Reviews Top List

10 Tật xấu khi khởi nghiệp

Nếu con đường từ khởi nghiệp tới khi thành doanh nghiệp lớn dễ đi thì chắc ai cũng có thể trở thành doanh nhân. Bài viết này mình xin phép điểm qua 10 tật xấu(cũng là lí do) mà các star up thường thất bại.

Lười biếng

Nguyên nhân lười biếng là do chúng ta thiếu động lực để làm việc, đặc biệt là khi có một chút khó khăn xuất hiện. Triết lý đầu môi là “Để mai tao làm” hoặc “tao làm nhiều lắm rồi, để tao nghỉ tí”,… Để khắc phục được điểm yếu chết người này các bạn chỉ cần học cách để duy trì ngọn lửa say mê. Một ngày chúng ta ngừng làm việc thì trái đất vẫn quay, mọi thứ xung quanh chúng ta vẫn thay đổi. ” Trời sáng thì gà gáy, nhưng nếu gà không gáy thì trời vẫn sáng. Quan trọng là khi trời sáng ai sẽ là người thức tỉnh”.

10 tật xấu khi khởi nghiệp

Lười biếng

Không có kế hoạch kinh doanh

Nhiều người kinh doanh đều quên đến việc này vì cho rằng chỉ những doanh nghiệp lớn mới cần đến. Nhưng họ quên mất rằng bảng kế hoạch kinh doanh sẽ như một tấm bảng đồ. Không có bảng đồ bạn sẽ không đi được đâu.

10 tật xấu khi khởi nghiệp

Không có kế hoạch kinh doanh

Không đổi mới, cải tiến liên tục

Sản phẩm dù tốt đến đâu cũng sẽ bị người khác sao chép và họ sẽ tạo ra sản phẩm tốt hơn bạn, rẻ hơn bạn. Do đó bạn phải luôn nỗ lực để đi trước người khác. Apple là một tấm gương để chúng ta học tập về sự thành công nhờ không ngừng đổi mới và cải tiến liên tục. Và tấm gương thất bại vì không chịu đổi mới thì có hằng hà sa số. Do đó, muốn thành công nhất định phải liên tục đổi mới.

10 tật xấu khi khởi nghiệp

Không đổi mới, cải tiến liên tục

Không được xã hội đánh giá cao

Những yếu tố xã hội, pháp luật, văn hóa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình khởi nghiệp của bạn. Haivl là một ví dụ thực tế. Bạn hãy làm việc say mê, thì thành quả sẽ đến, nếu thành quả của bạn chưa được xã hội đánh giá cao hay ghi nhận, bạn phải tin rằng là vì họ chưa hiểu công việc bạn làm, sản phẩm bạn bán. Mình có một câu chuyện này kể để các bạn suy ngẫm:- Có một nhân viên bán hàng được gửi sang châu phi để bán giày, khi người này đến nơi anh ta liền gọi về cho giám đốc bảo “Hãy đưa tôi ra khỏi đây, ở đây không ai đi giày cả”. Vị giám đốc kia liền cho anh này về và cử một anh nhân viên bán hàng khác qua đó. Khi qua đến nơi người này gọi về cho giám đốc bảo ” Hãy gửi sang cho tôi thật nhiều giày nữa để bán, bên này người ta không ai đi giày cả”.
câu chuyện này tuy chỉ là chuyện tiếu lâm nhưng nó ẩn chứa trong đó nhiều ý nghĩa sâu sắc! chúc các star up luôn kiên trì theo đuổi đam mê của mình và luôn giữ một thái độ lạc quan trong công việc!

10 tật xấu khi khởi nghiệp

Không được xã hội đánh giá cao

Không tìm được người tư vấn

Khi bạn không biết điểm mình cần đến thì sớm hay muộn bạn sẽ bỏ cuộc. Việc tìm cho mình một người thầy là rất quan trọng để rút ngắn quãng đường bạn phải đi đến thành công, tránh những sai lầm không cần thiết. Bạn có thể không phải là người giỏi trong lĩnh vực bạn làm , nhưng bạn không thể làm được điều gì nếu không có một người am hiểu về điều bạn định làm. Hãy nhớ: ” Khi khởi nghiệp chỉ nói chuyện công việc của bạn cho người có thể giúp bạn”.

10 tật xấu khi khởi nghiệp

Không tìm được người tư vấn

Có đam mê

Nhưng quá lãng mạn. Bạn chỉ chú tâm vào việc biến ý tưởng của mình thành hiện thực mà quên đi một thực tế rằng. Ý tưởng cần có tiền. Nếu bạn đủ giàu có để nuôi ý tưởng của mình đến khi thành công thì tốt. Tuy nhiên, đa phần chúng ta sẽ không có nhiều tiền đến thế. Hãy thực tế, ý tưởng tốt sẽ tạo ra doanh thu và thu hút được nhà đầu tư.

10 tật xấu khi khởi nghiệp

Có đam mê

Chạy theo đám đông

“Sớm nở tối tàn” đó chính là câu miêu tả chính xác đối với nhiều xu thế như: trà chanh chém gió, bún đậu mắm tôm,.. Việc tạo ra sự độc đáo riêng của bạn sẽ giữ bạn ở lại thị trường lâu hơn người khác. Chạy theo người khác thì bạn chỉ ăn được miếng bánh thừa mà người đi trước bỏ lại, tất nhiên nó chẳng béo bở gì, và thậm chí bạn còn gánh luôn cả rủi ro của họ. lời khuyên dành cho bạn là hãy có những cách làm của riêng mình, đừng chạy theo đám đông.

10 tật xấu khi khởi nghiệp

Chạy theo đám đông

Không chia sẻ ý tưởng với ai

Bạn cảm thấy ý tưởng của mình là độc đáo và duy nhất, bạn sợ chia sẻ rồi người khác sẽ copy và làm theo được. Bạn nên nhớ rằng mọi ý tưởng vĩ đại đều bắt nguồn từ một ý tưởng nào đó. Việc chia sẻ sẽ giúp cho bạn tái đánh giá ý tưởng của mình. Một ý tưởng được nhiều người đánh giá cao chưa chắc là một ý tưởng tốt. Hãy nhớ điều đó.

10 tật xấu khi khởi nghiệp

Không chia sẻ ý tưởng với ai

Quá bi quan hoặc lạc quan vào thị trường

Khi khởi nghiệp phần đông chúng ta sẽ gặp phải cảnh bi quan. Bi quan vì không bán được sản phẩm, không tìm được cộng sự,… Cảm giác muốn từ bỏ để làm việc khác an toàn hơn. Đó là tâm lý hết sức bình thường. Việc này có thể tránh được nếu bạn nhận ra sớm bằng kinh nghiệm của người đi trước và  bạn hãy nhớ rằng, không dám mạo hiểm làm gì thì bạn cũng không nhận được gì, cái gì nó cũng có cái giá của nó.

10 tật xấu khi khởi nghiệp

Quá bi quan hoặc lạc quan vào thị trường

Em cảm thấy, em thấy…

Thật ra những việc cảm thấy, hay thấy đó của bạn nó chưa là gì để có thể thuyết phục được nhà đầu tư. Họ cần những số liệu thực tế, những kết quả khảo sát cụ thể. Không ai muốn mang tiền mình giao cho những con người làm việc cảm tính cả. Rất tiếc là đại đa số các bạn trẻ chúng ta chưa biết điều này

10 tật xấu khi khởi nghiệp

Em cảm thấy, em thấy…

Trên đây là ý kiến chủ quan của mình. Cảm ơn các bạn đã quan tâm. Mong các bạn góp ý thêm nhé.

Đăng bởi: Dũng Hoàng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก