Paris

Khải Hoàn Môn (Paris, Pháp): Kinh nghiệm đi 2020

Khải Hoàn Môn Paris (Arc de Triomphe Paris) là cổng mái vòm lớn thứ hai thế giới, được xây dựng từ năm 1806 đến năm 1836 từ quyết định của Napoleon để vinh danh những chiến sĩ đã chiến đấu cho nước Pháp. Đây là một công trình biểu tượng cho sức mạnh và thống nhất của Pháp.

Lịch sử xây dựng Khải Hoàn Môn Paris

châu âu, khám phá, khải hoàn môn (paris, pháp): kinh nghiệm đi 2020

Cận cảnh công trình

Khải Hoàn Môn nằm ở trung tâm của Place Charles de Gaulle (Place de l’Etoile), nhìn ra đại lộ Champs-Élysées, là một công trình biểu tượng cho sức mạnh và thống nhất của Pháp.

Năm 1806, Napoleon đã cho xây dựng công trình này sau chiến thắng của ông ở Austerlitz. Các kiến trúc sư Chalgrin, Joust và Blouet được giao phó phần thiết kế lấy cảm hứng từ công trình cổ đại La Mã. Các tác phẩm điêu khắc được thực hiện bởi Cortot, Rude, Etex, Pradier và Lemaire.

Công trình này nhằm vinh danh những chiến sĩ đã chiến đấu cho nước Pháp, mặt trong và đỉnh cổng vòm có khắc tên của các vị tướng và chiến sĩ, bên dưới vòm cổng là lăng mộ của những người lính vô danh.

châu âu, khám phá, khải hoàn môn (paris, pháp): kinh nghiệm đi 2020

Lăng mộ của những người lính vô danh bên dưới mái vòm

châu âu, khám phá, khải hoàn môn (paris, pháp): kinh nghiệm đi 2020

Tên của các vị tướng và chiến sĩ được khắc lên tường

Một nghi thức bày tỏ lòng kính trọng với những người lính hi sinh được diễn ra vào mỗi tối tại đây, theo đó lúc 6h30 một ngọn lửa sẽ được thắp lên bởi một cựu chiến binh.

Công trình nổi tiếng này có kích thước gần giống hình vuông khi cao 49,5m, rộng 45m, sâu 22m, đây là điểm giao của 12 đại lộ và ba quận.

châu âu, khám phá, khải hoàn môn (paris, pháp): kinh nghiệm đi 2020

Địa điểm tham quan này nằm ở trung tâm, là điểm giao của 12 giao lộ

Có thể bạn chưa biết?

Napoleon là người quyết định xây Khải Hoàn Môn tuy nhiên ông chết trước khi công trình này được xây xong (Napoleon chết năm 1821, công trình hoàn thành năm 1836).

Paris nói riêng và Châu Âu có rất nhiều cổng Khải Hoàn Môn nhưng Khải Hoàn Môn ở Paris là nổi tiếng nhất.

Khải Hoàn Môn Paris được lấy cảm hứng từ Khải Hoàn Môn Titus (Rome, Ý).

châu âu, khám phá, khải hoàn môn (paris, pháp): kinh nghiệm đi 2020

Địa điểm du lịch này vô cùng nổi tiếng, thu hút rất đông du khách đến tham quan

Thông tin tham quan

  • Địa chỉ: Arc de Triomphe, Place Charles-de-Gaulle, 75008 Paris
  • Giờ mở cửa:

Từ 02/01 đến 31/03: mở cửa hàng ngày từ 10:00 – 22.30

Từ 01/04 đến 30/09: mở cửa hàng ngày từ 10:00 – 23.00

Từ 01/10 đến 31/12: mở cửa hàng ngày từ 10:00-22.30

Các ngày đóng cửa: 1 tháng 1, 1 tháng 5, 8 tháng 5 (buổi sáng), 14 tháng 7, 11 tháng 11 (buổi sáng) và 25 tháng 12

  • Lưu ý: 

Du khách cần có mặt tối thiểu 45 phút trước giờ đóng cửa.

Khải Hoàn Môn Paris có giới hạn số lượng khách tham quan vì vậy quầy bán vé có thể đóng cửa sớm hơn dự kiến.

  • Giá vé: 13€

Hướng dẫn di chuyển đến Khải Hoàn Môn ở Paris, Pháp

Du khách có thể di chuyển đến địa điểm du lịch này bằng metro, xe bus, rer (cũng là một loại tàu điện).

  • Metro: đi line 1, 2 hoặc 6; dừng ở trạm Charles-de-Gaulle-Etoile.
  • Xe bus: Đi tuyến 22, 30, 31, 52, 73, 92.
  • Rer: đi line A, dừng ở trạm Charles-de-Gaulle-Etoile.

Kinh nghiệm tham quan Khải Hoàn Môn – Arc De Triumphe

châu âu, khám phá, khải hoàn môn (paris, pháp): kinh nghiệm đi 2020

Cầu thang bộ đi lên đỉnh với 284 bậc

  • Nên mua vé tham quan trước (mua trực tuyến) để không phải xếp hàng chờ mua vé, chưa kể là có thể không được vào khi quá tải khách.
  • Đừng băng qua đường để đến địa điểm du lịch này, điều này rất nguy hiểm. Hãy đi lối ngầm. 
  • Để có thể lên đỉnh của Khải Hoàn Môn: du khách có thể đi thang bộ (leo 284 bậc) hoặc đi thang máy lên tầng giữa rồi đi thang bộ (64 bậc).
  • Các sự kiện thường tổ chức tại đây: Ngày Bastille (ngày 14 tháng 7), Lễ hội mừng năm mới.
  • Các điểm tham quan gần đó: cung điện Petit Palais, Grand Palais National Galleries,…

Đăng bởi: Phạm Thuỳ Linh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก