Chùa

Tham quan chùa Tây Phương để chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc cổ

Đến tham quan chùa Tây Phương Hà Nội, du khách sẽ được khám phá kiến trúc của một ngôi chùa cổ ngàn năm và chiêm ngưỡng các bức tượng pháp hiếm có.

1. Giới thiệu về chùa Tây Phương

Địa chỉ: Đỉnh đồi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Chùa Tây Phương hay Sùng Phúc Tự là điểm du lịch tâm linh Hà Nội gắn liền với quá trình truyền bá Phật giáo tại Việt Nam. Chùa tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lâu huyền bí và tĩnh lặng, được bao quanh bởi các dãy núi Lý Ngư, núi Con Voi. Phía tây nhìn ra dòng sông Tích nước chảy êm đềm. Đứng từ chùa nhìn sang hướng Đông bạn sẽ nhìn thấy gò Kim Quy và Rồng Sông.

tham quan chùa tây phương, tham quan chùa tây phương để chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc cổ

Chùa Tây Phương là quần thể kiến trúc lịch sử, nghệ thuật gắn liền với quá trình truyền bá Phật giáo tại Việt Nam

Chùa Tây Phương là một quần thể kiến trúc bao gồm các ban Tam quan hạ, Miếu Sơn Thần, Trung đường. Ngoài ra còn có Tam quan thượng, Trung đường, Nhà Mẫu, Nhà Tổ và nơi dành cho khách ở. Đặc biệt trong ngôi chùa này có các bộ tượng Phật nổi tiếng của thế kỷ XVIII và XIX.

tham quan chùa tây phương, tham quan chùa tây phương để chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc cổ

Chùa gồm các ban Tam quan hạ, Tam quan thượng, Miếu Sơn Thần, Trung đường, Nhà Mẫu, Nhà Tổ và nơi dành cho khách ở

Hơn nữa, chùa Tây Phương được biết đến là ngôi chùa cổ thứ 2 ở Việt Nam (sau chùa Dâu Bắc Ninh). Vì vậy, vào năm 2014, Chính phủ đã công nhận chùa Tây Phương là Di tích Quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật.

tham quan chùa tây phương, tham quan chùa tây phương để chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc cổ

Chùa đã được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật vào năm 2014

2. Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Tây Phương

Chùa chỉ cách thủ đô Hà Nội khoảng chừng 40km, bạn có thể dễ dàng đến tham quan chùa Tây Phương bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe bus, xe máy hoặc ô tô.

2.1. Di chuyển bằng xe máy, ô tô riêng

Nếu bạn chọn tự lái xe đi thì có thể tham khảo tuyến đường sau:

Từ trung tâm thành phố di chuyển theo hướng đường Trần Duy Hưng – Đại lộ Thăng Long. Khi đến cầu vượt ngã tư Đại lộ Thăng Long – Thạch Thất, Quốc Oai thì rẽ trái vào Quốc Oai.

Sau đó rẽ phải rồi đi thêm 5km, đến ngã tư Thạch Xá sẽ thấy biển chỉ đường vào chùa Tây Phương. Từ đây, rẽ trái rồi đi thêm khoảng 4-5km sẽ đến cổng chùa.

tham quan chùa tây phương, tham quan chùa tây phương để chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc cổ

2.2. Di chuyển bằng xe bus

Nếu muốn tiết kiệm chi phí đi lại thì bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe bus với các tuyến sau:

    Tuyến 74: Bến xe Mỹ Đình – Xuân Khanh → Tuyến 89: Bến xe Yên Nghĩa – Thạch Thất – Bến xe Sơn Tây.

    Tuyến 02: Bác Cổ – Bến xe Yên Nghĩa → Tuyến 89: Bến xe Yên Nghĩa – Thạch Thất – Bến xe Sơn Tây.

    Tuyến 19: Trần Khánh Dư – Công viên Thiên Đường Bảo Sơn → Tuyến 89: Bến xe Yên Nghĩa – Thạch Thất – Bến xe Sơn Tây.

3. Đến tham quan chùa Tây Phương có gì hấp dẫn?

3.1. Tham gia lễ hội chùa Tây Phương

Ghé thăm chùa từ ngày 6/3 âm lịch và đến ngày 10/3 âm lịch, du khách sẽ có dịp tham gia lễ hội chùa Tây Phương với nhiều hoạt động lễ hội thu hút du khách thập phương.

tham quan chùa tây phương, tham quan chùa tây phương để chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc cổ

Tham gia lễ hội chùa Tây Phương

Vào ngày chính hội, dân làng sẽ đi lấy nước thiêng để làm lễ Mộc Dục (tắm tượng) và làm lễ dâng hương. Tới đây vào ngày hội, bạn sẽ được tham dự các trò chơi dân gian như kéo co, đấu vật, cờ người,…

3.2. Khám phá kiến trúc của ngôi chùa ngàn năm

Du khách đến tham quan chùa Tây Phương sẽ thấy ngôi chùa cổ có hai cổng. Cổng thứ nhất là Tam quan hạ nằm ngay dưới chân núi với 4 trụ biểu. Từ chân núi, du khách phải leo qua 237 bậc lát đá ong thì mới đến được đỉnh núi và cổng chùa.

tham quan chùa tây phương, tham quan chùa tây phương để chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc cổ

Du khách phải leo qua 237 bậc lát đá ong thì mới đến được cổng chùa

Vượt qua 247 bậc đá ong, du khách sẽ đến Tam quan thượng Tây Phương. Nền cổng được kẻ bằng đá ong, giật 3 cấp với độ cao 50cm. Giống như cổng dưới, tam quan thượng gồm 4 cột làm bằng gạch.

Chùa Chính là hạng mục chủ yếu của toàn bộ phúc hợp Tây Phương. Chùa nằm trên đỉnh núi Câu Lâu, có kết cấu kiến trúc chữ công, bao gồm các tòa Tiền đường, Trung đường và Thượng điện.

Cả ba đều có kết cấu hai tầng mái kiểu chồng diêm, tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần tạo thành một không khí rất thô sơ mộc mạc, điểm những cửa sổ tròn với biểu tượng sắc và không; các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh trong khắc hình cánh sen.

tham quan chùa tây phương, tham quan chùa tây phương để chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc cổ

Tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, điểm những cửa sổ tròn với biểu tượng sắc và không

Tiền đường và Thượng điện 5 gian, 2 chái với 6 bộ vì nóc, còn Trung đường được thu ngắn chiều ngang, chỉ còn 3 gian 2 chái, 4 bộ vì kèo, nhưng lại có mái thượng điện cao vượt hẳn lên.

tham quan chùa tây phương, tham quan chùa tây phương để chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc cổ

Kết cấu hai tầng mái kiểu chồng diêm

Ngoài ra, phía sau và bên cạnh ba nếp chùa chính là nhà Tổ và nhà Mẫu.

3.3. Chiêm ngưỡng các pho tượng Phật cổ

Điểm nổi bật nhất của chùa Tây Phương nằm ở hệ thống tượng Phật với hơn 64 pho tượng tôn giáo, gồm:

    Bộ tượng Phật Tam Thế Phật (Tam Thân): Quá khứ, Hiện tại, Vị Lai. Bộ 3 tượng ngồi ở thế tọa thiền, y phục giản dị, được cho rằng ra đời đầu thế kỷ 17.

    Bộ tượng Di Đà Tam Tôn: Phật A-di-đà, Quan Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát.

    Tượng Tuyết Sơn: Khắc họa đức Phật Thích ca thời khổ tu. Tượng có màu đen sẫm, y phục mỏng, xương nổi lên, gương mặt đầy suy tư.

    Tượng A Nan và Ca Diếp: Đứng hầu 2 bên tượng Tuyết Sơn.

    Tượng đức Phật Di Lặc: Vị Phật của thế giới cực lạc, người mập, ngả phía sau, vẻ mặt thỏa mãn.

    Tượng Văn thù Bồ Tát: Tay chắp sau, chân đi đất.

    Tượng Phổ Hiền Bồ Tát: Tay chắp trước ngực, khuôn mặt sáng, y phục phủ đầy thân.

    Tượng Bát bộ Kim Cương: Bố cục đạt trình độ cao với thế võ giáp trụ.

    16 pho tượng Phật theo phong cách hiện thực.

tham quan chùa tây phương, tham quan chùa tây phương để chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc cổ
tham quan chùa tây phương, tham quan chùa tây phương để chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc cổ
tham quan chùa tây phương, tham quan chùa tây phương để chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc cổ

4. Một số lưu ý khi đến tham quan chùa Tây Phương

    Chùa Tây Phương là nơi thờ Phật nên khi mang lễ vật đến chùa bạn không nên dâng lễ mặn như thịt lợn, giò, chả mà chỉ cần chuẩn bị đồ chay như xôi chè, oản, hương, hoa tươi để dâng lễ.

    Khi vào chùa bạn nên lựa chọn trang phục kín đáo, lịch sự. Không nên đội mũ, đeo kính râm khi vào hành hương bên trong chùa.

    Ở các ngôi chùa đều có 3 cổng: 1 cổng chính và 2 cổng phụ (trái, phải). Nếu vào lễ, bạn nên đi theo các cổng phụ, không nên đi cửa chính.

    Khi vào trong chùa, không được dẫm hoặc để giày dép lên bậc thềm vì điều này sẽ thể hiện sự bất kính với nhà chùa.

tham quan chùa tây phương, tham quan chùa tây phương để chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc cổ

    Nếu đến tham quan chùa Tây Phương vào mùa chính hội thì nên bảo quản hành lý cẩn thận. Những đồ đạc có giá trị như tiền bạc, giấy tờ, điện thoại,… nên cất giữ thật tốt, tránh việc tạo cơ hội cho kẻ gian lợi dụng.

    Đến chùa, không nên nói quá lớn, không cãi nhau, gây gổ. Không nói tục chửi bậy.

    Khi bạn đến chùa gặp các nhà sư hãy xưng hô bằng bạch Thầy hoặc a di đà phật. Đây là cách xưng hô thể hiện sự tôn trọng và tưởng nhớ đến Thích Ca Mâu Ni Phật. Nếu muốn thưa gửi hay hỏi chuyện nhà sư thì phải chắp 2 tay thành hình búp sen trước ngực.

    Chùa Tây Phương vốn ở xã Thạch Xá – nơi vốn nổi tiếng với món chè lam. Chính vì vậy, khi tới chùa bạn có thể tìm mua chè lam để làm quà cho người thân nhé.

Trên đây là những thông tin hữu ích về chùa Tây Phương, hy vọng bạn se không bỏ qua ngôi chùa linh thiêng này khi có dịp ghé thăm Hà Nội.

Đăng bởi: Đạt Phạm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก