Thời Trang

Thời Trang bền Vững  – Sustainable fashion

1.1 Thời Trang bền Vững là gì

Có rất nhiều khái niệm về thời trang bền vững nhưng mình lựa chọn khái niệm mà theo như trang nổi tiếng ‘The Vou’:  https://thevou.com/

Thì thời trang bền vững được định nghĩa về thời trang bền vững như sau: “Sustainable fashion is an all-inclusive term describing products, processes, activities, and actors (policymakers, brands, consumers) aiming to achieve a carbon-neutral fashion industry, built on equality, social justice, animal welfare, and ecological integrity.”

Tạm dịch: Thời trang bền vững được bao gồm từ các khâu từ sản phẩm, sản xuất, hoạt động liên quan, đến các bên liên quan (người tạo ra quy định, các thương hiệu, khách hàng) nhằm đạt được ‘net-zero’ các bon cho ngành công nghiệp thời trang. Ngành thời trang được xây dựng trên sự công bằng, công bằng xã hội, phúc lợi động vật và sự chính trwucj của hệ thống sinh thái trong quá trình tạo ra sản phẩm.

Mình làm quản trị viên và marketing cho một công ty thời trang ở bên Úc nên đọc rất nhiều về các nhãn hàng thời trang tren nước Úc và các nước châu Âu.

Mình sẽ phân tích và cắt nghĩa của định nghĩa trên như sau. Ở bên Úc cũng như các nước phát triển và các nước Châu Âu, khi sản xuất thời trang, họ chú trọng tới môi trường từ quy trình sản xuất tới qua trình vận chuyển. Thêm vào đó họ rất chú trọng vào công bằng xã hội như các chính sách phúc lợi cho người lao động hay phúc lợi động vật.

Đảm bảo người lao động khi tham gia sản xuất sản phẩm có nhận được những chính sách phúc lợi thỏa đáng, không bị bóc lột sức lao động, không bị làm thêm quá giờ dẫn đến nguy hại cho sức khỏe.

Có rất nhiều người tiêu dùng cũng như các hang thời trang không dùng da động vật để tạo ra sản phẩm nữa. Họ thay thế bằng các sản phẩm được làm ra từ thực vật hoặc các vật liệu liên quan đến động vật được tạo ra từ trong phòng thí nghiệm.

1.2 Sustainable fashion, Eco-fashion và Slow Fashion

Thêm vào đó ‘Sustainable fashion’ – thời trang bên vừng và ‘Eco fashion’- thời trang thân thiện với môi trường cũng có thể hiểu rằng các sản phẩm được tạo ra để sử dụng được lâu hơn, bền hơn, sau khi sản phẩm hết sử dụng có thể dùng để tái chế. Các sản phẩm được tạo ra từ nhiên liệu thân thiện với môi trường.

Từ khâu trồng trọt- không sử dụng nhiều hóa chất, tới khâu nhuộm vải – sử dụng các phương thức nhuộm màu tự nhiên, sử dụng màu tự nhiên cho vải nhuộm. Tới khâu sản xuất, khi sản xuất các chất thải phải quản lý và xử lý nghiêm ngặt nhằm đảm bảo, bảo vệ môi trường tự nhiên.

‘Slow Fashion’ – thời trang ‘chậm’ là một trong những cụm từ khóa có lượng tìm kiếm cao trên Google hiện nay. Có rất nhiều các ‘influencers’ – người tạo ảnh hưởng trong thời trang, đã làm những video về các tips giúp chị em hiểu thêm được mặc đẹp với thời trang chậm.

Slow Fashion trái ngược hoàn toàn với thời trang nhanh, đua theo xu hướng thời trang. Những người ủng hộ ‘Slow Fashion’ sẽ chọn những món đồ những sản phẩm thời trang bền, lâu dài và không chạy theo xu hướng.

thời trang bền vững, thời trang bền vững  – sustainable fashion

Bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau

Ở bên Úc thì mình thấy các hang thời trang đang tạo ra sản phẩm để đáp ứng xu hướng thời trang bền vững thời trang chậm này.

Các bạn có thể đọc thêm về những bài viết bằng tiếng Anh tại blog này của mình nhé: https://thusmiles.com/

Cách làm của họ như, sản xuất trong nước vừa đảm bảo được quy trình nghiêm ngặt của chính phủ, lại vừa giúp giảm thiểu được quá trình vận chuyển. Bởi theo các nhà bảo vệ môi trường, thì việc vận chuyển hàng hóa cũng ảnh hưởng tới môi trường. Đa số hàng hóa được vận chuyển qua đường hàng không, tàu thủy những cách thức vận chuyển này sử dụng dầu khí dẫn đến ảnh hưởng tới môi trường. Một số hang bình dân hơn như Uniqlo và Sussan thì có cách thức đảm bảo các sản phẩm có vật liệu thân thiện với môi trường. Họ đưa ‘voucher’ cho người tiêu dùng nếu người tiêu dùng mang quần áo cũ của hang tới cửa hàng. Sau đó họ sẽ hoặc là tái chế các sản phẩm này thành chất liệu để sản xuất những sản phẩm mới, hoặc họ sẽ lọc ra những sản phẩm còn tốt để gửi tới các quỹ bảo trợ ở các nước nghèo hoặc đang phát triển.

1.3 Có nên theo xu hướng thời trang bền vững không?

Nếu bạn hỏi câu hỏi này tức là bạn là người quan tâm tới môi trường và quan tâm đến những tác hại xấu khi không bảo vệ môi trường.

thời trang bền vững, thời trang bền vững  – sustainable fashion

Có nên theo xu hướng ‘thời trang bền vững’

Đối với các công ty thời trang:

Đây đã, đang và sẽ là xu hướng thời trang, ngay cả các thương hiệu thời trang nổi tiếng cũng đang thay đổi theo xu hướng này. Các nhà sản xuất trong nước cũng nên năm bắt xu hướng thời trang này để thay đổi sản phẩm phù hợp với xu hướng. Giới trẻ Việt Nam mình có trí thức cao, và nắm được xu hướng thế giới rất nhanh, vì vậy đón đầu xu hướng là thắng lợi lớn.

Đối với các nhà xuất khẩu, đương nhiên là sản xuất cho những nước phát triển thì phải theo xu hướng vì vậy thay đổi là điều thiết yếu. Quan trọng hơn về môi trường, trên thế giới những năm gần đây có rất nhiều thiên tai đang diễn ra mà theo đa số các nhà bảo vệ môi trường đều là do biến đổi khí hậu. Vì vậy, người dân cũng như chính phủ của các nước chắc chắn sẽ siết chặt các quy định liên quan đến môi trường.

Đối với người tiêu dùng – chị em chúng mình

Mỗi người chúng ta góp phần bảo vệ môi trường tư chính những hành động của mình. Như sử dụng sản phẩm tốt, bền không những bảo vệ môi trường sống cho thế hệ sau này – con, cháu chúng mình, mà nó còn giúp chúng ta tiết kiệm túi tiền.

Những bài viết sau mình sẽ viết thêm về những nội dung làm sao để trở thành người tiêu dùng thông minh, bảo vệ môi trường mà vẫn phong cách, quý phái.

Thân Ái,

Thu Trinh

Đăng bởi: Tuấn Lê

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก