Khám Phá

Visa (thị thực) là gì? Làm sao để xin được visa?

Chứng minh thư nhân dân, hay thẻ căn cước công dân của bạn sẽ không có hiệu lực tại nước ngoài mỗi khi bạn xuất ngoại. Nếu hộ chiếu là giấy tờ cần thiết để xuất, nhập cảnh khỏi nước sở tại thì visa (thị thực) chính là chứng minh cho phép bạn được xuất nhập cảnh tại quốc gia cấp visa.

visa (thị thực) là gì? làm sao để xin được visa?

  • 1. Visa (thị thực) là gì?
  • 2. Vì sao phải xin visa?
  • 3. Có những loại visa nào?
  • Visa quá cảnh
  • Visa ngắn hạn hoặc cho du khách
  • Visa dài hạn
  • Visa nhập cư
  • Visa công vụ
  • 4. Làm thế nào để xin được visa?
  • 1. Visa (thị thực) là gì?

    🔗1. Visa (thị thực) là gì?

    Visa (hay còn được gọi là thị thực hay thị thực nhập cảnh) là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia, cấp phép cho người nước ngoài được nhập cảnh, xuất cảnh tại quốc gia đó với số lần nhập cảnh và thời gian nhập cảnh tối đa tương ứng với loại visa được cấp.

    visa (thị thực) là gì? làm sao để xin được visa?

    Visa (thị thực) là một trong những giấy tờ quan trọng nếu bạn muốn nhập cảnh tại nước ngoài. Ảnh: Travellover

    Visa có thể được cấp trực tiếp tại quốc gia, hoặc thông qua đại sứ quán, lãnh sự quán của quốc gia đó, đôi khi thông qua một cơ quan chuyên môn, công ty du lịch được sự cho phép của quốc gia phát hành. Và đặc biệt là hiện nay có ngày càng nhiều quốc gia cho phép người muốn nhập cảnh vào nước mình xin visa thông qua đường thư tay hoặc Internet. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng đòi hỏi visa khi nhập cảnh, thường thì đây là kết quả của sự thỏa thuận giữa các quốc gia và được quy định trong pháp luật quốc tế.

    Các quốc gia thường có yêu cầu khi cấp visa ví dụ như thời hạn hiệu lực của visa, thời gian mà cá nhân đó muốn lưu lại nước họ. Những điều kiện này sẽ có sự khác biệt nhất định giữa các quốc gia phụ thuộc vào chính sách ngoại giao, cụ thể là chính sách visa cũng như tình hình kinh tế – chính trị – xã hội của quốc gia đó.

    2. Vì sao phải xin visa?

    🔗2. Vì sao phải xin visa?

    Visa là một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng với công dân mỗi lần muốn xuất ngoại. Tại sao lại như vậy?

    Chúng ta không còn lạ lẫm gì với hiện tượng khủng hoảng di cư cũng như nạn nhập cư bất hợp pháp hiện nay đang diễn ra trên toàn thế giới và đặc biệt là tại châu Âu. Người dân ở các nước có chiến tranh, tình hình an ninh bất ổn, kinh tế kém phát triển thường có xu hướng di cư tới những nước có nền kinh tế phát triển và có chính sách bảo hiểm xã hội ưu đãi.

    visa (thị thực) là gì? làm sao để xin được visa?

    Visa là một công cụ pháp lý để quản lý hiện tượng nhập cư trái phép tại một số quốc gia. Ảnh: Unsplash

    Xu hướng nhập cư bất hợp pháp gia tăng dẫn đến tình trạng quá tải cho những nước nhập cư cùng với đó là tình hình an ninh – chính trị bất ổn, tệ nạn, bệnh dịch. Chính vì lý do này mà các quốc gia đã sử dụng visa như một công cụ pháp luật để kiểm soát và kìm hãm tình trạng này, đặc biệt là ở các nước phát triển, việc xét duyệt visa (thị thực) ngày càng chặt chẽ hơn.

    Bản chất việc xét duyệt hồ sơ là để xem người xin visa có lưu trú tại quốc gia sở tại với với mục đích đúng đắn hay không. Thông qua việc xét duyệt visa có thể từ chối các đối tượng hạn chế nhập cảnh tùy theo chính sách của nước đó và từ chối các đối tượng xin visa không đúng mục đích.

    3. Có những loại visa nào?

    🔗3. Có những loại visa nào?

    Tùy theo tiêu chí mà chúng ta có rất nhiều cách phân loại visa khác nhau, tuy nhiên cách phân loại visa phổ biến nhất là theo mục đích và thời gian nhập cảnh.

    Visa quá cảnh

    🔗Visa quá cảnh

    Visa quá cảnh có hiệu lực khi một cá nhân đi qua một quốc gia trên đường đến một quốc gia khác. Hiệu lực của visa quá cảnh thường được giới hạn trong khoảng thời gian ngắn khoảng vài tiếng đến mười ngày tuỳ theo diện tích của quốc gia hoặc lịch trình cụ thể của chuyến quá cảnh.

    • Visa quá cảnh sân bay, được yêu cầu bởi một số quốc gia để quá cảnh tại sân bay kể cả không đi qua kiểm tra hải quan.
    • Visa thành viên tổ, người làm hoặc người lái, được cấp cho nhân viên làm trên máy bay, tàu khách, tàu, xe tải, xe buýt và bất cứ phương tiện giao thông quốc tế nào, hoặc tàu đánh cá trên hải phận quốc tế.

    Visa ngắn hạn hoặc cho du khách

    🔗Visa ngắn hạn hoặc cho du khách

    visa (thị thực) là gì? làm sao để xin được visa?

    Các loại visa chủ yếu được phân loại theo thời gian và mục đích nhập cảnh. Ảnh: XNCVN

    Đối với các chuyến ghé thăm ngắn hạn đến các quốc gia, chính phủ các quốc gia có thể phân biệt mục đích của việc xin visa theo:

      Visa riêng tư

      Visa du lịch

      Visa với mục đích y tế

      Visa công tác

      Visa vận động viên hoặc nghệ sĩ

      Visa trao đổi văn hóa

      Visa tị nạn

      Visa hành hương

    Visa dài hạn

    🔗Visa dài hạn

    Loại visa này có hiệu lực dài hơn so với visa ngắn hạn và visa du lịch, tuy nhiên vẫn có những quy định về thời hạn của visa dài hạn:

      Visa học sinh

      Visa nghiên cứu

      Visa nhà báo

      Visa định cư

      Visa trú ẩn

    Visa nhập cư

    🔗Visa nhập cư

    Visa nhập cư được cấp cho người muốn nhập cư vào quốc gia cấp visa (sẽ đạt được trạng thái thường trú trong tương lai):

      Visa vợ/chồng hoặc visa đối tác, được cấp cho vợ/chồng, đối tác dân sự của một cư dân hoặc công dân của quốc gia cấp và cho phép đối tác của họ định cư tại quốc gia đó.

      Visa kết hôn

      Visa người nhận lương hưu (cũng được biết đến là visa về hưu)

    visa (thị thực) là gì? làm sao để xin được visa?

    Tùy theo yêu cầu visa của từng quốc gia mà hồ sơ sẽ có sự khác biệt. Ảnh: Unsplash

    Visa công vụ

    🔗Visa công vụ

    Loại visa công vụ được cấp cho công chức đi làm việc cho chính phủ, hoặc đại diện cho một nước tại quốc gia cấp visa, như là làm nhiệm vụ ngoại giao. Hộ chiếu ngoại giao thường chỉ dành cho người sở hữu hộ chiếu ngoại giao.

    4. Làm thế nào để xin được visa?

    🔗4. Làm thế nào để xin được visa?

    Tùy thuộc vào chính sách visa (thị thực) của mỗi quốc gia mà ta có những phương pháp xin visa khác nhau:

      Miễn visa: đối với những quốc gia có chính sách miễn thị thực cho công dân Việt Nam thì bạn không cần thiết phải xin visa. Chỉ cần có hộ chiếu là bạn đã yên tâm có thể xách vali lên và thực hiện chuyến hành trình vi vu nước ngoài của mình rồi. Bạn có thể xem danh sách những nước miễn visa cho công dân Việt Nam khi đi du lịch ở đây.

      Cấp visa tại Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự: chủ yếu các quốc gia hiện nay đều cấp visa theo hình thức này. Việc du khách cần làm là liên hệ với Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán tại – Việt Nam của nước bạn muốn xin visa và chuẩn bị hồ sơ, làm thủ tục cấp visa theo đúng trình tự, thủ tục được qui định trong pháp luật.

      Visa on arrival: Với những nước cấp visa on arrival, bạn không phải xin visa (thị thực) trước. Mọi thủ tục cấp visa sẽ thực hiện tại sân bay.

    visa (thị thực) là gì? làm sao để xin được visa?

    Cấp visa tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của nước đó tại Việt Nam là hình thức phổ biến nhất. Ảnh: Weibo

      Visa online: hiện nay các nước như Úc, Canada đã có cơ chế xét duyệt visa online. Mọi quá trình từ gửi hồ sơ, nhận phản hồi và kết quả đều thông qua Internet.

      Visa thông qua trung gian: Một số nước sử dụng một công ty trung gian để tư vấn, tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ visa. Tiêu biểu là các công ty như VFS Global,TLScontact và BLS International. ( VFS Global được ủy quyền của Anh, Áo, Bỉ, Canada, Croatia, Đan Mạch, Faroe Islands, Greenland, Iceland, Hà Lan, Lithuania, Na Uy, New Zealand, Nhật Bản, Thụy Điển, Phần Lan, Ý và Úc; TLScontact được ủy quyền của Pháp (Malta, Estonia) và Thụy Sĩ; BLS International được ủy quyền của Tây Ban Nha).

    Du khách có thể tham khảo thêm các bài viết chi tiết hơn về cách xin visa tại các quốc gia trong blog Cẩm nang du lịch của chúng mình để sẵn sàng cho chuyến đi chơi sắp tới:

    Đăng bởi: Dương Khải

    ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก