• CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI

    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI
    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI

    CHIANG MAI NGÀY TRỞ LẠI

    [REVIEW – CẢNH BÁO RẤT DÀI]

    Đăng bài chia sẻ những cảm nhận sau 4 năm quay lại Chiang Mai có gì khác sau dịch Covid. Tui viết tùy tiện theo cảm nhận nên có chỗ nào mọi người cần hỏi kỹ thì comment giúp tui nhen.

    Nhân tiện trước dịch tui book vé Air Asia hơi nhiều thế là đến nay tui đang có khoảng 7 triệu điểm credit để quy đổi thành vé. Bạn nào có nhu cầu đi Thái Lan sắp tới thì ủng hộ giúp tui tui giảm luôn 100k cho 1 vé khứ hồi + bonus tư vấn chia sẻ kinh nghiệm đi Thái bạt ngàn lun. Xin chân thành cám ơn nhiều nhiều. Mặt bao uy tín ạ.

    Rùi vô vấn đề chính nè, điểm sơ một số thay đổi sau Covid tui cảm nhận được:

    Không còn bị nhầm lẫn là người Tàu nữa, dân bản địa tui tiếp xúc đều nhận ra tụi tui là người Việt mà còn phát âm tròn vành chữ Việt Nam luôn. Đợt này Tàu mới mở biên nên khách Đại lục chưa đông lắm, tui gặp Hàn rất là nhiều, tiếp là Đài Loan, Hong Kong.

    Số lượng sỏng thẻo tuk tuk trong nội thành đã giảm đi đáng kể, thay vào đó phương tiện cá nhân tăng lên rất nhiều, đặc biệt là xe máy, cho nên vào giờ tan tầm cảm giác đông đúc gấp nhiều lần so với mấy năm trước. Vì phương tiện công cộng giảm xuống nên việc tùy tiện vẫy cái là có xe không còn thuận lợi như trước nữa. Cho nên nhất định phải cài sẵn app BOLT, Grab để tiện gọi xe.

    Hình thức thanh toán bằng QR phổ biến như bên Việt Nam mình vậy, thấy local ít dùng tiền mặt hẳn. Riêng quán After You duy nhất của Chiang Mai thì không tiền mặt luôn, chỉ có thể quẹt thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản ngân hàng nội địa Thái.

    Hàng ăn quán nước vẫn hứng lên bỏ bom khách như thường, các anh các chị dường như vẫn chỉ bán hàng vì đam mê, nên nếu như có quán nào trong checklist các bạn muốn đến thì lưu ý thường xuyên vào ngó FB hoặc IG quán xem có thông báo gì quán nghỉ không, đỡ mất công đến nơi thì thấy mỗi cái biển CLOSED treo to đùng trước cửa.

    Về thời tiết, mùa này cả Bắc Thái đốt đồng nên trời lúc nào cũng mờ mịt 1 màu xám xám, chụp ảnh không được trong, ban ngày nóng như mùa hè, tối đến sáng thì man mát, khá giống thời điểm chuyển giao giữa hè sắp thu của Hà Nội. Thực tế từ cuối tháng 2 trở đi cho đến tháng 10 cũng coi như là mùa thấp điểm du lịch của Chiang Mai vì điều kiện thời tiết không được thoải mái, tháng 3 đến tháng 5 thì nóng cây cối xác xơ, tháng 6 – 9 thì gặp mùa mưa. Đi chơi Chiang Mai đẹp nhất vẫn là tháng 11 – tháng 1.

    DI CHUYỂN Ở CHIANG MAI:

    Di chuyển từ sân bay về khách sạn: nếu bay từ đầu Hà Nội bằng Air Asia thì hạ cánh đúng giờ tan tầm cao điểm bên đó, book Grab hay BOLT rất khó có xe hoặc phải đợi rất lâu, nên tốt nhất vừa đến cửa ra thì thấy ngay quầy taxi sân bay book xe về, đồng giá 150B/xe về bất cứ điểm nào trong thành phố cho nó nhanh gọn lẹ.

    Di chuyển ở Chiang Mai:

    Tuk tuk sỏng thẻo: tầm 100B/chuyến tuktuk nội thành, 30B/người xe sỏng thẻo, tập trung ở những đường lớn và các địa điểm nổi tiếng như cổng Thapae, One Nimman – Think Park, chợ Waroros. Ưu điểm: tiện, thấy xe hỏi giá phù hợp là đi luôn, phù hợp đi vào giờ cao điểm không phải chờ đợi. Nhược điểm: ít xe hơn trước, đang ở chỗ nào trong ngõ là xác định đi bộ ra đường chính mới có xe.

    BOLT, Grab: Ưu điểm: Đón khách bất kể mọi ngõ ngách,ưu tiên BOLT vì giá thấp hơn. Nhược điểm của BOLT là giờ cao điểm thì không có xe nào nhận cuốc luôn, thử lại mấy lần lỡ có xe nhận cuốc thì cũng chờ ít nhất 20 đến 30p, Grab thì như Việt Nam giờ cao điểm lên giá gấp rưỡi. Cho nên tui linh hoạt giữa 2 option, giờ thấp điểmchọn BOLT xe có nhanh sạch sẽ mà giá rẻ. Cao điểm chọn tuk tuk sỏng thẻo mà phệt đỡ phải chờ.

    Thuê xe: Nếu đi các điểm xa xa thành phố tui chọn phương án thuê xe mà không phải đi xe máy vì tay lái yếu. 8 năm mỗi lần đến Chiang Mai cần đi đâu thì tui đều gọi P’Nui, người anh giai hài hước giọng to, chuyên gia bảo mày toàn chỉ tao lái đến những địa điểm hiểm vãi ra tao dân Chiang Mai còn không biết nó ở đâu. Lần này cũng vậy, tui thuê xe ổng full 2 ngày, ổng bonus cho chuyến ra sân bay tiễn cả bọn về nước. Nếu ai có nhu cầu thì cứ inbox ổng tiếng Anh nha.

    CÁC ĐỊA ĐIỂM MÀ TUI ĐÃ GHÉ LẠI CHECK-IN:

    Vườn cam trên Mae Rim: Mae Rim nay đã khác xưa, người dân đã bỏ dần nương rẫy đi kinh doanh homestay lều trại, trồng vườn hoa vườn cam cho khách tứ xứ check in. Tui đi 2 vườn khá có tiếng là Jin Ju và My Garden. Giá vé vào vườn 70B/người. Jin Ju có cho thuê đồ kiểu farmer, full set tạp dề+khăn buộc đầu+ủng hình như 70B, của tui không ủng thì bớt còn 50B, có bán nước cam ngọt thỉu nguyên chất 50B/cốc, nếu hái cam trong vườn thì lúc về ra tính tiền sau, vườn đầu tư khá là nhiều góc chụp rất đẹp, tuy nhiên có vẻ sắp hết mùa vì lượng cam chín vàng không còn nhiều. Sang vườn My Garden góc chụp không nhiều bằng nhưng lượng cam chín trĩu cả cây, bên này thì lại không có cho thuê đồ để khách tự biên tự diễn. Lúc gần vào sát cụm các vườn cam là đường đất gồ ghề khá khó đi, nếu lên đây team say xe uống thuốc nha, không say còn thấy nôn nao đó. Nên chuẩn bị 1 chiếc áo khoác mỏng vì hơi lạnh.

    Ruộng lúa mạch ở Samoeng: cuối tháng 2 – cuối tháng 3 là thơì điểm cây lúa mạch trong Trung tâm nghiên cứu lúa gạo Samoeng bắt đầu ngả vàng để thu hoạch. Ruộng khá lớn cả một màu vàng ươm rất thích hợp để có hình đẹp tùy theo bạn tạo dáng được bao nhiêu. Đường lên đây ngoằn ngoèo nên team say xe nhất định uống thuốc, nốc 1 viên Cephadol là bao bảo đảm nhé. Đây không hẳn là địa điểm public nên khi vào bạn cần đăng ký họ tên trước. Lên được đến đây tầm sáng sớm lạnh lắm, tui chủ quan không mang áo khoác run lập cập.

    Kalm Village: Kiến trúc chỗ này làm tui liên tưởng đến tứ hợp viện. Đi vào trong thì lại làm tui nghĩ tới Trung tâm văn hóa nghệ thuật Hàng Buồm, nhưng chỗ này to gấp khá nhìu lần Hàng Buồm, được chia ra nhiều khu nhỏ như triển lãm, nhà hàng, quán café, thư viện, shop bán đồ lưu niệm, một điểm dừng chân lý tưởng cho team thích tìm hiểu về đồ thủ công mỹ nghệ, kiến trúc, nghệ thuật nước bạn. Vào cửa miễn phí nha.

    La Luna Gallery: Một phòng tranh nhỏ trú ngụ trong 1 ngôi nhà cổ xây theo kiểu colonial chuyên trưng bày các tác phẩm của các nghệ sĩ họa sĩ châu Á, đợt tui đi ở đây trưng bày nhiều tác phẩm của các nghệ sĩ họa sĩ Việt Nam lắm, trước khu lễ tân đập ngay vào mắt là 1 bức tranh phố cổ Hà Nội luôn rồi. Tuy nhìn chúng tui không phải tệp khách hàng mục tiêu nhưng các bạn nhân viên vẫn rất thân thiện tiếp đón. Phòng tranh chỉ mở 4 ngày/tuần. Vì phép lịch sự thì mình đi nhẹ nói khẽ, không chụp flash và không chạm vào tranh nha.

    Angkaew Resevoir: Khoảng 3 rưỡi chiều trở đi cho đến hoàng hôn đông quá là đông, chụp hình góc rộng kiểu gì cũng dính người nên ai cần sự riêng tư tránh khung giờ này ra. Còn không thì mát mẻ nhất là đi tầm cuối giờ chiều ngồi chill chill cũng được. Nằm trong khuôn viên trường Đại học Chiang Mai nên nhìn các cháu sinh viên cũng cảm thấy như được quay về thanh xuân vậy đó.

    Klong Mae Kha: chiếc kênh bẩn như sông Tô Lịch mới được chính quyền địa phương cải tạo và bày biện 2 bên theo phong cách Nhật trở thành điểm thu hút du khách mới của Chiang Mai, cảm nhận của 1 ngừoi con đất Việt từng đi bộ 2 bên sông Hoài Hội An là chỗ này không có gì quá đặc biệt, lối đi dọc kênh khá là hẹp nhà có con nhỏ lỡ không chú ý dễ sẩy chân lắm, nếu buổi tối không có lịch trình gì thì ghé qua đây dạo bước cũng được mà nhỡ bỏ lỡ cũng không có gì nuối tiếc.

    Jing Jai Market: Quy mô phải rộng gấp đôi gấp 3 so với những ngày đầu tiên mới mở. Thiên đường của team thích đồ handmade, đặc biệt năm nay đồ hình mèo nhiều lắm luôn. Nên đi thật sớm ăn sáng ở khu food zone cực kì đa dạng món xong có sức lượn shopping, tui dành ở đây nửa ngày mua mua mua mà lúc về vẫn thấy hình như vẫn chưa mua đủ. Cần mua quà về thì đây là một chợ lý tưởng, nhược điểm của nó chắc là chỉ mở sáng T7, CN thôi.

    Think Park – One Nimman: Think Park đã đổi style kiểu phố Shibuya Nhật thu nhỏ, One Nimman mở thêm rooftop bar ở tháp đồng hồ. 3 ngày cuối tuần thì có One Market trong One Nimman vừa bán đồ ăn vừa bán quần áo, đồ quần áo ở chợ này tinh tế, tỉ mẩn hơn về độ thủ công, đi kèm là giá cũng cực ‘đẹp”, “đẹp” nhất trong các chợ bán đồ handmade luôn.

    Sunday Walking Night Market: kéo dài từ cổng Thapae đến Wat Phra Singh, kinh nghiệm của tui là đi tới mạn Chiang Mai Police Station lấp đầy bụng vì chỗ này nhiều hàng ăn nhất xong đi ngược lại về hướng Thapae Gate là có thể dạo được hết chợ. Chợ vẫn đông như cũ và vẫn cần mặc cả nhiệt tình nha. Nếu nói về độ rẻ của đồ handmade thì chợ đêm Chủ nhật vẫn thuộc top đầu.

    Waroros Market: điểm hẹn quen thuộc để tui vơ vét 1 thể các đồ bánh kẹo đặc sản Chiang Mai về. Dâu ở chợ mùa này không được ngọt. Hàng xôi xoài đên nổi tiếng xếp hàng trước chợ vẫn ngon đỉnh, đã tăng giá từ 30 lên 40B.

    CAFE Ở CHIANG MAI:

    Café ở Chiang Mai nghiêng về hạt arbica,. Đợt tui đi là có Chiang Mai Coffee Week được thử cực kì nhiều quán café có tiếng. Tui không uống được còn hội cà đi cùng thích uống hạt arabica đánh giá khá là ngon, tuy nhiên với các con nghiện cafe đậm đà ở Việt Nam lại thấy hơi nhạt, tuy vẫn khen ngon. Hàng Maled trong hội chợ được team đánh giá cao nhất. Vì là đất của quán café nên ngày vài cữ ngồi quán là chuyện bình thường, điểm danh sơ sơ một số quán:

    Path: 1 quán café dạng pop-up 1 tháng chỉ mở 10 ngày nghỉ 20 ngày. Đúng tính chất mở quán vì đam mê. Chủ người Hàn khum nói tiếng Thái chỉ tiếng Anh, mở quán ngay trong khuôn viên nhà, cafe ổn, bánh quá ngọt so với khẩu vị nhóm tui, quán không có điều hòa chỉ có quạt thích hợp đi vào mùa mát mát hơn.

    Graph Contemporary: 1 chi nhánh thuộc thương hiệu Graph Café nổi tiếng cả Chiang Mai, diện tích quán chắc lớn nhất trong các chi nhánh nên chỗ ngồi rộng rãi hơn có cả phòng bày đồ lưu niệm. Café menu đồng bộ như mọi quán cùng tên khác, ở mức ổn và ngon.

    Fernpresso at lake: Từ Samoeng đi xuống, bọn tui đã ghé ăn trưa tiện thẩm cà luôn. Vị cafe ở đây không có gì ấn tượng, đồ ăn ở mức ổn ,quán thì đẹp ngay cạnh hồ nhiều góc chụp hình.

    Brewgrinning: Trên đường ra chợ Waroros càn quét thì ghé check in quán hot này. Café ngon, đối diện có tiệm bán đồ mây tre đan cũng hot không kém, vừa có thể chụp ảnh đẹp vừa lựa được đồ xinh mang về.

    Coolmuang Café: Đây là 1 sự tình cờ khi tui đọc được tờ rơi quảng cáo ở bàn lễ tân hostel, khách viết review thì được tặng mỗi người 1 cốc café/soda của tiệm này. Gì chứ miễn phí là khoái nên tui đăng review Booking xong cầm ngay coupon ra quán nhận đồ. Sau mới nhận ra đây cũng là một quán café ổn khác mà lại có vị trí cực kì đắc địa, ngay chân cổng thành Thapae luôn.

    ĐỒ ĂN Ở CHIANG MAI:

    Đợt này chúng tui ăn rất heo thì và be lần, cực kì ít món cay. Các địa điểm ăn nhóm tui không quá kén chọn, tùy thuộc vào việc đến bữa gần khu vực nào thì tạt qua đó ăn. Tui thấy dò theo Google Maps review cũng khá chuẩn, quán nào trên 4,5 sao bước vào thì không ngon cũng không bị dở quá.

    Sunrays Café: Quán nhỏ tầm 5 bàn chuyên bán đồ ăn sáng, brunch kiểu Âu, trang trí từ menu đến đồ ăn rất đẹp nhìn màu sắc tươi tắn rực rỡ là đã muốn ăn rồi, quán dùng toàn nguyên liệu tươi, ăn thì ngon thật không cần khen xã giao.

    Suki Chang Phuak: Chỗ này luôn nằm trong mọi list quán ăn được recommend khi đến Chiang Mai, chúng tui đã phải đợi 1 tiếng đồng hồ mới đến lượt. Nhưng thực sự món suki ở đây tui thấy quá overrated cho sự đông đúc người ăn, kiểu chúng tui không đáng chờ tận 1 tiếng để được ăn ý. Nó ngập chất tạo ngọt đến mức đứa đứa lưỡi thô nhất nhóm còn cảm nhận được. Điểm ấn tượng nhất của cả bát suki là sợi miến siêu dai dẻo còn lại đều ở mức cực kì bình thường. Hay tại tui là người Việt được thấm nhuần bao nhiêu món sợi nước từ bé đến lớn nên đánh giá nó không cao. Nói chung ai recommend thì recommend, còn tui thì không.

    Uncle Kani: Tiệm nhỏ chỉ khoảng tầm 3 bàn ở gần khu One Nimman, menu cực ngắn gọn, chủ yếu bán steak và cơm thịt bò, giá ngang tầm các quán steak bên mình. Nhạc hay quán chill nhưng đồ ăn không quá đặc sắc kiểu must try cho lắm, tiện đường có thể ghé qua.

    Ohkaju: Đĩa đồ ăn vẫn to gấp 3 mặt người ăn như cũ. Rau vẫn xuất sắc giòn ngon còn mì Ý mặn lòi mắt.

    Khao So-I: Đến Chiang Mai tất nhiên phải ăn khao soi, đã từng ăn nhiều quán truyền thống nên tui đổi vị chọn quán này. Nước béo, đậm mùi cari, trình bày sáng tạo đẹp mắt nên giá cũng nhỉnh hơn 1 bát khao soi bình thường. Quán cực hot nên khách cực đông, phục vụ nhanh.

    Cherng Doi Roast Chicken: Tui cảm nhận quán hơi xuống tay, miếng gà nướng da vẫn giòn nhưng mùi dầu mỡ ám hơi nhiều dễ ngấy hơn trước.

    Aroy dee: tui kiếm đại trên Google gần hostel, ăn ổn tuy chờ món lên hơi lâu, quán gần cổng Thapae nên là toàn khách Tây không.

    Blue Noodle: cũng kiếm đại trên Google, tiệm mì ngon thịt mềm, ăn trưa xếp hàng tầm 15p là có bàn.

    Xem thêm bài có từ khoá:

    thái lan,

    cực đông,

    hong kong,

    phố cổ hà nội,

    hàng buồm,

    ăn trưa,

    taxi sân bay,

    taxi,

    phố cổ,

    rooftop