Ê-đê. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao-Mxây” đã khắc họa đầy đủ nét đẹp hoàn mĩ của người anh hùng Đăm Săn từ ngoại hình cho đến nhân cách và lí tưởng. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích người anh hùng Đăm Săn trong đoạn trích đã được chúng mình tổng hợp trong bài viết sau đây.

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm "Truyện Kiều” – kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam. Ngoài giá trị nội dung sâu sắc "Truyện Kiều” còn rất thành công về nghệ thuật tả người qua bút pháp ước lệ tượng trưng, tả cảnh thiên nhiên để miêu tả nội tâm nhân vật xuất sắc. Tiêu biểu là đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Nhân vật Thúy Kiều đã được Nguyễn Du khắc họa một cách xúc động về nỗi nhớ người yêu, nhớ bố mẹ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của chính mình. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" đã được chúng mình tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Trong cuộc sống bạn bè ai cũng có rất nhiều những người từng rất thân nhưng sau đó lại trở thành kẻ thù ghét nhau không đội trời chung, cũng có những tình bạn thân thoáng qua ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Và cũng có những tình bạn thân thiết gắn bó keo sơn với nhau đến suốt cuộc đời. Dưới đây là những bài văn kể về kỉ niệm bạn bè sâu sắc nhất:

Lỗ Tấn (1881- 1936), là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc. Truyện ngắn "Cố hương" là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập "Gào thét". Trong truyện ngắn "Cố hương", thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật "tôi", những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là của Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến. Từ đó đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích nhân vật Nhuận Thổ mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để thấy rõ hơn điều đó.

"Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi" là một trong những truyện ngắn xuất sắc được nhà văn viết trong những ngày chiến đấu ác liệt chống đế quốc Mĩ xâm lược. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích nhân vật Việt và Chiến trong đoạn trích "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi đã được chúng mình tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Trần Quang Khải (1241 - 1294), con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông. Ông là một võ tướng kiệt xuất, được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên (1284-1285; 1287-1288), đặc biệt là trong hai trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương đồng thời ông còn là người có nhiều vần thơ “sâu lí xa thú” (Phan Huy Chú). Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm khi Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285 thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm đã được chúng mình tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Nguyễn An Ninh (1900 - 1943) là một nhà báo, một nhà văn và trước hết là một nhà yêu nước tiến bộ nổi tiếng đầu thế kỉ XX. Sự nghiệp và tên tuổi của ông gắn liền với những buổi diễn thuyết sôi động và những bài báo nổi tiếng đã từng một thời cuốn hút thanh niên và dư luận trong nước. "Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức" là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn An Ninh với bút danh Nguyễn Tịnh đăng trên báo "Tiếng chuông rè" năm 1925. Tác phẩm là tầm nhìn chiến lược của Nguyễn An Ninh về vai trò và tiếng nói dân tộc. Tiếng nói là tài sản quý giá của dân tộc, phải biết bảo vệ và làm cho nó ngày càng phát triển đồng thời là nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích văn bản đã được chúng mình tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế. Phong cách sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý,... "Ai đã đặt tên cho dòng sông" là bài bút kí xuất sắc viết tại Huế ngày 4-1-1946, in trong tập sách cùng tên. Thông qua tác phẩm, ta thấy sông Hương thực sự trở thành "gấm vóc" của giang sơn tổ quốc. Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông, cũng là đối với quê hương đất nước. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích vẻ đẹp của tác phẩm đã được chúng mình tổng hợp trong bài viết sau.

Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, người đọc thường tập trung vào những đề tài xoay quanh cuộc đời gian truân của nàng Kiều. Nhưng bên cạnh Kiều, Nguyễn Du còn có sự sáng tạo vô cùng độc đáo trong việc xây dựng những nhân vật khác, cả chính diện lẫn phản diện như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh hay Kim Trọng, Từ Hải. Trong cuộc đời Kiều ngoài Kim Trọng ra thì cần phải nhắc đến Từ Hải – một người anh hùng chí lớn ở bốn phương và là người đã giúp Kiều trả ân báo oán, cho Kiều một khoảng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng lại tràn đầy hạnh phúc. Đặc biệt, qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”, vẻ đẹp của Từ càng được tác giả khắc họa rõ nét hơn. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích nhân vật Từ Hải mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Khánh Hoài, bút danh khác là Bảo Châu, tên khai sinh là Đỗ Văn Xuyền, sinh năm 1937. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như: "Trận chung kết" (truyện dài, 1975), "Những chuyện bất ngờ" (truyện vừa, 1978), "Cuộc chia tay của những con búp bê" (truyện, 1992), "Chuyện ở lớp, chuyện ở nhà" (hay Băng ngũ hồ, truyện vừa, 1993-1994)… Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” được trao giải Nhì, cuộc thi thơ – văn viết về quyền trẻ em, do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen Thụy Điển tổ chức năm 1992. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phát biểu cảm nghĩ tác phẩm "Cuộc chia tay của những con búp bê" mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Nhắc đến "Truyện Kiều", người ta không thể không nhắc đến Nguyễn Du - một nghệ sĩ bậc thầy trong việc miêu tả nội tâm nhân vật. Nguyễn Du viết "Truyện Kiều" bằng tất cả niềm say mê, tính nhiệt huyết. Ông hoá thân trên từng trang viết để cảm thấu hết những nỗi khổ, niềm vui, những tâm tư sâu kín của con người, để rồi lại viết nên những dòng thơ có sức lay động lòng người sâu sắc. Đoạn trích "Trao duyên" đã miêu tả thật tinh tế, chân thực và sống động diễn biến nội tâm ngổn ngang, phức tạp trong lòng Kiều. Bằng tài năng miêu tả tuyệt vời của mình, Nguyễn Du đã làm sống dậy trên trang thơ hình ảnh một Thuý Kiều đa cảm, hiếu hạnh, thuỷ chung. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích diễn biến tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích "Trao duyên" đã được chúng mình tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm. "Bánh trôi nước" là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi. Đồng thời bài thơ cũng là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Tác phẩm là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết sau đây.

Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Truyện ngắn "Làng" được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Trong tác phẩm "Làng", nhân vật ông Hai nổi bật lên với những phẩm chất đáng quý của một người nông dân yêu làng yêu nước. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích nhân vật ông Hai mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết sau đây.

Đặng Trần Côn sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII là nhà văn nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Ngoài sáng tác chính là tác phẩm "Chinh phụ ngâm", ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán. Đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" trích từ câu 193 đến câu 216 của tác phẩm "Chính phụ ngâm". Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích đoạn trích mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết sau đây.

Trong "Truyện Kiều", bên cạnh những nhân vật quân tử, hào hoa, lịch thiệp thì vẫn tồn tại bộ mặt xấu xa của phường buôn người mà Mã Giám Sinh là một kẻ đại diện. Nguyễn Du đã hết sức tài tình trong việc miêu tả về chân dung của nhân vật, vừa mang tính cụ thể lại vừa có tính khái quát cao: tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật, bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh. Qua đó, tác giả lên án những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên tài sắc và nhân phẩm của người phụ nữ. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" đã được chúng mình tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du, Lã Nhâm Thìn nhận xét: “Tả người đẹp mà độc giả cảm thấy đẹp thật, đẹp tuyệt. Đó là thành công mĩ mãn”. Điều đó quả vô cùng chính xác. Không chỉ đối với miêu tả thiên nhiên, mà nghệ thuật tả người của Nguyễn Du cũng vô cùng tài hoa, độc đáo. Dưới đôi bàn tay tài hoa, tấm lòng trân trọng, nâng niu người phụ nữ Nguyễn Du đã phác họa lên chân dung tuyệt đẹp, vượt ra ngoài mọi chuẩn mực của nàng Thúy Kiều. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích vẻ đẹp nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" của Nguyễn Du mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Nếu như trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu được biết đến qua tác phẩm "Mảnh trăng cuối rừng" với văn phong lãng mạn và đậm chất trữ tình thì sau cuộc chiến, trở về với cuộc sống thường nhật, ông vẫn không ngừng tìm tòi lặng lẽ và đem đến những khám phá mới mẻ, sâu sắc mang tính triết luận về cuộc sống con người. Điều này đã được thể hiện rõ thông qua tác phẩm "Bến quê". Trong tác phẩm, tác giả đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Nhĩ đã để gửi gắm những suy ngẫm mang tính trải nghiệm về con người, về quê hương. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Lê Anh Trà (1927- 1999) được biết đến là một nhà quân sự, sau đó chuyển sang viết báo. Ông từng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Ông là một tác giả chuyên nghiên cứu và viết về chủ tịch Hồ Chí Minh. “Phong cách Hồ Chí Minh” được rút trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” của Lê Anh Trà, in trong cuốn sách “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”do Viện Văn hóa xuất bản năm 1990. Văn bản kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, đan xen thơ, dùng từ Hán Việt gợi sự gần gũi; sử dụng nghệ thuật đối lập để làm nổi bật ý: Vĩ nhân mà giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà lại rất dân tộc, rất Việt Nam. Đó là vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" của Lê Anh Trà đã được chúng mình tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Thạch Lam là một nhà văn tiêu biểu của nền Văn học Việt Nam. Văn chương Thạch Lam trong sáng giản dị mà thâm trầm sâu sắc. Điều đó được thể hiện qua truyện ngắn "Hai đứa trẻ" được giới thiệu trong chương trình Ngữ Văn lớp 11. Hôm nay, chúng mình xin chia sẻ tới bạn đọc một số bài văn cảm nhận chi tiết đặc sắc nhất tác phẩm - đó là hình ảnh đoàn tàu trong truyện:

“Chữ người tử tù” là truyện ngắn đặc sắc nhất trong tập “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân. Trong truyện ngắn, bên cạnh nhân vật Huấn Cao nổi bật với vẻ đẹp hiên ngang, khí phách, tài hoa, mặc dù không có tên tuổi song viên quản ngục cũng lấp lánh những vẻ đẹp diệu kỳ. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích nhân vật viên quản ngục đã được chúng mình tổng hợp trong bài viết dưới đây.

"Dế Mèn phiêu lưu ký" là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Những nhân sinh quan, những nội tâm, những tâm tư của con người được tác giả khéo léo thổi vào từng nhân vật, thổi vào tác phẩm khiến “Dế Mèn phiêu lưu ký” trở nên đặc sắc, hấp dẫn lạ kỳ, càng đọc càng say, đọc đi đọc lại vẫn thấy mê hồn. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích nhân vật Dế Mèn mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Trần Đình Hượu (1926-1995) chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung, cận đại. Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ. Văn bản "Nhìn về vốn văn hóa dân tộc" được trích từ phần II, bài Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc, in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống. Từ vốn hiểu biết sâu sắc về văn hóa dân tộc, tác giả đã phân tích rõ những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống. Nắm vững bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta có thể phát huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để hội nhập với thế giới trong thời đại ngày nay. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Quần đảo Bà Lụa Quần đảo Bà Lụa với nét đẹp được ví như Vịnh Hạ Long của phương Nam với nhiều hòn đảo lớn nhỏ cùng nằm trong danh sách những điểm đến không thể bỏ qua ở Kiên Giang để bạn tới khám phá. Điểm đặc biệt ở ...

Trăng từ lâu đã trở thành người bạn tri âm, tri kỉ với con người. Trăng tỏa trong những câu ca dao, dân ca dao duyên. Trăng thấp thoáng trong “Truyện Kiều”. Trăng trở thành người bạn tâm giao với các nhà thơ từ cổ chí kim. Vì thế, những đêm trăng đẹp chưa và không bao giờ thôi trở nên huyền diệu, hấp dẫn với con người. Trăng trong những trang viết đã đẹp nhưng ngoài đời còn đẹp hơn. Mỗi chúng ta hẳn đã có ít nhất một lần được thưởng thức vẻ đẹp ấy rồi nhỉ? Trong chương trình Ngữ văn lớp 5 và lớp 6, các bạn sẽ được làm quen với bài văn miêu tả một đêm trăng đẹp. Khi làm bài, chú ý về điểm nhìn miêu tả từ xa đến gần, khái quát đến cụ thể, miêu tả những đặc điểm đặc trưng. Bài viết sẽ hấp dẫn và hay hơn nếu có thêm các biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ đấy. Mời các bạn tham khảo một số dàn ý bài văn miêu tả một đêm trăng đẹp hay nhất được chúng mình tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Cảm nhận “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi là một bức tranh thiên nhiên sống động về ngày hè đã được tác giả miêu tả qua 8 câu thơ. Thông qua bài thơ Cảnh ngày hè tác giải đã cho người đọc thấy được tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và con người của ông. Dưới đây là những bài văn cảm nhận chúng mình sưu tầm hay nhất về tác phẩm:

Giáo dục là vũ khí mạnh nhất có thể làm thay đổi được thế giới. Muốn thành công không có con đường nào khác ngoài con đường học tập. Nước ta luôn đề cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Thế những ý thức học tập của nhiều học sinh lại là dấu hiệu đáng buồn. Nhiều học sinh còn chưa chăm chỉ dẫn đến kết quả không cao và dưới đây là những bài văn nghị luận về hiện tượng lười học của giới trẻ ngày nay, mời bạn đọc cùng bàn luận:

Hạ Tri Chương (659-744) đỗ tiến sĩ năm 695, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được Đường Huyền Tông vị nể. Sau đó, ông xin từ quan về làm đạo sĩ. Ông là bạn vong niên của thi hào Lí Bạch, thích uống rượu, tính tình hào phóng. Đến nay, ông còn để lại 20 bài thơ. Bài thơ "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê" được viết nhân lần tác giả tình cờ về thăm quê vào năm 744, khi ông đã 86 tuổi. Bài thơ thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm đã được chúng mình tổng hợp trong bài viết sau đây.

Nhà văn G.G Mác-két sinh năm 1928. Ông được nhận giải thưởng Nô-ben cao quý về văn học năm 1982, đây là giải thưởng xứng đáng cho những cống hiến của ông cho văn học Cô-lôm-bi-a nói riêng và văn học thế giới nói chung. Toàn bộ những sáng tác của G.G Mác - két xoay quanh các chủ đề chính như: sự cô đơn - mặt trái của tình đoàn kết, lòng yêu thương giữa con người… Tất cả đều mang đậm giá trị hiện thực nhưng giàu tính nhân văn sâu sắc. Tác phẩm "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" được trích từ bài tham luận của G.G Mác-két trong buổi gặp gỡ lần thứ hai vào tháng 8 năm 1986 giữa nguyên thủ 6 nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô để cùng đưa ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới. Tác phẩm đề cập đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên Trái đất và nhiệm vụ của con người đó chính là phải ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Hồ Chí Minh là người bước đầu đặt nền móng và mở đường cho nền văn học cách mạng. Văn chương Hồ Chí Minh kết hợp sâu sắc từ bên trong mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thông và hiện đại. Mỗi loại hình văn học của Người đều có phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững. Văn chính luận của Hồ Chí Minh mang cốt cách, đặc điểm của văn chính luận hiện đại của giai cấp vô sản bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện. Bài văn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" được trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ hai, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay). Tên bài do người biên soạn sách đặt. Tác phẩm đã thức tỉnh và thổi bùng lên lòng yêu nước trong lòng mỗi người dân. Hồ Chí Minh đã chỉ ra cội nguồn sâu xa cho mọi chiến thắng quật cường của dân tộc Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử với bất cứ kẻ thù to lớn nào: đó là lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích văn bản đã được chúng mình tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Nguyễn Tuân là nhà văn yêu cái đẹp và luôn hướng tới cái đẹp, một cây bút truyện ngắn tiêu biểu trong thời kì văn cuối lãng mạn 1930-1945. Nhân vật trong truyện của ông thường là những đối tượng tài hoa uyên bác, bậc thầy của một lĩnh vực. Văn ông không thiếu những con người, những hoàn cảnh đẹp đến hoàn bích mà cảnh cho chữ trong "Chữ người tử tù" là ví dụ điển hình. Trong tác phẩm, cảnh cho chữ chính là trung tâm của mọi giá trị nghệ thuật, nó vừa khắc họa chân dung người tử tù hiên ngang, thi vị lại vừa thể hiện được tư tưởng nhân văn sâu sắc. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão với hào khí Đông A ngút trời thể hiện qua vẻ đẹp của con người và quân đội nhà Trần, đồng thời thể hiện tâm sự và lí tưởng sống cao đẹp của tác giả. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Sự lắng nghe trong cuộc sống không đơn thuần là việc tiếp nhận thông tin bằng thính giác. Mà đó còn là một thái độ sống tích cực. Khi chúng ta lắng nghe, nghĩa là chúng ta quan tâm đến những người xung quanh, đó là sự yêu thương, chia sẻ. Khi chúng ta lắng nghe, nghĩa là chúng ta có tinh thần cầu thị, sẵn sàng chấp nhận những ý kiến khác biệt của người khác để dần hoàn thiện mình. Vậy lắng nghe là gì, có ý nghĩa gì và tại sao chúng ta cần lắng nghe nhau? Để hiểu rõ hơn, các bạn tham khảo một số bài văn nghị luận viết về ý nghĩa của lắng nghe và thấu hiểu sau:

Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Trong các quyền về trẻ em trên thế giới, không thể thiếu được một quyền quan trọng đối với trẻ em là quyền bảo vệ trẻ em, tạo những cơ hội cho trẻ em học tập, phát triển và bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ trong cuộc sống. Trong chương trình ngữ văn 9 này các em cũng sẽ được học bài "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em". Văn bản phần nào cho ta thấy được thực trạng về cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích văn bản đã được chúng mình tổng hợp trong bài viết dưới đây.

An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897) là nhà văn Pháp với nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng như: "Một thời niên thiếu", "Những cuộc phiêu liêu kì diệu của Tactaranh ở Taraxcong"… Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Vì thế các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…” Mời các bạn tham khảo mốt số bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Buổi học cuối cùng" mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Tô Hoài (1920-2014) viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại. Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật. "Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. “Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là tác giả của công trình nghiên cứu La- phông- ten và thơ ngụ ngôn của ông (1853). Văn bản "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten" trích từ chương II, phần thứ hai công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng đó. Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông, tác giả làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Sự thông minh, trí khôn của con người đặc biệt là người dân lao động luôn được ông cha ta ca ngợi. Trong văn học dân gian, truyện cổ tích về nhân vật có trí khôn chiếm số lượng lớn. “Em bé thông minh” là một truyện cổ tích đặc sắc của dân tộc ta, truyện đã đưa ra các thử thách để nhân vật vượt qua, khẳng định trí thông minh của mình và tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Em bé thông minh" mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết sau đây.

Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ tự do trong hôn nhân; giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, no ấm; giấc mơ chiến thắng bệnh tật; giấc mơ chiến thắng giặc ngoại xâm; giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. "Thạch Sanh" là truyện cổ tích kì diệu nhất, tiêu biểu nhất trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam nói về ước mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Hình ảnh chàng dũng sĩ chém chằn tinh, bắn đại bàng cùng với cây đàn thần, niêu cơm thần, chàng dũng sĩ đã đem đến cho thế giới tuổi thơ bao kì thú, bao giấc mơ đẹp. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phát biểu cảm nghĩ truyên "Thach Sanh" mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Sự tích về chiếc bánh chưng, bánh giầy là một sự tích gắn liền với lễ hội truyền thống của dân tộc. Mỗi khi Tết đến, xuân về nhà nhà đều quây quần bên nồi bánh chưng thơm mùi khói bếp với cánh đào phai khoe sắc thắm, những cặp bánh giầy trắng trong cùng câu đối đỏ được treo trang trọng trong mỗi gia đình. Bàn thờ tổ tiên ấm cúng với những món bánh truyền thống đó chính là bánh chưng, bánh giầy. Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Bánh Chưng, bánh Giầy" đã được chúng mình tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bình ngô đại cáo giúp chúng ta thấy được Nguyễn Trãi luôn đề cao nguyên lý chính nghĩa của dân tộc Đại Việt. Tác giả đề cao chính nghĩa thông qua các luận điểm cụ thể và tố cáo tội ác của giặc bằng bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu và nước mắt. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm đặc biệt là giá trị nội dung, nghệ thuật, chúng mình cung cấp cho các bạn những bài văn mẫu hay nhất phân tích hai đoạn thơ đầu của tác phẩm

Truyện "Con Rồng cháu Tiên" là một câu chuyện hay và ý nghĩa trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Truyền thuyết nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và qua đó thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng Việt. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Con rồng cháu tiên" đã được chúng mình tổng hợp trong bài viết sau đây.

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก