Reviews Top List

Dị ứng thời tiết là gì, có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị ai cũng cần biết

Dị ứng thời tiết là một trong những bệnh dị ứng phổ biến hiện nay, bệnh này gây ra các triệu chứng đi kèm sự khó chịu cho người mắc phải. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về dị ứng thời tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Dị ứng thời tiết là gì, gồm những loại nào?

Dị ứng thời tiết xảy ra khi cơ thể phản ứng với các yếu tố của thời tiết như độ ẩm, nhiệt độ, chất dị ứng trong không khí, ánh sáng,… Dị ứng thời tiết thường bùng phát chủ yếu vào giai đoạn chuyển mùa. Sự thay đổi đột ngột của các yếu tố kể trên chính là nguyên nhân trực tiếp kích thích phản ứng dị ứng và kết quả là gây ra hàng loạt các triệu chứng lâm sàng.

Dị ứng thời tiết bao gồm 2 loại:

  • Dị ứng thời tiết cấp tính: Là tình trạng bệnh khởi phát và thuyên giảm hoàn toàn trong 24 giờ đến 6 tuần. Triệu chứng thường bùng phát mạnh nhưng giảm nhanh – ngay cả khi không điều trị. Dị ứng thời tiết cấp thường gây ngứa mũi, sổ mũi, nghẹt mũi và nổi mẩn đỏ, mề đay.
  • Dị ứng thời tiết mãn tính: Xảy ra khi triệu chứng kéo dài hơn 6 tuần. Ở giai đoạn mãn tính, triệu chứng của bệnh tiến triển dai dẳng, âm ỉ, ít bùng phát mạnh như trong giai đoạn cấp nhưng có thể phát triển thêm một số vấn đề có cơ chế dị ứng như hen phế quản, mề đay mãn tính, viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm da cơ địa.

dị ứng thời tiết là gì, có nguy hiểm không? nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị ai cũng cần biết

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Mặc dù không đe dọa đến sức khỏe nhưng bệnh tiến triển dai dẳng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ngoại hình và giấc ngủ. Chính vì vậy, bệnh nhân nênchủ động điều trị để kiểm soát bệnh trong thời gian sớm nhất và hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển mãn tính.

Dù không phổ biến nhưng cũng có những trường hợp bị dị ứng thời tiết nghiêm trọng (thường gặp ở trẻ nhỏ có sẵn các bệnh lý dị ứng như viêm mũi dị ứng, mề đay và hen phế quản). Do đó, cần chủ động thăm khám và điều trị nếu nhận thấy triệu chứng có mức độ nặng, dai dẳng và kéo dài hơn 2 tuần.

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết

Điều kiện thời tiết

Dị ứng thời tiết chỉ xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Đây là những giai đoạn độ ẩm, nhiệt độ và chất dị ứng trong không khí tăng cao. Vì vậy, hệ miễn dịch không kịp thời “thích nghi” và dễ bùng phát phản ứng dị ứng.

Cơ địa dị ứng

Cơ địa dị ứng là yếu tố quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của các vấn đề liên quan đến dị ứng như mề đay, dị ứng thời tiết, viêm da cơ địa,… Yếu tố này khiến cho hệ miễn dịch trở nên “nhạy cảm” với các tác động từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Do đó, người có cơ địa nhạy cảm thường dễ dị ứng hơn so với người bình thường.

Yếu tố di truyền

Các bệnh lý có cơ chế dị ứng đều liên quan đến yếu tố di truyền. Thống kê cho thấy, nguy cơ mắc bệnh tăng lên đáng kể nếu cả cha và mẹ đều có tiền sử dị ứng thời tiết, mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng,…

Hệ miễn dịch suy giảm

Hệ miễn dịch suy giảm là điều kiện thuận lợi để bùng phát dị ứng thời tiết, mề đay mẩn ngứa và các bệnh có cơ chế dị ứng khác. Do đó khi sức đề kháng suy giảm, các triệu chứng dị ứng thời tiết có thể bùng phát mạnh và tiến triển dai dẳng hơn.

Những triệu chứng và dấu hiệu dị ứng thời tiết

Các biểu hiện của dị ứng thời tiết phổ biến có thể bao gồm:

  • Da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, đặc biệt là các vùng da như bàn tay, chân, mặt. Đó là những nơi dễ bị nổi mẩn nhất. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
  • Da bị sưng rộp hay tấy đỏ.
  • Các nốt dị ứng thưòng mẩn đỏ và có xuất hiện vảy ở đầu. Mẩn đỏ thường mọc ở khu vực mặt, đầu gối và khuỷu tay.
  • Nổi mề đay cấp tính. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, khiến người bệnh bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể.
  • Viêm mũi dị ứng: Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,… gặp nhiều ở người bị dị ứng thời tiết. Một số trường hợp có thể bị viêm mũi dị ứng đơn độc nhưng cũng có thể đi kèm với mề đay mẩn ngứa và phát ban da.

Các điều trị và phòng tránh dị ứng thời tiết

Sử dụng thuốc dị ứng phù hợp

Trong trường hợp dị ứng thời tiết bùng phát mạnh, gây ngứa nhiều hoặc kéo dài trong nhiều tuần, bệnh nhân nên đi khám tại tại các bệnh viện, phòng khám da liễu để được bác sỹ tư vấn và đưa ra giải pháp điều trị.

Hạn chế các yếu tố khởi phát bệnh

Người bị dị ứng thời tiết cần tránh tiếp xúc với những yếu tố sau:

  • Phấn hoa và các chất dị ứng trong không khí được xem là yếu tố phổ biến nhất kích thích triệu chứng của dị ứng thời tiết bùng phát. Do đó, bệnh nhân nên đeo khẩu trang và mặc quần áo dài tay khi di chuyển ngoài trời.
  • Nếu sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi mịn và chất dị ứng, nên sử dụng thiết bị lọc không khí để giảm tình trạng dị ứng da và đường hô hấp.
  • Khi thời tiết lạnh, nên giữ ấm cơ thể và dưỡng ẩm da thường xuyên. Ngược lại trong trường hợp thời tiết nóng bức, cần giữ vệ sinh cơ thể và mặc quần áo thông thoáng để giảm ma sát, đồng thời hạn chế tăng thân nhiệt và bài tiết nhiều mồ hôi.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài – đặc biệt là ánh nắng từ 10 giờ – 15 giờ.

Dù không phải là yếu tố kích thích dị ứng thời tiết bùng phát nhưng bệnh nhân cũng nên hạn chế các yếu tố khiến bệnh chuyển biến nặng như thức ăn dị ứng, rượu bia, cà phê, kích thích cơ học, thuốc lá,…

Áp dụng mẹo cải thiện tại nhà

Ngoài việc cách ly với các yếu tố khởi phát bệnh, bệnh nhân có thể giảm nhẹ triệu chứng với các mẹo đơn giản tại nhà như:

  • Thoa kem dưỡng ẩm để làm dịu, giảm ngứa và tiêu mẩn đỏ.
  • Tắm nước ấm/nước mát: Tắm nước ấm được áp dụng trong trường hợp dị ứng thời tiết lạnh và ngược lại. Biện pháp này giúp điều hòa thân nhiệt, giảm mức độ ngứa ngáy và tiêu các mẩn đỏ, phát ban do dị ứng thời tiết gây ra.
  • Xông mũi bằng thảo dược: Để cải thiện các triệu chứng ở đường hô hấp, bệnh nhân nên xông mũi 2 – 4 lần/tuần bằng thảo dược tự nhiên như gừng, chè xanh, tinh dầu tràm trà, lá chanh,… Biện pháp này giúp làm loãng dịch tiết hô hấp, đồng thời loại bỏ chất dị ứng ứ đọng trong niêm mạc.
  • Để phòng tránh những cơn đau đầu dị ứng thời tiết, bạn nên ăn nhiều rau xanh, rau quả có nhiều vitamin C, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm điều hòa cơ thể, tập thể dục thể thao điều độ nhằm tăng cường sức khỏe.

Trên đây là bài viết chia sẻ cho bạn các thông tin về dị ứng thời tiết. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn nhé!

Đăng bởi: Lê Tiến đạt

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก