Chùa

Tháng Giêng đi lễ hội chùa Bà

Mùa xuân – mùa của lễ hội. Đây là khoảng thời gian đầu tiên trong năm, được tận hưởng không khí ấm áp của mùa xuân, và những lễ hội thời gian này cũng là một gợi ý hấp dẫn cho chuyến du xuân cùng gia đình, bạn bè.   Với mong muốn một năm làm việc, học tập thuận lợi, thành công, nhiều người lựa chọn các địa điểm tâm linh làm chốn dừng chân cho chuyến du xuân của mình. Đầu năm không thiếu các lễ hội, đình chùa mở lễ, khói nghi ngút, thu hút đông đảo du khách đến thăm. Bên cạnh nhành đào, nhành mai khoe khắc, người ta nhìn thấy một không gian ấm cúng và trang nghiêm ở chùa Bà Thiên Hậu. Nếu như bạn chưa biết đi đâu vào dịp Rằm Tháng Giêng này thì chùa Bà là một địa điểm thăm thú lí tưởng đấy. 
 

tháng giêng đi lễ hội chùa bà
Lễ hội chùa Bà là lễ hội nổi tiếng vào tháng Giêng 

Đôi nét về lễ hội chùa Bà Thiên Hậu
 

Thiên Hậu Cung, tức chùa Bà hiện nằm trên đường Nguyễn Du, thuộc phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một. Theo dòng lịch sử, chùa Bà Thiên Hậu trở thành cơ sở tín ngưỡng dân gian quan trọng của đồng bào người Việt gốc Hoa trên vùng Thủ Dầu Một, Bình Dương. Không những thế, điểm đến nổi tiếng linh thiêng này cũng thu hút người dân khắp các vùng lân cận tìm đến thăm viếng, lễ bái.
 

tháng giêng đi lễ hội chùa bà
Chùa Bà là cơ sở tín ngưỡng dân gian quan trọng của người Hoa tại Bình Dương   Chùa Bà Thiên Hậu là một di tích văn hoá của tỉnh Bình Dương. Chùa được kiến trúc theo lối cổ, là nơi thờ tự tôn nghiêm, một điểm hành hương rất quen thuộc của người dân Bình Dương, Bình Phước và một số tỉnh lân cận.   Chùa thờ nữ thần Thiên Hậu. Theo truyền thuyết được ghi ở tấm bia đá đặt ở chùa, Bà sinh vào thời Tống Kiến Long nguyên niên (Công nguyên 960), là con thứ 6 của gia đình họ Lâm ở huyện Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Khi mới lọt lòng mẹ, bà đã toả ánh hào quang và hương thơm. Lớn lên, Bà thường cưỡi thảm bay lượn trên biển và du ngoạn nhiều nơi. Đến đời Tống Ung Hy tứ niên (Công nguyên 987), năm 27 tuổi Bà từ giã cõi trần và hiển linh. Đời Nguyên, Bà được phong là Thiên Phi, đến đời Thanh, vua Khang Hy gia phong làm Thiên Hậu. Và danh hiệu Thiên Hậu tồn tại mãi cho đến nay.
 
tháng giêng đi lễ hội chùa bà
Chùa Bà là di tích văn hóa của tỉnh Bình Dương   Từ truyền thuyết dân gian đã chuyển hoá thành tín ngưỡng và Bà được những thế hệ sau hương khói, phụng thờ ở nhiều nơi. So những điều ghi ở bia đá nói trên với một số truyền thuyết về Bà ở các chùa khác thì có ít nhiều khác biệt, nhưng tựu trung họ đều ca ngợi suy tôn Bà là một người phụ nữ đức hạnh có lòng hiếu thảo xả thân cứu người đời và khi chết trở thành hiển linh, được các triều đại phong kiến Trung Quốc phong tặng. Đề cao Bà Thiên Hậu, ngưỡng mộ và phụng thờ Bà như một vị hiển thánh, bà con người Hoa muốn thông qua tấm gương của Bà mà giáo dục cộng đồng của mình hãy học tập lòng hiếu thuận, đức nhân hậu của Bà, sống có đạo nghĩa. Mặt khác, trên con đường vượt sóng gió biển khơi, đi về hướng nam tìm đất lập nghiệp đầy gian truân, họ luôn cầu nguyện Bà giúp đỡ, phù hộ và sau khi đã định cư, ổn định đời sống, sum họp đông vui, làm ăn phát đạt trên đất Việt Nam, quê hương thứ hai của họ, họ cùng nhau lập đền thờ để tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với Bà.
 
tháng giêng đi lễ hội chùa bà
Lễ hội chùa Bà hàng năm được tổ chức vào 3 ngày từ 13 đến 15 tháng 1 âm lịch
 

Đi lễ hội chùa Bà Thiên Hậu
 

Lễ cúng vía Bà được tiến hành vào lúc nửa đêm 14 đến sáng 15 tháng Giêng, khách hành hương đa số là người Việt gốc Hoa từ các nơi. Ngôi chùa được trang hoàng cờ và đèn lồng từ cửa tam quan vào đến điện thờ. Mười hai chiếc lồng đèn lớn trang trí đẹp mắt tượng trưng cho 12 tháng trong năm treo thành một hàng dài trước sân chùa, tạo quan cảnh ngày hội thêm lộng lẫy. Ngày 15, lễ rước kiệu Bà được tổ chức theo lối cổ truyền: kiệu Bà được rước đi xung quanh trung tâm thành phố Thủ Dầu Một cùng đội múa lân, mọi người làm lễ cúng, lễ cầu phúc, cầu lộc cho năm mới tại chùa và trước nhà mình nơi đoàn rước kiệu Bà đi qua.
 

tháng giêng đi lễ hội chùa bà
12 chiếc đèn lồng tượng trưng cho 12 tháng trong năm   Hàng năm, lễ hội chùa Bà thu hút rất đông đảo người dân đến đây hành hương, bái lễ, cầu chúc cho một năm bình an. Năm nay, ban tổ chức đã tuyên truyền người dân khi đi lễ không đốt vàng mã tại khu vực miếu Bà. Từ ngày 12 đến ngày 15/1 (âm lịch) tháp đốt vàng mã trong miếu Bà sẽ ngưng hoạt động. Thay vào đó, ban tổ chức sẽ phát cho du khách mỗi người 6 cây nhang và cây thần tài để vào viếng miếu Bà. 
 
tháng giêng đi lễ hội chùa bà
Hàng năm lễ hội chùa Bà thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham dự

Một số lưu ý khi đi lễ chùa
 

Không chỉ chùa Bà mà đi lễ chùa ở bất cứ đâu, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn cho mình những nguyên tắc cơ bản để đúng với chuẩn mực. Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần short, váy ngắn…
 

tháng giêng đi lễ hội chùa bà
Nên ăn mặc trang trọng, kính đáo khi đến lễ chùa    Khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.
 
tháng giêng đi lễ hội chùa bà
Không đốt vàng mã ở khu vực lễ chùa Khi đi qua cổng tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Sau đó, du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ.
  Chúc các bạn có một cuộc du xuân ý nghĩa khi đến với lễ hội chùa Bà.  Nguyễn Hằng Theo Báo Du lịch

Đăng bởi: Phạm Thị Hương Thơm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก