Khám Phá Trải Nghiệm

Đình Tân Khai

Đình Tân Khai còn được gọi là đình Thái Cam, hiện toạ lạc ở số nhà 44 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Trước đây, di tích thuộc thôn Tân Khai, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương. Theo văn bia thì đình Tân Khai được dựng vào năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), cùng với thời điểm dựng chùa Thái Cam. Dân địa phương còn gọi là đình Rổ Rá vì trước đình xưa kia là nơi bày bán đồ đan.
Cũng giống như những ngôi đình khác ở Hà Nội, đình Tân Khai thờ 3 vị thành hoàng làng là thần Tô Lịch, thần Bạch Mã và thần Thiết Lâm. Đây là những vị thành hoàng đã có công giúp vua Lý Công Uẩn xây dựng Thăng Long, và trở thành những vị thần bảo hộ cho kinh đô. Sự tích của các thần đã được lưu trong sách chính sử, dã sử và truyền thuyết dân gian, có thể tóm tắt như sau:

cảnh đẹp hà nội, di sản văn hóa, du lịch hà nội, du lịch tâm linh, đền chùa, đình tân khai, đình tân khai

Đình Tân Khai, hay còn gọi là đình Thái Cam

Vị thần đầu tiên phải kể đến là thần Tô Lịch, được hình thành trong bối cảnh khởi dựng thành Đại La xưa và được các triều vua phong là “Bảo Quốc, Trấn Linh, Định Bang Quốc Đô Thành hoàng Đại Vương”. Ngài là vị thành hoàng đầu tiên ở nước ta được hai viên quan đô hộ nhà Đường là Lý Nguyên Hỷ (Gia) và Cao Biền phong theo đúng tiêu chuẩn Bắc phương, do nghĩa: “Thành” là cái thành, “Hoàng” là cái hào khô bao quanh thành, thành hoàng là vị thần bảo vệ thành luỹ.

cảnh đẹp hà nội, di sản văn hóa, du lịch hà nội, du lịch tâm linh, đền chùa, đình tân khai, đình tân khai

Tô lịch có công xây dựng thành Đại La

Theo sách “Việt điện u linh” của Lý Tế Xuyên thì thần Tô Lịch làm quan huyện lệnh ở Long Độ (Long Đỗ). Họ Tô đời đời ở đất Long Đỗ, dựng nhà ben bờ con sông nhỏ, nhà tuy không giàu có nhưng biết lấy đạo hiếu làm đầu. Thời Tấn, ngài đã được khen là người có hiếu và được vua ban sắc cho đặt tên Tô Lịch làm tên làng.Vào đời Đường Mục Tông, quan đô hộ là Lý Nguyên Hỷ (Gia) xây dựng phủ lỵ trên nền nhà cũ của Tô Lịch, thần đã ứng mộng về nói với Nguyên Gia rằng: “Tôi được sứ quân uỷ cho làm thành hoàng ở đây. Nếu sứ quân biết giáo hoá cư dân trong thành, hết lòng tận trung thì mới đáng là chức mục thú, xứng với trách nhiệm của người làm qua tốt…” Nguyên Gia nghe theo và năm 823, ông cho xây dựng đền, thờ Tô Lịch làm thành hoàng.
Năm 966, Cao Biền mở rộng thành Đại La, nghe thấy thần rất linh dị, bèn sắm lễ vật dâng tế và tôn Tô Lịch làm “Đô phả Thành hoàng Thần Quân”. Cũng có thuyết cho rằng Tô Lịch là thuỷ thần sông Tô Lịch tự xưng tinh ở Long Đỗ đứng đầu các địa linh chống đối với Cao Biền, bị Biền yểm bùa nhưng không thành, sau đó Biền phong Tô Lịch làm Đô Thành hoàng.

cảnh đẹp hà nội, di sản văn hóa, du lịch hà nội, du lịch tâm linh, đền chùa, đình tân khai, đình tân khai

Cao Biền qua bức họa thời xưa

Năm 1010, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra đây lại phong cho Tô Lịch làm “Quốc đô Thăng Long Thành hoàng Đại Vương”. Thời Trần phong thêm các mỹ tự “Bảo Quốc, Hiển Linh, Định Bang”.
Vị thần thứ hai được thờ tại đình Tân Khai là thần Bạch Mỹ (còn gọi là thần Long Đỗ) hiệu là “Long Đỗ Thần Quân Quảng Lợi Bạch Mỹ Đại Vương”. Thần được thờ chính ở đền Bạch Mã – số 76 Hàng Buồm. Tương truyền vào thế kỷ IX, Cao Biền xây thành Đại La, khi ra ngoài cửa đông thấy một người là trong đám mây ngũ sắc vốn là đạo sĩ, Biền có ý muốn trấn áp. Đêm đó, Biền nằm mộng thấy người đã gặp xưng là Long Đỗ. Biền dùng bùa yểm bằng đồng chôn xuống đất, bùa liền bị sét đánh tan. Biền cả sợ liền lập đền thờ. Khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long xây dựng kinh thành gặp nhiều khó khăn, nhiều lần thành đắp lên rồi lại đổ. Vua cho người cầu đảo ở đền thờ thần Long Đỗ, thì thấy một con ngựa trắng từ đền chạy ra một vòng quanh thành. Vua cứ theo vết chân ngựa rồi xây thành. Vua xuống chiếu phong Long Đỗ làm Thành hoàng cho dân Thăng Long thờ, tước phong “Quảng Lợi Bạch Mã Tối Linh Thượng Đẳng Thần”, các triều sau đều phong tặng.

cảnh đẹp hà nội, di sản văn hóa, du lịch hà nội, du lịch tâm linh, đền chùa, đình tân khai, đình tân khai

Đền Bạch Mã tại phố Hàng Buồm

Thời Trần, năm Trùng Hưng thứ nhất (1285) rồi năm Hưng Long thứ 21 (1314) gia phong mỹ tự “Thánh Hựu Phu Ứng Đại Vương”.Thần Long Đỗ, tức thần núi “Rốn Rồng”, cũng được gọi là núi Nùng. Tương truyền, núi có khe thông sâu xuống dưới đất, tiếp nhận khí thiêng sông núi.Vị thần thứ ba được thờ trong đình Tân Khai là thần Thiết Lâm (thần rừng lim), tương truyền đây là vị thần của vùng Hồ Tây. Về nguồn gốc xuất xứ của vị thần này, hiện nay không có tài liệu nào ghi chép, song có thể thấy việc thờ thần Thiết Lâm ở đình Tân Khai có lẽ bắt nguồn từ tín ngưỡng nguyên thuỷ cổ xưa của người Việt trong việc tôn sùng các lực lượng thiên nhiên (như thần cây đa, thần cây gạo…). Đây là một hiện tượng tín ngưỡng phổ biến của cư dân Việt cổ nói riêng và cư dân Ấn Độ, Đông Nam Á nói chung để cầu mong sự bình yên hạnh phúc.
Như vậy, các vị thần được thờ trong đình Tân Khai đều là những vị thần có gốc gác ở Thăng Long và gắn với Thăng Long từ buổi đầu khởi dựng kinh đô. Tiểu sử của các vị thần này là sự biểu hiện của tinh thần tự tôn dân tộc, lòng yêu nước và hùng khí của quê hương. Thần Tô Lịch cũng như thần Long Đỗ đều bị Cao Biền yểm trấn nhưng rồi không thành, chính Biền cũng đã phải thú nhận: “Xứ này có thần linh dị, ở lâu tất chuốc lấy tai vạ”. Trong đình hiện còn các đôi câu đối nói lên sự uy phong của các vị thần.

“Đan giá tự thiên lai, thành quách dĩ tiền khai Lý Đế
Nhất thành tòng địa phận, sơn hà y kỵ kiểu Cao Thương”

Tạm dịch:

“Ngự từ trên trời xuống, thành này đã mở ra từ trước thời Lý
Một tiếng dậy đất sơn hà, vững chãi như cũ mà cười Cao Biền”

Hay:

“Kim giản đằng không vượng khí quang hàn Nùng Lĩnh nguyệt
Đông phùng định toái linh thánh trường thẳm Nhị Giang phong”

Tạm dịch:

“Từ trên vượng khí làm sáng rực núi Nùng núi Lĩnh như mặt trăng
Cùng phù trợ cuộc đời tiếng linh thiêng dài như dòng sông Nhị”

Đình Tân Khai tuy ra đời và đầu thế kỷ XIX, song trong tâm thức của người dân Hà Nội thì thần Tô Lịch, Bạch Mã, Thiết Lâm vẫn là những vị thành hoàng tối thượng bảo vệ cho kinh đô Thăng Long, muôn đời được thờ cúng. Đình Tân Khai đã được Bộ Văn hoá Thông tin ra quyết định năm 1990 công nhận là di tích lịch sử – văn hoá.

cảnh đẹp hà nội, di sản văn hóa, du lịch hà nội, du lịch tâm linh, đền chùa, đình tân khai, đình tân khai

Tô Lịch, Bạch Mã và Thiết Lâm được coi là những vị thành hoàng tối thượng

Đăng bởi: Thủy Tú

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hà Nội

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก