Reviews Top List

Dị ứng thời tiết lạnh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh và điều trị bạn nên biết

Dị ứng thời tiết lạnh là tình trạng thường gặp của mọi người đã gây ra không ít phiền toái cho người mắc phải. Vậy làm sao để có biện pháp phòng tránh và điều trị cho chính mình. Mời bạn tham khảo bài viết đưới đây chúng mình sẽ chia sẻ cho bạn biết nhé!

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết là hiện tượng rối loạn hệ miễn dịch cơ thể và gây ra những phản ứng trước sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ không khí. Thông thường, cơ thể người sẽ có sự thích nghi tốt khi nhiệt độ môi trường xung quanh vào khoảng 20 – 30 độ C.

Tuy nhiên, khi thời tiết thay đổi đột ngột thì nhiệt độ trong không khí hạ quá thấp hay tăng quá cao sẽ khiến cho trung tâm điều khiển thân nhiệt của cơ thể không hoạt động kịp và dẫn đến rối loạn.

Dị ứng thời tiết có hai trường hợp bao gồm:

  • Dị ứng thời tiết nóng: Là khi nhiệt độ trong không khí quá cao, nhất là vào khoảng thời gian cao điểm của mùa hè khiến cho cơ thể tiết mồ hôi nhiều, liên tục. Cơ thể mất nước trong khi da luôn ẩm ướt dễ dẫn đến sinh sôi mầm bệnh, xuất hiện viêm nhiễm và khiến cho tình trạng dị ứng nặng hơn.
  • Dị ứng thời tiết lạnh: Thường xảy ra khi nhiệt độ không khí xuống thấp hơn 20 độ C vào mùa đông lạnh hay thời điểm mưa nhiều hoặc lúc trở gió hanh khô. Da của bạn sẽ bị khô, thiếu sức sống và đi kèm với những biểu hiện dị ứng.

dị ứng thời tiết lạnh là gì? nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh và điều trị bạn nên biết

Dị ứng với thời tiết lạnh có nguy hiểm không?

Dị ứng với thời tiết lạnh bao gồm dạng cấp tính và mãn tính. Nếu bệnh ở trạng thái cấp tính, sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 24 giờ đến dưới 6 tuần, biểu hiện lâm sàng là những triệu chứng ngứa, gây khó chịu cho người bệnh.

Nếu những dấu hiệu này không được chữa trị kịp thời và đúng cách, sẽ chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mãn tính có thể gây nguy hiểm cho cơ thể với biểu hiện phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết lạnh

Mỗi khi trời chuyển lạnh, độ ẩm trong không khí cao sẽ khiến da giảm tiết nhờn và mồ hôi, trở nên khô và đóng vảy. Lúc này, một số thành phần Protein sẽ bị biến tính và gây ra những biểu hiện của dị ứng.

Những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dị ứng thời tiết lạnh hiện nay bao gồm:

  • Sức đề kháng của cơ thể kém do một số bệnh lý nền.
  • Những đối tượng bị các bệnh như viêm da tiếp xúc, hen suyễn, nấm, viêm mũi dị ứng,…
  • Thông qua thực phẩm hoặc nhiều con đường khác khiến cơ thể tích tụ độc tố.
  • Cơ địa ở một số người bị dị ứng với nhiệt độ thấp.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết của dị ứng thời tiết lạnh

Những người bị dị ứng với thời tiết lạnh thường có các triệu chứng, dấu hiệu phổ biến như sau:

  • Viêm mũi là biểu hiện nhiều người gặp nhất mỗi khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt khi trời nóng sang lạnh. Người bị viêm mũi sẽ có triệu chứng bao gồm hắt hơi, ngứa mũi, mũi đỏ, người mệt mỏi, dịch mũi chảy nhiều.
  • Nổi mề đay là biểu hiện dễ nhận biết và thường xuất hiện sớm ở những người bị dị ứng thời tiết lạnh. Da nổi những mẩn đỏ, ngứa ngày, khó chịu và tạo thành nhiều mảng lớn ở toàn thân.
  • Những mụn nước nhỏ li ti có thể nổi trên bề mặt da, một số trường hợp đi kèm với hiện tượng chảy dịch vàng. Cần phải điều trị kịp thời để ngăn tình trạng bội nhiễm lan rộng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
  • Khó thở có thể xuất hiện ở nhiều bệnh nhân dị ứng thời tiết lạnh đi kèm với tình trạng thở gấp, khò khè. Một số trường hợp có thể thấy mệt mỏi, tim đập nhanh, đau tức vùng ngực. Sau khi nằm nghỉ tình trạng có thể cải thiện nhưng cần đến cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.

Phân biệt dị ứng thời tiết lạnh và bệnh cảm lạnh:

  • Cảm lạnh thường là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus. Khi cơ thể không kịp thích nghi với cái lạnh, cơ thể dễ bị tấn công bởi các loại virus, dẫn đến các triệu chứng ở đường hô hấp trên (mũi, họng). Các triệu chứng cảm lạnh không phải do virus gây ra mà là phản ứng của cơ thể trước virus.
  • Thông thường, bệnh nhân mắc cảm lạnh trong khoảng 7 – 10 ngày. Nếu các triệu chứng kéo dài trên 1 hoặc 2 tuần, virus có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng hơn như viêm phổi, viêm xoang hay viêm phế quản.

Các cách chữa dị ứng thời tiết lạnh phổ biến

Sử dụng thuốc điều trị

Khám sức khỏe và sử dụng thuốc đúng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt không được tự ý mua thuốc ngoài khi chưa có bất kỳ sự kiểm tra nào từ chuyên gia vì rất dễ khiến cho bệnh nặng hơn.

Áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà

Không nên mặc nhiều quần áo chật chội khiến cơ thể không thoải mái. Mặc dù cần phải mặc đồ dày để giữ ấm nhưng phải chú ý độ thông thoáng, chất liệu mềm mại dành cho da.

Tránh tiếp xúc với những yếu tố kích thích có thể khiến cho tình trạng dị ứng nặng hơn như phấn hoa, nước hoa, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, xà phòng,…

Có chế độ chăm sóc khoa học

Bổ sung sức đề kháng cho cơ thể thông qua thực phẩm hàng ngày, nhất là các loại trái cây giàu Vitamin C, rau, củ quả, nước ép,..

Cùng với đó có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia bổ sung các loại thực phẩm chứa Vitamin B6, B12 để tránh các trường hợp đau đầu khi bị dị ứng thời tiết lạnh.

Cách phòng ngừa chứng dị ứng thời tiết lạnh

Bạn có thể áp dụng một số cách phòng ngừa dưới đây để cơ thể không mắc phải dị ứng thời tiết lạnh:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, xây dựng lối sống lành mạnh bao gồm chế độ dinh dưỡng và luyện tập thân thể phù hợp cho sức khỏe từng người.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm như đồ cay nóng, thuốc lá, rượu, bia hay những chất có chứa yếu tố kích thích khác.
  • Hạn chế ra ngoài mỗi khi thời tiết chuyển giao mùa, nhất là khi trời đông lạnh, mưa gió.
  • Khi thời tiết chuyển mùa trở lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể bằng nhiều cách và theo dõi, cập nhật liên tục diễn biến nhiệt độ để kịp thời phòng tránh.

Trên đây là bài viết chia sẻ cho bạn những thông tin cần thiết về dị ứng thời tiết lạnh. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn nhé!

Đăng bởi: Khánh Hoàng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก