Top 16+ bài viết chùa hải phòng đầy đủ và chi tiết nhất

Chùa Đỏ Hải Phòng ở đâu ? Cách di chuyển đến chùa Đỏ Các hoạt động thú vị trong hành trình du lịch chùa Đỏ Hải Phòng Ở đâu khi du lịch chùa Đỏ Hải Phòng Khách sạn Mercure Punt Hotel The Tray Hotel AUI Hotel Khách sạn Rose Hải Phòng Chùa Đỏ Hải Phòng ở đâu ? Chùa Đỏ có vị trí vô cùng đắc địa, nằm ngay giữa trung tâm thành phố Hải Phòng, sâu bên trong một con ngõ nhỏ. Ngôi chùa này tọa lạc tại số 286 Lê Lai, Máy Chai, Ngô Quyền, Hải Phòng. Trước khi được biết đến với cái tên chùa Đỏ, địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng này còn được gọi là chùa cổ Linh Độ. Người dân Hải Phòng đã xây dựng chùa Đỏ thờ Phật để làm nơi cầu nguyện những điều tốt lành và bình an. Du khách ghé thăm chùa có thể tham quan, khám phá cảnh đẹp và cầu mong một năm làm ăn phát đạt và thành công. Mỗi mùa trong năm Hải Phòng sẽ mang một màu sắc và vẻ đẹp khác nhau. Chính vì vậy mà thành phố này luôn thu hút và hấp dẫn khách du lịch ghé thăm. Tuy nhiên, từ tháng 4 đến tháng 10 chính là thời điểm thích hợp để bạn có thể đến tham quan du lịch chùa Đỏ Hải Phòng. Bởi lúc này đất cảng đang bước vào mùa đẹp nhất, đảm bảo sẽ mang đến cho du khách một chuyến đi trọn vẹn và ưng ý. Chùa Đỏ – Ngôi chùa vô cùng thiêng liêng nơi đất cảng Cách di chuyển đến chùa Đỏ Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện cũng là lúc mà nhu cầu du lịch ngày càng trở nên phổ biến hơn, các phương tiện du lịch cũng dần trở nên đa dạng. Tuy nhiên, máy bay vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu với những du khách phải di chuyển quãng đường xa. Các hoạt động thú vị trong hành trình du lịch chùa Đỏ Hải Phòng Khám phá kiến trúc độc đáo: Tuy không có diện tích rộng rãi như những ngôi chùa nổi tiếng khác tại Hải Phòng nhưng chùa Đỏ vẫn khiến nhiều người phải ấn tượng bởi kiến trúc thiết kế vô cùng đặc biệt của mình. Công trình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni chính là một trong những điều đã giúp cho ngôi chùa này ngày càng được biết đến nhiều hơn. Kiến trúc độc đáo của chùa Đỏ. @mia Dâng hương lên Phật tổ: Đây được xem là một hoạt động tiêu biểu mà những người hành hương chắc chắn không thể nào bỏ lỡ khi ghé thăm chùa Đỏ. Bằng cách dâng hương và hoa lên Phật tổ, du khách có thể để cầu cho trong công việc và cả cuộc sống như ý muốn. Khám phá lễ hằng thuận tại chùa Đỏ: Bởi sự linh thiêng ...

Địa chỉ chùa An Lạc Cách di chuyển đến chùa Lịch sử tạo nên chùa An Lạc-Hải Phòng Vẻ đẹp chùa An Lạc Quần thể kiến trúc chùa An Lạc Cổng Tam Quan Ngôi Tam Bảo Toà Điện Phật Khuôn viên chùa Đình An Lạc Lễ hội tại chùa An Lạc Kết luận Khám phá du lịch Hải Phòng mà bỏ qua chùa An Lạc-ngôi chùa từng là căn cứ quân sự trọng điểm những năm kháng chiến thì thật sự là một thiếu sót lớn. Vậy ngôi chùa này có những điểm nổi bật gì? Hãy cùng chúng mình khám phá rõ hơn nhé! Chùa An Lạc Hải Phòng là một trong những ngôi chùa thuộc di sản văn hoá của Việt Nam Địa chỉ chùa An Lạc Chùa An Lạc toạ tại vị trí số 902 đường Tôn Đức Thắng, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, Hải Dương. Cách di chuyển đến chùa Để di chuyển đến chùa An Lạc, bạn có thể di chuyển bằng nhiều hình thức như ô tô, xe máy, xe buýt,… Chùa cách Uỷ Ban Nhân Dân quận Hồng Bàng khoảng 1km, cách Uỷ Ban Nhân Dân phường Sở Dầu khoảng 650m. Chùa An Lạc toạ tại vị trí số 902 đường Tôn Đức Thắng, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, Hải Dương. Lịch sử tạo nên chùa An Lạc-Hải Phòng Chùa được tương truyền rằng xây dựng vào thời nhà Trần (1226-1400). Vào khoảng năm 1885-1895, do bị tàn phá bởi chiến tranh nên chùa được xây dựng phục hồi lại. Thế nhưng thời gian sau đó, chùa lại tiếp tục bị phá huỷ nên được nhà nước ban hành quyết định số 290/QĐ-UB để xây dựng lại. Đến ngày 30/04/1994, chùa được tiến hành trùng tu và xây dựng khuôn viên dựa trên Đình chùa An Lạc cũ. Và cho đến thời điểm hiện tại, chùa được xem như là đã hoàn chỉnh nhất, là điểm đến du lịch và cầu nguyện của thập phương khách. Chùa được tương truyền rằng xây dựng vào thời nhà Trần Vẻ đẹp chùa An Lạc Chùa có một vẻ đẹp đặc biệt khiến ai khi đến đây đều không muốn rời đi hoặc sẽ quay lại tiếp. Sở hữu một khuôn viên rộng rãi, với nhiều tán cây xanh mát vừa tạo khoảng râm vừa điểm tô cho khung cảnh chùa thêm sống động hơn. Ngoài ra, những pho tượng hay những chi tiết kiến trúc tại chùa càng làm cho ngôi chùa lại càng thêm đặc biệt. Nổi bật hơn cả, chùa còn là một di tích lịch sử quan trọng của đất nước ta. Chùa An Lạc xưa là một trong những cơ sở qua lại liên lạc của một số cán bộ hoạt động Cách mạng như các đồng chí Nguyễn Đức Cảnh-bí thư đầu tiên của bộ Hải Phòng và đồng chí Nguyễn Công Hoà,…vào các năm 1929-1930 và thời kỳ 1935-1939. Đây còn là nơi tập hợp lực ...

Thông tin về chùa Dư Hàng ở Hải Phòng Hướng dẫn đi Chùa Dư Hàng Hải Phòng Lịch sử chùa Dư Hàng của Hải Phòng Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Dư Hàng Điểm tham quan gần chùa Dư Hàng Lưu ý khi tham quan chùa Dư Hàng Chùa Dư Hàng Hải Phòng là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất ở thành phố Cảng. Lịch sử lâu đời cùng lối kiến trúc cổ ấn tượng. Đến thăm ngôi chùa linh thiêng từ thời Nguyễn này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều tượng Phật và đồ mỹ nghệ có từ thời xa xưa vẫn còn được lưu giữ. Thông tin về chùa Dư Hàng ở Hải Phòng Chùa Dư Hàng tên chữ là Phúc Lâm Tự, đây từng là ngôi chùa cổ và có quy mô lớn nhất tại Hải Phòng. Chùa tọa lạc tại số 121 Dư Hàng, phường Hồ Nam, quận Lê Chân và cách trung tâm thành phố khoảng 2km về phía Tây Nam. Mang phong cách cổ kính, hiện nay có kiến ​​trúc nguy nga với nhiều hiện vật có giá trị còn được lưu giữ trong khuôn viên chùa. Ảnh: @vinpearl Ngôi chùa độc đáo này đã được công nhận là một trong những Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1986. Đến với chùa Dư Hàng, bạn sẽ có cơ hội được tìm hiểu nhiều hơn về một ngôi chùa đã tồn tại hàng ngàn năm. Nơi lưu giữ nhiều giá trị về kiến ​​trúc và văn hóa đặc sắc có liên quan đến truyền thống Phật giáo của người phương Tây. Ảnh: @chonthieng Khuôn viên rợp bóng cây cổ thụ to lớn với những quần thể mộ tháp ấn tượng. Các phòng thờ Phật đều có kiến ​​trúc đặc biệt, các mái đầu cong nhọn mang điều lành đến cho mọi người. Chùa Dư Hàng từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch Hải Phòng thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và lễ Phật. Ảnh: @cyril_malch Hướng dẫn đi Chùa Dư Hàng Hải Phòng Chùa Dư Hàng nằm ngay trung tâm thành phố, rất dễ dàng và thuận tiện để đến tham quan. Từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn đi theo hướng về QL5B/ĐCT04 đến Phạm Văn Đồng/ĐT353 tại Hải Thành. Từ QL5B/ĐCT04 đi theo lối ra ĐT353. Sau đó, đi tiếp đường Phạm Văn Đồng/ĐT353 khoảng 10km nữa sẽ đến chùa Dư Hàng tại Hồ Nam, Hải Phòng. Ảnh: @business-site Lịch sử chùa Dư Hàng của Hải Phòng Chùa Dư Hàng mang đậm phong cách cổ kính đẹp không thua kém gì chùa Hang Đồ Sơn, nơi đây có từ thời Tiền Lê (980-1009). Tương truyền vào đời Trần, Giác Hoàng Điều Ngự Trần Nhân Tông và Thiền sư Huyền Quang vẫn thường đến đây thuyết giảng đạo pháp. Đến đời vua Lê Gia Tông vào năm 1672, quan Đô úy Nguyễn Đình Sách ...

Cách đây 300 năm có một ngôi chùa được cất dựng tại huyện An Dương tỉnh Hải Phòng, ngôi chùa đó không chính ai khác, đó chính là chùa Cao Linh. Hiện nay, ngôi chùa vẫn bảo vệ được nét đẹp truyền thống có xen kẽ với hiện đại. Ngay bây giờ cùng Thắng cảnh Việt Nam đi tìm hiểu ngay về ngôi chùa Cao Linh An Dương ở Hải Phòng này nhé. 1. Chùa Cao Linh ở đâu? Hiện nay, chùa Cao Linh ngự tại thôn Bắc Hà thuộc xã An Dương tỉnh Hải Phòng. Với diện tích khoảng 49000 mét vuông thì chùa Cao Linh xứng đáng là ngôi chùa to và đẹp nhất xứ cảng. Để đến chùa bạn có thể xem thêm hướng dẫn chỉ đường của google maps bên dưới: 2. Lịch sử hình thành chùa Cao Linh Theo lịch sử ghi lại thì chùa được dòng họ Lê Văn trong làng Hà Liên xây dựng vào năm nào không rõ, nhưng chỉ biết trong bia đá của chùa có ghi lại niên hiệu trùng tu vào đời Hậu Lê, cách chúng ta hiện nay khoảng chừng hơn 300 năm. Khởi đầu ngôi chùa chỉ được xây dựng đơn sơ gồm ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, năm gian nhà tổ, ba gian nhà bếp cấp 4 mái thấp, nhằm để cho đệ tử địa phương đến lễ bái tu tập. Năm 1946 chùa là nơi cất dấu nuôi dưỡng cán bộ Việt Minh, dự trữ lương thực phục vụ cho kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Năm 1947 chùa bị giặc Pháp đốt mất 20 gian nhà gồm nhà tổ và các nhà phụ xung quan, nhằm triệt phá nơi dự trữ lương thực của bộ đội ta. Các vị cao tăng nơi đây điển hình và gần chúng ta nhất là Hòa Thượng Thích Thanh Sự đã thể hiện tinh thần của người con Phật ‘Phục vụ chúng sinh là cúng dường chư Phật’ Hòa Thượng đã tham gia đội tự vệ của xã cùng nhân dân đánh Pháp. Từ năm 1967 đến năm 1975 đơn vị Phòng không Pháo Cao Xạ đã dùng chùa làm nơi đắp ụ pháo bắn máy bay Mĩ . Chùa còn là nơi chứa cất đạn dược, tám trú đóng quân của các đơn vị bộ đội khi hành quân ngang qua đây. 3. Kiến trúc chùa Ngày nay, với sự dìu dắt của trụ trì Đại Đức Thích Giác Nghiên, ngôi chùa đã có thiết kế hoàn thiện hơn với tòa Đại Hùng Bảo Điện – Cổng Ngũ Quan – Vườn Tháp – La Hán Đường – Vãng Sinh Đường – Thiền Đường – Niệm Phật Đường và các công trình khác. Với đường nét độc đáo, mang đậm kiến trúc Phật giáo, ngôi chùa là nơi trung tâm của tín ngưỡng và là nơi tổ chức các hoạt động hội hè, văn hóa, các khóa tu tập cho phật tử và quần chúng ...

1. Chùa Cao Linh 2. Chùa Dư Hàng 3. Chùa Phổ Chiếu 4. Chùa Đồng Thiện 5. Chùa Tháp Tường Long 1. Chùa Cao Linh Đứng đầu trong top 5 ngôi chùa đẹp Hải Phòng chính là chùa Cao Linh. Đây là một trong những ngôi chùa lớn nhất Hải Phòng với diện tích lên đến gần 50.000m2. Chùa tọa lạc tại thôn Bắc Hà, xã Bắc Sơn, huyện An Dương, cách trung tâm thành phố 12km về phía Tây. Theo lịch sử ghi chép lại, ngôi chùa này được xây dựng bởi dòng họ Lê Văn thuộc làng Hà Liên cách đây khoảng 300 năm. Chùa Cao Linh có khuôn viên khá rộng. Cổng chùa được xây dựng theo lối tam quan biến thể với 5 cửa lớn có khắc họa tượng Phật vàng và mái ngói màu xanh độc đáo. Ngay dưới chân cổng ra vào được nhà chùa đặt 6 linh vật mang ý nghĩa trấn giữ, bảo vệ chùa. Khuôn viên bên trong chùa được chia làm nhiều khu với Tòa Đại Hùng Bảo Điện – Cổng Ngũ Quan – Vườn Tháp – La Hán Đường – Vãng Sinh Đường – Thiền Đường – Niệm Phật Đường và nhiều công trình khác. Bao quanh chùa là những hành lang rộng rãi đặt những bức tượng Phật trang nghiêm. Hiện nay, ngôi chùa này là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đông đảo phật tử địa phương cũng như các du khách khắp cả nước đổ về. 2. Chùa Dư Hàng Chùa Dư Hàng, hay còn có tên Phúc Lâm tự. Theo người xưa truyền lại, chùa có lịch sử lâu đời từ thời Tiền Lê. Tới năm 1986, chùa Dư Hàng đã vinh dự được nhận danh hiệu di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc cổ gồm cổng Tam Quan, Nhà Tổ, Phật Điện, Tăng Xá, Nhà Phương Trượng, Nhà Thờ Mẫu. Trong đó, tòa Phật điện có 7 gian và gác chuông cao 3 tầng, mái đao cong vút. Trên gác có chuông đồng lớn khắc chữ Phúc Lâm Tự Chung chính là tên chùa xưa kia. Ngay phía dưới gác chuông là một khoảng sân rộng. Bên phải là nhà Tổ 5 gian, nhà thọ trai, nhà ngang. Đối diện sang bên kia là nhà hậu dẫn tới tiền đường 7 gian dựng theo kiểu vì kèo giá chiêng. Ở sân trước tiền đường có đặt một đỉnh lớn bằng đồng hun. Năm gian thượng điện cũng được dựng bằng gỗ, có những vì kèo chạm trổ tinh tế. Khu Vườn Tháp của chùa bao gồm 11 tháp được xây bằng đá và gạch. Đây là nơi đặt di thể của các vị sư tổ đã viên tịch tại chùa, các vị tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và nhiều vị hòa thượng đã từng trụ trì tại chùa. Hiện nay, chùa Dư Hàng còn lưu giữ số lượng lớn các ...

Chùa Dư Hàng Hải Phòng ngàn năm tuổi là một trong những điểm du lịch tâm linh còn lưu giữ rất nhiều hiện vật quý mang đậm dấu ấn lịch sử. Nơi đây được xem là một kho tàng lịch sử chứa đựng muôn vàn điều thú vị mà bất cứ du khách nào cũng nên ghé thăm.

Kinh nghiệm đi tour du lịch Hải Phòng Chùa Hương Thời gian đi chùa Hương đẹp nhất Đường đi Hải Phòng – chùa Hương Hành trình khám phá chùa Hương Lưu ý khi đi chùa Hương  Chùa Hương – địa điểm tâm linh nổi tiếng thu hút hàng nghìn lượt khách về tham quan, chiêm bái, vãn cảnh mỗi năm.Hôm nay, chúng mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm đi  tour du lịch Hải Phòng Chùa Hương với những chia sẻ hữu ích những điều cần lưu ý khi đi chùa Hương từ Hải Phòng. Kinh nghiệm đi tour du lịch Hải Phòng Chùa Hương Thời gian đi chùa Hương đẹp nhất Chùa Hương đi vào mùa nào cũng đẹp vì nơi đây quanh năm thời tiết mát mẻ thích hợp với các hoạt động chiêm bái, vãn cảnh. Thời gian tổ chức lễ hội chùa Hương là từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch nhưng thời gian cao điểm của lễ hội tập trung vào ngày khai hội mùng 6 tháng Giêng và từ 15/1 âm lịch đến 18/2 âm lịch, đây là thời gian “lễ khai sơn” (lễ hội mở cửa rừng) mang ý nghĩa như lễ mở cửa chùa cho du khách thập phương về vãn cảnh chiêm bái. Đường đi Hải Phòng – chùa Hương tour du lịch Hải Phòng Chùa Hương Đường đi cho ô tô nhanh:  Từ Hải Phòng đi  cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, lối xuống Thanh Miện (ra cao tốc) thì rẽ trái đi thành phố Hưng Yên – đến Cầu Yên Lệnh – Hòa Mac (Duy Tiên, Hà Nam) – chợ Dầu (Hà Nam) – chùa Hương. Quãng đường này ô tô đi khoảng 2h30 phút là tới nơi. Xe khách: Từ Hải Phòng, du khách bắt xe lên Mỹ Đình, từ bến xe Mỹ Đình bắt xe 103 đi Hương Sơn(bến xe Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức), giá vé xe bus là 9.000đ/lượt, giá xe khách từ Hải Phòng – Hà Nội từ 90.000đ/lượt. Du lịch chùa Hương từ Hải Phòng, du khách nên chọn thời gian 2 ngày 1 đêm để có thời gian nghỉ ngơi và tham quan sẽ hợp lí hơn. Hành trình khám phá chùa Hương Chùa Hương là quần thể các chùa, chiền nằm xung quanh suối Yến dải dác ra khắp nơi, điểm tham quan trung tâm của danh thắng chùa Hương là chùa Trong (động Hương Tích) là chùa tự nhiên nằm trong động Hương Tích. Ngoài chùa Hương, nhiều du khách lựa chọn chuyến Hương Tích với chùa Thiên Trù là quần thể chùa rất đẹp. tour du lịch Hải Phòng Chùa Hương – ngồi thuyền khám phá chùa Hương Tham quan chГ№a HЖ°ЖЎng, du khГЎch cГі 4 tuyбєїn tham quan chГ­nh bбє±ng thuyб»Ѓn lГ Tuyến 1 Hương Tích Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng. (tuyến chính được ...

Những ngôi chùa đẹp và linh thiêng bậc nhất Hải Phòng Top 10 chùa ở Hải Phòng đẹp nhất 1. Chùa Dư Hàng 2. Chùa Đỏ 3. Chùa Từ Lương Xâm 4. Chùa Mõ 5. Chùa Tháp Tường Long 6. Đền Bà Đế 7. Chùa Cao Linh 8. Đền Nghè 9. Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 10. Khu tưởng niệm Vương Triều nhà Mạc Đạo Phật là một trong những tôn giáo được tôn sùng ở Việt Nam. Đây là một tín ngưỡng truyền thống quý báu, đáng trân trọng đối với người Việt Nam. Do đó, nhân dân ta xây dựng rất nhiều ngôi chùa là nơi thờ các vị Phật với kiến trúc đẹp, độc đáo. Một số nơi có những ngôi chùa đẹp có thể kể đến như Thành phố Huế, TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Bài viết của chúng tôi dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn top 10 chùa đẹp ở Hải Phòng nên đến tham quan một lần. Những ngôi chùa đẹp và linh thiêng bậc nhất Hải Phòng Top 10 chùa ở Hải Phòng đẹp nhất 1. Chùa Dư Hàng Chùa Dư Hàng được biết đến là ngôi chùa nổi tiếng ở Hải Phòng. Những năm gần đây, chùa Dư Hàng được xếp vào danh sách top 10 những ngôi chùa đẹp ở Hải Phòng và có hàng nghìn lượt phật tử, khách du lịch ghé thăm. Được xây dựng từ thời Tiền Lê (từ năm 980 đến năm 1009), ngôi chùa Dư Hàng xây dựng theo kiến trúc cổ, độc đáo. Chùa được thiết kế có một gác chuông 5 gian 3 tầng, mái chùa là mái đao, cong vút, bên trong treo một quả chuông cỡ lớn. Chùa bao gồm có các khu Tam quan, Phật điện, nhà Tổ, nhà thờ Mẫu, Tăng xá và nhà Phương Trường. Bên cạnh đó, chùa Dư Hàng còn có khu vườn tháp (gồm 11 tháp) được xây bằng gạch và đá, là nơi chôn cất của các vị sư tổ đã viên tịnh tại chùa. Địa chỉ: 121 Dư Hàng, Lê Chân, Hải Phòng 2. Chùa Đỏ Chùa Đỏ còn có tên là chùa cổ Linh Độ Tự, một trong những ngôi chùa đẹp ở Hải Phòng mà bạn nên ghé thăm một lần. Từ khi được xây dựng đến nay, chùa Đỏ đã trải qua nhiều lần sửa chữa, trùng tu, đại trùng tu nên đã có sự mở rộng về quy mô cũng như về kiến trúc. Chùa Đỏ được biết đến vì sự độc đáo, độc nhất về kiến trúc giữa tất cả những ngôi chùa ở Hải Phòng nói riêng và trên lãnh thổ Việt Nam nói chung. Cụ thể, chùa Đỏ được thiết kế theo kiến trúc cổ diêm chồng đầu, gồm 3 tầng 20 mái, sự hòa quyện giữa các khu Tiền đường – trung đường – Hậu cung được tạo dựng có sự liên kết nguy nga, tráng lệ bởi việc cho hai ...

Chùa Cao Linh là ngôi chùa lâu đời nổi tiếng linh thiêng tại thành phố phượng đỏ. Chùa gắn liền với nhiều thế hệ và cũng là chứng nhân cho sự thay đổi và phát triển của một mảnh đất. Để biết thêm về ngôi chùa nổi tiếng này, bài viết dưới đây, Halo Travel sẽ tổng hợp những thông tin về Chùa Cao Linh – Hải Phòng dành cho tất cả mọi người.  Nội dung chính 1. Đôi nét về chùa Cao Linh Hải Phòng 2. Cách di chuyển đến chùa Cao Linh Hải Phòng 3. Nên đến chùa vào thời gian nào? 4. Chùa Cao Linh Hải Phòng có gì? Mảng kiến trúc nguy nga, đồ sộ  Các hoạt động tâm linh khác 5. Một số lưu ý khi đi chùa Cao Linh bạn nên biết  1. Đôi nét về chùa Cao Linh Hải Phòng Chùa Cao Linh còn có tên gọi khác là Bạch Đằng Giang, một trong những địa điểm tâm linh lâu đời nổi tiếng của Hải Phòng. Chùa được xây dựng vào khoảng 300 năm trước, mới đây được trùng tu lại trên nền chùa cổ nên trông mới và khang trang, tráng lệ hơn rất nhiều. Trước đây, trong thời kì chiến tranh, chùa cũng trải qua một giai đoạn tàn phá. Nhưng đến nay nơi đây vẫn còn lưu giữ lại nhiều kỷ vật vô giá.  Ảnh sưu tầm  Hiện nay, ngoài nổi tiếng với niên đại thì chùa còn nổi tiếng với độ hoành tráng từ ngũ quan cho tới bảo điện. Sự nguy nga và tráng lệ nơi đây khiến ai bước vào cũng mang cho mình một vẻ tôn kính. Nhiều người họ tìm về chùa để tìm được cảm giác bình yên, an lạc trong tâm hồn. Ngoài ra còn coi đây là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng. Đến chùa có thể tìm được 1001 góc chụp ảnh sống ảo triệu like. Nếu bạn đang và sẽ đến với Hải Phòng thì nhất định phải ghé đến đây một lần.  2. Cách di chuyển đến chùa Cao Linh Hải Phòng Chùa cách trung tâm thành phố khoảng 12km đi về phía Tây, người ta còn gọi nơi đây là “cửa ngõ” của thành phố. Đường đến với Cao Linh rất dễ đi, bạn có thể đi bằng xe máy, ô tô cá nhân, xe du lịch hay xe bus.  Với phương tiện cá nhân, xe du lịch, từ trung tâm thành phố bạn đi theo đường Đình Đông về phía Lạch Tray rồi rẽ vào đường Nguyễn Văn Linh. Đi tầm 10km thì đi vào QL10, tầm 1km thì rẽ trái, đi tầm 200m nữa là tới chùa.  Ảnh sưu tầm  Còn nếu đi xe công cộng, bạn có thể bắt taxi hoặc xe ôm từ trung tâm thành phố, một cuốc xe như thế chỉ giao động trong khoảng 20 – 40k. Nếu đi xe bus thì lên xe số 07. Bạn có ...

Đầu năm đi lễ đền, chùa là hoạt động không thể thiếu của người dân thành phố Hải Phòng. Người cầu tài lộc, người mong mưa thuận gió hòa, người cầu tình duyên suôn sẻ . Dưới đây là những địa điểm nổi tếng linh thiêng nhất mà Tikibook muốn giới thiệu cùng các bạn, cầu mong các bạn có một năm mới thuận buồm xuôi gió.

ALONGWALKER – Khu di tích đền chùa Tràng Kênh nằm tại Thị trấn Minh Đức, Thủy Nguyên, Hải Phòng gồm có 3 ngôi đền thờ Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo và ngôi chùa Tràng Kênh Trúc Lâm Tự trong cùng quần thể di tích. Trong tâm thức nhân dân Đại Việt, Bạch Đằng là hội tụ của sức sống dân tộc. Điển hình của lối nghĩ như vậy có thể dẫn ra câu thán tuyệt diệu của Phạm Sư Mạnh: Vũ trụ kỳ quan Dương Cốc nhật Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu Tạm dịch là Kỳ quan của vũ trụ là mặt trời lên từ hang Dương Cốc, Khí thiêng sông núi đọng lại ở chốn Bạch Đằng.  Sông Bạch Đằng còn gọi là Bạch Đằng Giang (tên nôm Sông Rừng) hiệu là sông Vân Cừ, là một con sông chảy giữa Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Năm 938 Ngô Quyền là người đầu tiên tiến hành trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng đánh tan quân xâm lược Nam Hán. Năm 981 Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn đã tái tạo một trận Bạch Đằng Giang 2, đánh tan thủy quân Tống trên dòng sông thiêng này. 300 năm sau, ngày 9-4-1288, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng với tướng sĩ nhà Trần, cũng đã đạt được một chiến công hiển hách lần thứ 3 trên sông Bạch Đằng. Đại Việt đã làm cho giặc Mông-Nguyên kinh hồn tán đởm, bắt sống đại tướng Ô Mã Nhi, đánh đắm hơn 400 chiến thuyền và tiêu diệt hơn 8 vạn quân giặc, khiến cho Thái tử Thoát Hoan phải trốn trong ống đồng cùng với đám tàn quân chạy về Tàu. Đền thờ Lê Hoàn Đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người đã lần thứ 3 đánh thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng Sơ đồ trận Bạch Đằng năm 938 Đường dẫn vào đền thờ Ngô Quyền Ngay cửa đền thờ Ngô Quyền có 2 con voi làm bằng đá ong Sơ đồ trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền Tràng Kênh Trúc lâm tự Ngôi chùa nằm trên một mỏm núi nhỏ, phía trên khu đền thờ 3 vị tướng quân Tìm trên Google : chùa tràng kênh chùa minh đức thủy nguyên đền thờ trần hưng đạo thủy nguyên đền thờ ngô quyền thủy nguyên đền thờ lê hoàn thủy nguyên di tích đền chùa tràng kênh

Chùa Hàm Long có lịch sử xây dựng và tồn tại khá lâu. Nơi đây còn lưu giữ truyền thuyết về sự xuất hiện một áng mây vàng hình rồng uốn lượn tọa xuống cùng nhiều dấu tích là các gò, đống, hồ nước… Qua tên gọi của chùa là Hàm Long, một số nhà nghiên cứu nhận định rằng ngôi chùa được khởi dựng vào thời Lý – Trần thế kỷ 13. Đến thời Mạc thế kỷ 16, chùa được nhân dân trùng tu, sửa chữa. Đặc biệt, trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa Hàm Long không chỉ là cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, mà còn có đóng góp tích cực vào thắng lợi của 2 cuộc kháng chiến này. Chùa  Hàm Long Hải Phòng – Ảnh: Sưu tầm Theo lịch sử Đảng bộ xã Tân Phong cũng như hồi ức của các nhân chứng là các bậc lão thành cách mạng từng có thời gian đi lại hoạt động tại chùa cho biết, ngay từ thời kỳ tiền khởi nghĩa, chùa Hàm Long giúp đỡ cán bộ thuộc Xứ ủy Bắc Kỳ, Thành ủy Hải Phòng và Tỉnh bộ Kiến An về hoạt động tuyên truyền, mở các lớp huấn luyện cán bộ và gây dựng phong trào cách mạng tại địa phương. Khuôn viên Chùa  Hàm Long Hải Phòng – Ảnh: Sưu tầm Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, từ đầu năm 1945, các tổ chức quần chúng thuộc Mặt trận Việt Minh của xã như Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Nông dân cứu quốc tập trung tại chùa để bàn kế hoạch tổ chức đấu tranh chống áp bức của thực dân phong kiến.   Chùa  Hàm Long Hải Phòng – Ảnh: Sưu tầm Đến tháng 4-1945, đội tự vệ cứu quốc xã Tân Phong ra đời do đồng chí Kim Tái chỉ huy và chọn chùa Hàm Long làm nơi tập trung huấn luyện. Đội tự vệ cứu quốc còn có cả sự tham gia của nhà sư trụ trì chùa. Khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, trong tuần lễ vàng ủng hộ kháng chiến, chùa Hàm Long đã quyên góp quả chuông đồng, một di vật quý giá của chùa. Khuôn viên Chùa Hàm Long Hải Phòng – Ảnh: Sưu tầm Một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất của địa phương diễn ra tại chùa là vào ngày 2-6-1946, chi bộ Đảng xã Tân Phong được thành lập, đồng chí Hoàng Thanh được bầu làm bí thư. Sau đó, chi bộ Đảng tiến hành kết nạp cho 8 đảng viên mới, đánh dấu sự trưởng thành của phong trào cách mạng địa phương. Cuối năm 1946, khi thực dân Pháp gây hấn đánh chiếm Hải Phòng – Kiến An, lực lượng của Huyện đội Kiến Thụy do đồng chí Đặng Kinh chỉ huy có một bộ phận đóng quân ...

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก