Top 7+ bài viết ẩm thực trà vinh đầy đủ và chi tiết nhất

Bún Suông: Tinh hoa ẩm thực Trà Vinh Nguyên liệu và dụng cụ làm bún suông Nguyên liệu Dụng cụ làm bún suông Các bước sơ chế trước khi làm bún suông Cách làm bún suông Nấu nước dùng Nấu bún suông Trình bày và thưởng thức Do sự giao thoa giữa 3 nền văn hóa là dân tộc Kinh, Khmer và Hoa nên tỉnh Trà Vinh có một nền ẩm thực rất đặc sắc. Tuy nhiên trong vô vàn những món ăn ngon của nơi này bún suông vẫn có cho mình một chỗ đứng riêng nhờ hương vị thơm ngon độc đáo. Bún Suông: Tinh hoa ẩm thực Trà Vinh Bún suông còn có cái tên khác là bún đuông. Nhiều người đã thử đi tìm nguồn gốc cũng như thời gian xuất hiện của món ăn này nhưng không thành công. Ngay cả các cao niên tại đây cũng không biết nó có từ khi nào và ai đã tạo ra nó. Họ chỉ biết rằng đây là món ăn dân dã có từ lâu đời và được người dân truyền từ đời này qua đời khác tại quê hương. Bún suông (Nguồn Internet) Có người cho rằng bún suông do người Hoa mang đến trong quá trình di cư, có người lại bảo đây là món ăn truyền thống của người Khmer. Lại có người nêu quan điểm đây là món ăn do người Kinh tạo ra từ món bún truyền thống. Tuy có nhiều giả thuyết về nguồn gốc nhưng có thể nói món ăn này thực sự mang một hương vị rất độc đáo, đậm đà bản sắc Trà Vinh không lẫn vào đâu được. Thành phần chính của món ăn này chính là bún, thịt ba chỉ và tôm. Tuy chỉ là những nguyên liệu đơn giản nhưng điều khiến bún suông trở nên đặc biệt chính là nước dùng và miếng suông tôm được nặn dài. Suông tôm là linh hồn của món bún suông đặc biệt (Nguồn Internet) Nguyên liệu được BlogAnChoi chuẩn bị dưới đây dành cho khoảng 5 người, các bạn có thể điều chỉnh tùy theo sở thích và lượng người ăn. Nguyên liệu và dụng cụ làm bún suông Nguyên liệu Tôm sú lớn: 700g Xương heo: 1kg Thịt ba rọi heo: 300g Đậu phộng rang: 100g Hành tím: 100g Me: 100g Bún: 2kg Màu dầu điều Hành, ngò Rau: bắp chuối, rau muống, giá, hẹ, rau thơm Bột nêm, đường, muối, tiêu Thành phần nấu món bún suông (Nguồn Internet) Dụng cụ làm bún suông Các bước sơ chế trước khi làm bún suông Xương heo và thịt ba chỉ rửa sạch trụng qua nước sôi trong vòng 2 phút để loại bỏ các chất bẩn. Hành và tỏi thì bóc vỏ, băm nhỏ. Tôm sú tươi lấy 2 phần lột bỏ vỏ cứng và rút sạch chỉ lưng, đem rửa sơ với nước muối loãng. Phần còn lại cắt bỏ 1 ít đầu, rút ...

Bánh tét cốm dẹp (Bánh chưng hình trụ) Bánh tráng cuốn hoa Năm Thụy (Chả hoa Năm Thụy) Ẩm thực Trà Vinh: Tôm khô Vĩnh Kim Ẩm thực Trà Vinh: Cháo cá Ẩm thực Trà Vinh: Dừa sáp Lời kết Tỉnh Trà Vinh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, được mệnh danh là “vương quốc dừa sáp”. Ẩm thực Trà Vinh có vô số món ăn ngon, hấp dẫn hầu hết du khách thập phương khi đến với vùng đất này. Đến với Series Thưởng thực – Kỳ 6 hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đặc sản Trà Vinh mà bạn không nên bỏ qua trong chuyến du lịch sắp tới nhé! Bánh tét cốm dẹp (Bánh chưng hình trụ) Bánh tét là một món ăn truyền thống phổ biến của người Việt ở miền Nam. Có rất nhiều công thức làm bánh tét ở các tỉnh khác nhau. Và bánh tét cốm dẹp chính là đặc sản không thể thiếu của ẩm thực Trà Vinh. Không giống với những món khác, bánh tét cốm dẹp không được làm từ gạo nếp; mà là gạo nếp non – một nguyên liệu truyền thống của người Khmer, có độ dẻo và thơm. Điều thứ hai làm nên sự đặc biệt của bánh tét Trà Vinh là chúng được hấp chín để đảm bảo không quá mềm và ướt; trong khi các loại bánh tét khác được nấu trong nước. Gạo nếp được thu hoạch trước đó hai tuần, rang trên chảo với lửa nhỏ cho đến khi chín đều và giã cho đến khi vỏ tách khỏi hạt. Sau đó lọc để loại bỏ vỏ trấu, phần còn lại được chính là cốm dẹp (nếp non). Đem cốm đẹp trộn với nước cốt dừa để làm vỏ bánh. Nhân bánh được làm từ đậu xanh tách vỏ, đường và vani. Ngâm lá chuối vào nước cốt dừa để bánh không bị dính vào lá khi lột ra. Cuối cùng, dùng lá chuối đó gói hỗn hợp gạo nếp và nhân bánh thành hình trụ. Bánh tráng cuốn hoa Năm Thụy (Chả hoa Năm Thụy) Đây là loại bánh được đặt theo tên của bà Năm Thụy, người đã sáng tạo ra vào năm 1999. Khi được cắt thành từng khoanh tròn, bánh trông giống như những bông hoa rất đẹp. Bánh làm từ trứng, lớp ngoài màu vàng, lớp tiếp theo màu hồng; được nhào kỹ giống như bánh tráng cuốn thịt heo. Nhân bên trong gồm lòng đỏ trứng vịt muối, cà rốt, mộc nhĩ giòn, thịt heo, bì heo,… Bánh tráng cuốn hoa Năm Thụy được gói trong lá chuối làm tăng hương vị và dậy mùi thơm. Ăn với cơm hoặc bún, nước mắm và rau thơm là cách đơn giản nhất để chế biến cho bữa cơm gia đình; và là một sự lựa chọn tốt cho các bữa tiệc tại Việt Nam. Nó thường được phục vụ như một món khai vị. ...

Bún suông Chù ụ Bánh tét Trà Cuôn Bánh canh Bến Có Cá ồ cuốn bánh tráng Xứ dừa Trà Vinh gây ấn tượng với du khách bởi vẻ yên bình, nhiều cảnh đẹp, các công trình kiến trúc theo kiểu Khmer, cùng các danh thắng nổi tiếng như ao Bà Om hay các lễ hội Ok Om Bok…Cùng với đó, ẩm thực Trà Vinh có sự phong phú, độc đáo, mang hương vị đặc trưng của 3 dân tộc: Kinh, Khơ me và Hoa. Bài viết hôm nay, chúng mình sẽ giúp hé lộ những món trứ danh hút hồn du khách khi đến với vùng đất này. Từ đó giúp bạn am hiểu hơn về ẩm thực ấn tượng của thành phố mang nét duyên thầm Trà Vinh. Bún suông Bún suông là món đặc sản trứ danh khi nhắc đến ẩm thực Trà Vinh, mà bất kỳ ai có cơ hội thưởng thức đều dễ bị say lòng bởi hương vị độc đáo. Đây là một trong 10 món ăn đặc sản của Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á. Với hình ảnh lạ mắt, tên gọi gây tò tò cho nhiều người. Bún suông có thành phần chính gồm: bún, chả tôm, thịt ba chỉ. Nước lèo dùng để nấu bún suông được hầm từ xương heo, kèm thêm tôm khô hay mực khô để tăng hương vị. Phần nước lèo còn được cho thêm me và tương hột tạo nên vị chua thanh, lại thoang thoảng mùi thơm, nên chúng có vị khá đặc biệt. Khi ăn, bún suông sẻ được ăn kèm cùng: bắp cải trắng bào sợi, hành, ngò, nước chấm tương xay, chanh, ớt,… Phần hồn cốt của món ăn này nằm trong những con tôm được nặn thành miếng chả dài, suông (nguồn gốc của tên gọi bún suông). Chả tôm được chọn từ những con tôm tươi, mập mạp. Sau quá trình sơ chế, người thợ phải quết miếng chả nhiều lần để chả trở nên dai nhuyễn. Bún suông có hương vị đặc biệt, hình ảnh cọng suông lạ mắt Chù ụ Chù Ụ thuộc họ nhà cua với vẻ ngoài giống ba khía nhưng kích thước “nhỉnh” hơn. Chù Ụ sống nhiều ở vùng biển Ba Động. So với thịt ba khía, động vật này có thịt ngọt, chắc và dai hơn, vỏ giòn ngon chứa nhiều canxi. Trước kia Chù Ụ chỉ phục vụ người dân địa phương như một món ăn chơi nhấm nháp bình dân. Tuy nhiên khi du khách thưởng thức và tấm tắc hương vị mới lạ này, Chù Ụ được săn đón nhiều và dần trở thành món ăn quốc dân, khi khách du lịch tìm hiểu về ẩm thực Trà Vinh. Để bắt được Chù Ụ, người dân sẽ lội sâu vào những cánh rừng ngập mặn tìm hang, chọc cho chúng bò ra. Do thời gian sống của động vật này ngắn, chỉ trong 1 ngày, nên ...

Không chỉ nổi tiếng là vùng đất nhiều mỹ nhân, đến với Trà Vinh bạn sẽ ngỡ ngàng với sự phong phú của ẩm thực nơi đây. Sự giao thoa giữa 3 nền văn hóa Kinh – Khmer – Hoa đã đã tạo nên phong vị rất đặc trưng cho những món ăn mà bạn không thể quên mỗi khi ghé ngang vùng đất này. 1.Chù ụ Chù ụ thuộc họ nhà cua, nhìn hơi xấu xí với thân hình vuông nhỏ. Đây là đặc sản của vùng Ba Động. Không cần nhiều gia vị, bạn có thể thưởng thức chù ụ nướng than. Chù ụ đưa lên lửa sẽ dần chuyển sang màu đỏ, hương thơm ngút ngànhấp dẫn. Khi chín, trộn chúng với ít rau răm, chấm muối ớt hoặc muối tiêu chanh, đảm bảo ngon miệng. Thịt chù ụ dai mềm và ngọt không kém cua, ghẹ nên còn được hấp bia, rang me. Ngoài ra, người dân cũng hay làm chù ụ kho nghệ, xào hành… Tuy nhiên, vì thân hình nhỏ bé khiêm tốn nên nó không phổ biến và có tiếng như nhiều hải sản khác. Chù ụ Trà Vinh 2.Bánh tét cốm dẹp Cốm dẹp làm bánh tét trộn với nước cốt dừa trước khi cho vào gói cùng nhân đỗ xanh trộn đường, vani tạo mùi. Người miền Tây gói bánh tét cốm dẹp bằng lá chuối xiêm hoặc lá lùng chứ không dùng lá dong. Và thay vì ninh trong nước, bánh được cho vào nồi hấp cách thủy. Bánh có lớp ngoài dẻo quyện không kém bánh chưng hay bánh tét ở bất cứ vùng miền nào trên đất nước nhưng còn hương thơm tuyệt vời, ngào ngạt mùi dừa, mùi gạo mới, mùi cốm… thì là độc nhất. Bánh tét cốm dẹp vừa béo vừa ngậy vừa bùi lại ngọt ngọt có thể ăn đến no mà không chán. Đến Trà Vinh, mua chục bánh tét về làm quà là nhất. Bánh tét Trà Vinh Bánh tét cốm dẹp Trà Vinh 3.Bún nước lèo Bún nước lèo. Là loại bún khá phổ biển ở một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… Tuy nhiên, bún nước lèo Trà Vinh lại mang đến cho thực khách hương vị đặc trưng riêng. Món ngon này là sự kết hợp hoàn hảo của bún, thịt heo quay, mắm bò học… cùng nước dùng có vị ngọt tự nhiên của tôm cá tạo món bún vô cùng độc đáo. Bún nước lèo Trà Vinh 4.Mắm bò hóc Mắm bò hóc (prahok hay pro hoc) là một món ăn gắn liền với người Khmer ở Campuchia cũng như người Khmer ở Nam Bộ từ bao đời nay. Mới nghe qua tên gọi, nhiều người cứ ngỡ nguyên liệu chính của món ăn này phải là thịt bò. Thật ra, mắm bò hóc được chế biến khá công phu từ các loại cá nước ngọt vùng ...

Không chỉ nổi tiếng là vùng đất nhiều mỹ nhân, đến với Trà Vinh bạn sẽ ngỡ ngàng với sự phong phú của ẩm thực nơi đây. Sự giao thoa giữa 3 nền văn hóa Kinh – Khmer – Hoa đã đã tạo nên phong vị rất đặc trưng cho những món ăn mà bạn không thể quên mỗi khi ghé ngang vùng đất này. 1.Chù ụ Chù ụ thuộc họ nhà cua, nhìn hơi xấu xí với thân hình vuông nhỏ. Đây là đặc sản của vùng Ba Động. Không cần nhiều gia vị, bạn có thể thưởng thức chù ụ nướng than. Chù ụ đưa lên lửa sẽ dần chuyển sang màu đỏ, hương thơm ngút ngànhấp dẫn. Khi chín, trộn chúng với ít rau răm, chấm muối ớt hoặc muối tiêu chanh, đảm bảo ngon miệng. Thịt chù ụ dai mềm và ngọt không kém cua, ghẹ nên còn được hấp bia, rang me. Ngoài ra, người dân cũng hay làm chù ụ kho nghệ, xào hành… Tuy nhiên, vì thân hình nhỏ bé khiêm tốn nên nó không phổ biến và có tiếng như nhiều hải sản khác. Chù ụ Trà Vinh Chù ụ Trà Vinh 2.Bánh tét cốm dẹp Cốm dẹp làm bánh tét trộn với nước cốt dừa trước khi cho vào gói cùng nhân đỗ xanh trộn đường, vani tạo mùi. Người miền Tây gói bánh tét cốm dẹp bằng lá chuối xiêm hoặc lá lùng chứ không dùng lá dong. Và thay vì ninh trong nước, bánh được cho vào nồi hấp cách thủy. Bánh có lớp ngoài dẻo quyện không kém bánh chưng hay bánh tét ở bất cứ vùng miền nào trên đất nước nhưng còn hương thơm tuyệt vời, ngào ngạt mùi dừa, mùi gạo mới, mùi cốm… thì là độc nhất. Bánh tét cốm dẹp vừa béo vừa ngậy vừa bùi lại ngọt ngọt có thể ăn đến no mà không chán. Đến Trà Vinh, mua chục bánh tét về làm quà là nhất. Bánh tét Trà Vinh Bánh tét cốm dẹp Trà Vinh 3.Bún nước lèo Bún nước lèo. Là loại bún khá phổ biển ở một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… Tuy nhiên, bún nước lèo Trà Vinh lại mang đến cho thực khách hương vị đặc trưng riêng. Món ngon này là sự kết hợp hoàn hảo của bún, thịt heo quay, mắm bò học… cùng nước dùng có vị ngọt tự nhiên của tôm cá tạo món bún vô cùng độc đáo. Bún nước lèo Trà Vinh Bún nước lèo Trà Vinh 4.Mắm bò hóc Mắm bò hóc (prahok hay pro hoc) là một món ăn gắn liền với người Khmer ở Campuchia cũng như người Khmer ở Nam Bộ từ bao đời nay. Mới nghe qua tên gọi, nhiều người cứ ngỡ nguyên liệu chính của món ăn này phải là thịt bò. Thật ra, mắm bò hóc được chế biến khá ...

(HNMCT) – Ẩm thực Trà Vinh là sự hội tụ của nhiều nền văn hóa, mang nét phóng khoáng của người dân từ nhiều nơi tìm về trong quá trình khai khẩn vùng đất Nam Bộ.  Bún suông Bún suông (hay bún đuông) là món ăn đặc biệt của Trà Vinh bởi phần chả tôm được tạo hình như những con đuông (loài sâu sống trong thân cây dừa). Sự hấp dẫn của bún suông là nhờ nước lèo có màu nâu đậm của me và tương hạt, tạo vị ngọt thanh và hương thơm đặc trưng. Bún suông Trà Vinh từng được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là một trong những đặc sản của Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á. Dừa sáp Cầu Kè Dừa sáp là đặc sản chỉ có tại huyện Cầu Kè. Không giống dừa của các vùng khác, dừa sáp ít nước nhưng phần cơm rất dày, nước sền sệt màu trắng. Để thưởng thức dừa sáp Cầu Kè, người ta thường bổ đôi, lấy vỏ cứng làm thìa và múc cơm dừa để thưởng thức. Ngoài ra, dừa sáp còn được chế biến thành sinh tố với vị béo, bùi, có tác dụng giải khát rất tốt. Bánh tét Trà Cuôn Bánh tét Trà Cuôn của ấp Trà Cuôn (huyện Cầu Ngang), được nhiều người biết đến bởi hương vị thơm ngon không giống với bánh tét ở các vùng, miền khác. Bánh được làm từ loại nếp ngon, không lẫn nếp tạp. Khi chế biến, người ta đãi sạch, trộn đều với nước cốt rau ngót để tạo màu xanh tự nhiên và hương thơm nhẹ. Phần nhân bánh gồm đậu xanh, thịt heo, lòng đỏ trứng vịt muối… được gói khéo léo, luôn nằm chính giữa. Người làm phải biết giữ đòn bánh và buộc lạt chặt vừa đủ, cách đều nhau để khi nấu nước không thấm vào bánh, giúp bảo quản lâu hơn. Chù ụ rang me Chù ụ thuộc họ nhà cua, thoạt trông rất dễ nhầm với con ba khía. Chù ụ thường sống ở các bãi bồi nước lợ và xuất hiện nhiều nhất ở vùng biển Ba Động (huyện Duyên Hải). Để chế biến, người ta làm sạch chù ụ, cho vào chảo dầu chiên giòn, sau đó đập dập hành, tỏi cho vào và rưới đều nước cốt me sao cho vị chua – ngọt hòa trộn vào nhau. Thịt chù ụ chắc, vỏ giòn, nhiều canxi. Vì thế, đây là món ăn bổ dưỡng và là đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh.

Trà Vinh là vùng đất mang nhiều nét đặc trưng của miền sông nước Tây Nam Bộ. Nét đặc trưng ấy không chỉ thể hiện ở cảnh quan, môi trường mà còn ở phong vị ẩm thực và đặc sản. Cùng bài viết dưới đây liệt kê các món ăn ngon và 20 nhà hàng Trà Vinh có tiếng. 1. Nhà hàng Trà Vinh Chả hoa, Nhà hàng La Vang Nhà hàng La Vang dường như đã trở thành “ngôi nhà yêu thương” để bất cứ ai cũng có những bữa cơm trưa vui vẻ sau khoảng thời gian làm việc mệt nhọc và căng thẳng. Nhà hàng mở cửa chào đón khách hàng vào lúc 10 giờ trưa, tầm giờ hợp lý để nghỉ ngơi và chuẩn vị một bữa trưa. Các món ở đây đều dễ thưởng thức, đều là các món trưa ngon miệng như tôm chiên giòn, sườn nướng, bò tái chanh, chả hoa. Địa chỉ: 45B Phạm Ngũ Lão, Phường 1, TP. Trà Vinh 2. Nhà hàng Trà Vinh Thịt dơi, Nhà hàng Hương Rừng Nhà hàng nổi tiếng Trà Vinh Hương Rừng như mang cả hương vị của rừng xanh về tràn ngập không gian. Món ăn ở đây chủ yếu là thịt dơi, là món ăn đặc sản và có thể nói là hiếm gặp hiện nay. Do vậy, chắc chắn món ăn này sẽ khiến quý khách hàng cảm thấy hấp dẫn và vui vẻ. Sau mỗi bữa ăn là dưa hấu tráng miệng được cắt tỉa khéo léo và trang trí đẹp mắt. Địa chỉ: Nguyễn Đáng, Phường 5, TP. Trà Vinh 3. Nhà hàng Trà Vinh Gà hấp, Nhà hàng Sinh Thái Mỹ Khánh Nhà hàng Sinh Thái Mỹ Khánh thu hút nhiều khách ghé thăm có lẽ cũng bởi chính cái tên vô cùng độc đáo và ấn tượng. Nơi đây thích hợp làm không gian để có những buổi nhậu thật sự ý nghĩa với hương vị ẩm thực hết sức đặc trưng như mực nướng, cá rán hay gà hấp. Địa chỉ: Khóm 2, Đồng Khởi, Phường 9, TP. Trà Vinh 4. Nhà hàng Trà Vinh Cua sốt me, Nhà hàng King Beer Garden Trong danh sách nhà hàng Trà Vinh có lẽ sẽ không bao giờ mất đi cái tên King Beer Garden. Nơi đây giống như là một vườn bia vô cùng phong phú và ấn tượng vậy, với mùi vị bia nồng nàn, mát lạnh để bữa nhậu thêm phần thú vị hơn. Thực đơn tại đây cũng hết sức đa dạng với một số loại được yêu thích nhất như bánh mì bơ, cá rán, bò áp chảo, thịt chân giò, cua sốt me. Địa chỉ: Trần Phú, Phường 7, TP. Trà Vinh 5. Mì Spaghetti, Nhà hàng tiệc cưới Uyên Ương Nơi đâu cũng có những nhà hàng tiệc cưới sang trọng và tại Trà Vinh, một trong số nhà hàng tiệc cưới trang trọng đó là Uyên Ương. Phong cách tại ...

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก