Reviews Top List

GPA là gì? Các thang điểm GPA được sử dụng tại Việt Nam và cách quy đổi

Bạn đang cần chuyển đổi điểm GPA để nộp đơn tại các công ty hay đi du học? Hãy cùng xem qua GPA là gì và cách quy đổi các thang điểm GPA tại Việt Nam trong bài viết bạn nhé.

GPA là gì? GPA quan trọng thế nào?

Định nghĩa điểm GPA

GPA là chữ viết tắt của Grade Point Average, hay dịch sang tiếng Việt có nghĩa là điểm trung bình tích lũy, điểm trung bình hoặc điểm tích lũy của người học trong suốt quá trình học tập của mình.

Điểm GPA quan trọng như thế nào?

Điểm GPA dùng để phản ánh quá trình học tập của bạn theo từng kỳ, năm học hoặc từng khoá học. Các công ty, trường học ở cấp độ cao hơn hoặc trường chuyển tiếp khi du học có thể dựa vào điểm GPA để đánh giá một phần năng lực học tập, cũng như kiến thức của người nộp hồ sơ.

Tuỳ thuộc vào công ty, trường học mà sẽ có những yêu cầu khác nhau về điểm GPA đầu vào.

gpa là gì? các thang điểm gpa được sử dụng tại việt nam và cách quy đổi

Các thuật ngữ liên quan đến điểm GPA

Weighted GPA là gì?

Weighted GPA nghĩa là điểm GPA có trọng số, tính theo độ khó của khóa học và thường được tính theo thang điểm 0 – 5.0

Ví dụ:

– Điểm A của học sinh trong lớp AP (lớp có mức độ khó) tương đương với GPA 5.0

– Điểm A của học sinh trong lớp Honor (lớp nâng cao) tương đương với GPA 4.5

– Điểm A của học sinh trong lớp IP (lớp bình thường) tương đương với GPA 4.0

GPA out of là gì?

GPA out of là một cụm từ tiếng Anh dùng để chỉ thang điểm GPA, theo sau nó là một con số đại diện cho mức điểm được quy ước.

– GPA out of 4 có nghĩa là điểm GPA theo hệ 4

– GPA out of 10 có nghĩa là điểm GPA theo hệ 10.

Cumulative GPA là gì?

Cumulative Grade Point Average hay Cumulative GPA, viết tắt là CGPA, là điểm trung bình tích lũy.

Tại một số trường học, họ sử dụng cả hai loại điểm là điểm GPA và điểm CGPA với quy ước rằng: GPA là điểm trung bình của một học kỳ và CGPA là điểm trung bình tích lũy của toàn bộ khóa học.

Điểm CPA là gì?

Tương tự như Cumulative GPA ở trên, theo quy chế đào tạo của một số trường đại học, điểm CPA được quy ước là điểm trung bình tích lũy, còn điểm GPA lại được hiểu là điểm trung bình của một học kỳ.

Các thang điểm GPA

Hiện nay, hệ thống giáo dục Việt Nam sử dụng 3 thang điểm bao gồm thang điểm 10, thang điểm 4 và thang điểm chữ. Cụ thể như sau:

Thang điểm 10

Đối với học sinh

Đánh giá kết quả học lực theo học kì và cả năm học được tính như sau:

– Giỏi:

  • Điểm trung bình GPA các môn học tối thiểu là 8,0
  • Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên tối thiểu là 8,0; học sinh trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ văn tối thiểu là 8,0
  • Điểm trung bình mỗi môn còn lại từ 6,5 trở lên

– Khá:

  • Điểm trung bình các môn học tối thiểu là 6,5
  • Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên tối thiểu là 6,5; học sinh trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ văn tối thiểu là 6,5
  • Điểm trung bình mỗi môn còn lại từ 5,0 trở lên

– Trung bình:

  • Điểm trung bình các môn học tối thiểu là 5,0
  • Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên tối thiểu là 5,0; học sinh trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ văn tối thiểu là 5,0
  • Điểm trung bình mỗi môn còn lại từ 3,5 trở lên

– Yếu: Điểm GPA các môn học tối thiểu là 3,5 và tất cả các môn học đều có điểm trung bình mỗi môn trên 2,0.

– Kém: Các trường hợp còn lại.

Đối với sinh viên

Đánh giá kết quả học tập của học kì, năm học và khóa học theo điểm trung bình của các học phần:

  • Xuất sắc: 9 – 10
  • Giỏi: 8 – dưới 9
  • Khá: 7 – dưới 8
  • Trung bình khá: 6 – dưới 7
  • Trung bình: 5 – dưới 6
  • Yếu: 4 – dưới 5 (không đạt)
  • Kém: Dưới 4 (không đạt)

Tuy nhiên, mức đánh giá này còn tuỳ thuộc vào cơ cấu và hình thức xếp loại của từng trường.

Thang điểm 4

Thang điểm 4 thường được dùng để tính điểm GPA học kỳ, năm học và điểm trung bình tích lũy toàn khóa dành cho sinh viên bậc cao đẳng/ đại học đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Xếp loại học lực theo học kỳ và năm học:

  • Xuất sắc: Điểm GPA từ 3.60 – 4.00
  • Giỏi: Điểm GPA từ 3.20 – 3.59
  • Khá: Điểm GPA từ 2.50 – 3.19
  • Trung bình: Điểm GPA từ 2.00 – 2.49
  • Yếu: Điểm GPA dưới 2.00

Xếp loại bằng tốt nghiệp:

  • Xuất sắc: Điểm GPA từ 3.60 – 4.00
  • Giỏi: Điểm GPA từ 3.20 – 3.59
  • Khá: Điểm GPA từ 2.50 – 3.19
  • Trung bình: Điểm GPA từ 2.00 – 2.49

Thang điểm chữ

Thang điểm chữ được dùng để đánh giá, phân loại kết quả học tập từng học phần/ môn học của sinh viên bậc cao đẳng/ đại học áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Thang điểm chữ thường được áp dụng nhiều ở những trường có liên kết quốc tế.

  • Điểm A: Loại Giỏi
  • Điểm B+: Loại Khá giỏi
  • B: Loại Khá
  • C+: Loại Trung bình khá
  • C: Loại Trung bình
  • D+: Loại Trung bình yếu
  • D: Loại Yếu
  • F: Loại Kém (không đạt)

Cách tính GPA

Cách tính điểm GPA bậc đại học

Trong đó, điểm trung bình môn được tính bằng cách lấy các điểm thành phần x tỷ lệ phần trăm.

Môn học quy định điểm trung bình môn gồm 10% điểm chuyên cần, 30% điểm giữa kỳ và 60% điểm cuối kỳ.

Sinh viên đạt được 9 điểm chuyên cần, 7 điểm giữa kỳ và 8 điểm cuối kỳ.

Điểm trung bình môn của sinh viên đó là 9 x 10% + 7 x 30% + 8 x 60% = 7,8

Cách tính điểm GPA bậc THPT

Nếu điểm tổng kết trong 3 năm cấp 3 của bạn là 8,4 – 7,5 – 7,9 thì điểm GPA của bạn sẽ là:

GPA = (8,4 + 7,4 + 7,9)/ 3 = 7,9

Cách quy đổi điểm GPA

Dưới đây là các quy đổi điểm giữa các thang điểm để bạn tham khảo. Tuy nhiên, mỗi trường sẽ có một cách quy đổi điểm khác nhau nên bạn có thể xem chính xác hơn trên trang web chính thức của trường.

Thang điểm 10 Thang điểm chữ Thang điểm 4 Xếp loại
8,5 – 10 A 4,0 Giỏi
8,0 – 8,4 B+ 3,5 Khá giỏi
7,0 – 7,9 B 3,0 Khá
6,5 – 6,9 C+ 2,5 Trung bình khá
5,5 – 6,4 C 2,0 Trung bình
5,0 – 5,4 D+ 1,5 Trung bình yếu
4,0 – 4,9 D 1,0 Yếu
Dưới 4.0 F 0 Kém (Không đạt)

Một số câu hỏi về điểm GPA khi đi du học

Thi GPA là gì? Có phải thi GPA để tính điểm không?

Điểm GPA là điểm trung bình tích luỹ của cả một giai đoạn vì vậy không có một kì thi GPA cụ thể nào để tính điểm cả. Bạn sẽ làm bài kiểm tra của từng môn trong chương trình học để tính ra điểm trung bình của từng môn và tích vào điểm GPA.

GPA thấp có phải học kém không?

GPA phản ánh kết quả học tập của bạn. Tuy nhiên, GPA không phải là tất cả để đánh giá khả năng của bạn, có thể rằng bạn chưa tìm được một cách học phù hợp thôi. Hãy không ngừng cố gắng để cải thiện nhé!

Trên đây là bài viết về GPA và cách tính GPA phục vụ cho các mục đích quy đổi điểm. Đừng quên để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp nhé!

Đăng bởi: Thuỷ Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก