Sơn La

Khám phá những địa điểm du lịch ít người biết tại Sơn La

Nhắc đến Sơn La, đa phần mọi người sẽ nghĩ ngay đến cao nguyên Mộc Châu. Tuy nhiên, ở Sơn La vẫn còn rất nhiều địa điểm du lịch đẹp mà ít người biết đến. Hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây

  1. Những địa điểm du lịch tại Yên Châu, Sơn La 1.1. Hồ Chiềng Khoi
    1.2. Hang Chi Đảy
  2. Các địa điểm du lịch tại Quỳnh Nhai, Sơn La 2.1. Cầu Pá Uôn, cây cầu cao nhất Việt Nam
    2.2. Đền thờ Nàng Han (Linh Sơn – Thủy Từ)
  3. Tham quan các địa điểm du lịch ở Mai Sơn 6.1. Sân bay Nà Sản
    6.2. Hồ Tiền Phong

1. Những địa điểm du lịch tại Yên Châu, Sơn La

1.1. Hồ Chiềng Khoi

Hồ Chiềng Khoi thuộc Bản Pút, Xã Chiềng Khoi, Huyện Yên Châu. Từ trung tâm thị trấn huyện Yên Châu về phía Nam 4 km, Hồ Chiềng Khoi có diện tích 40ha hiện ra như một con nhện khổng lồ.

Theo cách giải thích của người dân bản địa, Chiềng Khoi có nghĩa là vùng đất rộng lớn, bằng phẳng và ở trên cao. Tương truyền rằng, xưa kia Chiềng Khoi là vùng đất thiếu nước, đất đai khô cằn, người dân nơi đây tuy chịu thương, chịu khó nhưng cuộc sống vẫn chật vật, khó khăn vì thiếu nước. Trên mảnh đất này có một chàng trai tên là Khoi, chàng có sức khoẻ phi thường. Thân chàng đen và bóng như thân gỗ lim, tay chàng to như mặt quạt. Thấy nhân dân cực khổ chàng bèn dời núi, khơi các dòng nước từ các hướng chảy về đây, hình thành nên hồ Chiềng Khoi.

Nhưng đó mới chỉ là Hồ Chiềng Khoi của những câu chuyện truyền kỳ. Còn một Hồ Chiềng Khoi nữa của một hệ sinh thái khá phong phú. Hồ Chiềng Khoi là hồ nhân tạo được khởi công xây dựng năm 1971 với một đập chắn cao 45 m, dài 110 m và hoàn thành đi vào sử dụng năm 1980.

Hồ Chiềng Khoi vốn là đáy các thung lũng hẹp, có các dòng suối nhỏ từ trong lòng núi chảy vào Suối Sập. Lòng Hồ là một thung lũng hẹp, chạy ngoằn ngoèo quanh những quả đồi lớn dài tới 7 km. Nước Hồ Chiềng Khoi lúc nào cũng trong xanh, yên ả quanh năm bởi nguồn nước cung cấp cho hồ đều chảy ra từ trong lòng núi.

Các đồi đất, dãy núi đá vôi bao bọc Hồ Chiềng Khoi còn có nhiều loại rau rừng rất ngon như rau sắng, lá xồm pon, măng tre, măng đắng, măng lay, nhiều loại nấm và rất nhiều loại chim trong đó có họa mi, khiếu, cò trắng, chào mào, vẹt, chim én. Rừng ở đây có nhiều loại động vật sinh sống như khỉ, sơn dương, hoẵng, lợn rừng, cầy hương, cầy bay. Hồ Chiềng Khoi có các loại cá tự nhiên như cá chép, cá mương, cá quả, cá trê, cá diếc và nhiều loài tôm, cua, ếch.

khám phá, khám phá những địa điểm du lịch ít người biết tại sơn la

Đến Chiềng Khoi, du khách không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp của thắng cảnh Hồ Chiềng Khoi mà còn được thưởng thức những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Thái Yên Châu với những lễ hội, ca vũ đặc sắc. Người Thái ở đây còn có các nghề thủ công truyền thống.

Với bàn tay khéo léo họ đã tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo như: nhạc cụ dân tộc, đồ dùng mây tre đan và tiêu biểu nhất là vải “Khít”, là loại vải thổ cẩm nổi tiếng không những ở Yên Châu mà cả vùng Tây Bắc. Đặc biệt vùng đất này nổi tiếng với nghề thêu khăn piêu và làm khèn bè.

Sau vài giờ thưởng ngoạn cảnh đẹp và không khí trong lành mát dịu trên hồ, du khách sẽ thăm những bản Mường nơi đây để thưởng thức những món ăn dân tộc do chính bàn tay của những cô “Sơn nữ Châu Yên” chế biến. Du khách lại được dập dìu trong tiếng trống, đắm mình trong điệu xoè, đầm ấm bên chum rượu cần, cảm nhận thấy sự thân thiện, không khí chan hoà bởi lòng mến khách của dân tộc nơi đây. Hồ Chiềng Khoi trước đây là một địa điểm du lịch ít người biết ở Sơn La. Tuy nhiên bây giờ đã hấp dẫn khá nhiều du khách đến tham quan.

1.2. Hang Chi Đảy

Hang có tên là Chi Đảy (tiếng Thái, dịch ra có nghĩa là “sẽ được”), từ bao đời nay, những người dân tộc Thái vẫn rỉ tai nhau những câu chuyện kỳ lạ về hang động này. Rất nhiều người không quản ngại xa xôi đến hang để cầu mong vạn sự như ý.

khám phá, khám phá những địa điểm du lịch ít người biết tại sơn la

Dọc theo quốc lộ 6 rẽ vào đường đi qua xã Cò Nòi của Mai Sơn, vượt qua đèo Cà Nài (15km) sẽ đến bản Đán, xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, Sơn La. Từ đây còn phải đi bộ qua đoạn đường núi khoảng 3km mới tới được chân núi Chi Đảy.

khám phá, khám phá những địa điểm du lịch ít người biết tại sơn la

2. Các địa điểm du lịch tại Quỳnh Nhai, Sơn La

2.1. Cầu Pá Uôn, cây cầu cao nhất Việt Nam

Cầu Pá Uôn nằm trên địa phận xã Chiềng Ơn, sát ngay thị trấn Phiêng Lanh, thủ phủ mới của huyện Quỳnh Nhai. Được mệnh danh là Đông Dương đệ nhất cầu với độ cao tự nhiên từ mặt đất lên đến mặt cầu xe chạy là 105m, đặc biệt nhịp giữa cầu cao đến 120m.

Đứng giữa cầu, con người chỉ là một chấm nhỏ bé giữa bức tranh sơn thủy với núi non xanh biếc, sông sâu thác dữ, mây trắng vờn trên đỉnh. Nhìn từ xa cầu Pá Uôn như một con rồng bê tông cốt thép lừng lững giữa hai triền núi cao chót vót.

khám phá, khám phá những địa điểm du lịch ít người biết tại sơn la

2.2. Đền thờ Nàng Han (Linh Sơn – Thủy Từ)

Ở Quỳnh Nhai (Sơn La) có hai ngôi đền thiêng từ thế kỷ 17 của bà con dân tộc thiểu số là đền Linh Sơn Thủy Từ và Nàng Han đã được phục dựng gần nguyên gốc sau khi đền chính ngập dưới lòng hồ thủy điện Sơn La.

Truyền thuyết kể lại rằng: Nàng là con gái duy nhất của chúa đất người Khơ Mú ở Chiềng Phung (Quỳnh Nhai ngày nay). Nàng có tài kiếm, cung vô địch. Nàng xin cha được giả trai và luyện tập cùng quân lính. Cha nàng thuận ý và đặt tên con trai cho nàng là Khum Chương.

Khi giặc phương Bắc tràn sang xâm lược, chúa đất chọn chủ tướng cầm quân ra trận. Trong cuộc thỉ đấu quyết liệt Khum Chương đã thắng và được phong làm Chủ tướng và một người đứng sau làm Phó tướng là Khum Lụm. Khum Chương cùng Phó tướng dẫn quân ngược sông Đà, sông Nậm Na (thuộc Lai Châu ngày nay) đánh đuổi giặc phương Bắc qua Chiềng Sa (xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) đến Si Xoong Pa Na (Mường Là – Trung Quốc) rồi quay về.

khám phá, khám phá những địa điểm du lịch ít người biết tại sơn la

Về nhà đúng 30 Tết, nàng làm lễ cúng áp Mố Chiêng – Tắm gội 30 Tết. Tắm gội xong thì lại nghe tin giặc giữ phương Bắc sang cướp phá ở Mường Lò (Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái). Nàng lại mặc giáp bào, trở thành Khum Chương cùng Phó tướng Khum Lụm cầm quân xuôi sông Đà vào Bắc Yên, vượt núi vào Phù Yên tiến vào Mường Lò đánh đuổi quân giặc chạy tan tác.

Khum Chương cùng quân lính tiến quân khải hoàn trở về, đến Mường Pùa (xã Tường Phù ngày nay) cho quân sĩ nghỉ lại. Một buổi chiều Khum Chương và phó tướng Khum Lụm cưỡi ngựa đi chơi, qua khe suối có nước trong vắt, Khum Chương cúi xuống đưa tay vục nước uống; có ngờ Khum Lụm nhìn thấy vú nàng. Biết nàng là con gái giả trai, Khum Lụm uất ức phải làm phó cho một nữ nhi nên hô lính đuổi giết Khum Chương.

Khum Chương quay lại rút kiếm chém chết Khum Lụm và thốc ngựa chạy vào rừng sâu. Thấy quân lính hỗn loạn, Khum Chương dừng ngựa ngửa mặt kêu trời. Trời thương nên thả nôi mây xuống đón hồn nàng lên trời và cho dội một trận mưa phôn chăng (bây giờ gọi là mưa axít) bỗng xác Khum Chương và quân lính đã biến thành đá.

khám phá, khám phá những địa điểm du lịch ít người biết tại sơn la

Sau khi Khum Chương chết, Tạo Mường và dân bản đã trả lại tên con gái cho nàng là Nàng Han. Nhớ công ơn nàng đánh đuổi giặc cứu Mường nên người dân cùng Tạo Mường đã làm cho Nàng một cỗ quan tài quý, đặt hình nhân, xếp mộ đá giả cho Nàng và làm miếu thờ cúng hàng năm vào ngày rằm tháng 3 (âm lịch).

3. Tháp Mường Bám – Thuận Châu, Sơn La

Tháp Mường Bám tên gọi khác là Thạt Bản Lào (Thạt tiếng Lào có nghĩa là Tháp). Di tích thuộc xã Mường Bám, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, cách trung tâm thị trấn Thuận Châu hơn 70 km về phía Tây- Nam.

Dựa theo thuyết phong thuỷ, đồng bào dân tộc Lào ở Mường Bám xưa đã chọn đất kỹ lưỡng để xây dựng tháp. Tháp được xây trên một quả đồi thiên tạo có bề mặt rộng khoảng 1ha. cách bờ suối Nậm Húa (phần đầu nguồn của dòng sông Mã) khoảng 300m, gồm một quần thể 5 tháp, một tháp to ở giữa và 4 tháp con ở 4 cạnh tháp to, theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.

Mặt Tháp quay về hướng Đông và nhìn ra ngã ba suối Nậm húa có núi án ngữ làm bình phong. Núi chắn hai bên theo hướng Bắc, Nam tựa thế tay ngai. Trước mặt tháp là ngã ba suối, uốn khúc chạy lượn “chi huyền thuỷ”. Từ trái sang phải, phía sau Tháp có dẫy núi tựa người đang ngồi “thiền”. Quần thể Tháp có vị thế rất tĩnh lặng, uy nghi.

Về cấu trúc vật liệu: Tất cả 5 tháp đều được xây bằng một loại vật liệu, chủ yếu là gạch vồ màu đỏ, kích thước lớn dài 35cm, rộng 15cm, dày 7cm được gắn kết với nhau bằng vôi, cát, và mật. Các hoạ tiết hoa văn được làm bằng vữa đắp nổi, nhiều chỗ gắn thêm vào những hình đất nung trang trí.

khám phá, khám phá những địa điểm du lịch ít người biết tại sơn la

Hướng dẫn đi tới tháp : Từ trung tâm thị trấn Thuận Châu, theo quốc lộ 6 hướng đi Điện Biên khoảng 600m rẽ tay trái vào đường tỉnh lộ 108, đi 45km đến Thị tứ Co Mạ. Từ Thị tứ Co Mạ đi Mường Bám khoảng 28km là tới di tích.

4. Hồng Ngài – Địa danh nổi tiếng trong Vợ chồng A Phủ

Bắc Yên là huyện vùng cao của tỉnh Sơn La nằm trên sườn nam của dãy Hoàng Liên Sơn với địa hình hiểm trở, đồi núi cao bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Đây là địa bàn sinh sống của 7 dân tộc anh em, trong đó người Mông chiếm đông nhất, chủ yếu tập trung ở các xã Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, Háng Ðồng.

Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” do nhà văn Tô Hoài viết năm 1952 được xây dựng từ những nguyên mẫu có thật trong đời sống xã hội thời bấy giờ ở Tường Sơn, Châu Phù Yên (cũ) thuộc huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La ngày nay.

khám phá, khám phá những địa điểm du lịch ít người biết tại sơn la

Xã Hồng Ngài giản dị giữa thung lũng xanh. Vào xã hiện còn vài km đường đất. Đến mùa mưa cũng làm nản lòng nhiều tay lái lụa. Hồng Ngài hôm nay đã khác rất nhiều so với trước kia. Phiên chợ họp ríu rít đông đảo bà con dân tộc.

Mùa táo mèo, đâu đâu cũng thơm phức hương táo quyến rũ. Vào Hồng Ngài, bạn nên nhờ dân bản chỉ đường lên thăm hang A Phủ, được xem là nơi vợ chồng A Phủ từng trốn khỏi ách của cha con thống lý Pá Tra. (Gọi là hang A Phủ bởi trong phim có cảnh quay A Phủ và Mỵ cùng du kích trốn vào hang).

5. Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Phù Yên, Sơn La

Ở xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La không ai là không biết đến khu rừng mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mà người trong vùng vẫn gọi bằng cái tên thân mật: “Rừng ông Giáp”. Là khu rừng rậm rạp, ít người lui tới nên muốn vào thăm, ai nấy đều phải gõ cửa ngôi nhà gỗ nhỏ nằm cạnh suối Bùa để được nghe chỉ dẫn.

Men theo con đường mòn nhỏ dốc đá trơn trượt, bạn sẽ được chủ nhân của ngôi nhà gỗ, đồng thời là người giữ rừng kể lại câu chuyện năm xưa. Trong lần hành quân từ Nghĩa Lộ (Yên Bái) lên Điện Biên tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đoàn quân đã chọn nơi đây làm nơi đóng quân, nghỉ ngơi.

Vốn có tên gọi là rừng bản Nhọt nhưng với lòng kính trọng, biết ơn và cảm phục công lao của Đại tướng, người dân địa phương đã gọi khu rừng này là “Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp” như một cách để con cháu luôn nhớ về nơi Đại tướng đã dừng chân. Vẫn là những con đường rêu đá nhỏ hẹp, lúc lên, lúc xuống, nhưng qua câu chuyện kể đồng hành, bước chân lữ khách như chững lại, để rồi hình dung về quãng đường thồ gạo, kéo pháo lên Điện Biên của đoàn quân năm xưa.

khám phá, khám phá những địa điểm du lịch ít người biết tại sơn la

“Rừng ông Giáp” hiện có diện tích khoảng 200 ha, được hình thành từ hai dãy núi bao bọc, cây cối xanh tốt, quanh năm mây phủ. Không giống như nhiều khu rừng khác chỉ còn gỗ tạp, dây leo, khu rừng vẫn còn nguyên vẹn với những cây chò chỉ đại thụ to vài ba người ôm không xuể. Một góc khác là cây lát, dổi, sâng, sấu cổ thụ lâu năm, là những cây pơ mu cao hàng chót vót, thẳng đứng lẫn trong làn sương mờ ảo.

Trong không gian tĩnh lặng của rừng già, văng vẳng bên tai là tiếng suối Dưn chảy róc rách đêm ngày như lời nguyện từ năm xưa vọng lại. Đây là nơi trú quân đầu tiên trong rừng bản Nhọt. Dọc theo các con suối khác trong rừng cũng được Tướng Giáp chọn đóng quân: đài quan sát trên đồi suối Hiền, trạm quân y dã chiến bên dòng suối Bùa và đặc biệt là trên ngọn suối Tắc Tè bên sườn đồi Tang Tú – nơi đặt sở chỉ huy mà Đại tướng dừng chân, đến nay vẫn còn hiện hữu.

6. Tham quan các địa điểm du lịch ở Mai Sơn

6.1. Sân bay Nà Sản

Sân bay Nà Sản là một sân bay ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, vùng Tây Bắc Việt Nam. Sân bay nằm trên Quốc lộ 6, cách thành phố Sơn La khoảng 20 km về phía Nam. Năm 2004, sân bay được “tạm đóng cửa để nâng cấp” nhưng đến nay vẫn chưa mở cửa hoạt động trở lại.

khám phá, khám phá những địa điểm du lịch ít người biết tại sơn la

Sân bay Nà Sản được người Pháp xây dựng vào khoảng năm 1950, phục vụ cho nhu cầu đi lại của những người thực dân Pháp, sau khi họ chiếm lại được quyền kiểm soát được vùng Sơn La từ tay Việt Minh. Ban đầu, sân bay có một đường băng ngắn với nền đất nện; về sau được mở rộng kéo dài thêm và có nền lát ghi sắt, có thể đáp ứng cho loại máy bay Dakota cất và hạ cánh.

khám phá, khám phá những địa điểm du lịch ít người biết tại sơn la

Sau năm 1954, sân bay Nà Sản bị bỏ hoang một thời gian. Mãi đến đầu thập niên 1960, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới quyết định khôi phục lại hoạt động của sân bay nhằm phục vụ nhu cầu đi lại đường không của vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, không lâu sau, sân bay một lần nữa bị đóng cửa do lượng khách đi lại khi đó còn rất ít. Đến năm 1994, sân bay tái hoạt động trở lại thêm 10 năm nữa, từ năm 1994 đến 2004.

Ngày 17 tháng 5 năm 2004, sân bay một lần được “đóng cửa” để sửa chữa, nâng cấp, mở rộng đường băng với tổng vốn dự kiến khoảng 550 tỷ đồng (giai đoạn 1). Nhưng cho đến hết năm 2009, sân bay Nà Sản vẫn chưa có vốn đầu tư để thực hiện việc nâng cấp. Nguyên do trong việc chậm trễ nâng cấp sân bay là do kém hiệu quả kinh tế khi chỉ cách Hà Nội 300 km về phía Tây Bắc và cách sân bay Điện Biên Phủ 180 km về phía Nam.

khám phá, khám phá những địa điểm du lịch ít người biết tại sơn la

6.2. Hồ Tiền Phong

Hồ Tiền Phong thuộc Xã Mường Bon, Huyện Mai Sơn, nằm sát trục đường quốc lộ 6 cách Thành phố Sơn La 23 km, cách Thị trấn Hát Lót 7 km và cách sân bay Nà Sản 2 km

Đến Hồ Tiền Phong, một trong những điều đặc biệt hấp dẫn bạn là được du ngoạn trên mặt Hồ bằng thuyền chèo tay, thuyền đạp chân hay thuyền máy. bạn có thể đem theo cần câu thả mồi để câu cá dưới hồ như cá chép, cá trắm cỏ, trắm đen, cá trôi, cá mè. Tới chân đập, bạn có thể đi bằng thuyền lên đỉnh đập để chiêm ngưỡng công trình chắn ngang hai ngọn núi, tạo nên hồ nước mênh mông, và ta bỗng thấy khâm phục những con người đã làm nên công trình này.

khám phá, khám phá những địa điểm du lịch ít người biết tại sơn la

Đừng quên ghé thăm các bản làng và thưởng thức các nét văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Thái sinh sống từ lâu đời bên cạnh hồ như : Bản Nà Si, Bản Mé, Bản Un …

Bạch Vân

Đăng bởi: Hiếu Trần

YOLO! Khám phá các huyện ở Sơn La

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก