Chùa

Thú vị với "văn hóa ăn sáng" của xứ chùa Tháp

Nhiều người nói rằng, bữa sáng đã thể hiện rõ nét và đầy đủ nhất nền văn hóa sôi động và cuộc sống hiện đại của người Campuchia, còn hương vị của các món ăn lại phản ánh lịch sử lâu dài của đất nước xứ chùa vàng này.

Có thể nói, món ăn của Campuchia có nhiều điểm chung với các nước láng giềng, như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, thậm chí là Pháp. Do vậy mà khi so sánh thực phẩm người Khmer với các món ăn nổi tiếng của Đông Nam Á khác thì sự thường món ăn đó là sự pha trộn cân bằng hương vị giữa mặn, chua và vị ngọt.

Khởi đầu ngày mới

Tại Campuchia, bữa sáng không phải lúc nào cũng là bữa quan trọng nhất trong ngày. Nhiều người Campuchia ở khu vực nông thôn thường bắt đầu một ngày mới trên những cánh đồng với cái dạ dày trống rỗng, có chăng cũng chỉ ăn vặt vài quả táo, quả cóc, quả ổi… trong lúc họ đang làm việc. Còn nếu không phải ra đồng, bữa sáng ở nhà thường là món cháo nấu từ cơm nguội thừa từ bữa tối hôm trước, ăn kèm với một chút cá khô được rá lên hoặc ngâm nước, thêm chút đường thốt nốt, chút xoài ngọt.

Tuy nhiên, một bữa ăn cho buổi sáng là cả một sự thách thức cho người dân nơi đô thị tấp nập, bận rộn vì nhiều người không có thời gian để chuẩn bị bữa điểm tâm tại nhà trước khi đi làm. Vậy thì họ ăn sáng bằng cách nào? Câu trả lời đó là ăn sáng tại chợ.

Ăn sáng tại chợ

Tại thủ đô Phnom Penh, không nấu cơm tại nhà khiến những buổi sáng trở nên sôi động và tấp nập với những các loại xe máy, ô tô bấm còi inh ả trên các con phố chật cứng người. Vài năm trở lại đây, những người trẻ Campuchia từ các tỉnh lẻ lên Phnom Penh để tìm kiếm cơ hội học tập và làm việc tốt hơn, điều này càng góp phần tạo nên tình trạng tắc nghẽn giao thông vào giờ cao điểm buổi sáng và thậm chí khiến cho giờ ăn sáng càng phải rút ngắn đi.

Ngoài ra, trước 8 giờ sáng đường phố hay chợ lúc nào cũng đông đúc vì người Campuchia thường ăn sáng trong thời gian này để đảm bảo có một bữa sáng tươi ngon và tuyệt vời nhất.

Những người đi làm có thể dễ dàng tìm thấy bữa sáng của mình ở bất kỳ chỗ nào trên đường, hoặc ghé vào một quán ăn tiện đường đi qua. Một suất mì hoặc cơm ở quán bên đường trung bình cũng chỉ tốn 3.000 riel.

Một số món ăn sáng phổ biến ở Campuchia

Đối với những người không có thời gian ngồi ăn sáng, bánh rán (Nom korng) là một lựa chọn phổ biến. Được bày bán khắp chợ, loại bánh này làm từ bột gạo, phủ một lớp men đường thốt nốt và hạt mè. Mặc dù bánh rán được tìm thấy trên khắp thế giới, nhưng Nom Korng món bánh rán khác đặc biệt, trải qua nhiều năm tháng nhưng nó không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại lai. Và món điểm tâm địa phương này đã phần nào phản ánh hình ảnh văn hoá của Campuchia trong hàng ngàn năm qua.

Cứ mỗi sáng, các quán ăn ở khắp thủ đô Phnom Penh lại huyên náo tiếng thực khách gọi món Bai Sach Chrouk – một kiểu cơm thịt heo nướng của Campuchia. Món ăn này được chế biến tương đối đơn giản. Bên cạnh bát cơm dẻo thơm, nóng hổi là đĩa thịt heo xắt mỏng ướp sữa dừa được nướng trên than hồng. Món này thường được ăn kèm với vài lát dưa chuột và chút tương ớt.

Mì Nom Banh Chok hay thường được gọi là mì Khmer. Đây được mệnh danh là “món ăn quốc gia” của người Campuchia. Món mì vẫn được người dân đất nước Chùa Tháp thưởng thức vào mỗi sớm mai này được làm từ loại gạo ngon lên men chan với nước sốt cà ri làm từ cá ở hồ Tonlé Sap đậm hương sả, lá chanh và nghệ vàng. Mì Nom Banh Chok thường được ăn kèm với rau sống, giá đỗ, dưa chuột và tương ớt cay.

Một món cũng rất quen thuộc trong các bữa điểm tâm là cháo gạo, được gọi là Bobor, món có gốc rễ từ xa xưa trong lịch sử Campuchia. Công thức nấu món Bobor thậm chí còn xuất hiện trong một hình chạm khắc có từ thời Angkor, được cho là từ thế kỷ thứ 10.

Như một sự kết hợp mạnh mẽ qua nhiều năm, Trung Quốc đã lan rộng sức ảnh hưởng của nó trải dài Campuchia và bữa sáng cũng không phải là ngoại lệ. Bữa sáng phổ biến ở Campuchia là món súp ăn liền gọi là Kuy Teav, một cái tên được cho là có nguồn gốc từ chữ “Kway Teow” trong tiếng Hoa, hay còn là tên gọi một loại mì gạo ở Trung Quốc.

Người Pháp cũng để lại dấu ấn của họ đối với văn hoá và ẩm thực Campuchia. Đây là quốc gia bảo hộ của Pháp từ năm 1867 cho đến 1941, và một khoảng thời gian nữa từ sau Chiến tranh Thế giới II cho đến năm 1953, khi quốc gia này giành được độc lập. Người Pháp đã giới thiệu món bánh mì cho các nước Đông Dương, bao gồm cả Campuchia và người Khmer gọi món này là “num pang”, dựa theo từ tiếng Pháp “pain”. Bánh mì được kẹp với thịt bò nướng với đường thốt nốt hoặc một loại cà ri gà thơm ngon được nấu cùng với sả, nghệ và riềng.

Người Pháp cũng nuôi dưỡng tình yêu đối với cà phê Campuchia. Ở quốc gia này một bữa sáng chẳng thể nào hoàn chỉnh nếu thiếu cà phê. Các hạt cà phê được rang trên than, sau đó được phủ một lớp mỡ heo. Nước sôi sẽ được rót vào trong bình đun kim loại, thấm qua lớp cà phê bột, qua một bộ lọc vải rồi nhỏ từng giọt từng giọt nguyên chất.

Nghe có vẻ giống cách pha chế cà phê ở Việt Nam, nhưng ở Campuchia để bù trừ cho vị đắng của cà phê, người dùng thường sẽ bỏ rất nhiều sữa đặc hoặc vài muỗng đường tinh luyện. Và thường họ hay uống đá hơn là uống nóng. Ngoài ra, một điều rất khác biệt và khá thú vị, đó là họ sẽ thường đổ trà nóng vào chỗ cà phê còn sót lại rồi uống.

Campuchia sẽ khiến cho nhiều khách du lịch choáng ngợp bởi danh sách dài các món điểm tâm độc đáo. Do vậy, nếu có dịp du lịch Campuchia, du khách hãy thưởng thức bữa sáng tuyệt vời những khu chợ và trên đường phố để hiểu hơn về con người và văn hóa của đất nước xinh đẹp này nhé!

Đăng bởi: Khánh Huyền Trần

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก