Reviews Top List

6 dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ bố mẹ đừng bỏ qua

Ở giai đoạn đầu, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có các triệu chứng tương tự như bệnh cúm. Trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ (dao động từ 38 - 39°C), đau cổ họng. Sau khoảng 1 - 2 ngày, bé sẽ bị nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn. Những dấu hiệu này được xem là bệnh tay chân miệng thể nhẹ, khi phát hiện, bạn nên đưa trẻ đi khám để nhận được hướng dẫn điều trị phù hợp. Ngoài những triệu chứng trên, bạn cần đặc biệt lưu tâm đến những triệu chứng mà chúng mình chia sẻ sau, bởi đây là những triệu chứng cho thấy trẻ mắc tay chân miệng thể nặng với những biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Giật mình

Bệnh tay chân miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây lan. Đa phần trẻ mắc bệnh sẽ tự khỏi. Một số nhỏ có thể có biến chứng ảnh hưởng tới não bộ, tới tim…

Diễn tiến của bệnh tay chân miệng là ban đầu sẽ nổi bóng nước. Nếu bóng nước ở trong miệng thì vỡ ra thành vết loét, còn bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông thì thường không bị vỡ ra và sau đó sẽ khô dần. Diễn tiến bệnh thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày, có thể nhiều hơn 10 ngày. Sau đó thì bóng nước có thể tự khô, tự ổn định và tự khỏi.

Tình huống tự khỏi của trẻ mắc bệnh tay chân miệng chiếm khoảng trên 90% trường hợp. Còn lại một số nhỏ có thể có một số biến chứng như ảnh hưởng tới não bộ, thân não, gây ra suy hô hấp, ảnh hưởng tới tiêm gây ra viêm cơ tim, suy tim, gây phù phổi cấp…Cần mang ngay trẻ đến bệnh viện khi phát hiện các dấu hiệu của biến chứng vì thời gian giữ lại mạng sống cho trẻ khi có biến chứng lên não khoảng 6-12 tiếng.Dấu hiệu nào để nhận biết con mình đang bị biến chứng?
Thông thường các biến chứng thường xuất hiện vào ngày thứ 3 – thứ 5 của bệnh, tức là sau khi nổi vết loét chỗ bóng nước. Dấu hiệu chính là trẻ là bị thay đổi giấc ngủ, giật mình, chới với.

  • Nếu nhẹ thì em bé khi thiu thiu ngủ sẽ bị giật mình, ngồi dậy chơi thì bình thường.
  • Độ nặng hơn một chút là em bé vừa nằm ngã ra là sẽ giật mình, chới với.
  • Nặng hơn nữa là khi bồng trên tay, trẻ vẫn giật mình chới với.

Lúc này nên chú ý trong lòng bàn tay có nổi nốt hay không, miệng thì loét hay không, vài ngày trước trẻ có than đau miệng, chảy nước bọt hay không. Đó là những dấu hiệu cần quan sát để phát hiện sớm biến chứng.

6 dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ bố mẹ đừng bỏ qua

Giật mình

Khó thở

Bệnh tay chân miệng ở trẻ đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ khi có con nhỏ. Khó thở có thể là biểu hiện của bệnh đó là tình trạng suy tim, rối loạn huyết động… Bạn có thể phát hiện triệu chứng khó thở của trẻ bằng cách quan sát các dấu hiệu co rút cơ hô hấp ở mũi, trẻ thở khó nhọc, thở nhanh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng…

Trẻ bị tay chân miệng rất dễ phát tán virus cho những người xung quanh, do đó nên cho trẻ nghỉ học trong khoảng 10 ngày, hạn chế tiếp xúc với các trẻ khỏe mạnh khi ở chung nhà vì bệnh rất dễ lây lan giữa các trẻ. Hiện nay để phòng ngừa dịch tay chân miệng do tác nhân enterovirus 71 gây ra (tác nhân chủ yếu dẫn đến biến chứng tay chân miệng), cần bảo đảm vệ sinh khi cho trẻ ăn uống, vui chơi và sinh hoạt. Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

6 dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ bố mẹ đừng bỏ qua

Khó thở

Rối loạn ý thức

Rối loạn ý thức là tình trạng mà người bệnh bị giảm hoặc mất khả năng nhân thức về môi trường và bản thân. Đây một tình trạng thường gặp, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự biểu hiện bệnh rất đa dạng, nhiều mức độ khác nhau.

Rối loạn ý thức là một trong những triệu chứng cần đặc biệt lưu ý khi trẻ bị chân tay miệng, bởi nó có thể là biểu hiện của viêm não, huyết áp thấp… Bạn cần phát hiện sớm bằng cách quan sát xem trẻ có các biểu hiện ngủ gà, chậm chạp, loạng choạng hay không.

Khi con đã nhiễm bệnh cha mẹ cần lưu ý:

  • Không cho con gãi, chọc vào các mụn nước trên cơ thể.
  • Cần có môi trường sinh sống sạch sẽ, tránh để con tiếp xúc với không khí và nước bẩn.
  • Không tự ý dùng thuốc chữa trị cho trẻ khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.

6 dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ bố mẹ đừng bỏ qua

Rối loạn ý thức

Sốt cao liên tục không hạ

Thông thường, thân nhiệt ở từng vùng của cơ thể con người sẽ khác nhau. Nếu đo ở miệng cao hơn 37,5 độ C sẽ được coi là sốt (Khi đo hậu môn sẽ là 38 độ C). Như vậy sốt cao từ 38 độ C có thể xem là sốt, nhưng đây không phải là mức nhiệt độ gây nguy hiểm. Trẻ sốt cao trên 38,5°C, kéo dài hơn 48 giờ không hạ dù đã được cho uống paracetamol theo đúng liều lượng quy định.

Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ bị nhiễm độc thần kinh, lúc này bạn cần đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị bằng thuốc hạ sốt liều cao.

6 dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ bố mẹ đừng bỏ qua

Sốt cao liên tục không hạ

Tiểu ít

Tay chân miệng là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ và dễ bùng phát thành dịch. Nếu cha mẹ không biết rõ các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ cụ thể, trẻ sẽ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Và một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy ở bé là Tiểu ít. Đây là dấu hiệu sớm của bệnh tay chân miệng thể nặng. Tiểu ít là biểu hiện của tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy thận. Bạn nên quan sát và đánh giá lượng nước tiểu hàng ngày của trẻ bằng cách thu thập nước tiểu vào các dụng cụ có thể đo lường như chai nhựa để có cách can thiệp và xử lý kịp thời.

6 dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ bố mẹ đừng bỏ qua

Tiểu ít

Quấy khóc dai dẳng kéo dài

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Khi trẻ bị tay chân miệng có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Có thể trẻ chỉ ngủ được khoảng 15 đến 20 phút rồi lại thức dậy quấy khóc. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng bé khóc là do các vết lở trong miệng nhưng thực chất đây có thể là tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm do bệnh tay chân miệng gây ra.

6 dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ bố mẹ đừng bỏ qua

Quấy khóc dai dẳng kéo dài

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, tuy không nguy hiểm và thường tự khỏi sau 7 đến 10 ngày nhưng nếu cha mẹ không biết rõ các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ cụ thể, trẻ sẽ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. chúng mình đã liệt kê một số dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ quan trọng mà bạn cần ghi nhớ kỹ để nắm bắt được tình hình của trẻ và kịp thời điều trị.

Đăng bởi: Thoảng Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก