Reviews Top List

10 Bài thơ HAY VÀ NỔI TIẾNG NHẤT của nhà thơ XUÂN QUỲNH

Xuân Quỳnh: "Nữ hoàng của thi ca và tình yêu" là một nữ thi sĩ tiêu biểu nhất trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ của bà luôn mang đến cho người nhiều xúc cảm mãnh liệt về niềm đam mê, sự khát khao về tình yêu đôi lứa và cuộc sống thường ngày. Thơ Xuân Quỳnh hay, đẹp, lãng mạn như tâm hồn của những người yêu thích văn thơ vậy. Nếu bạn đang tò mò muốn tìm hiểu thêm về các tác phẩm của bà hãy cùng với chúng mình chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về những tác phẩm thơ Xuân Quỳnh nổi tiếng trong bài dưới đây. 

Giới thiệu về cuộc đời nhà thơ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh (1942- 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Bà sinh tại: xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (tức phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội ngày nay). Bà được biết đến với nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng như: Sóng (1967), Thuyền và biển (1982), Thơ tình cuối mùa thu,… Và bằng tài năng và sự đam mê cống hiến cho nền nghệ thuật nước nhà, bà đã được Nhà nước truy tặng nhiều những giải thưởng danh giá như “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và “Giải thưởng Nhà nước”.

Vài nét về sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh vốn là một cô gái có sự đam mê nghệ thuật từ bé đặc biệt là với văn thơ và ca múa nhạc, vì thế mà năm 13 tuổi bà đã được Đoàn Văn công nhân dân Trung ương tuyển thẳng để đào tạo thành diễn viên múa. Trong thời gian hoạt động nghệ thuật của mình, bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở trong và ngoài nước và từng tham gia Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 diễn ra ở Vienna (Áo).

– Giai đoạn 1962 – 1964: Nhà thơ Xuân Quỳnh lúc bấy giờ là sinh viên khóa I của Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam. Kết thúc 2 năm học tại đây, bà công tác tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam.

– Năm 1967:  Xuân Quỳnh vinh dự giữ vị trí ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III.

– Năm 1973: Bà kết hôn với Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch, nhà thơ nổi tiếng(ông là người chồng thứ 2 của bà và ông kém bà 6 tuổi).

– Giai đoạn 1978-1988: Bà công tác với vị trí biên tập viên ở Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

– Ngày 29/8/1988: Xuân Quỳnh đã ra đi tại đầu cầu Phú Lương thuộc thị xã Hải Dương (tức thành phố Hải Dương ngày nay), tỉnh Hải Dương trong một vụ tai nạn giao thông. Người đi cùng bà lúc đó chồng (ông Lưu Quang Vũ) và người con trai mới 13 tuổi, cả hai cũng đã tử vong trong vụ tai nạn này.

– Năm 2001: Xuân Quỳnh được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

– Ngày 30/3/2017: Bà được cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật với hai tác phẩm: Lời ru mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.

– Ngày 6/10/2019: Là kỷ niệm 77 năm ngày sinh của nhà thơ Xuân Quỳnh, bà đã được Google tạo một bức họa mang dáng hình của mình cùng hình ảnh con thuyền đang lướt sóng và hình ảnh đàn chim bay trên bầu trời để làm hình đại diện trên trang chủ của họ. Tính đến nay, Xuân Quỳnh vinh dự là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên và là danh nhân Việt Nam thứ 3 được Google vinh danh.

Nhà thơ Xuân Quỳnh và những nghệ thuật, cảm xúc chủ đạo trong các tác phẩm của mình

Mỗi khi đọc thơ của Xuân Quỳnh, người ta thường ví như đang đọc một cuốn nhật ký cá nhân bởi cách viết độc đáo, sáng tạo cũng rất sâu sắc, mang một cái gì đó rất riêng tư, yêu đời của nhà thơ. Và nhắc đến thơ của Xuân Quỳnh là nhắc đến sự mộc mạc, tự nhiên, nhắc đến những khát khao về hạnh phúc, những đắm say và thăng trầm về chuyện tình yêu, tất cả đều có thể cảm nhận được rõ trong từng câu, từng chữ trong thơ ca của bà. Những tác phẩm thơ của Xuân Quỳnh không những được yêu mến bởi giới yêu thơ mà còn phổ biến cả trong lĩnh vực âm nhạc. Có nhiều tác phẩm thơ của bà đã được phổ nhạc rất thành công và nổi tiếng có thể kể đến như Sóng, “Thuyền và biển”. Hẳn khá là nhiều cũng đã từng ngân nga những câu hát được phổ nhạc trên lời thơ của Xuân Quỳnh như “”Chỉ có thuyền mới hiểu… Biển mênh mông nhường nào? Chỉ có biển mới biết…. Thuyền đi đâu…, về đâu…?” (đoạn trích từ “Thuyền và biển” của Xuân Quỳnh).

10 Bài thơ hay và nổi tiếng nhất của nhà thơ Xuân Quỳnh

1. Sóng (1967)

Bài thơ sóng có lẽ là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà thơ xuân Quỳnh. Bài thơ này được viết vào năm 1967, in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” và được xuất bản năm 1968. Bài thơ cũng được thiết kế thành một bài học trong các tiết dạy Ngữ Văn của các trường THPT qua sách giáo khoa. Vì thế mà mỗi lứa học sinh nào đi qua ai cũng biết đến bài thơ “Sóng”, “Sóng” cứ thế mà đi sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ thông qua lứa tuổi học trò ngây ngô, với những xúc cảm rung động đầu đời của lứa tuổi cấp 3.

Về kỷ niệm sáng tác bài thơ này, “Sóng” được nhà thơ viết để mô tả cảm xúc thực của mình trong chuyến đi đến vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Lúc đó, bà còn rất trẻ (25 tuổi) và luôn mang trong mình trong mình sự trẻ trung, tình yêu cuộc đời, yêu cuộc sống.

Trong bài thơ, Xuân Quỳnh mượn hình ảnh những cơn sóng để nói về những cảm xúc trong tình yêu như sự tha thiết, nồng nàn, sự khát vọng, nói lên tấm lòng thủy chung, sắc son vượt lên trên mọi giới hạn của đời người của tình cảm đôi lứa. Hình ảnh con sóng trong bài thơ được Xuân Quỳnh ví như người con gái có niềm tin vững chắc vào tình yêu, luôn mong mỏi, hy vọng về hạnh phúc lứa đôi. Và “Sóng” cũng là một bài thơ tiêu biểu thể hiện phong cách thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh.

10 bài thơ hay và nổi tiếng nhất của nhà thơ xuân quỳnh

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể.
Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.
Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau.
Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức.
Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương.
Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở.
Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa.
Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

2. Thuyền và biển

Bài thơ Thuyền và biển cũng là một bài thơ nói về tình cảm lứa đôi. Bài thơ mang đậm những tâm tư, tình cảm của người con gái, với trái tim chân thành, và cảm xúc sâu sắc cho người mình yêu. Hình ảnh đó đã được nhà thơ Xuân Quỳnh ẩn dụ qua hình ảnh gắn bó thủy chung, không thể tách rời trong hành trình trên đại dương bao la của “Biển” và “Thuyền”. Hành trình tình yêu của “Biển” và “Thuyền” không phải lúc nào cũng yên bình, tĩnh lặng, mà nó thăng trầm với bão tố, phong ba, rồi những cánh chim hải âu vờn khiến cho thuyền và biển giận hờn nhau vô cớ- “Biển ào ạt xô thuyền”. Tuy nhiên, sau những lần hờn dỗi, mối liên kết ấy lại càng thêm khăng khít hơn, và để vượt lên trên hết những khó khăn đó không có gì khác chính là tình yêu cháy bỏng, sự chân thành và sâu sắc. Biển vẫn là bến đỗ hạnh phúc mà thuyền luôn tìm kiếm. Cũng như trong tình cảm lứa đôi, dù giận hờn, qua bao nhiêu thăng trầm, thì họ vẫn sắc son cùng hướng về một bến bờ hạnh phúc chung.

Em sẽ kể anh nghe

Chuyện con thuyền và biển”

Từ ngày nào chẳng biết

Thuyền nghe lời biển khơi

Cánh hải âu, sóng biếc

Đưa thuyền đi muôn nơi.

Lòng thuyền nhiều khác vọng

Và tình biển bao la

Thuyền đi hoài không mỏi

Biển vẫn xa … còn xa.

Những đêm trăng hiền từ

Biển như cô gái nhỏ

Thầm thì gửi tâm tư

Quanh mạn thuyền sóng vỗ.

Cũng có khi vô cớ

Biển ào ạt xô thuyền

Vì tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên?

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mang nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu.

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Lòng thuyền đau – rạn vỡ.

Nếu từ giã thuyền rồi

Biển chỉ còn sóng gió

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố.

(Bài thơ được in trong tập “Chồi biếc” của XUÂN QUỲNH, xuất bản năm 1963. Năm 1981 được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc năm 1981).

3. Thơ tình cuối mùa thu

Bài thơ nổi tiếng tiếp theo của nhà thơ Xuân Quỳnh vẫn là một bài thơ về chủ đề- Thơ tình cuối mùa thu nằm trong tập thơ “Tự hát” được xuất bản lần đầu năm 1984. Bài thơ có những câu từ mộc mạc nhưng thấm đượm tình cảm kết hợp vào đó là lối viết rất tinh tế của Xuân Quỳnh đã truyền tải được hết những tâm tư, cảm xúc của nhà thơ. Bài thơ bắt đầu và kết thúc bởi những câu từ nhẹ nhàng, thiết tha, khơi gợi lên một thứ tình cảm gì đó rất lạ trong lòng người đọc. “Thơ tình cuối mùa thu” cho người những cảm nhận về những cung bậc, những cảm xúc của tình yêu. Nó mang đến cho người đọc nhiều góc nhìn thú vị về tình yêu qua thông điệp tình yêu đẹp chỉ khi ta có một trái tim muốn yêu, biết yêu và dám yêu mãnh liệt, giống như bản thân của nhà thơ. Chính vì nó quá “tình” cho nên khi được nhạc sĩ Phan Huỳnh phổ nhạc, bài thơ đã nhanh chóng tạo được ấn tượng, ghi dấu ấn sâu trong lòng khán giả yêu thơ, yêu âm nhạc.

Cuối trời mây trắng bay

Lá vàng thưa thớt quá

Phải chăng lá về rừng

Mùa thu đi cùng lá

Mùa thu ra biển cả

Theo dòng nước mênh mang

Mùa thu và hoa cúc

Chỉ còn anh và em

Là của mùa thu cũ

Chợt làn gió heo may

Thổi về xao động cả

Lối đi quen bỗng lạ

Cỏ lật theo chiều mây.

Đêm về sương ướt má

Hơi lạnh qua bàn tay

Tình ta như hàng cây

Đã bao mùa gió bão

Tình ta như dòng sông

Đã yên ngày thác lũ.

Thời gian như là gió

Mùa đi cùng tháng năm

Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em.

Cùng tình yêu ở lại…

Kìa bao người yêu mới

Đi qua cùng heo may

4. Tự hát

Hẳn là khi nghe đến hai câu thơ:

“Em trở về đúng nghĩa Trái – tim – em

Là máu thịt, đời thường ai chẳng có…”

Chắc rằng nhiều người nghĩ ngay đến nhà thơ Xuân Quỳnh vì nó quá đặc trưng cho phòng cách thơ của bà. Đối với nền văn học nước nhà, Xuân Quỳnh đã cống hiến một kho tàng tuyển tập những bài thơ tình nổi tiếng. Những câu thơ tình của Xuân Quỳnh nghe qua thì khá là e ấp, nhẹ nhàng, tuy nhiên bằng cách dùng từ tinh tế của mình Xuân Quỳnh luôn biết cách khiến nó trở lên lãng mạn, giàu cảm xúc hơn, cho người đọc cảm nhận được về những trăn trở trong tình yêu, hạnh phúc. Và một trong số những bài thơ hay của Xuân Quỳnh cần phải nhắc đến chính là bài thơ Tự hát – Đây cũng là cái tên mà nhà thơ lấy làm tiêu đề cho tập thơ xuất bản năm 1984. Bài thơ thể hiện sự quan trọng của tình yêu đối với nhà thơ, với Xuân Quỳnh, Yêu chính là lẽ sống và chính vì thế mà bà luôn yêu bằng hết cả trái tim mình. Bài thơ Tự hát – chính là khúc ca kể về chính bản thân nhà thơ và tình yêu của bà, nó nói lên nỗi lòng của tác giả cũng như là những phút để bà được bộc bạch tâm sự của một người đàn bà đã  phải trải qua khá nhiều biến cố trong cuộc hành trình kiếm tìm hạnh phúc cho chính mình. Và thông qua những lời tâm sự đó của mình trong bài thơ Tự hát, bà muốn nói lên một triết lý về tình yêu đó là hạnh phúc không phải tự nhiên mà có, nhưng hạnh phúc cũng không đến từ sự chiếm đoạt mà hạnh phúc là sự sẻ chia, nó là trách nhiệm, và để tìm kiếm được hạnh phúc thì cần phải trải qua một hành trình dài với nhiều chông gai thử thách. Cho dù chết đi rồi vẫn yêu, thế mới là hạnh phúc thực sự.

Chả dại gì em ước nó bằng vàngTrái tim em, anh đã từng biết đấyAnh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay

Em cũng không mong nó giống mặt trờiVì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuốngLại mình anh với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em

Em trở về đúng nghĩa trái timBiết làm sống những hồng cầu đã chếtBiết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của yêu tin

Em trở về đúng nghĩa trái-tim-emBiết khao khát những điều anh mơ ướcBiết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu

Mùa thu nay sao bão giông nhiềuNhững cửa sổ con tàu chẳng đóngDải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh

Em lo âu trước xa tắp đường mìnhTrái tim đập những điều không thể nóiTrái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn

Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có…

Bài thơ “Tự hát” được in trong tập thơ cùng tên “Tự Hát” được nhà thơ Xuân Quỳnh kết hợp với nhà xuất bản Tác phẩm mới xuất bản năm 1984.

5. Hoa cỏ may

Hoa cỏ may – một loài hoa dân dã, không hương sắc, nhưng vẫn rất kiêu kỳ trên đồng nội, đủ để làm xao xuyến lòng người. Chính vì những đặc tính này của Hoa cỏ may mà nó được nhà thơ Xuân Quỳnh lấy làm cảm hứng để viết lên những áng thơ hay, đong đầy tình cảm trong bài thơ cùng tên.

Mở đầu bài thơ là một khung cảnh nên thơ của đất trời, trong khung hình đó ta cảm nhận được chút nắng, chút gió, và sự xao xuyến của đất trời này đã làm dấy lên những suy tư về những kỷ niệm chứa đựng sự tiếc nuối của tác giả. Khung cảnh tuyệt đẹp trên chính là lúc giao mùa mà nhà thơ nhắc đến trong bài, và khi nhận ra rằng bấy giờ đã là thời điểm giao mùa, nhà thơ dường như cũng đã thảng thốt về nó- vì sao nó đến nhanh như vậy! Sự thay đổi của thiên nhiên được gợi lên qua một chiếc lá rơi, một bờ cát trắng hiu quạnh chờ đợi một bóng thuyền và một dòng sông xanh nước đong đầy. Sự thay đổi nên thơ của thiên nhiên khiến cho nhà thơ ngẩn ngơ, rồi lại bồi hồi nhớ về những kỷ niệm đã qua. Và đến lúc này, bức tranh được vẽ lên từ ban đầu bài thơ không còn chỉ có thiên nhiên mà ta có thể tưởng tượng ra được rằng trong bức tranh ấy còn có một bóng dáng xinh đẹp của một con người lãng mạn- Nhà thơ Xuân Quỳnh.

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.Tên mình ai gọi sau vòm lá,Lối cũ em về nay đã thu.Mây trắng bay đi cùng với gió,Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,Thơ viết đôi dòng theo gió xa.Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ mayÁo em sơ ý cỏ găm đầyLời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?

Bài thơ Hoa Cỏ May của nhà thơ Xuân Quỳnh được xuất bản năm 1989 và thuộc tập thơ cùng tên “Hoa Cỏ May”.

6. Nói cùng anh

Đề tài tình yêu là đề tài bất hủ đối với thơ văn nói chung, đề tài này cũng chủ đề chính trong các tác phẩm của Xuân Quỳnh, xuyên suốt hầu hết các tác phẩm thơ của bà. Tình yêu của Xuân Quỳnh luôn đong đầy những cung bậc cảm xúc khác nhau. Và đây cũng là nét đặc trưng để những câu thơ chứa chan tình cảm trong bài thơ “Nói cùng anh”- thu hút hàng ngàn khán giả, hàng triệu con tim yêu mến.

Đến với bài thơ “Nói cùng anh”, người đọc sẽ được tiếp cận một quan điểm mới về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh, nó không “ dữ dội và dịu êm” như trong bài thơ “Sóng”, cũng không da diết, mãnh liệt nhớ nhung như trong thuyền và biển- “Những ngày không gặp nhau, Biển bạc đầu thương nhớ” nữa, mà lần này là một triết lý mới. Một triết lý đẹp đẽ về tình yêu, tình yêu làm con người ta trẻ hóa, nó mang đến cho ta một sức sống mới, một động lực vô hình nhưng hiệu quả để con người ta hiện thực hóa ước mơ, hoài bão bản thân. Bởi một khi yêu, chính giá trị của tình yêu sẽ khiến cho chúng ta muốn trân trọng và giữ gìn nó, khiến cho chúng ta thay đổi để hiện thiện hơn, sống đúng nghĩa hơn, yêu đời và hạnh phúc hơn.

Em biết đấy là điều đã cũChuyện tình yêu, quan trọng gì đâu:Sự gắn bó giữa hai người xa lạ
Nỗi vui buồn đem chia sẻ cùng nhau

Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễnHôm nay yêu, mai có thể xa rồiNiềm đau đớn tưởng như vô tận
Bỗng có ngày thay thế một niềm vui

Điều hôm nay ta nói, ngày maiNgười khác lại nói lời yêu thuở trướcĐời sống chẳng vô cùng, em biết
Câu thơ đâu còn mãi ngày sau

Chẳng có gì quan trọng lắm đâuNhư không khí như màu xanh lá cỏNhiều đến mức tưởng như chẳng có
Trước cuộc đời rộng lớn mênh mang

Nhưng lúc này anh ở bên emNiềm vui sướng trong ta là có thậtNhư chiếc áo trên tường như trang sách
NhЖ° chГ№m hoa mб»џ cГЎnh trЖ°б»›c hiГЄn nhГ

Em hiểu rằng mỗi lúc đi xaTình anh đối với em là xứ sởLà bóng rợp trên con đường nắng lửa
Trái cây thơm trên miền đất khô cằn

Đấy tình yêu, em muốn nói cùng anh:Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọngLòng tốt để duy trì sự sống
Cho con người thực sự Người hơn

7. Bài thơ dẫu em biết chắc rằng anh trở lai

Bài thơ “Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại” được nhà thơ Xuân Quỳnh sáng tác vào 6-3-1985. Mạch cảm xúc bài thơ kể về nỗi nhớ thương của một người vợ với chồng mình. Dẫu biết anh đi xa là vì công việc, vì tổ quốc, vì hoài bão của một người con trai nhưng nỗi cô đơn khi ở nhà vò võ một mình, nhà thơ vẫn không thể tránh khỏi muộn phiền, sự lo lắng thậm chí còn là những cảm xúc hoài nghi. Nhưng vượt lên trên tất cả những cảm xúc phức tạp ấy, người con gái này vẫn một lòng thủy chung nghĩ về một tương lai tươi đẹp, mơ về một ngày đoàn tụ:

“Dẫu em biết rằng anh, anh cũng nhớ.

Nhưng lòng em nào có lúc nguôi quên.”

Thị trấn nào anh đến chiều nayMảnh tường vắng, mùa đông giá rétDẫu em biết không phải là vĩnh biệt
Vẫn thấy lòng da diết lúc chia xa

Xóm làng nào anh sẽ đi quaNhững đồng lúa, vườn cây, bờ bãi…Dẫu em biết rằng anh trở lại
Ngọn gió buồn vẫn thổi phía không anh.

Thời gian trôi theo cánh cửa một mìnhHạt mưa bụi rơi thầm trên mái ngóiTờ lịch mỏng bay theo lòng ngóng đợi
Một con đường vời vợi núi cùng sông

Gọi ngàn lần tên anh vẫn là khôngChỉ lá rụng dạt dào lối phốDẫu em biết rằng anh, anh cũng nhớ.
Nhưng lòng em nào có lúc nguôi quên.

8. Bài thơ chuyện cổ tích về loài người

Có thể khi đọc tác phẩm “Chuyện cổ tích về loài người” không ai nghĩ bài thơ này được viết bởi nhà thơ Xuân Quỳnh vì đây là một bài thơ dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Và chắc hẳn cũng không ai ngờ nó lại đặc sắc đến thế, Xuân Quỳnh quả đúng là nữ nhà thơ vừa xinh đẹp vừa tài năng đúng như những lời đồn đại về bà. Những vần thơ hay, trong sáng, dễ hiểu pha đôi nét ngộ nghĩnh trong bài  thơ Chuyện cổ tích về loài người thực sự đã khiến cho các em nhỏ thiếu nhi vô cùng yêu thích.

Bài thơ lấy trẻ em làm nhân vật trung tâm, hướng người nghe về nhân vật này bắt đầu từ thuở khai thiên, lập địa bằng cách tiếp nhận cổ tích. Bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ ngắn gọn, dễ nhớ, giọng thơ thủ thỉ, tâm tình, khiến cho những sự sáng tạo về trời đất hiện lên rất chân thực, khách quan. Cho nên, các em học sinh rất dễ nhớ, dễ đọc và nó giúp các em khơi nguồn cảm hứng trong thơ văn, giúp các em học tập thật tốt.

Trời sinh ra trước nhấtChỉ toàn là trẻ conTrên trái đất trụi trầnKhông dáng cây ngọn cỏMặt trời cũng chưa cóChỉ toàn là bóng đêmKhông khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác

***

Mắt trẻ con sáng lắmNhưng chưa thấy gì đâu!Mặt trời mới nhô caoCho trẻ con nhìn rõMàu xanh bắt đầu cỏMàu xanh bắt đầu câyCây cao bằng gang tayLá cỏ bằng sợi tócCái hoa bằng cái cúcMàu đỏ làm ra hoaChim bấy giờ sinh raCho trẻ nghe tiếng hótTiếng hót trong bằng nướcTiếng hót cao bằng mâyNhững làn gió thơ ngâyTruyền âm thanh đi khắpMuốn trẻ con được tắmSông bắt đầu làm sôngSông cần đến mênh môngBiển có từ thuở đóBiển thì cho ý nghĩBiển sinh cá sinh tômBiển sinh những cánh buồmCho trẻ con đi khắpĐám mây cho bóng rợpTrời nắng mây theo cheKhi trẻ con tập điĐường có từ ngày đóNhưng còn cần cho trẻTình yêu và lời ruCho nên mẹ sinh raĐể bế bồng chăm sócMẹ mang về tiếng hátTừ cái bống cái bangTừ cái hoa rất thơmTừ cánh cò rất trắngTừ vị gừng rất đắngTừ vết lấm chưa khôTừ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…

Biết trẻ con khao khátChuyện ngày xưa, ngày sauKhông hiểu là từ đâuMà bà về ở đóKể cho bao chuyện cổChuyện con cóc, nàng tiênChuyện cô Tấm ở hiềnThằng Lý Thông ở ác…Mái tóc bà thì bạcCon mắt bà thì vuiBà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện

Muốn cho trẻ hiểu biếtThế là bố sinh raBố bảo cho biết ngoanBố dạy cho biết nghĩRộng lắm là mặt bểDài là con đường điNúi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất…

Chữ bắt đầu có trướcRồi có ghế có bànRồi có lớp có trườngVà sinh ra thầy giáo…Cái bảng bằng cái chiếuCục phấn từ đá raThầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất.

Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” thuộc tập thơ “Lời ru trên mặt đất” của nhà thơ Xuân Quỳnh xuất bản năm 1978. Hiện nay, trong chương trình sách giáo khoa lớp 4, một trích đoạn bài thơ này được dùng làm bài tập đọc cho học sinh.

9. Lời ru của mẹ

Xuân Quỳnh không chỉ viết thơ tình hay, thơ thiếu nhi thú vị mà còn rất sâu sắc khi viết thơ về tình cảm mẫu tử. Tình cảm mẹ con là một thứ tình cảm gia đình thiêng liêng của bất cứ ai trên đời này. Những săn sóc, lo lắng, quan tâm đến con của một người mẹ được thể hiện thông qua rất nhiều khía cạnh. Trong đó, chắc hẳn sẽ có “lời ru của mẹ”, nó là ký ức tuổi thơ mà mỗi khi nhớ lại, ta đều bồi hồi và cảm thấy ấm áp. “Lời ru của mẹ”cũng chính là tên của một bài thơ do Xuân Quỳnh sáng tác, bài thơ phác họa hình ảnh người mẹ tảo tần, dịu dàng cực kỳ chân thực và đẹp đẽ. Từng lời thơ trong bài thơ đã là nổi bật lên điều đó, nổi bật lên tâm hồn và tình yêu sâu nặng của người mẹ dành cho con thông qua những lời ru êm dịu. Lời ru ngọt ngào của mẹ đưa chúng ta vào giấc ngủ thời thuở còn bé, theo chúng ta suốt trong hành trình lớn khôn, vậy nên ai lớn lên cũng luôn nhớ mãi những tiếng ru ngọt ngào của mẹ. Nhưng trong bài thơ “Lời ru của mẹ”, lời ru qua những câu thơ của Xuân Quỳnh mang một phong cách rất riêng, lời ru không chỉ là lời ru hỡi ru hời cho con ngủ ngon mà ở đây còn là lời ru thực tế, lời ru phác họa những giai đoạn lớn khôn của con- “Lời ru là tiếng hát – khi con vừa ra đời; Lời ru thành tấm chăn – đắp cho con ngủ;… Lời ru thành mênh mông – khi con ra biển rộng”…

Lời ru ẩn nơi nàoGiữa mênh mang trời đấtKhi con vừa ra đờiLời ru về mẹ hátLúc con nằm ấm ápLời ru là tấm chănTrong giấc ngủ êm đềmLời ru thành giấc mộngKhi con vừa tỉnh giấcThì lời ru đi chơiLời ru xuống ruộng khoaiRa bờ ao rau muốngVà khi con đến lớpLời ru ở cổng trườngLời ru thành ngọn cỏĐón bước bàn chân conMai rồi con lớn khônTrên đường xa nắng gắtLời ru là bóng mátLúc con lên núi thẳmLời ru cũng gập ghềnhKhi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông.

10. Con yêu mẹ

Bài thơ “Con yêu mẹ” của nhà thơ Xuân Quỳnh là màn đối đáp tâm tình giữa mẹ và con. Thông qua màn tâm sự này ta cảm nhận được tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu nặng mà mẹ luôn dành cho con. Chính tình mẫu tử ấm áp ấy đã nuôi dưỡng lòng con trẻ sự vị tha và một tình yêu thương cao thượng qua thời gian. Những gì mẹ làm cho con, con đều biết, và đáp lại những nghĩa cử cao đẹp đó chính là tình cảm yêu mến, vô bờ bến của người con dành cho mẹ.

Bài thơ với cách dùng tư giản dị, đời thường nhưng ẩn sâu trong đó lại chứa đựng một sự rộng lớn bao la. Ví dụ như chỉ là câu hỏi “Con yêu mẹ như nào?” thì câu trả lời tuy ngây thơ nhưng đong đầy tình cảm của con là “Con yêu mẹ bằng …ông trời -vô hạn và bao la; Con yêu mẹ bằng Hà Nội – rộng lớn, nhiều phố phường; Yêu mẹ bằng con dế – vì lúc nào muốn con cũng có thể nhìn thấy mẹ “.

– Con yêu mẹ bằng ông trờiRộng lắm không bao giờ hết- Thế thì làm sao con biếtLà trời ở những đâu đâuTrời rất rộng lại rất caoMẹ mong, bao giờ con tới!- Con yêu mẹ bằng Hà NộiĐể nhớ mẹ con tìm điTừ phố này đến phố kiaCon sẽ gặp ngay được mẹ- Hà Nội còn là rộng quáCác đường như nhện giăng tơNào những phố này phố kiaGặp mẹ làm sao gặp hết!- Con yêu mẹ bằng trường họcSuốt ngày con ở đấy thôiLúc con học, lúc con chơiLà con cũng đều có mẹ- Nhưng tối con về nhà ngủThế là con lại xa trườngCòn mẹ ở lại một mìnhThì mẹ nhớ con lắm đấyTính mẹ cứ là hay nhớLúc nào cũng muốn bên conNếu có cái gì gần hơnCon yêu mẹ bằng cái đó- À mẹ ơi có con dếLuôn trong bao diêm con đâyMở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế

Hy vọng với tuyển tập 10 bài thơ hay và nổi tiếng nhất của nhà thơ Xuân Quỳnh mà chúng mìnhvừa giới thiệu, bạn đọc sẽ có được một cái nhìn tổng quan hơn về nhà thơ Xuân Quỳnh và các tác phẩm của bà. Mong rằng các bạn cũng cảm nhận được những tình yêu muôn màu muôn vẻ với nhiều cung bậc cảm xúc trong phong cách thơ của nữ thi sĩ này. Cả một cuộc đời của nhà thơ Xuân Quỳnh vẫn luôn cháy hết mình với tình yêu, khao khát tìm kiếm hạnh phúc và mong muốn gìn giữ trọn vẹn ngọn lửa yêu thương trong gia đình. Trên hết, qua các tác phẩm, bạn còn được tiếp cận những triết lý sâu sắc, thực tế nảy sinh từ đời sống thực tiễn. Nó giúp người đọc nhìn nhận một cách khách quan hơn, mới mẻ và trực diện hơn về định nghĩa của cuộc sống ý nghĩa. Đời người chỉ có duy nhất một lần, hãy sống thật hết mình, sống làm sao để không phải cảm thấy hối tiếc mà phải bật lên hai chữ “giá như”…

Đăng bởi: Nguyễn Trung Hiếu

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก