Reviews Top List

8 Phim về bệnh trầm cảm hay nhất mà bạn không nên bỏ qua

Trầm cảm là một trạng thái cảm xúc thể hiện sự thất vọng, buồn phiền, chán nản của bản thân trong cuộc sống hằng ngày. Đôi khi, chúng còn thể hiện sự giảm hứng thú, xuống tinh thần và giảm niềm tin vào cuộc sống, giảm đức tin trong đời sống tinh thần. Chủ đề bệnh trầm cảm này cũng làm nên nhiều thành công trong các bộ phim. Và trong bài viết hôm nay chúng mình xin gửi đến bạn top các bộ phim về bệnh trầm cảm hay nhất mà bạn không nên bỏ qua.

I Smile Back

Emily là một người phụ nữ trẻ trung xinh đẹp đã có chồng nhưng chồng cô thì lại đang ngồi tù. Chính vì điều đó mà cô đã có một mối quan hệ khác là một bác sĩ trong khi chồng mình đang ngồi tù. Side Effects bắt đầu những sự việc nghiêm trọng khi Emily lo lắng sự việc bại lộ khi chồng cô ra tù, những lo lắng đó làm cô bị quẫn trí và phải dùng thuốc an thần để chữa trị.

Side Effects ngoài những vấn đề tình cảm gia đình, thì còn đề cập tới việc nghiên cứu những tác hại trầm trọng của việc dùng thuốc để điều trị tinh thần của con người…Bộ phim lấy bối cảnh thế giới tâm sinh lý học, nghiên cứu những tác hại của thuốc lên tinh thần con người.

8 phim về bệnh trầm cảm hay nhất mà bạn không nên bỏ qua

I Smile Back

Tác Dụng Phụ

Nhân vật chính của Anomalisa là Michael Stone (David Thewlis), một cây bút và diễn giả nổi tiếng về kỹ năng giao tiếp với khách hàng qua điện thoại. Đặt chân tới thành phố Cincinnati, Ohio, Mỹ vào một ngày mưa tầm tã để chuẩn bị cho buổi diễn thuyết giới thiệu sách ngày hôm sau, ông tới khách sạn trong tâm trạng đầy buồn bã, cô đơn.

Văng vẳng trong đầu tiếng nói trách móc của người bạn gái cũ Bella (Tom Noonan), Michael Stone tìm cách gọi điện cho những người thân thiết trong đời, để rồi ông chỉ càng cảm thấy đơn độc, lạc lõng khi không tìm thấy tiếng nói chung với tất cả, thậm chí là cả gia đình nhỏ của mình. Cơ hội khoả lấp nỗi cô đơn chỉ đến khi ông tình cờ gặp Lisa (Jennifer Jason Leigh), cô nhân viên tiếp thị rất hâm mộ Michael và cuốn sách dạy kỹ năng của ông.

Mang vẻ ngoài hết sức bình thường và cách nói chuyện còn có phần “quê mùa”, nhưng Lisa lại đem đến cho Michael một tâm hồn đồng điệu trong khác biệt. Anomalisa là câu chuyện diễn ra trong một đêm giữa Michael và Lisa, là lời đáp cho câu hỏi tại sao họ có thể tìm thấy nhau, và liệu họ có thể ở bên nhau để lấp đầy khoảng trống trong hai số phận lạc lõng.

8 phim về bệnh trầm cảm hay nhất mà bạn không nên bỏ qua

Tác Dụng Phụ

Anomalisa – Những Mảnh Ghép Của Nỗi Cô Đơn

Phim là câu chuyện về hai nhân vật chính Pat và Tiffany. Họ là hai con người cô đơn, đều trải qua quãng thời gian khủng hoàng trầm trọng về mặt tinh thần, phải điều trị tâm lý nhưng vẫn cố gắng tỏ ra tin tưởng vào cuộc sống, thậm chí là ảo tưởng về tương lai. Nếu như Pat muốn quay lại với người vợ cũ dù bị cắm sừng thì chồng của Tiffany vừa mới qua đời.

Xem phim này bạn sẽ thấy hai tâm hồn lạc lối đó tìm đến với nhau… Với nội dung mang đầy ý nghĩa về tình yêu và cuộc sống, phim Tình Yêu Tìm Lại là bộ phim tình cảm duy nhất trong số 9 gương mặt lọt vào vòng đề cử hạng mục phim xuất sắc nhất mùa giải Oscar 2013.

8 phim về bệnh trầm cảm hay nhất mà bạn không nên bỏ qua

Anomalisa – Những Mảnh Ghép Của Nỗi Cô Đơn

Tình Yêu Tìm Lại

Chiếc bánh là một bộ phim chính kịch Mỹ phát hành năm 2014 của đạo diễn Daniel Barnz, do Patrick Tobin viết kịch bản và có sự tham gia của các diễn viên Jennifer Aniston, Adriana Barraza, Felicity Huffman, William H. Macy, Anna Kendrick và Sam Worthington.

Jennifer Aniston vào vai Claire Simmons, cô gái đem lòng yêu một người đàn ông góa vợ. Tuy nhiên sau khi phát hiện ra rất nhiều uẩn khúc xung quanh cái chết của vợ anh ta, Claire trở nên rối loạn, suy nhược tinh thần và luôn ám ảnh về hình bóng người phụ nữ kia.

8 phim về bệnh trầm cảm hay nhất mà bạn không nên bỏ qua

Tình Yêu Tìm Lại

Cake (2014)

8 phim về bệnh trầm cảm hay nhất mà bạn không nên bỏ qua

Cake (2014)

It’s Kind Of A Funny Story (2010)

It's Kind of a Funny Story là bộ phim truyền cảm hứng. Tác phẩm đề cập đến những căng thẳng, âu lo trong cuộc sống và viện tâm thần, nhưng cũng chính viện tâm thần lại là nơi lôi những nhân vật tội nghiệp, đáng yêu của chúng ta ra khỏi nỗi đau của họ. Ấy vậy mới thấy tình yêu giữa người với người là thứ cây cối sinh sôi nảy nở mãnh liệt và bám rễ chắc chắn ngay cả ở những nơi ta chẳng thể ngờ tới – bệnh viện tâm thần, nơi ta luôn nghĩ đấy là ngôi nhà của người bệnh hoạn, biến thái.

Như chính cái tên, It's Kind of a Funny Story – Một câu chuyện cười, đây là bộ phim dành cho những con người luôn yêu đời, luôn tin vào điều tốt đẹp của cuộc sống nhưng do một vài khó khăn mà có chút hụt hẫng. Nếu bạn đang gặp khó khăn, cảm thấy mọi thứ quá tồi tệ và mong muốn vượt qua trở ngại để bước tiếp, thì đây là bộ phim dành cho bạn.

8 phim về bệnh trầm cảm hay nhất mà bạn không nên bỏ qua

It’s Kind Of A Funny Story (2010)

Melancholia (2011)

Đây là bộ phim tâm lý pha lẫn thảm họa ra mắt tại LHP quốc tế Cannes lần thứ 64 (năm 2011), đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Lars von Trier sau bộ phim về dục vọng gây nhiều tranh cãi nhất cũng tại LHP Cannes hồi năm 2009 là Antichrist. Melancholia là câu chuyện xoay quanh hai chị em Justine (Kirsten Dunst) và Claire (Charlotte Gainsbourg). Sau khi lấy chồng, Justine bắt đầu thay đổi và trở nên sầu não. Khi Trái đất có nguy cơ bị hủy diệt bởi sự va chạm với một hành tinh khác, Justine tỏ ra rất thản nhiên và chấp nhận số phận.

Trong khi đó, Claire trở nên hoang mang, sợ hãi và không dám đối đầu với thảm họa sắp xảy đến. Claire hoảng hốt vì nỗi lo mất đi tất cả – tình yêu, gia đình, cuộc sống – vào ngày tận thế. Cô phản đối, không dám đối mặt với sự thật hiển nhiên rằng tất cả sẽ phải chết khi Trái Đất bị hủy diệt. Còn Justine thì đại diện cho một thái cực đối lập. Cô không ngại ngần tắm dưới ánh trăng hủy diệt của hành tinh Melancholia, như một sự giũ bỏ mọi phiền muộn, thất vọng về Trái Đất và chấp nhận cái chết đang tới dần. Bộ phim thể hiện rõ ràng cuộc xung đột thái độ giữa hai chị em Justine và Claire, thông qua ngôn ngữ điện ảnh khác lạ và đầy sức ám ảnh của Lars von Trier. Trong thời khắc sinh tử chia lìa mà tất cả mọi người đều như nhau ấy, chỉ có lòng người là hỗn loạn khác nhau và đó là ý tưởng khơi nguồn cho bộ phim Melancholia. Bộ phim lọt vào danh sách tranh giải Cành Cọ Vàng và mang về danh hiệu Nữ diễn viên xuất sắc cho Kirsten Dunst.

8 phim về bệnh trầm cảm hay nhất mà bạn không nên bỏ qua

Melancholia (2011)

Câu Chuyện Tuổi Teen (The Perks of Being a Wallflower (2012))

Câu Chuyện Tuổi Teen là câu chuyện về tuổi mới lớn. Charlie, 15 tuổi, sắp bước vào cấp 3 với chứng hoảng loạn tâm lý, ám ảnh từ cái chết của người dì từ nhỏ. Không biết kể cho ai, cậu trút tâm sự vào những lá thư gửi đến một người bạn giấu mặt. Những lá thư kể về cuộc sống trung học đem đến cho cậu những người bạn, những thăng trầm, những cung bậc cảm xúc và cả tình yêu.

The Perks Of Being A Wallflower đã chạm đến những vấn đề gần gũi trong cuộc sống của các cô cậu nhóc tuổi teen. Đặc biệt, sự ngọt ngào, thi vị của tình yêu và tình bạn được dàn diễn viên của The perks of being a wallflower lột tả một cách khéo léo, tự nhiên, mang lại cho khán giả những giây phút nhẹ nhàng, ý nghĩa.

8 phim về bệnh trầm cảm hay nhất mà bạn không nên bỏ qua

Câu Chuyện Tuổi Teen (The Perks of Being a Wallflower (2012))

Hơn 300 triệu người bị trầm cảm, và mỗi người có một câu chuyện riêng. Căn bệnh này có thể khiến chúng ta cảm thấy cô đơn, tách rời, suy sụp hoặc không có động lực, giống như ở đó, không có điểm nào để bạn bám lấy. Đồng thời cũng có thể thúc đẩy chúng ta hành động theo những chiều hướng tiêu cực. Và đây là các bộ phim về chứng bệnh trầm cảm hay mà chúng mình muốn gửi đến bạn. Chúc các bạn xem phim vui vẻ,

Đăng bởi: Phạm Hùng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก