Top 39+ bài viết văn hóa trung quốc đầy đủ và chi tiết nhất

  1. Tiếng Quảng Đông trong văn hóa Trung Quốc
  2. 8 trường phái ẩm thực tạo nên nét đẹp văn hóa Trung Quốc
  3. Văn Hóa Trung Quốc: Những Điều Cấm Kị Tại Trung Quốc
  4. Tượng trưng của quạt trong Phong thủy và Văn hóa Trung Quốc
  5. Kỳ Lân Kirin được đặt như thế nào trong văn hóa Trung Quốc?
  6. Dơi tượng trưng cho điều gì trong văn hóa Trung Quốc? Sử dụng nó để thu hút may mắn
  7. Một vài khía cạnh khác biệt giữa văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản
  8. Tử Cấm Thành: Khám phá di sản văn hóa diệu kì của Trung Quốc
  9. Khám phá sắc màu lịch sử – văn hóa võ thuật đầy thú vị trong tour Trung Quốc 6N5Đ
  10. Ẩm thực An Huy - Một trong 8 trường phái văn hóa ẩm thực của Trung Quốc
  11. Hoành Thôn, Tây Đệ - Di sản văn hóa thế giới ở Trung Quốc
  12. Phúc Kiến Thổ Lâu – Công trình kiến trúc và văn hóa cổ độc đáo ở Trung Quốc
  13. Văn hóa lịch sử Trung Quốc qua lăng kính Trương Gia Giới và Phượng Hoàng Cổ Trấn
  14. Vài điều mà mọi người lầm tưởng về văn hóa ẩm thực Trung Quốc
  15. Chinatown ở Singapore có gì? Hành trình khám phá văn hóa Trung Hoa thú vị tại quốc đảo sư tử
  16. Văn hóa mua sắm không dùng tiền mặt ở Trung Quốc
  17. Tỉnh Sơn Tây Trung Quốc - Bảo tàng văn hóa xứ Trung Hoa
  18. Trung Quốc – Một nền văn hóa đa dạng và thiên nhiên trù phú
  19. Khám phá ẩm thực văn hóa Cửu Trại Câu - Trung Quốc
  20. Lịch sử văn hóa ẩm thực Trung Quốc
  21. 8 trường phái văn hóa ẩm thực Trung Quốc căn bản
  22. Những lầm tưởng trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc
  23. Tháp Zhenhai - biểu tượng văn hóa thành phố Quảng Châu, Trung Quốc
  24. Tư tưởng “Âm dương ngũ hành” trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc
  25. Xe đạp - một nét văn hóa đặc biệt của Bắc Kinh, Trung Quốc
  26. Nét đẹp trong văn hóa rượu của người Trung Quốc
  27. Muôn màu lễ hội văn hóa ở vùng đất thiêng Tây Tạng, Trung Quốc
  28. Bánh bao xá xíu - món ăn đặc trưng của văn hóa ẩm thực Trung Quốc
  29. Kỳ lạ văn hóa thè lưỡi chào nhau ở Tây Tạng, Trung Quốc
  30. "Đỏ mặt" khi tham quan Bảo tàng Văn hóa Tình dục cổ đại ở Trung Quốc
  31. Tìm hiểu về văn hóa rượu của người Trung Quốc
  32. Văn hóa đi tàu hỏa tại Trung Quốc qua góc nhìn của 1 phượt thủ
  33. Đôi đũa Trung Quốc và những nét văn hóa thú vị của người dân nơi đây
  34. Núi Trung Sơn Trung Quốc - tâm điểm lịch sử, kiến trúc và văn hóa của Nam Kinh
  35. Khám phá những nét văn hóa đặc trưng khi du lịch Trung Quốc
  36. Tìm hiểu về nét văn hóa đặc trưng khi du lịch Trung Quốc
  37. Tìm hiểu văn hóa đa dạng và đặc sắc khi du lịch Trung Quốc
  38. Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực khi du lịch Trung Quốc
  39. Văn hóa ẩm thực xứ tỷ dân qua “thập đại” món mì Trung Quốc nổi tiếng

Tiếng Quảng Đông – lịch sử hình thành và phạm vi phân bố Tiếng Quảng Châu (广州话) Tiếng Đài Sơn (台山话) Tiếng Quảng Đông trong đời sống văn hóa của người Trung Quốc Du học sinh Việt Nam có nên học tiếng Quảng Đông không? Với lịch sử trải dài qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, đã giúp cho Trung Quốc trở thành một quốc gia có nền văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng trong nhiều phương diện từ ẩm thực, nghệ thuật,…đến ngôn ngữ. Ở phương diện ngôn ngữ, tiếng Trung Quốc được chia làm nhiều nhánh. Trong đó, tiếng Quảng Đông (广东话) là một trong những nhánh chính, được nhiều người sử dụng, chỉ xếp sau tiếng Phổ thông (普通话) và tiếng Ngô (吴语). Hôm nay, hãy cùng Du học Trung Quốc Riba.vn tìm hiểu về chủ đề Tiếng Quảng Đông trong văn hóa Trung Quốc qua bài viết sau nhé! Tiếng Quảng Đông – lịch sử hình thành và phạm vi phân bố Trong tiếng Quảng Đông bao gồm nhiều phương ngôn khác nhau, trong đó hai phương ngôn đóng vai trò quan trọng là tiếng Quảng Châu (广州话) và tiếng Đài Sơn (台山话). Tiếng Quảng Châu (广州话) Tiếng Quảng Châu là phương ngôn chiếm ưu thế của tiếng Quảng. Từ thời nhà Tần, Quảng Châu đã là trung tâm kinh tế, văn hóa trọng điểm. Tới nay, nơi này đã trở thành Thành phố cảng lớn nhất Trung Quốc và là thủ phủ của tỉnh Quảng Đông. Tại đây, tiếng Quảng Châu được sử dụng phổ biến như một nền văn hóa bản địa. Tại hai đặc khu hành chính Hồng Kông và Ma Cao, có đường ranh giới giáp với tỉnh Quảng Đông. Tổ tiên người Hồng Kông, Ma Cao chủ yếu là gốc người Hoa đến từ Quảng Châu. Do vậy, tiếng Quảng Châu chính là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất ở 2 khu vực này. Tiếng Hồng Kông và tiếng Ma Cao là một nhánh nhỏ khác của phương ngữ Quảng Châu. Tiếng Đài Sơn (台山话) Tiếng Đài Sơn được sử dụng nhiều ở khu vực phía Nam tỉnh Quảng Đông. Đặc biệt là khu vực huyện Đài Sơn nằm ở rìa phía tây châu thổ sông Châu Giang. Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều người Hán tại đây đã di cư đến vùng Bắc Mỹ. Từ đây, tiếng Đài Sơn đã trở thành một ngôn ngữ ưu thế được nói ở các khu phố Tàu tại Canada và Hoa Kỳ. Ngoài ra, tiếng Quảng Đông còn được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Hoa kiều sống ở khu vực Đông Nam Á (đáng chú ý nhất là ở Việt Nam, Malaysia, Singapore) và nhiều nơi khác trên thế giới. Tiếng Quảng Đông trong đời sống văn hóa của người Trung Quốc Tiếng Quảng Đông rất khác biệt và không thể thông hiểu qua lại được cùng với ...

1. Trường phái ẩm thực Sơn Đông 2. Trường phái ẩm thực Quảng Đông 3. Trường phái ẩm thực Tứ Xuyên 4. Trường phái ẩm thực Hồ Nam 5. Trường phái ẩm thực Phúc Kiến 6. Trường phái ẩm thực Chiết Giang 7. Trường phái ẩm thực Giang Tô 8. Trường phái ẩm thực An Huy Trung Quốc được biết đến với 8 trường phái ẩm thực tạo nên nét độc đáo mang nhiều màu sắc từ thuần khiết, thanh tú đến mộc mạc, chất phác, đôi khi là nhã nhặn. 1. Trường phái ẩm thực Sơn Đông Được mệnh danh là đệ nhất ẩm thực Trung Hoa, trường phái ẩm thực Sơn Đông bao gồm hai loại món ăn của Tế Nam và Dao Đông, có vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, đặc biệt là những món hải sản. Trường phái này có sở trường làm món canh và nội tạng động vật. Nổi tiếng nhất thì phải kể đến ốc kho và cá chép chua ngọt. Trường phái Sơn Đông được biết đến mạnh về rán, nướng, hấp với màu sắc tươi và đậm. Món ăn lúc nào cũng kết hợp với rau tươi như các món làm từ ruột già, cá om, chua ngọt, thịt gà,…nhìn vô cùng bắt mắt. 2. Trường phái ẩm thực Quảng Đông Một trường phái được biết đến với sự tiếp thu tinh hoa các trường phái khác cùng sự kết hợp khéo léo món ăn Tây. Chính vì vậy món ăn trường phái này rất đa dạng về nguyên liệu với 21 phương pháp nấu khác nhau, ăn đến đâu nấu đến đó. Trường phái ẩm thực này chú trọng đến bốn yếu tố chính là hương, sắc, vị và hình, đòi hỏi vô cùng khắt khe cho các món ăn: non mà không sống, tươi mà không thô, mỡ mà không ngấy, thanh mà không nhạt và phù hợp với thời tiết thanh mát hạ, thu, ấm đậm đông, xuân. Trường phái này thích chế biến sống, đặc biệt cá sống và cháo cá sống. Ngoài ra nên ẩm thực nơi đây cũng liên tục tiếp thu nền ẩm thực của các trường phái khác, học hỏi và đưa cả cách chế biến món ăn có hương vị hài hòa nhất, vừa mang nét cổ truyền vừa mang phong vị độc đáo. Các món ăn nổi tiếng ở Quảng Đông có thể kể đến như lợn sữa quay, gà hấp muối, ngỗng quay, gà luộc, thịt heo xá xíu, tôm hấp, gà om rắn. Đặc biệt phải kể đến Quảng Châu có món tam xà long hổ phượng, lợn quay cực kỳ trứ danh. 3. Trường phái ẩm thực Tứ Xuyên Trường phái này tồn tại lâu đời, có hương vị độc đáo, rất có tiếng tăm ở trong và ngoài nước. Ẩm thực trường phái này chú trọng về sắc, hương, vị, hình, trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt, để tạo ra hàng chục vị ...

Những điều cấm kị tại Trung Quốc: văn hóa sinh hoạt 1. Không được cắm đũa vào bát ăn cơm: 2. Ợ hơi sau khi dùng bữa xong thể hiện sự hài lòng về món ăn: 3. Có thể ngủ ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào Những điều cấm kị tại Trung Quốc: giao tiếp 1. Không được mở quà ngay khi được tặng: 2. Liên tục châm trà trong buổi trò chuyện: 3. Không được dùng bút đỏ viết tên người: 4. Không thích được khen ngợi: 5. Không có văn hóa sử dụng tiền tip: 6. Không livestreaming Cụm từ “Sốc văn hóa” không còn xa lạ với những du khách thường xuyên đi du lịch nước ngoài. Đôi khi sốc văn hóa lại là trở ngại rất lớn đối với du khách, đặc biệt tại Trung Quốc – một đất nước với truyền thống và những phong tục lâu đời. Sau đây là những điều cấm kị tại Trung Quốc mà bạn cần biết khi có dự định tới quốc gia này, cùng tìm hiểu nhé: Những điều cấm kị tại Trung Quốc: văn hóa sinh hoạt 1. Không được cắm đũa vào bát ăn cơm: Không được cắm đũa vào bát ăn cơm Đũa là một đồ dùng truyền thống của người Trung Quốc, ngoài việc sử dụng trong các bữa ăn, đũa còn có một ý nghĩa rất đặc biệt với họ. Người Trung Quốc dùng đũa để cắm lên những bát cơm cúng cho những người đã khuất. Chính vì vậy, trong các bữa ăn của người Trung Quốc, bạn không được phép cắm đũa lên bát cơm và cũng không được dùng đũa để chỉ vào người khác. Vì người Trung Quốc quan niệm, điều đó sẽ đem lại xui xẻo. 2. Ợ hơi sau khi dùng bữa xong thể hiện sự hài lòng về món ăn: Khác với các nước phương Tây, việc ợ hơi sau bữa ăn tại Trung Quốc không bị coi là khiếm nhã mà đối với họ (gia chủ) điều này như là một lời khen đối với các món ăn của họ. Việc bạn ợ hơi sau bữa ăn cho thấy bạn rất hài lòng về bữa ăn. Chính vì vậy, đừng ngạc nhiên khi nghe thấy những tiếng ợ hơi trong những bữa ăn của người Trung Quốc. 3. Có thể ngủ ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào Lần đầu tiên đến Trung Quốc, bạn có thể sẽ bất ngờ bởi ở bất cứ đâu trên xe bus, tàu điện ngầm, thậm chí là vỉa hè, các địa điểm công cộng khác, bạn đều có thể bắt gặp cảnh thoải mái ngủ. Đừng lại gần và cũng đừng cố đánh thức họ vì đó là một thói quen trên đất nước này. Những điều cấm kị tại Trung Quốc: giao tiếp 1. Không được mở quà ngay khi được tặng: Theo quan nhiệm của người Trung Quốc, việc mở quà ngay ...

Tượng trưng của quạt trong Phong thủy và Văn hóa Trung Quốc Vị trí đặt quạt Trung Quốc đúng để có phong thủy tốt Tượng trưng của quạt trong Phong thủy và Văn hóa Trung Quốc Có rất nhiều biểu tượng mang ý nghĩa tốt lành đằng sau chúng trong văn hóa Trung Quốc. Nó có thể liên quan đến sự giàu có, sức khỏe và nhiều thứ khác mà bạn có thể nghĩ đến. Nếu bạn đang tìm kiếm vật đại diện cho địa vị xã hội, quyền uy và danh tiếng thì quạt Trung Quốc sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo với biểu tượng của sự nổi tiếng. Loại quạt cầm tay và có thể gập lại này đã không còn chức năng chính là giảm nhiệt với sự thay thế của các thiết bị điện hiện đại như quạt trần / đứng và máy lạnh. Chiếc quạt tinh tế này giờ đây đã trở thành một vật trang trí trong nhà để thêm một cái nhìn và cảm giác phương Đông vào bầu không khí tổng thể. Bên cạnh việc tôn thêm vẻ đẹp cho không gian sống, nó còn mang một số biểu tượng tốt lành liên quan đến Phong thủy. gocphongthuy.net Vị trí đặt quạt Trung Quốc đúng để có phong thủy tốt 1. Luôn hiển thị Quạt mở Nó phải luôn ở chế độ mở, thay vì đóng vì nó tượng trưng cho danh tiếng tốt và may mắn chào đón. Nếu bạn treo một chiếc quạt kín, người ta tin rằng nó sẽ cản trở sự giàu có, may mắn và làm mất đi cơ hội. 2. Treo nó đúng hướng Quạt không được treo theo hướng xuống dưới vì nó được cho là không tốt ở góc này. 3. Hoạt động như một phương pháp chữa bệnh phong thủy cho một số tình huống nhất định Nếu không gian của bạn có ngõ cụt hoặc lối đi dài và hẹp, việc trưng bày chiếc quạt Trung Quốc này có thể hoạt động như một phương pháp chữa bệnh để tạo ra khí tốt xung quanh đó. 4. Vị trí phụ thuộc vào tác phẩm nghệ thuật Nó thường có một bức tranh hoặc các chữ thư pháp được vẽ trên bề mặt của quạt. Loại tác phẩm nghệ thuật sẽ xác định vị trí của quạt. Ví dụ, nếu nó có 8 con ngựa nổi tiếng đang phi nước đại, nó là tốt để được trưng bày trong phòng khách chứ không phải phòng ngủ. Nếu nó truyền tải những bài thơ của Trung Quốc, thì tốt nhất là nên đặt ở các ngành học thuật. 5. Vị trí chung Nhìn chung, quạt có thể được đặt trong phòng khách hoặc phòng làm việc như một biểu tượng của vương quyền và uy quyền 6. Màu sắc quan trọng Tốt là nên tránh sử dụng một chiếc quạt toàn màu đen làm màn hình. Nó tượng trưng cho năng lượng ...

Kỳ Lân được đặt như thế nào? Kỳ Lân đặt ra như thế nào? 1. Kỳ Lân và Thần rồng, Fengshen và Thần rùa được gọi là Tứ linh trong thời cổ đại. Trung Quốc tin rằng Kỳ Lân là một vật linh thiêng và là một vật linh, nhưng nên được tôn trọng và tôn thờ. Bạn treo con kỳ lân trên cửa sổ là một vật linh. Sự thiếu tôn trọng, thậm chí là thiếu quan tâm. Kỳ Lân rất linh hoạt. Kỳ Lân có thể giúp chủ sở hữu chặn xiềng xích. Tốt nhất là đặt nó ở cổng. Không có hướng nào, và nó sẽ không khiến bạn sử dụng sai vì đặt không đúng vị trí. Rất mạnh mẽ, tài sản của chủ nhà phải tốt, phù hợp để ổn, cả nam và nữ đều thịnh vượng, Wang Wenchang có thể đặt một cặp trong nghiên cứu, sĩ quan được đặt về phía Hummer, là lời nhắc nhở mạnh mẽ nhất về việc thăng chức của quan chức; Một cặp kỳ lân ở khía cạnh tài chính, nếu đó là một cặp kỳ lân bằng đồng, được đặt trên bàn làm việc của công ty, hướng ra cửa, đuôi về phía mình. Nếu bạn là nam hay nữ, bạn có thể làm đúng và trái. 2. Theo trang trí ngôi nhà cổ, Kỳ Lân nên được đặt đối diện với cửa phòng khách, để thể hiện sự tôn thờ của gia đình đối với những điều thuộc linh. Theo hướng của hổ trắng trong nhà, có thể đặt một cặp kỳ lân để giải quyết sự hung dữ của phía hổ trắng, để những người sống trong nhà được an toàn, đặc biệt là các ống khói hoặc các vật sắc nhọn bên ngoài hổ trắng, và phải đặt kỳ lân. Vị trí của hổ trắng là gì? Trong phong thủy truyền thống, một ngôi nhà có thể được chia thành năm hướng. Mỗi vị trí có một danh từ được sử dụng trong gió và nước. Nếu ngôi nhà được sử dụng như một tiêu chuẩn, đứng ở trung tâm của ngôi nhà và đối diện với cửa nhà, phía sau là Ngồi, phía trước là hướng, vì vậy có năm hướng, cụ thể là: 1, ngồi bên – Xuanwu, 2, vuông – Zhuque, 3, trái – Qinglong, 4, phải – – Bạch Hổ, 5, miền Trung – Gou Chen. Trong phong thủy, mặt tốt và mặt xấu của hổ trắng Qinglong là hai mặt đối lập. Qinglong là một vị trí của Kyrgyzstan. Hổ trắng thuộc về một vị trí hung dữ. Do đó, Qinglong mạnh hơn hổ trắng trong gió, nghĩa là khi đối diện với cửa, bên trái có nhiều phòng hơn. Ở bên phải, trong trang trí, nó cũng ở bên trái và bên phải. 3. Bây giờ Kỳ Lân không có nam và nữ, vì về hình thức, đừng chọn một số kẻ hung dữ, bởi vì Kỳ ...

Dơi tượng trưng cho điều gì trong văn hóa Trung Quốc? Sử dụng nó để thu hút may mắn Làm thế nào để biểu tượng con dơi được sử dụng trong phong thủy? Một nhóm 5 con dơi tượng trưng cho điều gì? Nó có nghĩa là gì nếu những con dơi sống trong nhà của bạn? Dơi tượng trưng cho điều gì trong văn hóa Trung Quốc? Sử dụng nó để thu hút may mắn Dơi có tiếng xấu vì chúng là loài mang mầm bệnh. Bên cạnh đó, chúng còn có liên quan mật thiết đến ma cà rồng hút máu, lâu đài ma ám, phù thủy độc ác trong các bộ phim viễn tây. Nhưng trong văn hóa Trung Quốc, nó phản ánh một câu chuyện khác, và nhiều người yêu thích biểu tượng này (không phải đồ thật), vậy bạn có muốn biết con dơi tượng trưng cho điều gì không? Người ta coi con dơi là biểu tượng may mắn tốt lành cho sự giàu có và thịnh vượng trong văn hóa Trung Quốc. Trong một số thực hành Phong Thủy, con dơi tượng trưng cho sự giàu có vì từ “dơi -“ 福 Fu ”trong tiếng Trung Quốc phát âm giống như“ Sự thịnh vượng, phước lành, may mắn ”. Bạn có thể tìm thấy các biểu tượng con dơi được minh họa trong Phong thủy chữa bệnh. Một số ví dụ như bát đựng tiền, tua đồng xu Trung Quốc, bùa hộ mệnh, v.v. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy nó được khắc trong đồ nội thất bằng gỗ cẩm lai, thiết kế đệm, bát, kiến ​​trúc và nhiều hơn nữa. gocphongthuy.net Làm thế nào để biểu tượng con dơi được sử dụng trong phong thủy? – Nó có thể được đặt ở khu vực Tây hoặc Tây Bắc của ngôi nhà để cải thiện vận may của người cố vấn của bạn, thu hút sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm. – Treo chúng ở bên ngoài cửa ra vào hoặc cửa sổ để chống lại bệnh tật và xua đuổi ma quỷ. Một nhóm 5 con dơi tượng trưng cho điều gì? Nhiều người tin rằng sự kết hợp này là một cách chữa bệnh mạnh mẽ hơn để thu hút may mắn trong mọi khía cạnh của cuộc sống của bạn. Năm con dơi bao quanh ký tự Trung Quốc “Fu” được các nghệ sĩ Trung Quốc ưa thích để minh họa trong tác phẩm của họ để tượng trưng cho năm phước lành. Đó là sự thịnh vượng, trường thọ, tình yêu, sức khỏe tốt và cái chết tự nhiên khi về già. Người ta ưa chuộng con dơi màu đỏ vì màu đỏ được coi là màu may mắn mang lại may mắn. Ngoài ra, màu đỏ phát âm giống “宏” trong tiếng Trung Quốc nên khi kết hợp hai từ này lại tạo thành “宏福”, có nghĩa là tài sản rộng lớn. Nó ...

Nhiều người có suy nghĩ rằng văn hóa của Trung Quốc và Nhật Bản gần như tương tự nhau. Mặc dù là các quốc gia láng giềng nhưng Trung Quốc và Nhật Bản này lại có nhiều điểm khác biệt về văn hóa mà bạn cần biết để tránh nhầm lẫn khi du lịch hai quốc gia này đấy. 1. Văn hóa Trung Quốc    Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất thế giới có từ hàng ngàn năm trước bao gồm gốm sứ, kiến trúc, âm nhạc, văn học, võ thuật, ẩm thực, nghệ thuật thị giác, triết học và tôn giáo.    – Các nhóm dân tộc: Thực tế có 56 dân tộc được công nhận ở Trung Quốc, người Hán là nhóm lớn nhất. Nhiều dân tộc mặc dù được hợp nhất vào bản sắc Hán nhưng vẫn duy trì truyền thống văn hóa ngôn ngữ và khu vực riêng biệt. Thông thường mỗi nhóm dân tộc thiểu số có trang phục, lễ hội và phong tục riêng. Vì vậy họ cũng có nét đặc sắc riêng.    Dân tộc thiểu số tại Trung Quốc   – Tôn giáo: Trung Quốc là một quốc gia đa tôn giáo từ thời cổ đại. Ai cũng biết rằng Nho giáo là tôn giáo bản địa và là linh hồn của văn hóa Trung Quốc, được sự ủng hộ của mọi người và thậm chí trở thành hệ tư tưởng chỉ đạo cho xã hội phong kiến, nhưng nó không phát triển thành tín ngưỡng dân tộc.    Do vậy, nhiều tôn giáo khác đã được đưa vào đất nước ở các triều đại khác nhau. Đến nay, Trung Quốc đã hình thành các loại hình tôn giáo bao gồm: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, đạo Hồi và Kito giáo.   Phật giáo chiếm phần lớn trong tôn giáo tại Trung Quốc    – Y học: Y học Trung Quốc được xây dựng trên nền tảng hơn 2.500 năm thực hành y học bao gồm nhiều hình thức khác nhau như châm cứu, xoa bóp, tập thể dục và liệu pháp ăn kiêng chủ yếu sử dụng các loại thảo dược. Ngày nay y học cổ truyền Trung Quốc được sử dụng rộng rãi ở quốc gia này và ngày càng trở nên phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ.    – Cấu trúc gia đình: Gia đình đã là một thành phần quan trọng trong xã hội trong hàng ngàn năm ở Trung Quốc, họ tôn trọng việc tôn vinh cha mẹ và tổ tiên. Người Trung Quốc có nhiều thế hệ của gia đình sống chung dưới một mái nhà tuy nhiên cấu trúc gia đình Trung Quốc có truyền thống cứng nhắc và phân cấp. Nhiều cha mẹ và ông bà bây giờ vẫn mong đợi con cháu của họ làm theo thứ mà họ muốn mà người ta hay có câu nói “cha mẹ đặt đâu con ...

Vị trí và lịch sử của Tử Cấm Thành Khám phá những điều bí ẩn ma mị ở Cố Cung Kết luận Tử Cấm Thành hay còn được gọi là Cố Cung, là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng và đặc biệt nhất của Trung Quốc. Với lịch sử hơn 600 năm, nó đã trở thành một biểu tượng văn hóa và du lịch quan trọng của đất nước này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sự độc đáo và kỳ diệu của Tử Cấm Thành. Tử Cấm Thành (ảnh internet) Vị trí và lịch sử của Tử Cấm Thành Bước qua được Ngọ Môn, bạn đã đến gần được nơi “thiên tử” ở – Nguồn: Internet Vị trí của Tử Cấm Thành nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Nó được xây dựng vào thế kỷ 15 dưới triều đại của vua Minh Thành Tổ trong thời kỳ Minh. Với diện tích hơn 180.000 mét vuông, nó là cung điện cấm lớn nhất thế giới và từng là nơi trú ngụ của các hoàng đế và gia đình hoàng gia Trung Quốc. Tử Cấm Thành được xây dựng theo kiến trúc truyền thống Trung Quốc, với các tòa nhà, sân, và khu vực rộng lớn được bao quanh bởi tường thành cao và hào nước. Các tòa nhà trong Tử Cấm Thành được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ điển Trung Quốc, với các mái ngói cong và các cột trụ lớn. Mỗi tòa nhà đều có tên riêng và có chức năng cụ thể, như tòa Thái Hoàng, tòa Thái Hòa, tòa Thái Bình, và tòa Thái Cực. Bên trong Tử Cấm Thành, bạn sẽ được ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp, từ các bức tranh, điêu khắc, đến các đồ trang sức và đồ gốm. Các tòa nhà và phòng hầu hết vẫn giữ được nguyên vẹn với nội thất và trang trí ban đầu, cho phép du khách có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và văn hóa của gia đình hoàng gia Trung Quốc vào thời kỳ đó. Ngoài ra, Tử Cấm Thành cũng có một số điểm tham quan đặc biệt như Đền Thờ Tử Cấm, nơi các hoàng đế và hoàng hậu đã được thờ cúng sau khi qua đời. Đền Thờ Tử Cấm là một công trình kiến trúc đẹp mắt, với các tượng đồng và các bức tranh tường tuyệt đẹp. Tử Cấm Thành không chỉ là một địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn là một di sản văn hóa quan trọng của Trung Quốc. Năm 1987, nó đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Tử Cấm Thành đại diện cho sự tinh tế và sự giàu có của văn hóa Trung Quốc trong quá khứ, và là một điểm đến không thể bỏ qua cho những ai muốn khám phá lịch sử và văn hóa của đất nước ...

Tour Trung Quốc 6N5Đ sẽ đồng hành cùng bạn đi qua những địa điểm du lịch nổi tiếng gắn liền với lịch sử, văn hóa và võ thuật của Trung Hoa xinh đẹp. Mỗi địa điểm đều sở hữu sức hút riêng để lại dấu ấn khó quên cho du khách trong hành trình tour lần này. Khám phá sắc màu lịch sử – văn hóa võ thuật đầy thú vị trong tour Trung Quốc 6N5Đ Thiếu Lâm Tự (chùa Thiếu Lâm) Mở đầu cho hành trình tour Trung Quốc 6N5Đ, du khách sẽ ghé đến Thiếu Lâm Tự được thành lập năm 495 dưới thời Bắc Ngụy, tọa lạc trên núi Tung Sơn, Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc. Không chỉ có vai trò quan trọng trong giới võ học mà cả trong văn chương, điện ảnh, Thiếu Lâm Tự cũng là hình ảnh quen thuộc với khán giả. Đại Hùng bảo điện là điện chính. Trong góc sân, du khách được chiêm ngưỡng những bia đá chi chít lỗ thủng, ghi công đức của những người có đóng góp cho ngôi chùa. Năm 1983, chùa Lâm Tự được công nhận là tu viện Phật giáo quốc gia quan trọng của Trung Quốc, nằm trong quần thể công trình lịch sử ở Đăng Phong được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Lệ Cảnh Môn Lệ Cảnh Môn, nằm ở trung tâm Lạc Dương, là cánh cổng thành phía Tây còn mang dấu tích của thành Lạc Dương thời xưa. Bước qua cổng thành đó chính là phố đi bộ và phố ẩm thực, nơi đây là chốn lý tưởng để bạn có thể khám phá hết các nét đẹp độc đáo, ấn tượng của văn hóa – ẩm thực Trung Quốc. Long Môn Động Hang đá Long Môn nằm trên vách núi dựng đứng trên thung lũng Long Môn, ở ngoại ô Hà Nam, cách thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam khoảng 12,5 km về phía Nam. Đây là một kỳ quan Phật giáo cổ xưa nổi tiếng thế giới. Nơi đây với hơn 2000 hang động và 100.000 tượng Phật được khắc trên vách hang sẽ mang đến trải nghiệm khám phá có “một không hai” trong tour Trung Quốc 6N5Đ dành cho du khách yêu thích Phật giáo. Khu vực này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 2000. Bao Công Từ Bao Công Từ là điểm tưởng niệm có dữ liệu đầy đủ nhất, quy mô nhất và ảnh hưởng nhất Trung Quốc, được trùng tu và tái tạo để tưởng nhớ Bao Công, một vị quan nổi tiếng chính trực, thanh liêm. Phủ Khai Phong nằm ở thành phố cùng tên thuộc tỉnh Hà Nam, cách Bắc Kinh 808km. Nơi đây rộng 60 hecta, gồm nhiều sân bãi, thành lầu, nha môn, nơi làm việc, nơi nghỉ ngơi, nhà khách, nhà lao… Phía ngoài phủ, người ta đặt một chiếc trống to, vốn dành ...

Ẩm thực Trung Quốc là một phần quan trọng của văn hóa Trung Quốc. Với lịch sử hình thành lâu đời cùng sự ưu đãi về thiên nhiên, đồ ăn Trung Quốc đã lan rộng và được nhiều người biết đến trên khắp thế giới. Dựa vào nguyên liệu, gia vị, nghệ thuật dùng lửa, nước trong quá trình chế biến mà người ta chia ẩm thực Trung Quốc thành 8 trường phái ẩm thực chính đó là: Sơn Đông, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô và An Huy. Mỗi trường phái mang lại một màu sắc riêng với những món ăn ngon bắt mắt với hương vị độc đáo… Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu về ẩm thực An Huy Lịch sử ẩm thực An Huy (Anhui) có thể được ghi vào thời nhà Tống (960 – 1279 sau Công nguyên). Hui là tên viết tắt của Huệ Châu, một khu vực cổ ở phía nam tỉnh An Huy, nơi khởi nguồn của ẩm thực An Huy. Các bữa tiệc sau các nghi lễ thờ cúng rất phổ biến ở đó, được coi là nguồn gốc của ẩm thực Hui. Sự phát triển của ẩm thực Hui có liên quan mật thiết đến các thương nhân Huệ Châu. Khi các thương nhân từ Huệ Châu kinh doanh khắp Trung Quốc, ẩm thực An Huy cũng đã được giới thiệu trên khắp đất nước và đạt đến đỉnh cao vào thời nhà Thanh (1644 – 1911 sau Công Nguyên). Hầu hết các món ăn của ẩm thực An Huy được nấu với nhiều dầu hơn so với các món ăn của các nền ẩm thực khác và có màu sắc rất hấp dẫn. Người địa phương chủ yếu dùng dầu hạt cải. Các kỹ thuật nấu ăn thường được sử dụng nhất của ẩm thực Hui bao gồm om, hầm và hấp. Chiên xào ít được sử dụng hơn Một số món ăn nổi tiếng của trường phái ẩm thực An Huy 1. Vịt hồ lô bát bảo   Vịt hồ lô bát bảo là món ăn nổi tiếng nhất của trường phái ẩm thực An Huy, mang ý nghĩa cầu chúc cho thực khách gặp những điều may mắn. Đặc điểm nổi bật của món ăn này nằm ở màu sắc bắt mắt và hương vị ngon ngọt của thịt vịt   Đây là một món ăn ngon truyền thống nổi tiếng từ thời Càn Long và Giang Tô là nơi khai sinh ra món ăn này. Toàn bộ con vịt được rút xương mà không bị vỡ da và thịt, nhồi 8 loại nhân khác nhau và tạo thành hình quả bầu đã tạo nên tên gọi của món ăn 2. Bồ câu hầm Hoàng Sơn   Bồ câu hầm Hoàng Sơn cũng chính là món ăn thể hiện rõ nhất phong cách núi rừng, hoang dã nhưng đầy tinh tế và bổ dưỡng của ẩm thực An Huy. ...

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Thôn Tây Đệ và Hoành Thôn ở An Huy là Di sản văn hóa thế giới năm 2000. Thôn Tây Đệ nằm tại huyện Y, thành phố Hoàng Sơn, phía Nam tỉnh An Huy Trung Quốc. Huyện được thành lập từ thời nhà Tần nhưng mãi đến thời Bắc Tống thôn mới được xây dựng. Thôn Tây Đệ bốn mặt đều giáp núi. Nước trong thôn trong xanh, cây cối um tùm, tường nhà màu trắng, mái ngói có màu đen đặc trưng. Những ngôi nhà cổ ở đây được xây hoặc liền sát nhau hoặc được xây tách rời độc lập. Các ngôi nhà đều có giếng trời, bốn mặt xung quanh có tường bao bọc, người xưa thiết kế nhà theo cách để không khí vào trong nhà theo giếng trời, xung quanh tường không có cửa sổ, nếu có thì cũng rất nhỏ và ở trên cao. Tường và mái của các giếng trời đều nghiêng vào trong mảnh đất để nước mưa chảy vào trong, ngụ ý nước non phì nhiêu không chảy ra ngoài.   Hoành thôn cũng nằm tại huyện Y, thành phố Hoàng Sơn, phía Nam tỉnh An Huy Trung Quốc. Những ngôi làng cổ ở Hoành Thôn có thể coi là minh chứng sinh động cho kiểu mẫu định cư mang tính tổ chức cao tại 1 thuộc địa trong thời kỳ phong kiến và còn là nền tảng cho sự phát triển phồn thịnh nền kinh tế trao đổi mậu dịch nơi đây. Thông qua những toà nhà xây dựng và mô hình phố xá của họ, hai ngôi làng nằm tại phía Nam An Huy như Tây Đệ và Hoành Thôn đã phản ánh cơ bản cách tổ chức, cơ cấu nền kinh tế xã hội dưới một thời kỳ ổn định lâu dài của lịch sử Trung Hoa.   Năm 2000, cùng với khu di tích thôn cổ Tây Đệ, Hoành Thôn đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới bởi 2 thôn cổ này ghi dấu ấn hình ảnh của một làng quê mang đậm phong cách Trung Quốc: đường cổ, cầu cổ, bia cổ, thư viện cổ, các pho tượng bằng đất và rất nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá và gỗ…   Thôn Tây Đệ cho đến nay vẫn được mệnh danh là “ngôi làng trong Đào Nguyên Minh”. Tương truyền ông tổ của thôn này là Hồ Thị Thủy, con của Đường Chiêu Tông, do đi lánh nạn, lưu lạc khắp nơi cuối cùng tìm về thôn và sống tại đây, đổi thành họ Hồ. Theo sử sách ghi lại thì thôn Tây Đệ được xây dựng theo tính toán và chỉ dẫn của thầy địa lý. Thôn có hình dáng của một con thuyền dài 700 mét, rộng 300 mét. Theo thầy địa lý giải thích thì việc xây dựng thôn theo ...

Hầu hết các thổ lâu ở Phúc Kiến được xây dựng từ thế kỷ XII-XX và tổng cộng có 46 thổ lâu đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2008. Phúc Kiến Thổ Lâu – Công trình kiến trúc và văn hóa cổ độc đáo ở Trung Quốc “Thổ lâu” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những ngôi nhà có hình dạng vuông, bầu dục, và ngũ giác được xây dựng bằng đất. “Phúc Kiến Thổ Lâu” ý chỉ chung những ngôi nhà bằng đất tại Phúc Kiến – một tỉnh của Trung Quốc. Các ngôi nhà này đều được người Khách Gia xây dựng, nằm ở vùng núi phía đông nam tỉnh Phúc Kiến. Phúc Kiến Thổ Lâu. Một thổ lâu là một cấu trúc lớn bằng đất, có hình dạng phổ biến là tròn hoặc chữ nhật, với những bức tường có độ dày rất lớn cao từ ba đến năm tầng và bên trên cùng lợp ngói. Những bức tường được tạo bằng cách trộn đất nện với đá, tre, gỗ hoặc các vật liệu có sẵn khác để tạo thành những bức tường dày đến 1,8m. Những bức tường dày và kiên cố này sẽ giúp bên trong ngôi nhà ấm áp vào mùa đông nhưng lại mát mẻ vào mùa hè. Thổ lâu thường chỉ có một cổng chính được che chắn bởi bốn cánh cửa gỗ dày từ 100 – 130mm, nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng và lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất. Bên trong những bức tường dày này là những sảnh, nhà kho, giếng và khu vực sinh hoạt, toàn bộ cấu trúc giống như một thành phố pháo đài nhỏ. Ở giữa thổ lâu thường là một sân trời có giếng nước, chỗ thờ cúng tổ tiên và là nơi tổ chức các hoạt động cộng đồng như hiếu, hỉ. Các gia đình ở trong cùng một thổ lâu thường ít có sự phân biệt về mặt địa vị xã hội hay của cải. Một thổ lâu có sức chứa có thể lên tới 800 người. Tất cả các căn hộ trong thổ lâu được xây dựng giống nhau, các tài sản chung như giếng nước, cây trái trong thổ lâu cũng thường được coi là tài sản chung chứ không thuộc về một gia đình nhất định nào. Ngoài ra, tầng cao nhất của mỗi thổ lâu đều được trang bị những lỗ súng nhằm mục đích phòng thủ khi bị tấn công. Nhờ sự bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội cùng kiến trúc thuận lợi cho phòng thủ đã giúp cho Phúc Kiến Thổ Lâu dễ dàng hơn trong việc chống lại nạn trộm cướp hoành hành ở miền Nam Trung Quốc. Hầu hết các thổ lâu ở Phúc Kiến được xây dựng từ thế kỷ 12 đến 20 và tổng cộng có 46 thổ lâu ở Phúc Kiến đã được UNESCO công nhận ...

1. Văn hóa Trung Quốc và những đặc trưng trong văn hóa Trung Quốc 2.1 Cảm nắng với vẻ đẹp của Trương Gia Giới 2. Khám phá nét đẹp cổ kính tại Phượng Hoàng Cổ Trấn Khái quát về Phượng Hoàng Cổ Trấn Những nét độc đáo chỉ có tại Phượng Hoàn Cổ Trấn Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, Trung Quốc đã hình thành nên nền văn hóa đa dạng đặc sắc thu hút bước chân của không ít những ai yêu khám phá, mê du lịch. Thông qua những điểm đến du lịch, văn hóa Trung Quốc hiện lên thật mới mẻ và thú vị hơn. Một trong những điểm đến ấy, nhiều du khách đã thực sự ấn tượng về văn hóa Trung Quốc qua lăng kính Trương Gia Giới và Phượng Hoàng Cổ Trấn. Hành trình khám phá Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn không chỉ đưa du khách đến chốn bồng lai tiên cảnh của khung cảnh núi non trùng điệp hùng vĩ, mà còn đưa cho du khách được tìm hiểu các giá trị truyền thống và nét đẹp của văn hóa dân tộc Trung Hoa độc đáo.   1. Văn hóa Trung Quốc và những đặc trưng trong văn hóa Trung Quốc Trung Quốc có một nền văn hóa truyền thống lâu đời 1.1 Văn hóa Trung Quốc Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Các vùng mà văn hóa Trung Quốc thống trị trải dài trên một khu vực địa lý rộng lớn ở miền Đông châu Á với các phong tục và truyền thống rất nhiều điểm khác nhau giữa các thị trấn, thành phố và tỉnh. 1.2 Khám phá những nét văn hóa đặc trưng khi du lịch Trung Quốc – Trang phục truyền thống của người Trung Quốc Nhìn chung với sự đa dạng về văn hóa, dân tộc và sự hình thành phát triển nên Trung Quốc có nhiều loại trang phục truyền thống khác nhau tùy vào mỗi dân tộc hay vùng miền. Một số loại trang phục truyền thống phổ biến mà bạn chắc hẳn đã một lần nghe nói đến đó là sườn xám, yếm, Trường Bào, Mã Quái, đồ của các dân tộc thiểu số Di, Bạch, Miêu (H’Mông), Cáp Nê, Mông Cổ… Hiện nay, khi du lịch Trung Quốc nếu để ý bạn cũng có thể bắt gặp những người phụ nữ mặc sườn xám cách tân đầy điệu đà và quyến rũ. Với sự phát triển của kinh tế và giao thoa văn hóa, sườn xám đã được thiết kế lại hợp với trang phục phương Tây đã khiến loại trang phục này vừa hiện đại, tiện lợi mang trong mình sự dịu dàng của người con gái phương Đông lại phảng phất đâu đó hơi thở thời thượng. – Văn hóa nghệ thuật cực kỳ đặc sắc Không thể bàn cãi khi ...

Người Trung Quốc thích ăn cơm Người Trung Quốc thích ăn những món chiên xào Ai cũng ăn được cay – Điều nhiều người nhầm lẫn về văn hóa ẩm thực trung quốc Cầu kỳ về hình thức Uống nhiều bia rượu Trong thời kỳ  4.0 như hiện nay thì việc hiểu lầm về một điều gì đó là điều thường xuyên diễn ra. Văn hóa ẩm thực Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ. Hiện nay trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến thì những video ẩm thực Trung Hoa hay Mukbang của người trung quốc đều xuất phát từ những cá nhân hay nền ẩm thực từ một vùng và đó không đại diện hoàn toàn cho nền ẩm thực Trung Hoa vô cùng đồ sộ. Vậy những điều mà nhiều người đang lầm tưởng là gì ? Một mâm cơm truyền thống Trung Quốc Người Trung Quốc thích ăn cơm Dù gạo được xem là nguồn lương thực chủ yếu trong các món ăn của Trung Quốc và trong các bữa ăn thì ta thường thấy rằng thường gọi cơm ra nhưng trên thực tế người Hoa lại dành tình yêu to lớn của mình dành cho bột mì – thứ nguyên liệu này có thể làm ra các món như mì sợi, sủi cảo, bánh bao trứ danh. Mì kéo ăn kèm với nước súp, thịt xắt sợi và rau củ Mì kéo được xem là bộ môn nghệ thuật ẩm thực đặc trưng nhất nhì của người dân nơi đây. Theo quan niệm, sợi mì được kéo ra càng dài càng thể hiện một cuộc sống trường thọ. Bát mì thơm phức, nước dùng trong, bắt mắt, bỏ thêm một chút hương vị cay nồng là thứ điểm tâm không thể khước từ bởi bất kỳ người Trung Quốc nào. Bánh bao nhân thịt – Món ăn hấp dẫn không thể thiếu của người dân Trung Quốc Bên cạnh món mì kéo sợi, người ta còn dùng bột mì tạo ra những chiếc bánh bao với nhân bên trong là thịt cùng các loại rau hoặc cũng có thể tạo ra những chiếc màn thầu không nhân. Mẻ bánh nghi ngút khói hấp dẫn trở thành thứ không thể thiếu. Họ có thể dùng bánh bao vào bất cứ bữa nào trong ngày và cũng có thể để lót bụng hoặc ăn như một bữa ăn chính. Sủi cảo mang ý nghĩa đoàn viên, sung túc trong văn hóa của Trung Hoa Nếu như bạn đã từng đặt chân đến Trung Quốc hay đơn giản hơn bằng việc ngồi trước màn hình xem phim cũng dễ nhận ra một điều rằng, người Hoa rất thích dùng sủi cảo (bánh chẻo) thay cơm. Vỏ bột mì được cán mỏng và gói nhân, đem đi hấp, chiên hoặc thả vào nước dùng. Trong văn hóa của con người Trung quốc thì Sủi cảo mang ý nghĩa đoàn viên và sung túc. Người Trung ...

Đôi nét về khu Chinatown ở Singapore Định vị tọa độ Chinatown ở Singapore Chinatown ở Singapore có gì và hành trình khám phá văn hóa Trung Hoa ấn tượng Chinatown Heritage Centre Phố bích họa Mohamed Ali Lane Sri Mariamman Temple Ăn chơi tại các khu mua sắm, ẩm thực Trải nghiệm hòa mình vào các lễ hội sôi động Chuyến du lịch 2022 không còn những thắc mắc Chinatown ở Singapore có gì với danh sách khám phá thú vị được Du lịch Việt Nam giới thiệu chi tiết từ A-Z. Chinatown ở Singapore có gì? Khám phá nền văn hóa Trung Hoa lâu đời ngay tại mảnh đất quốc đảo sư tử với vô vàn trải nghiệm vui chơi giải trí, check-in và ăn uống hấp dẫn hứa hẹn mang đến điểm nhấn khám phá đáng nhớ trong chuyến du lịch mùa hè sôi động. Khám phá nền văn hóa Trung Hoa lâu đời ngay tại mảnh đất quốc đảo sư tử với vô vàn trải nghiệm vui chơi hấp dẫn. Ảnh: anne_gilliam Đôi nét về khu Chinatown ở Singapore Chinatown ở Singapore hay Phố Người Hoa là một trong những điểm đến du lịch thú vị tại đảo quốc sư tử thu hút rất nhiều du khách thập phương ghé thăm khám phá về văn hoá của người Hoa tại Singapore đồng thời trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn như mua sắm, ăn uống, giải trí… Chinatown ở Singapore là một trong những điểm đến du lịch tại đảo quốc sư tử thu hút rất nhiều du khách thập phương. Ảnh: van.tuxx Chinatown bắt đầu nhen nhóm hình thành vào năm 1821, khi những thương lái từ Phúc Kiến cập cảng Singapore. Những người này đã cho xây dựng nhà cửa, sinh sống và buôn bán xung quanh khu vực phía Tây của sông Singapore và từ đó hình thành một trong những phố người Hoa lâu đời nhất thế giới. Khám phá văn hoá của người Hoa tại Singapore đồng thời trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn như mua sắm, ăn uống, giải trí…Ảnh: wannnnnnnii Tại Singapore, số lượng công dân gốc Hoa chiếm tới 76% và phố người Hoa Chinatown chính là nơi tập trung những người Hoa nhập cư cho đến tận ngày nay. Nơi đây luôn thu hút ánh nhìn của nhiều người nhờ sở hữu không gian có sự pha trộn giữa cái mới và cái cũ, giữa truyền thống và thời thượng. Nếu các vị khách thập phương thắc mắc Chinatown ở Singapore có gì thì chắc chắn sẽ choáng ngợp với không gian hoa lệ tại nơi đây với những cửa hiệu san sát lấp lánh ánh đèn lồng, ngập tràn sắc màu của các bức bích họa cùng nhiều công trình tâm linh lâu đời sở hữu nét đẹp kiến trúc tráng lệ vô cùng thu hút, vô cùng lý tưởng để bạn trải nghiệm khám phá văn hóa Trung Hoa lâu đời lôi cuốn. ...

2.1. Đối với các doanh nghiệp và người bán hàng: 2.2. Đối với người dùng 3.1. Các ứng dụng thanh toán bằng quét mã QR 3.2. Ứng dụng nhận diện khuôn mặt Nếu Trung Quốc cổ đại với nền văn hóa kiến trúc cổ kính, văn hóa thư pháp và văn hóa thi ca đã tồn tại hàng ngàn năm luôn khiến cho thế giới phải ngưỡng mộ thì Trung Quốc hiện đại, với tốc độ hiện đại hóa với nền văn hóa mua sắm không dùng tiền mặt đang phát triển chóng mặt cũng đang khiến thế giới phải ngạc nhiên và học tập. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Riba tìm hiểu về một thói quen đã trở thành một văn hóa – “Văn hóa mua sắm không dùng tiền mặt ở Trung Quốc” nhé! 1. Văn hóa mua sắm không dùng tiền mặt ở Trung Quốc rốt cuộc phổ biến đến mức nào? Ở Trung Quốc, kỷ nguyên “mua sắm không dùng tiền mặt” đã lên ngôi. Từ các nhà hàng cao cấp đến các sạp bán đồ ăn vặt ven đường, từ các trung tâm thương mại bậc nhất đến những tiệm tạp hóa bình dân, từ các rạp chiếu phim, các máy trò chơi thậm chí là nhà tù ở Trung Quốc, luôn có một thứ không thể thiếu, đó chính là mã QR và hệ thống thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt. Một cuộc khảo sát gần đây của Ipsos cho thấy 84% mọi người “thoải mái” khi đi ra ngoài mà không cần tiền mặt, nhưng lại không thể thiếu điện thoại. Không chỉ phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử như ở Việt Nam, thanh toán không dùng tiền mặt len lỏi vào từng ngóc ngách của Trung Quốc. Chỉ với một ứng dụng thanh toán điện tử trong máy điện thoại có kết nối 3G, bạn có thể mua một món đồ vô tình thấy trên đường dù không mang theo ví tiền, chỉ trong vài giây. Tương tự, việc đi chợ, mua sắm hay ăn uống, đi lại thậm chí là quyên góp, ủng hộ cho những người lang thang hay nghệ sĩ ven đường chưa bao giờ dễ dàng đến thế, chỉ bằng một vài giây quét mã hay quét khuôn mặt. Người Trung Quốc đã quen coi việc thanh toán điện tử nhanh (bằng mã QR hay nhận diện khuôn mặt) trở thành bầu không khí hít thở hằng ngày của mình. Thậm chí, khi Apple đang có ý định loại bỏ Alipay (ứng dụng thanh toán nhanh phổ biến tại Trung Quốc) ra khỏi App Store, thì tại thị trường đông người dùng nhất của Apple – Trung Quốc – có hơn 90% người dùng sẵn sàng lựa chọn từ bỏ Iphone chứ không phải là ứng dụng Alipay. Hiện nay, việc thanh toán bằng tiền mặt ở Trung Quốc được coi là khá kỳ quặc. “Khi đi mua đồ, dùng ...

Vị trí địa lý tỉnh Sơn Tây Trung Quốc Khí hậu tỉnh Sơn Tây Trung Quốc Kinh tế tỉnh Sơn Tây Trung Quốc Văn Hóa Tỉnh Sơn Tây Trung Quốc Cảnh đẹp tại Sơn Tây Trung Quốc – Những địa điểm du lịch khó có thể bỏ qua Đền Jin Ancestral Thác Hukou Chùa gỗ Yingxian Chùa Huyền Không (chùa Treo) Hang đá Vân Cương Ngũ Đài Sơn Hằng Sơn Thành cổ Bình Dao Đại Trại Nương Tử Quan Ẩm thực tại Sơn Tây Trung Quốc – Những món ngon trứ danh khó có thể bỏ qua Súp thịt cừu Tou-nao Thịt heo hấp phô mai đậu nành Mì yến mạch Sơn Tây Tỉnh Sơn Tây là một tỉnh ở phía bắc của Trung Quốc. Năm 2018, Sơn Tây là tỉnh đứng thứ mười tám về số dân, đứng thứ hai mươi hai về kinh tế Trung Quốc với 37 triệu dân, tương đương với Canada và GDP đạt 1.682 tỉ NDT (254,2 tỉ USD) tương ứng với Việt Nam. Giản xưng của Sơn Tây là “Tấn”, theo tên của nước Tấn tồn tại trong thời kỳ Tây Chu và Xuân Thu. Tên gọi Sơn Tây có nghĩa là “phía tây núi”, ý đề cập đến vị trí của tỉnh ở phía tây của Thái Hành Sơn.Sơn Tây giáp Hà Bắc về phía đông, Hà Nam về phía nam, Thiểm Tây về phía tây và Nội Mông về phía bắc. Tỉnh lỵ của Sơn Tây là thành phố Thái Nguyên. Vị trí địa lý tỉnh Sơn Tây Trung Quốc Sơn Tây nằm ở trung bộ lưu vực Hoàng Hà, ở phía tây của Thái Hành Sơn, có tọa độ giới hạn từ 34°34′-40°43′ vĩ Bắc và 110°14′—114°33′ kinh Đông. Lãnh thổ Sơn Tây có hình bình hành kéo dài từ đông bắc đến tây nam, với diện tích là khoảng 156.700 km², chiếm 1,6% tổng diện tích Trung Quốc, dài khoảng 682 km theo chiều bắc-nam, rộng khoảng 385 km theo chiều đông-tây. Thái Hành Sơn ngăn cách Sơn Tây với Hà Bắc ở phía đông; ở phía tây thì Hoàng Hà ngăn cách Sơn Tây với Thiểm Tây; nam và đông nam của Sơn Tây là Hà Nam; phía bắc Sơn Tây là khu tự trị Nội Mông. Địa thế điển hình của Sơn Tây là lớp đất hoàng thổ bao trùm các cao nguyên sơn địa, bị giới hạn bởi Ngũ Đài Sơn và Hằng Sơn ở phía bắc, Thái Hành Sơn ở phía đông, Lã Lương Sơn ở phía tây. Địa thế của Sơn Tây nói chung là cao ở đông bắc, thấp ở tây nam. Vùng cao nguyên trong tỉnh nhấp nhô chứ không bằng phẳng, có các thung lũng sông dọc ngang. Địa mạo của Sơn Tây phức tạp và đa dạng: núi non, gò đồi, đài địa, bình nguyên, nhìn chung là núi nhiều sông ít, trong đó vùng núi non và gò đồi chiếm 80,1% diện tích của tỉnh, vùng đồng bằng ...

Trung quốc là một trong số nước có tổng số diện tích lớn đứng hàng thứ 4 của thế giới và xếp hàng đầu trên toàn cầu về dân số. Có lẽ vì thế mà đất nước này có thời kỳ lịch sử phức tạp nhằm khẳng định vị trí “đứng trên thiên hạ” về lãnh thổ, chính trị…. Vì lãnh thổ trãi dài trên khu vực Đông Á nên Trung quốc được thiên nhiên ban tặng nhiều phong cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Bài viết hôm nay xin được gửi đến quý bạn đọc những thông tin cơ bản, đầy đủ nhất về Trung quốc và giới thiệu đến du khách một số địa điểm du lịch nổi tiếng mà các bạn đừng nên bỏ lỡ nếu có dịp ghé thăm quốc gia này nhé! Đất nước Trung quốc và các thời kỳ lịch sử Credit: Jack L Trên bản đồ thế giới, Trung quốc là cộng hòa nhân dân Trung hoa. Lãnh thổ quốc gia này có diện tích 9.597.000 km² thuộc khu vực Đông Á, trải dài từ Tây sang Đông lẫn từ Bắc đến Nam. Biên giới giáp ranh với 14 nước như: Nga, Ấn Độ, Mông Cổ, Triều Tiên Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Nepal, Bhutan, Myanmar, Việt Nam và Lào. Bắc Kinh thuộc tỉnh Hà Bắc là thủ đô Trung quốc, từ xa xưa, vùng đất này từng là kinh đô của hầu hết các triều đại phong kiến Trung Hoa. Lợi thế của quốc gia này có đường bờ biển dài 18.000 km về phía Đông và Đông Nam đều tiếp giáp với biển Đông Trung Hoa, vịnh Triều Tiên, Hoàng Hải và Biển Đông. Địa hình tự nhiên của Trung quốc cũng rất đa dạng vừa có đồng bằng, châu thổ vừa có cả cao nguyên và hoang mạc cùng với hàng ngàn con sông cả lớn lẫn nhỏ. Lịch sử Trung quốc khá phức tạp và có từ khoảng 5.000 năm trước đây và được chia thành 4 thời kỳ sau đây: Thời cổ đại Các di tích khảo cổ cũng cho thấy từ thời kỳ đồ đá mới đã có người nguyên thủy sống tại các lưu vực thuộc sông Hoàng Hà và Trường Giang cho đến khi triều Hạ được thành lập. Rồi từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XII trước công nguyên là nhà Thương. Vào thế kỷ V trước Công nguyên, nhà Thương lại bị nhà Chu lật đổ, rồi đến lượt nhà Chu lại bị yếu dần do chính trị bất ổn, nhiều lãnh chúa trỗi dậy giao tranh nhằm chiếm toàn quyền cai trị. Thời đế chế Credit: Kienthuc Năm 221 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng đã chinh phục và thống nhất các nước chư hầu và lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Tần. Vì sự tàn bạo trong cách cai trị của nhà Tân nên nhà Hán đã nổi dậy đánh bại và thay thế nhà Tân  vào năm ...

Phong cách ẩm thực Cửu Trại Câu Những món ăn tạo nên văn hóa Cửu Trại Câu – Đậu phụ Mapo – Gà Trùng Khánh khô cay – Mì Dan Dan – Lẩu Tứ Xuyên – “Miếng phổi vợ chồng” – Vịt hun khói trà – Bọ cạp nướng Không chỉ sở hữu những thắng cảnh đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh, Cửu Trại Câu còn có vô số món ăn hấp dẫn, mang đậm phong cách ẩm thực Tứ Xuyên, với những đặc sản cay xé lưỡi, những món chiên rán thơm nồng vị ớt và tiêu. Phong cách ẩm thực Cửu Trại Câu Ẩm thực nơi đây mang đậm phong cách Tứ Xuyên, với khẩu vị nghiêng về các món cay nóng, giúp cơ thể người dân nơi đây hài hòa với khí hậu ngột ngạt và ẩm ướt. Chính vì thế, các đặc sản nơi đây có hương vị ớt cay nồng, tê đầu lưỡi và được pha trộn từ nhiều loại phụ gia khác nhau như hành, gừng, tỏi, ớt, giấm, tạo nên một khẩu vị rất đặc trưng và riêng, tạo nên phong cách chuẩn Tứ Xuyên. Nên nếu du khách đến với Cửu Trại Câu sẽ có cơ hội thưởng thức hương vị cay nồng của những món ăn Tứ Xuyên chính hiệu. Những món ăn tạo nên văn hóa Cửu Trại Câu – Đậu phụ Mapo Món ăn này được làm từ nguyên liệu là đậu phụ trắng mịn, sau khi chế biến xong, trên mặt đậu phụ được phủ một lớp thịt băm, dầu ớt, hạt tiêu và đậu. Nhìn món ăn vô cùng bắt mắt. – Gà Trùng Khánh khô cay Món ăn này được tạo nên từ thịt gà được nấu khô nhưng vẫn giữ được độ dai cần có, vì trước khi chế biến, người đầu bếp đã tẩm ướp thịt một cách cẩn thận với những gia vị cần thiết cho ngấm đều, rồi mới đem lên chiên. Sau cùng mới mang xào cùng ớt khô, hạt tiêu và tỏi, tạo nên một vị cay nồng và hăng. Du khách mỗi khi thưởng thức sẽ cảm nhận được một vị cay khó tả, đậm đà đúng chuẩn cay ẩm thực Tứ Xuyên. – Mì Dan Dan Đây là một món ăn vô cùng phổ biến ở Cửu Trại Câu, mà bắt cứ du khách nào ghé Cửu Trại Câu đều sẽ được thưởng thức. Món mì là sự hòa quyện giữa hương vị thịt bò và thịt heo trộn với các loại gia vị là lá hẹ, bột mè, nước tương và ớt.  Du khách sẽ thấy những sợi mì vàng tươi được phủ lên một lớp nước dùng đậm đặc mang theo hương vị thơm mùi cay nồng ấm của những quả ớt tươi. – Lẩu Tứ Xuyên Nhắc tới phong cách ẩm thực Tứ Xuyên, có lẽ lẩu là món được nghĩ đến đầu tiên bởi sự đặc biệt của chính nó. Và dĩ nhiên, đến Cửu Trại Câu, du ...

Đôi nét về văn hóa ẩm thực Trung Quốc Khám phá lịch sử văn hóa ẩm thực Trung Quốc Thời kỳ Thương Chu (205 – 256TCN) Thời kỳ Tần Hán (221TCN – 220CN) Thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc Triều (220 – 420 CN) Thời kỳ Nguyên Minh Thanh Thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc Lịch sử văn hóa ẩm thực Trung Quốc Ẩm thực Trung Hoa là một trong những nền ẩm thực lớn và lâu đời trên thế giới. Nó có ảnh hưởng rộng rãi đến những khu vực và vùng miền xung quanh Trung Quốc. Tìm hiểu về lịch sử văn hóa ẩm thực Trung Quốc sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét về nền ẩm thực đồ sộ này. Hãy cùng Du học Trung Quốc khám phá bức tranh ẩm thực đa sắc màu của Trung Quốc nhé! Đôi nét về văn hóa ẩm thực Trung Quốc Ẩm thực Trung Quốc có lịch sử đã hàng nghìn năm. Nó xuất phát từ nhiều vùng miền khác nhau và đã lan rộng ra khắp nơi trên thế giới. Trung Quốc rộng lớn, cảnh vật và địa hình đa dạng. Khí hậu, vùng miền có sự phân hóa sâu sắc. Chính điều này giúp ẩm thực nơi đây đa dạng và phong phú từ nguyên liệu đến cách chế biến. Có rất nhiều loại sản vật khác nhau. Tùy từng địa phương lại có cách nấ nướng riêng biệt. Khám phá văn hóa ẩm thực Trung Quốc, bạn sẽ đến với một bức tranh sống động đầy màu sắc. Như đã nói ở trên ẩm thực Trung Hoa trải qua hàng nghìn năm phát triển. Đến nay, lương thực chính của người Trung Quốc là cơm hay gạo. Ngoài ra, khu vực phía Bắc sử dụng lúa mì thay thế cho gạo. Từ lúa mì, một loại những món ăn truyền thống đã ra đợi. Có thể kể đến như mì sợi, bánh bao, sủi cảo, hoành thánh. Đặc biệt, bánh bao và sủi cảo là hai món ăn không thể thiếu trong dịp Tết. Ngoài ra, người Trung Quốc cũng rất chú trọng gia vị. Hai loại gia vị phổ biến nhất là xì dầu và ngũ vị hương. Người Trung Quốc coi trọng gia vị cho món ăn Khám phá lịch sử văn hóa ẩm thực Trung Quốc Lịch sử văn hóa ẩm thực của Trung Quốc có 7 giai đoạn phát triển. Dưới đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về 4 giai đoạn này nhé Thời kỳ Thương Chu (205 – 256TCN) Đây là giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của ẩm thực Trung Hoa. Ở thời kỳ này, người ta gọi nó là “thực đơn cổ nhất”. Giai đoạn thượng cổ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của các món ăn điểm tâm. Tiêu biểu nhất chính là sự ra đời của các món như chè, mật ong, các món tráng miệng làm từ hoa quả, … ...

1. Tuyệt tác ẩm thực Trung Quốc – Món ăn Sơn Đông 2. Văn hóa ẩm thực Trung Quốc trứ danh – Món ăn Tứ Xuyên 3. Nghệ thuật ẩm thực Trung Quốc nổi bật – Món ăn Giang Tô 4. Văn hóa ẩm thực Chiết Giang 5. Tuyệt tác văn hóa ẩm thực Trung Quốc – Món ăn Quảng Đông 6. Nghệ thuật đồ ăn Phúc Kiến nổi danh 7. Văn hóa ẩm thực nổi tiếng – Món ăn Hồ Nam 8. Ẩm thực An Huy Nghệ thuật ẩm thực Trung Quốc được xếp vào hạng bậc nhất thế giới bởi tính đa dạng và độc đáo của một quốc gia lớn thứ 4 thế giới. Sự hình thành của mỗi trường phái ẩm thực Trung Quốc không thể tách rời với việc nấu ăn đặc sắc và độc đáo. Vì nó cũng chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của vị trí địa lí, điều kiện khí hậu, tài nguyên hay thói quen ăn uống của người dân tại vùng miền đó. Món ăn của Giang Tô, Chiết Giang có khác nào người đẹp; Giang Nam thanh tú; món ăn của Sơn Đông, An Huy là một trang nam nhi mộc mạc chất phác; món ăn của Quảng Đông, Phúc Kiến thì nhã nhặn như vị công tử phong lưu còn món ăn của Tứ Xuyên, Hồ Nam thì chẳng khác nào một vị danh sĩ tài ba. Cùng Visana tìm hiểu chi tiết hơn về 8 trường phải ẩm thực Trung Quốc nổi tiếng bao gồm Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Chiết Giang, Hồ Nam và An Huy qua bài viết sau đây nhé. 1. Tuyệt tác ẩm thực Trung Quốc – Món ăn Sơn Đông Gồm hai loại món ăn Tế Nam và Dao Đông. Đặc điểm: Vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, nhất là món hải sản, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật. Đặc sản Sơn Đông: ốc kho, cá chép chua ngọt. 2. Văn hóa ẩm thực Trung Quốc trứ danh – Món ăn Tứ Xuyên Gồm hai trường phái Thành Đô và Trùng Khánh. Đặc điểm: Lắm mùi vị và nồng đậm. Đặc sản Tứ Xuyên: vây cá kho khô, cua xào thơm cay, đậu phụ cay Tứ Xuyên. Nếu bạn sắp đến Trung Quốc, hãy nhớ làm visa đi Trung Quốc và lên lịch chuẩn bị thưởng thức các món ăn trứ danh trên ở Tứ Xuyên nhé. Đặc biệt, trong 8 trường phái ẩm thực của Trung Quốc thì món ăn của Tứ Xuyên là được phổ biến rộng rãi nhất với lịch sử lâu dài, hương vị độc đáo, được chú trọng về sắc, hương, vị, hình, nhất là có khá nhiều vị và nồng đậm gồm tê, cay, mặn, ngọt, chua, đắng, thơm, trộn lẫn khéo léo và biến hóa linh hoạt. Chính vì sự đa dạng và khéo léo trong cách chế biến và pha chế khẩu vị, đồ ăn ...

Xuyên suốt chiều dài 5000 năm lịch sử, dưới ảnh hưởng của nhiều vùng văn hóa khác nhau, Trung Quốc sở hữu nền ẩm thực đặc sắc hơn thảy với sự kết hợp tinh tế giữa hương, sắc, vị, thị. Chính sự đa dạng của nó đã dẫn đến nhiều lầm tưởng trong văn hóa ăn uống của đất nước này. Cầu kỳ về hình thức Sự du nhập từ văn hóa phương Tây đã tạo nên nét cầu kỳ trong bài trí món ăn ở Trung Quốc. Không chỉ quan tâm đến hương và vị, các đầu bếp để mắt hơn đến “thị giác” món ăn, họ mong muốn gây ấn tượng với thực khách ngay từ vẻ ngoài bắt mắt của món ăn. Nhưng thực chất, người Trung Quốc ban đầu không quá đặt nặng việc bài trí cũng như hình thức món ăn và thậm chí có xu hướng đơn giản hóa. Họ thường đựng thức ăn vào một tô hoặc đĩa lớn rồi rắc thêm vài đoạn hành nhấn nhá bên trên. Món ăn càng đắt tiền là món ăn phải đạt đủ độ ngon về mùi vị, bỏ qua hình thức bề ngoài. Đặc biệt, họ cũng thích dùng các dụng cụ ăn uống đơn giản và gần như chỉ sử dụng đũa gắp trong hầu hết bữa ăn. Người Trung Quốc thích ăn cơm Dù gạo được xem là lương thực chính yếu của Trung Quốc và giữ vị trí lớn trong các bữa ăn mà chúng ta thường gọi là cơm nhưng thực chất người Hoa lại dành tình yêu lớn hơn cho bột mì – thứ nguyên liệu làm ra các món mì sợi, bánh bao và sủi cảo trứ danh. Mì kéo được xem là một nghệ thuật ẩm thực đặc trưng bậc nhất của người Hoa. Theo quan niệm, sợi mì kéo càng dài càng thể hiện cuộc sống trường thọ. Mì thường được ăn kèm cùng nước súp hầm từ xương và rau củ hay trộn với thịt cùng nước sốt, hoặc đôi khi dùng với nước sốt để riêng. Một bát mì thơm phức, nước dùng bắt mắt, bỏ thêm một chút vị cay là thứ điểm tâm không thể chối từ bởi bất kỳ người Trung Quốc nào. Bên cạnh mì kéo, người dân Trung Quốc còn dùng bột mì để gói bánh bao kèm theo nhân thịt cùng các loại rau hoặc màn thầu không nhân. Mẻ bánh nghi ngút khói đầy hấp dẫn trở thành thứ không thể thiếu trong nền ẩm thực xứ Trung Hoa. Họ ăn bánh bao vào bất cứ bữa nào trong ngày, có thể để lót bụng hoặc ăn như bữa chính. Đã từng đến Trung Quốc hay chỉ đơn giản ngồi trước màn hình xem phim cũng dễ nhận thấy người Hoa rất thích dùng bánh chẻo (sủi cảo) thay cơm. Vỏ bột mì cán mỏng gói nhân rồi đem hấp hoặc thả vào nước dùng. Sủi cảo mang ...

Tháp Zhenhai hay còn được gọi là “Tower Wanghai” (Thiền viện) và “tháp Wuceng” (5 tầng), tọa lạc ở công viên Yuexiu, trung tâm thành phố Quảng Châu, là một trong những tòa nhà mang tính bước ngoặt của Quảng Châu với các tính năng phong phú của quốc gia. Tháp Zhenhai là đơn vị bảo vệ di tích văn hoá tỉnh Quảng Đông. Ngôi tháp này được xây dựng vào đầu năm 1380 bởi nhà Chu Liangzi, một thành viên quyền lực của tầng lớp quý tộc tỉnh, để chứng minh sức mạnh của mình để “bắt biển và núi” – Vĩnh Gia Cư thiết kế và cho xây dựng. Tháp này sau đó được kết hợp với thành phố Quảng Châu, trở thành tháp canh phía bắc. Trong một thời gian dài, tòa tháp là biểu tượng của Quảng Châu trước khi Tượng Vũ được xây dựng. Có một vần điệu dân gian xung quanh được truyền tai trong địa phương, có nghĩa là “đầu của cậu bé béo thậm chí còn lớn hơn chùa năm tầng, cậu bé béo, tay thậm chí còn nhỏ hơn hạt đậu tuyết.” (Quảng Đông đề cập đến đậu Hà Lan tuyết như đậu Hà Lan khi nó được nhập khẩu lần đầu tiên từ Châu Âu đến Quảng Châu.) “Người béo” có thể được thay thế bởi bất kỳ người nào. Tháp Zhenhai cao 25m, rộng 31m và sâu 16m, vào thời gian mới hoàn thành xây dựng tháp Quảng Châu trở thành tòa nhà cao nhất ở Quảng Châu. Tháp được xây dựng lại năm 1928. Tháp được xây dựng theo phong cách nhà Minh, với màu sơn đỏ đặc trưng. Các căn cứ xung quanh tháp giữ một số các khẩu pháo được người Anh sử dụng trong chiến tranh *** khi họ chiếm được vùng đất chiến lược xung quanh tòa tháp và vùng lân cận. Tòa tháp có hai con sư tử đá được khắc trong triều đại nhà Minh và cũng để bảo vệ lối vào. Năm 1929, tháp Zhenhai trở thành bảo tàng thành phố Quảng Châu và đổi tên thành Bảo tàng Quảng Châu vào năm 1950. Hiện nay, nó được sử dụng như là một địa điểm Quảng Châu chuyên biệt để thu thập và trưng bày các di tích lịch sử và vật liệu của thành phố Quảng Châu trong sự phát triển của 2.000 năm theo chiều dài của các triều đại. Ở phía trước của tháp, có những chữ khắc trên tấm bảng lớn tượng trưng của các triều đại liên tiếp dọc hành lang và 2 chú sư tử đá cát màu đỏ của triều đại nhà Minh với chiều cao 2m đứng đối diện nhau. Ở bên phải tháp, 12 pháo đài cổ đại được trưng bày. Tháp Zhenhai được phủ bằng gạch men màu xanh lá cây và được trang trí bằng men gốm màu của Shiwan, tạo ra một khung cảnh tuyệt vời. Tháp Zhenhai đã ...

Triết lý âm – dương (Yin – Yang) là trung tâm của nền văn hóa Trung Quốc và đóng một vai trò quan trọng về tất cả mọi thứ. Trong triết học và tôn giáo Trung Quốc có hai nguyên tắc, một là Yin và khác là Yang. Yin đại diện tiêu cực, tối tăm và nữ hay nữ tính. Yang đại diện tích cực, tươi sáng và nam tính. Từ xa xưa người Trung Quốc đã vận dụng tư tưởng triết học “Âm dương ngũ hành” vào văn hóa ẩm thực và đã thiết kế một hệ thống lý luận hoàn chỉnh. Các triết gia cổ đại dùng tư tưởng triết học âm dương ngũ hành để giải thích tất cả những học thuyết trong cuộc sống tự nhiên có hai mặt đối lập và hỗ tương, cho rằng tất cả mọi thứ đều có hai mặt đối lập âm và dương, dùng triết lý âm dương để giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, chẳng hạn như bầu trời là dương, mặt đất là âm; mặt trời là dương, mặt trăng là âm. “Sự đối lập và thống nhất của âm và dương chính là nguồn gốc của sự phát triển vạn vật.Tất cả những gì có thuộc tính phát triển, sinh sôi, mạnh mẽ, hướng ngoại thì là dương, ngược lại, tất cả những vật có tính năng tĩnh, lạnh, ức chế, ngưng tụ và hướng nội thì thuộc âm”. “Ngũ hành” chính là nhận thức của người Trung Quốc cổ đại về năm yếu tố cơ bản hình thành những quy luật trong vụ trụ. Trong văn hóa ẩm thực truyền thống của Trung Quốc, triết lý âm dương ngũ hành được xem là nền tảng của mọi vật trong tự nhiên, có câu “Vạn vật trong tự nhiên, có sự điều hòa âm dương, thì là quân bình”. Con người chính là một trong “Tam tài”, nếu như con người không có sự cân bằng về âm dương, tất sẽ sinh bệnh. Vì vậy trong quyển “Hoàng đế nội kinh tố vấn, âm dương ứng tượng đại luận” có nói: “Dương thắng tắc âm bệnh, âm thắng tắc dương bệnh. Dương thắng tắc nhiệt, âm thắng tắc hàn. Trọng hàn tắc nhiệt, trọng nhiệt tắc hàn”. Có nghĩa là trong cơ thể con người nếu dương khí quá mạnh thì âm khí sẽ yếu, ngược lại nếu âm khí quá mạnh thì dương khí cũng yếu. Dương khí mạnh sẽ sinh bệnh về nhiệt, âm khí mạnh sẽ sinh chứng bệnh về hàn, hàn đến cực điểm sẽ sinh bệnh về nội nhiệt, nhiệt đến cực điểm cũng sinh chứng nội hàn. Âm dương không hẳn là luôn luôn đối lập lẫn nhau mà cũng có khi hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ, hoạt động cơ năng của cơ thể con người (dương) phải cần đến các chất dinh dưỡng (âm) để hỗ trợ cho sự hoạt động, nhưng mặt khác, các hoạt động cơ ...

Mặc dù khi nền nhiệt độ ngoài trời chỉ từ 0 đến 5 độ C thế nhưng vẫn có rất nhiều người đi xe đạp trên đường phố Bắc Kinh. Họ đi làm, đi chợ, đưa đón con cái… trên những chiếc xe đạp. Trong khi đời sống ngày càng được nâng cao như hiện nay, việc một gia đình ở Bắc Kinh có 1-2 chiếc xe ô tô là khá phổ biến. Tuy nhiên, người dân Bắc Kinh vẫn sử dụng xe đạp như một phương tiện di chuyển chính. Trên các đại lộ, những làn xe được phân định rõ ràng, người ta vẫn không quên quy hoạch đường dành riêng cho xe thô sơ. Xe đạp khá được ưu tiên, điều đáng ghi nhận là ý thức chấp hành luật giao thông của người dân rất tốt. Theo nhiều nghiên cứu xã hội học ở Bắc Kinh sở dĩ người dân thích đi xe đạp vì nó có nhiều lợi ích, rèn luyện sức khỏe, tiết kiệm, tự do, dễ tìm chỗ gửi xe,… Nếu đến Bắc Kinh du khách có thể thuê xe đạp ở bất cứ địa điểm nào với giá rất rẻ thôi, du khách càng thích thú hơn với việc thuê xe đạp trong một giờ đầu tiên, sẽ không phải tính tiền. Cho dù có mượn xe quá 10 tiếng đồng hồ, thậm chí là cả ngày cũng không tính quá 10NDT (khoảng 35.000 VNĐ). Khách cũng có thể trả xe ở bất kỳ trạm cho thuê xe đạp nào trong thành phố và số tiền sẽ được trừ thẳng trong thẻ. Chính sự thuận tiện này đã khuyến khích người dân cũng như khách du lịch thường xuyên sử dụng xe đạp làm phương tiện di chuyển. Xe ô tô khó tìm chỗ đậu, còn xe đạp lại chẳng thành vấn đề. Gần như bất cứ vỉa hè nào cũng có chỗ dành riêng để dựng xe đạp. Không cần phải lấy phiếu hay gửi xe cho phiền phức, cứ gạt chống và đừng quên khóa xe là yên tâm. Từ bến tàu điện ngầm đến Đại sứ quán Việt Nam trên đường Quang Hoa, nếu đi xe đạp chỉ mất 5 phút, còn nếu đi ô tô thì mất khoảng 15 phút đến nửa tiếng thậm chí là một tiếng đồng hồ, vì ô tô phải đi vòng và hay xảy ra tắc đường. Đó là lý do tại sao trong xã hội hiện đại ngày nay, cuộc sống người dân Bắc Kinh vẫn không thể thiếu chiếc xe đạp. Ở Trung Quốc, vào những năm 1960 của thế kỷ trước, xe đạp đồng nghĩa với phương tiện đi lại có chi phí thấp và thuận tiện cho giao thông. Nhưng giờ đây, khi nền kinh tế tăng trưởng cao với số lượng ô tô xuất hiện ngày càng dày đặc trên các con đường, xe đạp trở thành hình ảnh liên tưởng đến những người nghèo trong quá khứ, điều mà nhiều người ...

Rượu được xem là một loại thức uống truyền thống của người dân Trung Hoa. Rượu có bề dày lịch sử có thể sánh ngang với lịch sử gầy dựng đất nước Trung Quốc. Dễ dàng nhận thấy tầm ảnh hưởng rộng khắp của rượu đã len lỏi và đồng hành trong cuộc sống từ thời tự cổ chí kim đến nay của người Hoa. Có thể nói rượu được xem là loại thức uống thể hiện sự trang trọng trong văn hóa Trung Hoa. Từ xa xưa, rượu đã hiện hữu trong nhiều sự kiện quan trọng lẫn đời sống thường nhật từ các bậc vua chúa, quan lại triều đình đến trong câu chuyện hằng ngày của người dân. Rượu xuất hiện ở đất nước này cách đây khoảng 7.000 năm, từ thời Thần Nông, ông vua huyền sử dạy dân nghề nông và trồng thảo dược, vì việc trồng ngũ cốc dần dần đưa đến việc nấu rượu. Theo một thuyết khác, kỹ thuật nấu rượu bắt đầu từ đời Hạ (2100 TCN – khoảng 1600 TCN). Các tửu khí (vật dùng đựng và uống rượu) mà các nhà khảo cổ khai quật được cho thấy từ xa xưa, rượu sớm được dùng trong cúng tế. Người ta phân rượu thành hai loại chính là hoàng tửu và mễ tửu. Hoàng tửu được lên men và ủ trực tiếp từ ngũ cốc như gạo hoặc lúa mì và trải qua thời gian dài nấu mới thành phẩm. Thông thường, hoàng tửu chỉ có nồng độ dưới 20 độ. Loại rượu này được xem là rượu nhẹ, chúng được khử trùng và đóng chai đem bán trên thị trường. Hoàng tửu cũng được sử dụng làm nguyên liệu để chưng cất thành mễ tửu (rượu gạo trắng), thêm vào đó những phụ gia cần thiết. Mễ tửu có nồng độ cao, thông thường sẽ lớn hơn 30 độ và khi uống vào sẽ có cảm giác cay và nóng đốt trong cổ. Loại rượu này thường được hâm nóng trước khi uống nên còn gọi là thiêu tửu. Mễ tửu không tốt cho sức khỏe bằng hoàng tửu. Cũng giống như Việt Nam, phần lớn các loại rượu của Trung Quốc đều được chế biến từ những loại ngũ cốc, mà tiêu biểu nhất là gạo. Ngũ cốc làm rượu không giống nhau: miền Nam dùng gạo nếp; miền Bắc dùng lúa mì, đại mạch, cao lương hoặc hỗn hợp ngũ cốc. Ngoài ra, còn dùng nho (bồ đào), lê, cam, trái vải, sơn tra, mía v.v… Nước rất quan trọng vì nó góp phần vào sự lên men. Men rượu gọi là khúc bính hay tửu dược. Hương vị riêng của rượu còn tùy thuộc độ pH của nước. Người ta dùng thêm một số thảo dược để tạo màu và hương vị đặc trưng. Loại rượu thảo dược có thể dùng làm gia vị nấu ăn. Nổi tiếng nhất Trung Quốc là rượu Mao Đài (tỉnh Quý ...

1 – LÊ HỘI LHASA 2 – LỄ HỘI LINGKA WOODS 3 – TẾT LOSAR 4 – LỄ HỘI SHOTON 6 – LỄ HỘI MONLAM 7 – LỄ HỘI LITANG Vốn được mệnh danh là “Nóc nhà của thế giới”, Tây Tạng nổi tiếng với những ngọn núi tuyết phủ trắng cao sừng sững, kì vĩ; với những đồng cỏ thảo nguyên trải rộng bao la… những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, đẹp đến mê mẩn chính là điểm thu hút của Tây Tạng trong lòng du khách. Không những thế, vùng đất Tây Tạng còn nổi tiếng bởi sự muôn màu lễ hội văn hóa từ đầu đến cuối năm. 1 – LÊ HỘI LHASA Tháng lễ hội Lhasa ở Tây Tạng đã bắt đầu diễn ra vào ngày 25/5 Tây lịch nhằm ngày 1/4 Tạng lịch. Hàng năm vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6 Tây lịch nhằm tháng 4 Tạng lịch khắp Tây Tạng đều tưng bừng đón mừng kỷ niệm lễ hội “tháng lễ hội Lhasa”. Lễ hội này kéo dài suốt một tháng và bắt đầu từ ngày 1/4 (Tạng lịch). Đây là lễ hội truyền thống hằng năm của Tây Tạng. Lhasa là một thành phố lớn phía Tây Nam Tây Tạng. Nơi này còn được gọi là “Thánh địa”, nơi mà từ trước đến nay luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo thịnh vượng nhất với sự nguy nga tráng lệ Bố Đạt La cung. Cũng có thể nói đây là trung tâm kết hợp sự hiện diện cao nhất giữa “Chính – Giáo” (chính trị và tôn giáo), tiêu biểu cho toàn Tây Tạng. Tạng lịch tháng 4 là tháng kỷ niệm ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn. Cũng giống như các tín đồ Phật giáo khắp nơi trên thế giới, vào những ngày kỷ niệm này, người dân Tây Tạng đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni. Theo quan điểm của người Tây Tạng, tháng 4 là lúc trên dải ngân hà xuất hiện vì tinh tú thứ 3 “Thị tinh” trong 28 vì tinh tú. Người Tây Tạng gọi vì tinh tú này là Lhasa tinh tú. Theo quan điểm của người Tây Tạng, mỗi vì tinh tú đều tượng trưng cho một vị thần. Vào tháng tư, ở hướng Tây Nam Tây Tạng sẽ nhìn thấy vì “Thị tinh ” này xuất hiện cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một vị thần giáng sinh ở phía Tây Nam Tây Tạng – nơi có thành phố Lhasa – đem lại sự an bình cho dân chúng, bảo vệ sự hưng thịnh dài lâu cho thành phố Lhasa. Vì thế, tháng này ở Tây Tạng gọi là “ Tháng Lhasa”. Lễ hội kỷ niệm đức Phật đản sinh, thành đạo, nhập Niết bàn cũng vào tháng này nên gọi là “Tháng lễ hội Lhasa”. Suốt ...

Bánh bao là một loại bánh làm bằng bột mỳ có nhân và hấp trong ẩm thực Trung Hoa. Nó giống với loại bánh màn thầu truyền thống của Trung Quốc. Nhân bánh bao được làm bằng thịt và/hoặc rau. Bánh bao thường được dùng bất cứ bữa ăn nào trong ngày trong văn hóa Trung Hoa, và thường được người Trung Quốc dùng làm món ăn bữa sáng. Có các loại bánh bao phổ thông tại Trung Quốc như: Cẩu bất lý bao tử (bánh bao nhân thịt ở Thiên Tân; tên nó có nghĩa là, “bánh bao chó không thèm”); Tiểu long bao (loại bánh bao nhỏ nhân thịt từ Thượng Hải chứa nước trái cây); Sanh tiên man đầu (loại bánh bao nhỏ chiên, nhân thịt từ Thượng Hải); Thang bao (loại bánh bao lớn, có xúp từ Dương Châu, chứa xúp trong nhân khi ăn phải uống nước nhân trước sau đó ăn vỏ); Đậu sa bao (loại bánh bao có nhân đậu đỏ nhừ); Liên dong bao (loại bánh bao có nhân hạt sen); Nãi hoàng bao (loại bánh bao có nhân sữa trứng ngọt màu vàng); Bánh bao chỉ (loại bánh bao nhân mè đen nhừ). Trong những loại bánh này, nổi bật là Bánh bao xá xíu. Với vỏ bột mì và bên trong nhân là hỗn hợp thịt bằm sau đó được mang đi hấp chín tạo nên một mùi thơm rất đặc trưng của món bánh bao xá xíu. Nếu như du khách có dịp đi du lịch Trung Quốc, đây là một món ăn mà du khách không nên bỏ qua. Cách làm bánh bao nhân xá xíu là sự kết hợp giữa vị đậm đà của thịt xá xíu và lớp vỏ bánh mềm mịn bên ngoài tạo nên một hương vị hấp dẫn khó cưỡng lại. Không giống với bánh bao thông thường khác, bánh bao xá xíu có phần nhân được làm bằng thịt xá xíu nên có màu vàng thơm và rất đậm đà. Để làm ra được chiếc bánh bao xá xíu thơm ngon cần có các nguyên liệu cần thiết như: Men nở; Nước ấm; Bột mì; Đường trắng; Thịt ba chỉ; Gia vị ướp thịt: muối đường, dầu hào, xốt xá xíu, nước tương, nước lọc; củ Cà rốt; củ Hành tây. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, người dân Trung Quốc tiến hành chế biến với những bước đơn giản như sau: – Nhào bột bánh bao: Cho men nở vào trong bát nước ấm và để trong khoảng 10 phút. Tiếp theo, đổ bột ra bát to rồi cho phần nước men nở vào. Dùng tay nhào bột thật đều tay để tạo thành một khối dẻo, quánh mịn, không bị dính tay. Sau đó đặt bát bột vào nơi kín gió, phủ khăn hoặc màng bọc thực phẩm và ủ khoảng 20 phút). – Làm nhân xá xíu: Hành tây, cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ rồi dùng dao băm nhỏ hành tây, cà rốt. Thịt ba chỉ rửa ...

Cúi gập người ở Nhật Bản, chắp tay trước ngực ở Thái Lan hay hôn má ở nhiều quốc gia Châu Âu… là những cách chào hỏi đã tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa và truyền thống của riêng họ. Tuy nhiên, nếu có dịp ghé thăm đến Tây Tạng, du khách có lẽ sẽ “choáng” vì cách chào cực đặc biệt có phần hơi mất vệ sinh nơi đây, đó là thè lưỡi chào nhau. Những người Tây Tạng gặp nhau sẽ lè lưỡi để chào nhau. Hành động này được xem là sự chào đón và tôn trọng đối phương. Do đó, nếu người Tây Tạng gặp bất cứ ai, họ cũng thực hiện động tác trên. Thực tế, tập tục lè lưỡi để chào nhau của người Tây Tạng đã có ở nhiều thế kỷ trước. Tập tục này được duy trì cho đến ngày nay. Theo những người Tây Tạng cho biết, vào thế kỷ thứ IX, ở vùng đất này có một vị vua vô cùng độc ác tên là Lang Darma. Đây là vị vua có điểm khác biệt là chiếc lưỡi có màu đen. Khi vua mất, người dân đã tin rằng vua sẽ được chuyển kiếp. Để chứng minh bản thân không phải là người đầu thai của vị vua độc ác kia, những người dân Tây Tạng gặp nhau sẽ lè lưỡi ra. Nếu người nào có chiếc lưỡi màu đen sẽ được cho là hiện thân của vị vua tàn bạo. Bên cạnh đó cũng có một truyền thuyết khác cho rằng, người dân lè lưỡi để đối phương có thể biết rằng họ không hề đọc thần chú hay làm bất cứ ma thuật hắc ám nào làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Cũng kể từ đó, tục lè lưỡi chào nhau đã trở thành thói quen của những người dân địa phương. Tục lệ này trở nên khá phổ biến giống như người phương Tây gặp nhau là bắt tay. Ngày nay, tục lè lưỡi chào nhau ở vùng Tây Tạng cũng giảm dần. Khi ngành du lịch nơi đây ngày càng phát triển, rất nhiều khách du lịch nước ngoài đến vùng đất này đã khiến cho người dân Tây Tạng cũng ý thức hơn về việc làm của mình. Một số người cho rằng, hành động lè lưỡi rất bất lịch sự, mất vệ sinh, giống như đang đe dọa người khác. Tuy nhiên, khi đến nơi này trong hành trình du lịch Trung Quốc, thỉnh thoảng, du khách vẫn gặp trường hợp người dân lè lưỡi với mình. Lúc này, du khách chỉ cần mỉm cười thật tươi là đủ.

Nằm cách thành phố Tô Châu, tỉnh Chiết Giang khoảng 20km, thị trấn cổ Đồng Lý được xây dựng và phát triển dưới triều đại nhà Tống (960 – 1279). Với diện tích 62km2 được bao quanh bởi 15 con kênh đào và nối với nhau bởi 49 cây cầu với nhiều hình thù khác nhau. Đồng Lý ngày nay còn giữ lại nhiều ngôi nhà được xây dựng từ đời Minh và Thanh với lịch sử hơn 600 năm nhưng phần nhiều trong số đó vẫn giữ nguyên được những giá trị ban đầu. Ấn tượng đầu tiên của thị trấn cổ Đồng Lý là khá đông người, phần lớn là khách du lịch. Nhưng càng đi sâu vào trong, không khí cổ kính và tĩnh lặng của Đồng Lý càng tăng lên, cho du khách một cảm giác thanh bình. Đứng trên lầu của một dinh thự cổ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (Tuisi Garden), có thể phóng tầm mắt và bao quát được một phần Đồng Lý với những mái ngói đặc trưng soi mình bên làn nước trong vắt, cũng thấy cả hình ảnh một bà cụ men theo bậc thang đá dẫn xuống dòng kênh để giặt áo và rửa rau cho bữa cơm trưa. Du khách cũng có thể mua vé để ngồi trên những chiếc thuyền giống như chiếc gondola ở Venice nước Ý và thả lững lờ dọc theo con kênh uốn lượn quanh Đồng Lý. Hoặc có thể thả bộ đến những ngõ nhỏ và sâu nhất ở đây trên những con đường lát gạch hoặc trải sỏi nhưng khá sạch sẽ. Những cửa hàng bán hạt dẻ, hạt bí, óc chó… thơm nức sẽ níu du khách dừng chân để mua một ít mang đi nhấm nháp dọc đường. Lang thang rồi cuối cùng du khách cũng sẽ “lạc” đến một bảo tàng độc đáo của người Trung Quốc, đó là Bảo tàng Văn hóa Tình dục cổ đại. Giữa một xã hội truyền thống như Trung Quốc, bảo tàng này gây ngạc nhiên bởi nó cởi mở tới độ không chỉ mô phỏng các tư thế quan hệ nam nữ mà còn đề cập đến cả tình dục tập thể hay đồng tính. Với một xã hội truyền thống, tôn sùng đạo Khổng và coi hiếm khi công khai đề cập quan hệ nam nữ, thì 3.000 tác phẩm trưng bày về văn hoá tình dục nơi đây là điều mới lạ. Bảo tàng có khuôn viên rộng 3.800m2 triển lãm trong nhà và 5.200m2 ngoài trời, được đầu tư trên 3.000.000 NDT. Lẽ ra bảo tàng được đặt ở Thượng Hải, nhưng do chính quyền Thượng Hải không cho phép nên phải đưa nó về Đồng Lý. Du khách muốn vào cổng phải trình chứng minh thư hoặc giấy tờ chứng minh ít nhất 18 tuổi, và du khách sẽ phải mua vé 30 NDT. Đón chào du khách ở lối vào là một bức ...

Mỗi một nét văn hóa của mỗi nước đều có những cái hay riêng. Nói đến rượu thì ở nước nào cũng phải có. Đặc biệt là trong những dịp giao lưu bạn bè, gặp gỡ đối tác thì rượu không thể thiếu. Với đất nước Trung Quốc thì sao nhỉ? Hãy cùng Vietsense đi du lịch Trung Quốc và hiểu văn hóa rượu của con người nơi đây nhé! Xuất xứ của rượu Trung Quốc Rượu được xem là một loại thức uống truyền thống của người dân Trung Hoa. Theo tương truyền, nguồn gốc của rượu xuất phát từ các loại thức uống lên men có cồn của người dân Trung Hoa. Cũng giống như Việt Nam, phần lớn các loại rượu của họ đều được chế biến từ những loại ngũ cốc, mà tiêu biểu nhất là gạo. Hai loại rượu chính Người ta phân rượu thành hai loại chính là hoàng tửu và mễ tửu. Hoàng tửu được lên men và ủ trực tiếp từ ngũ cốc như gạo hoặc lúa mì và trải qua thời gian dài nấu mới thành phẩm. Thông thường, hoàng tửu chỉ có nồng độ dưới 20 độ. Loại rượu này được xem là rượu nhẹ, chúng được khử trùng và đóng chai đem bán trên thị trường. Hoàng tửu cũng được sử dụng làm nguyên liệu để chưng cất thành mễ tửu ( rượu gạo trắng), thêm vào đó những phụ gia cần thiết. Mễ tửu có nồng độ cao, thông thường sẽ lớn hơn 30 độ và khi uống vào sẽ có cảm giác cay và nóng đốt trong cổ. Bề dày lịch sử của rượu Trung Quốc Rượu ở mảnh đất này có một bề dày lịch sử mà có thể sánh ngang với lịch sử dựng nước của Trung Quốc. Cùng với ngần ấy thời gian, rượu đã dần đi vào trong đời sống và những câu chuyện lịch sử của người dân Trung Hoa. Vào thời xa xưa,  rượu là một yếu tố không thể thiếu trong những buổi yến tiệc của vua quan và hoàng đế. Hay trong những cuộc chiến sinh tử, rượu là thức uống mà các tướng soái dùng để mời các binh lính của mình trước khi ra trận như là một sự tôn trọng và đại diện cho lòng trung thành. Mặt khác, nó còn có tác dụng nâng cao sĩ khí cho quân lính, làm cho những kẻ hèn nhát trở nên dũng cảm hơn nâng cao tinh thần chiến đấu. Nếu các bạn là một fan hâm mộ những bộ phim cổ trang của nơi này, chắc sẽ nhận ra những tình tiết rất quen thuộc: những nhân vật trong phim kết tình huynh đệ thường gắn liền với hình ảnh những chén rượu trắng được uống chung với giọt máu đào, thể hiện tình huynh đề keo sơn, một lòng. Mà điển nổi tiếng nhất là hình ảnh kết giao giữa Quan Vân Trường, Lưu Bị và Trương Phi ...

Khi du khách yêu thích du lịch theo kiểu hình thức phượt tại đất nước khác, mà lại không biết những con đường tại đất nước này thì du khách có thể lựa chọn phương tiện giữa các thành phố bằng ô tô hay tàu hỏa. Đặc biệt khi du khách tới Trung Quốc, 1 quốc gia có diện tích lớn nhất thứ 4 trên thế giới (sau Canada, Hoa Kỳ,Nga) và là có dân số lớn nhất thế giới, thì lựa chọn di chuyển giữa các thành phố bằng tàu hỏa vô cùng thú vị. Khi du khách yêu thích du lịch theo kiểu hình thức phượt tại đất nước khác, mà lại không biết những con đường tại đất nước này thì du khách có thể lựa chọn phương tiện giữa các thành phố bằng ô tô hay tàu hỏa. Đặc biệt khi du khách tới Trung Quốc, 1 quốc gia có diện tích lớn nhất thứ 4 trên thế giới (sau Canada, Hoa Kỳ,Nga) và là có dân số lớn nhất thế giới, thì lựa chọn di chuyển giữa các thành phố bằng tàu hỏa vô cùng thú vị. Du khách đi trên chuyến tàu hỏa tại mảnh đất này sẽ vô cùng cảm thấy thú vị khi được trải nghiệm từ việc mua vé đến việc đi tàu. Những chuyến tàu chạy xìch xịch, sẽ cho du khách ngắm những khung cảnh hùng vĩ, nhưng không đầy chất nên thơ, trữ tình tại Trung Quốc. Di chuyển bằng loại hình phương tiện công cộng này, là một trong những cách đi mà rất nhiều người phương Tây lựa chọn nhiều nhất. Sau đây chúng ta sẽ được nghe những chia sẻ hữu ích từ việc trải nghiệm từ Phượt thủ người Hà Lan- Victor Eekhof anh khi anh dành đến 3 tháng để khám phá tại đất nước nơi này này Chuyến phiêu lưu bắt đầu từ việc xếp hàng mua vé, quá trình thể hiện rõ những khác biệt văn hóa giữa nơi đây và phương Tây. Điều đầu tiên Victor nhắc tới là hành động khạc nhổ khi xếp hàng hoàn toàn được người bản địa chấp nhận. Họ không có thói quen dùng giấy ăn để gói lại những thứ vướng mắc trong cổ, mà nhổ thẳng xuống sàn, đôi khi điểm rơi chỉ cách chân bạn vài cm. Khi xếp hàng, Victor lưu ý du khách phải đứng sát balô của người phía trước nếu không người khác sẽ nghĩ đó là chỗ trống mà chen vào. Du khách hoàn toàn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhân viên nhà ga nếu gặp rắc rối khi xếp hàng. Du khách nên đi cùng người biết tiếng Trung, hoặc mang theo giấy tờ ghi chép thông tin vé bằng tiếng Trung để có thể giao tiếp với nhân viên bán vé. Một khi bước vào phòng chờ với tấm vé trên tay, bạn hãy chuẩn bị cho giờ phút nhà ga mở ...

Đũa là một vật dụng quen thuộc không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Trung Quốc. Dù sau này, trên bàn ăn đã xuất hiện thêm các dụng cụ từ phương Tây như nĩa, dao… thì đôi đũa vẫn giữ được sự quan trọng của mình. Vì thế, đôi đũa Trung Quốc đã trở thành một nét văn hóa rất độc đáo của người Trung Quốc. Đôi đũa Trung Quốc là một phần của văn hóa cổ xưa Cách đây hơn 3000 năm con người đã bắt đầu biết dùng đũa Ngay từ nhỏ, trẻ em Trung Quốc đã được dạy phải biết cầm đũa. Khi lớn lên, đũa tượng trưng cho cảm hứng, sự kế thừa, phép lịch sự, sự chăm sóc, niềm mong ước và lòng biết ơn. Đôi đũa Trung Quốc thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình yêu giữa người với người, hàng xóm tốt với nhau và sự yêu thương của các thành viên trong gia đình. Tình yêu đó bắt nguồn từ vật dụng đơn giản nhất – đó là đôi đũa. Ý nghĩa sâu sắc của đôi đũa trong văn hóa truyền thống Trung Hoa (Ảnh: Chinawhisper) Đôi đũa Trung Quốc là một phần của văn hóa cổ xưa, được kể lại trong rất nhiều các truyền thuyết và câu chuyện dân gian khác nhau trong lịch sử. Tuy không có tài liệu nào ghi chép cụ thể về sự ra đời của dụng cụ ăn uống đậm chất Á Đông này, nhưng trong dân gian vẫn lưu truyền 3 nhân vật gắn liền với truyền thuyết về sự ra đời của đôi đũa là Đát Kỷ, Đại Vũ và Khương Tử Nha. Truyền thuyết về Đát Kỷ Tương truyền tại vùng Giang Tô, vua Trụ buồn vui thất thường, khi ăn uống thì hoặc là chê thịt cá không tươi, khi lại mắng canh gà nóng quá, thậm chí còn bực bội vì thức ăn mặn nhạt không hợp khẩu vị,… khiến rất nhiều ngự trù phải mất mạng dưới thái độ hách dịch của vị hôn quân này. Đôi đũa là nét văn hóa truyền thống của người Trung Quốc (Ảnh: Baomoi) Yêu hồ Đát Kỷ được vua Trụ sủng ái, mỗi lần có yến tiệc, Đát Kỷ đều thử đồ ăn trước để tránh làm Trụ Vương nổi giận. Một lần Đát Kỷ chọn ra được vài món hợp khẩu vị nhưng món văn vẫn còn quá nóng, thời gian lại gấp không kịp cho đổi. Trong lúc vội vã, Đát Kỷ liền nhanh trí rút trâm ngọc trên đầu rồi kẹp thức ăn và thổi, sau đó mới đưa cho Trụ Vương. Trụ Vương thấy hành động đó lấy làm lạ nên rất vui, từ đó ngày nào cũng yêu cầu Đát Kỷ làm như thế. Mỹ nhân Đát Kỷ liền nhờ người thợ thủ công làm cho hai cây trâm ngọc thật dài để gắp thức ăn cho Trụ Vương. Và đây ...

Núi Trung Sơn Trung Quốc sở hữu rất nhiều di tích lịch sử linh thiêng và kỳ quan văn hóa, từ đền thờ, lăng tẩm đến các tuyệt tác kiến trúc khác,… Đôi nét về núi Trung Sơn Nam Kinh được mệnh danh là “Cố đô của 6 triều đại”, từng là trung tâm của các triều đại và vương quốc trong suốt lịch sử kéo dài hàng thế kỷ, trong đó núi Trung Sơn Trung Quốc là trung tâm của di sản này. Ngọn núi có rất nhiều di tích lịch sử linh thiêng và kỳ quan văn hóa, từ đền thờ đến lăng tẩm, những tuyệt tác kiến trúc mang tính nghệ thuật được nhiều du khách đánh giá cao.   Núi Trung Sơn Trung Quốc là tâm điểm lịch sử, kiến trúc của Nam Kinh. Ảnh: lonelyplanet Còn được gọi là “Núi Tím” với lớp sương mù màu tím bao phủ các đỉnh núi vào khoảnh khắc bình minh và hoàng hôn, bạn nền dành ít nhất một ngày để khám phá núi Trung Sơn. Nếu đang lên kế hoạch cho một chuyến đi đến thủ đô cũ của Trung Quốc này, dưới đây là 6 địa điểm du lịch tại núi Trung Sơn Trung Quốc đáng để đưa vào hành trình của bạn.   Núi Trung Sơn còn được gọi là “Núi Tím” với lớp sương mù màu tím bao phủ. Ảnh: echinatravel Khám phá núi Trung Sơn Trung Quốc cùng loạt điểm đến lịch sử nổi tiếng 1.    Đài quan sát Núi Tím   Đài quan sát Núi Tím là “cái nôi của thiên văn học hiện đại” Trung Quốc. Ảnh: lonelyplanet Đài quan sát Núi Tím là đài thiên văn hiện đại đầu tiên của Trung Quốc, được gọi là 'cái nôi của thiên văn học hiện đại” ở quốc gia này khi hầu hết các phân ngành của thiên văn học Trung Quốc được thành lập ở đây. Du khách cũng sẽ tìm thấy Bảo tàng Lịch sử và Thiên văn Nam Kinh tại đài quan sát núi Trung Sơn Trung Quốc, nơi lưu giữ bộ sưu tập sách tuyệt vời và kiến trúc đài thiên văn có mái vòm màu trắng tuyệt đẹp.   Nơi lưu giữ bộ sưu tập sách tuyệt vời và kiến trúc đài thiên văn có mái vòm trắng. Ảnh: tripcdn Được hoàn thành và đưa vào hoạt động lần đầu tiên vào năm 1934, kính thiên văn từng là công nghệ hàng đầu thế giới vẫn được trưng bày tại đài quan sát. Nó cũng được trang bị các công nghệ hiện đại lý tưởng để quan sát mặt trời, mặt trăng, các vì sao, hành tinh và vệ tinh mà bạn có thể trải nghiệm trong chuyến khám phá núi Trung Sơn.   Một số thiết bị thiên văn bằng đồng lớn từ thời xưa. Ảnh: gonanjingchina Trưng bày bên ngoài là một số thiết bị thiên văn bằng đồng lớn và được trang trí công ...

Trang phục truyền thống của người Trung Quốc Nhìn chung với sự đa dạng về văn hóa, dân tộc và sự hình thành phát triển nên Trung Quốc có nhiều loại trang phục truyền thống khác nhau tùy vào mỗi dân tộc hay vùng miền. Một số loại trang phục truyền thống phổ biến mà bạn chắc hẳn đã một lần nghe nói đến đó là sườn xám, yếm, Trường Bào, Mã Quái, đồ của các dân tộc thiểu số Di, Bạch, Miêu (H’Mông), Cáp Nê, Mông Cổ… Hiện nay, khi du lịch Trung Quốc nếu để ý bạn cũng có thể bắt gặp những người phụ nữ mặc sườn xám cách tân đầy điệu đà và quyến rũ. Với sự phát triển của kinh tế và giao thoa văn hóa, sườn xám đã được thiết kế lại hợp với trang phục phương Tây đã khiến loại trang phục này vừa hiện đại, tiện lợi mang trong mình sự dịu dàng của người con gái phương Đông lại phảng phất đâu đó hơi thở thời thượng. Văn hóa nghệ thuật cực kỳ đặc sắc Không thể bàn cãi khi nói văn hóa Trung Quốc cực kỳ đa dạng và phong phú. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với sự biến động khác nhau đã mang đến cho Trung Hoa nền văn hóa đồ sộ là cảm hứng khai thác của những người thích khám phá. Trong đó, nét đặc biệt nhất mà ai cũng phải thử khi đi du lịch Trung Quốc đó là xem một vở kịch, thưởng thức vài ba bài thơ ca hay khám phá những làng nghề thủ công đặc sắc. Một trong những nét nghệ thuật nổi tiếng nhất, vươn ra cả thế giới đó là phải kể đến kinh kịch Trung Quốc. Nếu một lần đi tour Trung Quoc rồi thưởng thức một vở kinh kịch thì bạn đã cơ bản nắm được phần nào lịch sử, văn hóa Trung Hoa rồi. Loại hình nghệ thuật này là sự tổng hợp, thống nhất giữa ca, nói, biểu hiện, đấu võ, vũ đạo và các nhân vật chủ yếu làm bốn vai lớn đó là Sinh (vai nam), Đán (vai nữ), Tịnh (vai tà), Sửu (vai hề). Văn hóa giao tiếp khắt khe nhiều chuẩn mực Không chỉ khi đi du lịch Trung Quốc bạn mới để ý đến vấn đề này mà hàng ngày tiếp xúc với những bộ phim Trung hẳn bạn đã có một cái nhìn nhận sơ qua về văn hóa giao tiếp nơi đây. Đầu tiên là chào hỏi, khá giống Việt Nam khi bắt tay, bạn cần thả nhẹ lỏng và thoải mái. Tuy nhiên, nhìn chung mức độ khắt khe lại cao hơn đất Việt nhiều. Bạn phải chào từ những người có chức cao trước rồi mới chào đến đàn ông và cuối dùng là phụ nữ. Đặt biệt, một điểm nữa bạn cần lưu ý khi đi tour du lich Trung Quoc đó là tuyệt ...

Văn hóa Hán tự Chữ Hán do người dân sáng tạo ra trong cả quá trình sản xuất lâu dài của họ. Lúc đầu chữ Hán chỉ là các hình vẽ thô sơ biểu ý rồi được hoàn thiện dần dần. Các hình vẽ đã được người Trung Quốc cổ đại cải biến thành các nét chữ rồi sắp xếp nó với nhau để tạo thành chữ. Chữ KIM viết bằng Hán tự Sau này khi mà các chữ tượng hình không còn biểu đạt được sự vật trong đời sống hàng ngày nhiều người đã thêm một số ký hiệu để thể hiện ý nghĩa vào chữ tượng hình và gọi là hội ý. Thông thường khi du lịch Trung Quốc, khách du lịch không chỉ được khám phá những cảnh đẹp hùng vĩ nên thơ mà còn được tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống đậm dà bản sắc như Hán tự. Trà đạo Trung Quốc Đặc biệt khi tham gia các tour Trung Quốc du khách có dịp biết được trà đạo Trung Quốc mang mục tiêu thực hành đạo. Có nghĩa là uống trà để hiểu đạo, rèn luyện tâm tính và tu thân. Trà đạo Trung Quốc có sự kết hợp của thẩm mỹ, triết học, tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức. Cách thưởng trà của người xưa không đơn thuần là uống trà mà còn có sự tinh tế cảm nhận vị trà, nhâm nhi tách trà và bình phẩm hội họa hay đàm thoại về lời răn của cổ nhân. Thưởng trà giúp nâng lên sự tinh tế và tuyệt vời của nghệ thuật, vừa thanh khiết vừa tao nhã khiến nhiều khách du lịch Trung Quốc không khỏi thích thú! Võ thuật Trung Hoa Võ thuật Trung Quốc đã có lịch sử hàng nghìn năm Võ thuật Trung Quốc đã có lịch sử hàng nghìn năm và theo cách gọi của họ thì võ thuật là khí công Trung Quốc. Đây là một di sản quý giá trong văn hóa truyền thống của Trung Hoa mà nếu có dịp đi tour du lich Trung Quoc bạn nên tìm hiểu và trải nghiệm Vào đầu thế kỉ XX, khi nhà Thanh sụp đổ thì võ thuật Trung Quốc lại đạt tới một trình độ mới và trở thành một môn võ mang tính thể thao nhiều hơn còn được gọi là wushu. Võ thuật cho đến nay phát triển giống như một cách thức để tập luyện thể dục thể thao. Ẩm thực Trung Quốc Với hơn 5000 năm hình thành, phát triển tham gia các tour Trung Quoc du khách có dịp khám phá nền ẩm thực Trung Quốc với văn hóa đậm chất và phong phú với nhiều ý nghĩa. Trung Quốc cũng là cái nôi của các trường phái ẩm thực khác nhau nên dẫn tới sự hình thành các miền văn hóa  ẩm thực. Tại đây có 8 vùng ẩm thực lớn có tên gọi là bát đại ...

1. Văn hóa giao tiếp của Trung Quốc Văn hóa giao tiếp của Trung Quốc và Việt Nam khá tương đồng nhau, nên bạn sẽ không cảm thấy quá khó với một số lưu ý nhỏ mà Du Lịch Việt lưu ý với bạn sau đây : – Văn hóa chào hỏi: Trung Quốc vẫn là một đất nước còn khá phong kiến trong vấn đề giới tính, vì vậy du lịch Trung Quốc bạn nên chào hỏi người lớn tuổi nhất, đàn ông rồi mới đến phụ nữ.  – Văn hóa khen, chê: không giống như các nước phương Tây, khá thẳng trong vấn đề này. Người Á Đông nói chung và đặc biệt là người Trung Quốc khá kỵ với việc chê trách. Khi du lịch Trung Quốc mà không hài lòng về vấn đề gì bạn nên nói một cách tế nhị, nhẹ nhàng. Văn hóa Trung Quốc hết sức đa dạng và phong phú 2. Văn hóa trong ẩm thực Trung Quốc Là đất nước có lịch sử hơn 5000 năm, một trong 3 nền văn hóa lớn nhất thế giới thì đương nhiên nghệ thuật ẩm thực Trung Hoa vô cùng đa dạng và phong phú. Trong tour du lịch Trung Quốc, Du Lịch Việt sẽ không muốn bạn phải bỏ lỡ những món ăn mang đặc trưng nơi đây: Đậu phụ Tứ Xuyên, Gà Kung Pao, Bánh bao, vịt quay Bắc Kinh, Hoành thánh, Mì xào, sủi cảo… và còn rất nhiều món ăn hấp dẫn khác đang chờ bạn trong chuyến du lịch Trung Quốc nữa đó. Tuy nhiên, đừng vì sức quyến rũ của những món ăn ấy mà quên mất những tip mà Du Lịch Việt lưu ý với bạn sau đây nhé: Trung Quốc cũng giống như Việt Nam, sử dụng đũa để gắp thức ăn, vì vậy việc dùng đũa sẽ không thành trở ngại với bạn, tuy nhiên, khi dùng đồ ăn ở Trung quốc, bạn không nên gõ đũa, thìa vào bát, đó được xem là hành vi của ăn mày. Trung Quốc cũng kiêng kỵ việc cắm đũa vào giữa bát cơm vì chỉ cơm cúng người chết mới làm như vậy. Chính vì vậy, trong tour Trung Quốc, bạn hãy nhớ những lưu ý để tránh mắc phải nhé. Văn hóa ẩm thực Trung Quốc cũng hết sức độc đáo 3. Hội họa, điêu khắc, kiến trúc Trung Quốc có nền văn minh cổ đại có lịch sử lâu đời trên thế giới, đóng góp lớn cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người. Những loại hình nghệ thuật làm nên nét đặc trưng của Trung Quốc không thể không kể đến đó là: nghệ thuật gốm sứ, nghệ thuật vẽ tranh thủy mạc, nghệ thuật điêu khắc và đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc nơi đây. Kiến trúc Trung Hoa vô cùng độc đáo, đó là sự kết hợp hài hòa cả yếu tố địa lý, tôn giáo, phong ...

Nền ẩm thực của Trung Quốc được xem là một trong những nền ẩm thực đặc sắc nhất thế giới với hàng ngàn những món ăn mang đậm tinh hoa văn hóa và chứa đựng nhiều ý nghĩa. Đi du lịch Trung Quốc, các du khách sẽ được tìm hiểu về văn hóa ẩm thực và thưởng thức những món ăn mới chỉ nhìn thôi đã thấy thèm. Nào, hãy cùng Du Lịch Việt “điểm danh” 10 nét tinh túy trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa nhé trong bài biết dưới đây nhé! 1. Món tôm và sự coi trọng cuộc sống no đủ Món tôm có ý nghĩa quan trọng trong ẩm thực Trung Hoa Trong mâm cơm của gia đình Trung Quốc, nếu có món tôm có nghĩa là họ đang rất coi trọng và mong muốn có một cuộc sống no đủ, sung túc. Tôm nõn xào hẹ là một trong những món ăn thanh đạm và khá phổ biến trong bữa cơm của người Trung. 2. Bột mì là loại nguyên liệu rất được ưa chuộng Khi đi tour du lịch Trung Quốc, bạn sẽ thấy các món ăn làm từ bột mì rất phổ biến như mì sợi, sủi cảo, bánh bao… Quan niệm dân gian Trung Quốc cho rằng sợi mì mà kéo được càng dài thì càng thể hiện sự trường thọ. Các món mì thường được chế biến cùng nước sốt, thịt, nước súp hầm từ rau củ hay xương. Món điểm tâm rất được ưa chuộng ở Trung Quốc chính là một bát mì nóng hổi, cay cay. 3. Người Trung Quốc có thể ăn sủi cảo thay cơm Người Trung Quốc rất chuộng sủi cảo Trong bếp của mỗi gia đình người Trung không thể thiếu sủi cảo. Với họ, sủi cảo là loại thức ăn quen thuộc và có thể thay thế cơm ăn hàng ngày. Sủi cảo trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa cũng mang ý nghĩa sung túc, đoàn viên. Món này được làm từ vỏ bột mì với nhân bên trong là rau và thịt nghiền, đem hấp hoặc nấu.  4. Bánh bao là món ăn yêu thích của người Hoa Bánh bao nhân thịt và màn thầu (không nhân) là món ăn yêu thích của người Trung Quốc. Bất kỳ bữa nào trong ngày dù bữa chính hay phụ thì người dân Trung Quốc cũng có thể ăn bánh bao. Đi du lịch Trung Quốc, có rất nhiều loại bánh bao cho bạn lựa chọn thưởng thức. 5. Trung Quốc sở hữu đa trường phái ẩm thực Trung Quốc là quốc gia rộng lớn do đó mà mỗi vùng lại thường có trường phái ẩm thực riêng, tùy thuộc vào thói quen ăn uống, điều kiện khí hậu và các loại nguyên liệu… Đặc sắc nhất là văn hóa ẩm thực của Chiết Giang, Giang Tô, Tứ Xuyên, Giang Nam, An Huy, Sơn Đông, Phúc Kiến… mỗi nơi lại mang những đặc trưng ...

Trung Quốc luôn nổi tiếng về đồ ăn với 8 hệ ẩm thực. Một trong những món ăn mang lại sự đặc sắc về văn hóa ẩm thực Trung Quốc chính là món mì sợi. Tùy từng địa phương, vùng miền mà các món mì có những hương vị đặc trưng mang theo những văn hóa ẩm thực khác nhau. Đặc biệt, nói về mì xứ tỷ dân thì chúng ta không thể bỏ qua “thập đại” món mì Trung Quốc (10 món mì) nổi tiếng, thu hút cả người dân và khách du lịch của đất nước tỷ dân này. 1. Mì bò Lan Châu – 兰州牛肉面 Mì bò Lan Châu – Lanzhou Beef Noodle Soup hay còn gọi là mì kéo Lan Châu, có lịch sử trên 200 năm với hương vị đặc trưng “nước dùng trong, thịt thơm, sợi mì dai” và màu sắc hài hòa “một trong (nước lèo), hai trắng (củ cải), ba đỏ (ớt), bốn xanh (ngò), năm vàng (mì)” đã nhận được nhiều sự khen ngợi từ cả người dân Trung Quốc và khách du lịch nước ngoài, đồng thời mì bò Lan Châu còn được Hiệp hội Ẩm thực Trung Quốc đánh giá là một trong ba loại thức ăn nhanh hàng đầu Trung Quốc và nó được coi như “đệ nhất mì sợi” của đất nước tỷ dân này. Mì bò Lan Châu với quy trình kéo mì cầu kỳ. (Nguồn: Internet). Có truyền thuyết cho rằng mì bò Lan Châu bắt nguồn từ thời Đường nhưng do quá lâu đời nên vẫn chưa có bắng chứng rõ ràng nào chứng minh điều này. Chỉ có ghi chép rằng mì bò Lan Châu bắt đầu từ thời Gia Khánh nhà Thanh và người sáng lập ra nó là Trần Duy Tinh. Mì Lan Châu thu hút khách từ việc kéo mì đến nấu nước lèo và đến hương vị. Để có thể kéo được mì Lan Châu không dễ dàng học trong ngày một ngày hai. “Tiên nữ đồng quê” Lý Tử Thất để có thể thực hiện video làm mì bò Lan Châu đã phải mất hơn một tháng chỉ để học kéo mỳ đủ để biết việc kéo mì cần thời gian và sự khéo léo đến thế nào. Mì bò Lan Châu đi qua nhiều khu vực ở Trung Quốc hương vị cũng có phần biến đổi để phù hợp với khẩu vị từng vùng vì vậy để có thể thưởng thức hương vị chính thức người ta thường phải đến Lan Châu. Theo thống kê thì có gần 900 quán mì ở Lan Châu bán hơn 800 tô mì mỗi ngày, trong đó bữa sáng chiếm hơn một nửa, trung bình cứ 4 người thì có 1 người ăn một bát mì mỗi ngày. Điều này cũng đủ chứng minh sức hút của mì bò Lan Châu trải dài qua bao nhiêu năm lịch sử. 2. Mì tương đen Bắc Kinh- 北京炸酱面 Mì tương đen Bắc Kinh ...

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก