Chùa Miền Nam

Chùa Vĩnh Nghiêm – Ngôi chùa có tháp đá cao nhất Miền Nam

Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu ?

Chùa Vĩnh Nghiêm là một danh lam, hiện tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thuộc phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Wikipedia. Chùa Vĩnh Nghiêm nằm gần trung tâm thành phố và đường đi khá thuận lợi. Vì thế, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy để chủ động hơn về thời gian và lộ trình, cũng như có dịp ngắm đường phố Sài Gòn. Để tới đây các bạn có thể đi theo hướng dẫn của bản đồ Google Maps bên dưới :

Lịch sử hình thành

chùa vĩnh nghiêm, tp hồ chí minh, chùa vĩnh nghiêm – ngôi chùa có tháp đá cao nhất miền nam

Tương truyền rằng, có 2 nhà sư là Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiếm đi truyền bá Đạo Phật từ miền Bắc vào miền Nam. Sau đó 2 vị đã xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm.Chùa  được xây dựng từ những năm 1964 với diện tích rộng hơn 6.000m2 chia thành nhiều khu vực và các Bảo tháp. Có thể nói đây là ngôi chùa đẹp ở Sài Gòn, là công trình rất đặc sắc giữa lòng TPHCM. Kiến trúc chùa này được lấy nguyên mẫu từ ngôi chùa cùng tên ở Bắc Giang và người thiết kế cho ngôi chùa này là kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, ngoài ra còn có sự góp mặt của ông Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu…

Chùa là nơi để các phật tử, du khách thập phương đến tham quan, cầu khấn, dâng hương lễ Phật. Tuy nhiên, thời gian chùa đông đúc nhất là những ngày rằm, lễ, tết. Đây là những ngày mà người dân muốn đến để cầu bình an cho gia đình cũng như người thân của mình.

Kiến Trúc chùa Vĩnh Nghiêm

1.Cổng Tam quan

chùa vĩnh nghiêm, tp hồ chí minh, chùa vĩnh nghiêm – ngôi chùa có tháp đá cao nhất miền nam

Chùa Vĩnh Nghiêm

Tam Quan là công trình kiến trúc đồ sộ theo kiểu truyền thống với mái ngói đỏ uốn cong. Từ đây, du khách được ngắm nhìn bao quát khung cảnh bên trong của ngôi chùa. Sân chùa rộng mênh mông, đối diện với cổng Tam quan là Tòa nhà trung tâm và bên trái của sân chùa là ngôi bảo tháp 7 tầng.

2.Tòa nhà trung tâm

Đây là công trình kiên cố và uy nghiêm bao gồm 1 tầng lầu và 1 tầng trệt. ầng trệt có 2 phần: phần ngoài nằm bên dưới sân thượng (cao 3,20m)  và phần trong nằm dưới Phật điện (cao 4,20m). Bên trong được chia thành nhà thờ Tổ (có bàn thờ Bồ Đề Đạt Ma), giảng đường, văn phòng, thư viện, phòng tăng, lớp học và phòng học.

chùa vĩnh nghiêm, tp hồ chí minh, chùa vĩnh nghiêm – ngôi chùa có tháp đá cao nhất miền nam

Chùa Vĩnh Nghiêm

3.Tháp Quan thế âm

Nằm ngay bên trái khi đi từ cổng chùa vào. Đây là một trong những ngôi tháp đồ sộ nhất Việt Nam. Toà tháp có 7 tầng và cao hơn 40m. Khi lên đỉnh tháp bạn sẽ được chiêm ngưỡng 9 bánh xe vòng tròn, đây là những thiết kế cùng với lối kiến trúc độc đáo với nhiều hình khối tròn có tên gọi Long Xa và Quỳ Châu.

4.Tháp Xá Lợi Cộng đồng

Vào năm 1982 thì tháp Xá Lợi Cộng Đồng được xây dựng thêm với 4 tầng cao 25m. Tháp Xá Lợi nằm ở bên trái tính từ cổng đi vào.. Đây là nơi để lọ đựng tro thi hài người chết mà người nhà họ gửi và giữ gìn ở chùa.

5.Tháp đá Vĩnh Nghiêm

Bạn sẽ nhìn thấy tháp ở bên tay phải ngay khi bước vào chùa, được xây vào năm 2003 để thờ cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm – một trong hai vị cao tăng sáng lập ra chùa. Và đây là ngôi tháp đá đầu tiên miền Nam cũng như đứng trong danh sách những ngôi tháp đá lớn nhất, cao nhất Việt Nam.

Hoạt động từ thiện

Hằng năm, chùa Vĩnh Nghiêm thường xuyên tổ chức các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng như:

  • Chùa Vĩnh Nghiêm nấu cơm từ thiện, mỗi ngày 500 suất cơm cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, người vô gia cư,…
  • Tổ chức siêu thị 0 đồng, với các phần quà cho mọi người bao gồm: 10kg gạo, 1 thùng mì ăn liền, 1 chai dầu ăn, 1 chai nước tương.

Du khách có thể tham gia các hoạt động từ thiện ở chùa để có thêm trải nghiệm, tích thêm công đức, góp phần giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Lưu ý khi tham quan

  • Khi đến chùa bạn hãy hạn chế việc đốt vàng mã để không khí được thoáng đãng.
  • Nếu bạn là du khách đến dâng hương thì nên sắm lễ chay và không mua lễ mặn để cúng.
  • Khi đi lên chùa bạn nhớ rằng chùa là nơi linh thiêng nên cẩn phải chú ý trong việc mặc quần áo thật kín đáo, lịch sử và không bị hở hang.
  • Khi bạn đến chùa thì bạn không nên cười đùa quá to gây ảnh hưởng đến chùa.
  • Khi chụp ảnh thì nên tạo dạng hợp lý, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
  • Một lưu ý khi bạn đi chùa Vĩnh Nghiêm là lúc đi vào cửa bên phải (cửa Giả Quan) và đi ra bằng cửa bên trái (Không quan).

Đăng bởi: Võ Thị Ánh Hồng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก