Khánh Hoà

Khánh Hòa có gì?

Khánh Hòa – Vốn nổi tiếng là thành phố du lịch của Việt Nam, Khánh Hòa có rất nhiều những danh lam thắng cảnh và khu di tích hút hồn các du khách bởi vẻ đẹp tuyệt vời. Khánh Hòa đang trở thành một trung tâm du lịch của miền Trung và là điểm hẹn hấp dẫn của Việt Nam với nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp. Khánh Hòa có gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá những địa điểm di tích, thắng cảnh đẹp tại Khánh Hòa trong bài viết sau đây nhé.

Thắng cảnh vịnh Nha Trang – Khánh Hòa

khánh hòa có gì?

Thắng cảnh vịnh Nha Trang – Khánh Hòa

Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng trên 400 km2. Bờ biển vịnh Nha Trang (từ Lương Sơn đến cảng Cầu Đá), có chiều dài khoảng 8 km. Dọc theo bờ biển là những bãi tắm lý tưởng: Bãi Tiên, Sông Lô, Bãi Dài… Khí hậu ở đây ôn hòa dễ chịu, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 260C. Vịnh Nha Trang có 19 hòn đảo lớn nhỏ, các đảo Hòn Tằm, Hòn Tre,…có cảnh quan đẹp, một số đảo khác có nguồn lợi kinh tế lớn từ việc khai thác tổ chim yến (yến sào).

Vịnh còn là một quần thể sinh vật biển còn nguyên sơ, gần như độc nhất vô nhị không chỉ ở Việt Nam mà còn cả Đông Nam Á. Nghiên cứu vịnh Nha Trang, người ta thống kê được 350 loại san hô, 250 loại cá biển, vô số các loài nhuyễn thể, giáp xác, rong biển…và sinh vật biển quý hiếm: bào ngư bầu dục, ốc kim khôi đỏ, trai ngọc môi vàng, tôm hùm bông, cua xanh, hải sâm trắng, cá ngựa đen, cá chim hoàng đế, đồi mồi… Trong đó, khu vực Hòn Mun có đa dạng sinh học cao nhất. Năm 2001, Khu bảo tồn biển Hòn Mun ra đời với tổng diện tích 160km2.

Vịnh Nha Trang là một quần thể thiên nhiên hiếm thấy. Tháng 6 – 2003, vịnh được công nhận là “một trong 29 thành viên của Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới”.

Tháp Bà Ponagar – Khánh Hòa

Tháp Bà Ponagar Nha Trang còn có tên gọi khác là Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai có nghĩa là giống Cái) (tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po ANagar). Là ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang – Khánh Hòa..Cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi “Tháp Po Nagar” được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc. Vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Uma, vợ của Shiva..

khánh hòa có gì?

Tháp Bà Ponagar – Khánh Hòa

Tháp Bà Ponagar Nha Trang là quần thể kiến trúc Chăm Pa lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tất cả được chia ra thành 3 mặt bằng: Khu vực Tháp Cổng, Mandapa (khu tiền đình) và cuối cùng là khu đền tháp. Và do trải qua biến động của lịch sử và thời gian. Hiện nay, tháp bà chỉ còn lại 5 công trình kiến trúc tập trung ở Mandapa và Đền Tháp ở trên.

Mandapa (Khu Tiền Đình) Là nơi bạn nhìn từ cổng chính hướng thẳng lên, nếu bạn đi trên đường 2/4 bạn cũng dễ dàng thấy được. Tổng thể kiến trúc có niên đại ở thế kỷ XI đều xây bằng gạch nung gồm 4 hàng cột lớn. Trong đó: có 12 cột nhỏ bên ngoài hình bát giác, 10 cột lớn phía trong. Để lên dâng hương cho mẹ xứ sở bạn phải trải qua những bậc tam cấp rất dốc. Có khi tay phải bám sát vào những viên đá phía trên để không ngã ra sau mới có thể đi được. Theo như các dấu tích xưa để lại thì phía đông Mandapa có có 2 cột nhỏ và thấp hơn nền. Nằm ở 2 bên bậc lên xuống của Tiền Đình, thẳng ra cổng chính. Trong quá trình tu bổ, phát quang mặt bằng đã vô tình thấy được con đường và dãy tam cấp ở phía Đông dẫn lên gian giữa của toà nhà cột. Gồm có 4 bậc tam cấp rộng 1,4m, cao 1,2m và đoạn đường rộng 2,6m, dài 7,4m. Do đó đã chứng minh được kiến trúc Chăm Pa xưa đã tạo nên trục thẳng thần đạo hướng tâm đến tháp chính thờ mẹ Thiên Y A Na từ Cổng – Mandapa – các bậc tam cấp dẫn lên khu đền – Tháp Chính.

khánh hòa có gì?

Tháp Bà Ponagar – Khánh Hòa

Khu đền tháp Theo những di tích để lại thì khu đền tháp có tổng cộng là 6 Kalan. Kalan theo tiếng Chăm Pa là đền/tháp. Đang hiện hữu còn 4 Tháp, 2 tháp phía sau đã bị hủy và chỉ còn lại nền móng. Các tháp đều được xây dựng một kiểu giống nhau, chỉ khác về kích thước và độ rộng. Được xây dựng theo bình đồ hình vuông. Từ chân thẳng tắp đến gần đỉnh tháp, vị trí trên cùng được thiết kế theo kiểu hình chóp nón. Mỗi tháp đều có 4 cửa hướng ra Đông, Tây, Nam, Bắc. Nhưng chỉ có cửa Đông được mở cho khách hành hương và kéo dài đến tiền sảnh. 3 cửa còn lại tạo hình như cửa giả. Phía sau lưng là suối khoáng nóng tháp bà, cung cấp tắm nóng, tắm bùn cao cấp ở Nha Trang.

Bia Ký Bia ký cổ Chămpa tại Tháp Bà Pô Nagar có giá trị rất lớn đối với các nhà nghiên cứu cho văn hóa, tôn giáo và lịch sử của vương quốc Chăm Pa. Hiện nay, theo tài liệu được biết ở Ponagar có 28 đơn vị minh văn; trong số đó có một số bia chưa thể dịch nội dung. Phía sau Tháp chính có tấm bia do Phan Thanh Giản – một vị quan Thượng thư bộ Lễ dưới triều Nguyễn ghi chép, biên soạn và cho khắc vào năm 1856 (triều vua Tự Đức). Bằng chữ Hán – Nôm nói về truyền thuyết Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Việt. Tấm bia thứ hai do 8 vị quan tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận lập năm 1871. Bên cạnh là tấm bia dựng vào năm 1972, nội dung dịch sang chữ quốc ngữ truyền thuyết bà Thiên Y A Na. Tấm bia đá thứ tư, giới thiệu về di tích Tháp Bà Ponagar được dựng vào năm 2010.

Danh lam thắng cảnh Suối Ba Hồ – Khánh Hòa

Suối Ba Hồ tọa lạc tại thôn Phú Hữu – xã Ninh Ích – huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Cách TP Nha Trang khoảng 25km về phía Bắc. Suối được bắt nguồn từ một con suối trên đỉnh Hòn Sơn cao 660m và dài hơn 10km, có dòng chảy đi xuyên qua hệ sinh thái rừng nguyên sinh.

khánh hòa có gì?

Danh lam thắng cảnh Suối Ba Hồ – Khánh Hòa

Với các gành đá cheo leo nên suối Ba Hồ được các tín đồ mạo hiểm chọn làm điểm đến thỏa nguyện, du khách phải chuẩn bị tinh thuần chinh phục những vách vúi trơn trượt hay cảm giác hồi hộp không biết điều gì chơg đón mình trong những bụi rậm ven bờ…

Nổi lên là một địa điểm cực chất dành cho giới trẻ thích du lịch. Ba Hồ nằm trọn trong một vùng thiên nhiên hùng vĩ và xanh tươi chắc chắn sẽ là lí do để bạn bỏ lại mọi bộn bề, lo toan của cuộc sống mà an yên tận hưởng trọn vẹn món quà quý hóa mà thiên nhiên ban tặng.

khánh hòa có gì?

Danh lam thắng cảnh Suối Ba Hồ – Khánh Hòa

Suối Ba Hồ được ví là “Tuyệt Tình Cốc” phiên bản Nha Trang, với 3 hồ nước xanh trong, mát lạnh giữa núi rừng. Suối mang tên Ba Hồ vì có ba lần suối mở lòng ra ngay trên lưng núi, tạo liên tiếp ba cái hồ lớn giữa sườn núi. Mỗi hồ nối với nhau bằng những triền suối cheo leo, nước chảy tràn xuống như thác, khiến cảnh quanh nơi đây càng thêm lung linh, huyền ảo.

Đến với suối Ba Hồ, bạn sẽ được hòa mình với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nơi đây. Giữa bạt ngàn núi rừng, bạn thỏa thích đắm mình dưới làn nước trong xanh đẹp ảo diệu, chảy qua những phiến đá đủ hình thù. Bất kì du khách nào đến đây cũng đều say đắm cảnh quan thiên nhiên này. Chắc chắn bạn sẽ có những khoảnh khắc tuyệt đẹp khi đến đây.

Biệt thự Cầu Đá – Khánh Hòa

“Biệt thự Cầu Đá” (cùng một số công trình phụ trợ) được chính quyền bảo hộ Pháp xây dựng năm 1923, nhằm mục đích thiết lập một cơ sở hạ tầng – kiến trúc cho chiến lược nghiên cứu Biển Đông và khu vực Đông Nam Á. Biệt thự Cầu Đá được xây dựng để làm nơi ăn ở, làm việc cho các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà hải dương học đến từ phương Tây; là tiền đề cho việc thành lập Hải học viện Đông Dương (sau này là Viện Hải dương học Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa). Biệt thự Cầu Đá toạ lạc trên ngọn núi Cảnh Long (còn gọi là núi Chụt) nằm sát bờ biển, gần cảng Cầu Đá, hiện thuộc địa phận phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

khánh hòa có gì?

Biệt thự Cầu Đá – Khánh Hòa

Quần thể công trình được xây dựng trên mỏm núi nhô ra phía biển với diện tích mặt bằng khoảng 12 ha, có độ cao 50m so với mực nước biển. 5 ngôi biệt thự toạ lạc trên 3 ngọn đồi cao được đặt bằng những cái tên rất lãng mạn, là 5 loài cây – hoa được trồng nhiều trong khuôn viên khu biệt thự.

Biệt thự thứ nhất nằm ở ngọn đồi cuối cùng của mỏm núi nhô ra gần biển nhất có tên là “Les Agaves” – Xương Rồng, biệt thự thứ hai ở ngọn đồi tiếp theo về phía trong đất liền là “Les Frangipaniers” – Bông Sứ; ba biệt thự còn lại nằm trên ngọn đồi thứ ba lần lượt có tên là: “Les Bouguinvillés” – Bông Giấy, “Les Flamboyants” – Phượng Vĩ, “Les Badamniers” – Cây Bàng.

5 ngôi biệt thự được xây dựng với quy mô nhỏ, 2 tầng, kiến trúc mang phong cách cổ điển Pháp. Mỗi công trình có một dáng vẻ khác nhau song vẫn tương đồng, thống nhất và hài hoà với cảnh quan. Các công trình đều có hình khối đơn giản, trang nhã; trang trí vừa phải và tinh tế. Năm ngôi biệt thự được ví như những bông hoa đẹp bên vịnh Nha Trang.

khánh hòa có gì?

Biệt thự Cầu Đá – Khánh Hòa

Trong khoảng thời gian từ 1940-1945, vua Bảo Đại đã sử dụng các biệt thự Xương rồng và Bông sứ để nghỉ ngơi cùng gia đình, kết hợp làm việc. Vì đó, nơi đây còn có tên gọi là Dinh Bảo Đại – Nha Trang. Sau này biệt thự Xương Rồng được đổi tên thành “Nghinh phong” (đón gió), biệt thự Bông Sứ được đổi tên thành “Vọng nguyệt” (ngắm trăng); những cái tên mới này ít nhiều liên quan tới thói quen sinh hoạt trong quá khứ của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương; và vẫn được giữ cho đến ngày nay.

Biệt thự Cầu Đá đã có gần một trăm năm tuổi. Mặc dù thời gian và những tác động của con người ít nhiều làm biến đổi, song về tổng thể, 5 ngôi biệt thự vẫn giữ được những nét đẹp nguyên bản của kiến trúc xưa; cùng cảnh quan thiên nhiên, xứng đáng là những bông hoa đẹp, tô điểm thêm nhan sắc của thành phố biển Nha Trang.

Am Chúa – Khánh Hòa

khánh hòa có gì?

Am Chúa – Khánh Hòa

Di tích Am Chúa, nằm ở sườn đông núi Đại An, còn gọi là Qua Sơn (núi Dưa), thuộc làng Đại Điền Trung, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh. Am Chúa được xây dựng để thờ Thiên Y Thánh Mẫu, vị phúc thần của người dân Khánh Hòa đã có công dạy dân làm nhà, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt vải, cấy lúa…

Theo sự tích được ghi lại trong một tấm bia đá từ năm 1856 ở Tháp Bà, Am Chúa được coi là nơi phát tích của Bà lúc ấu thơ sống với cha mẹ nuôi (Tháp Bà Nha Trang là nơi thờ Bà khi hiển thánh). Dưới triều Nguyễn, Thiên Y Ana đã được sắc phong là Hồng Nhơn Phổ Tế Linh Ứng Thượng Ðẳng Thần và tại Am Chúa mỗi khi tế lễ thường do quan đầu tỉnh làm chủ tế.

Lễ hội Am Chúa từ ngày Một đến ngày Ba tháng Ba (Âm lịch) đã trở thành ngày sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân trong và cả ngoài tỉnh.

Thành cổ Diên Khánh – Khánh Hòa

Thành Diên Khánh nằm cách thành phố Nha Trang 10 km về phía Tây, bên phải quốc lộ 1. Năm 1793, sau khi Nguyễn Huệ mất, nhà Tây Sơn suy yếu dần. Nguyễn Ánh cùng Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương đem quân tiến đánh Diên Khánh. Sau khi đẩy lùi được nghĩa quân Tây Sơn, thấy nơi đây là địa bàn chiến lược quan trọng lâu dài, Nguyễn Ánh quyết xây dựng Diên Khánh thành căn cứ vững chắc, một vành đai phòng ngự kiên cố từ xa.

khánh hòa có gì?

Thành cổ Diên Khánh – Khánh Hòa

Diện tích khoảng 36.000 m², là một quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban, một hình mẫu thành quân sự phổ biến vào thế kỷ 17 – thế kỷ 1818 ở Tây Âu. Tường thành hình lục giác nhưng không đều nhau, có chu vi 2.693 m đắp bằng đất, cao khoảng 3,5 m. Trên mỗi cạnh, tường thành lại chia thành nhiều đoạn nhỏ, uốn lượn, nên các góc thành không nhô hẳn ra mà vẫn đảm bảo quan sát được hai bên. ‘

Mặt ngoài tường thành gần như dựng đứng, mặt trong có độ thoải và được đắp thành hai bậc, tạo đường vận chuyển thuận lợi ven thành. Bên ngoài thành có hào nước sâu từ 3 đến 5 m, rộng từ 20 đến 30 m bao quanh. Ban đầu thành có 6 cửa (cổng thành), hiện nay chỉ còn 4 cửa Ðông – Tây – Tiền (phía Nam) – Hậu (phía Bắc). Đi từ hướng quốc lộ 1 có một con đường độc đạo nối của Đông và cửa Tây của thành. Con đường chạy vòng bên ngoài thành nối quốc lộ 1 và của Tây có tên là Mã Xá. Đối diện và cách cửa Tây khoảng 200 m, là Nhà thờ Hà Dừa. Nhà thờ Hà Dừa được cho là do các nhà truyền đạo xây và những năm 1800 và Gác chuông được xây thêm vào năm 1917 bởi người Pháp.

khánh hòa có gì?

Thành cổ Diên Khánh – Khánh Hòa

Hiện tại các cơ quan hành chính của huyện Diên Khánh được đặt trong thành Diên Khánh như Phòng Giáo Dục và Đào Tạo, Cơ quan Công An… và một sân bóng đá. Trước đây trong thành có hoàng cung, bên trái là dinh Tuần Vũ, phía sau là dinh Án Sát, sau nữa là dinh Lãnh Binh, phía dưới là dinh Tham Tri, có nhà kho, nhà lao kiên cố. Khi xây xong, thành Diên Khánh do hoàng tử Cảnh và Bá Đa Lộc chỉ huy trấn giữ.

Theo một số tư liệu cũ, bên trong thành có nhiều kiến trúc độc đáo như hoàng cung, cột cờ, dinh tuần vũ, dinh ám sát, nhà kho. Thành Diên Khánh cũng có thời kỳ trở thành tổng hành dinh của nghĩa quân Cần Vương, Khánh Hòa trong những ngày đầu chống Pháp.

Chùa Long Sơn – Khánh Hòa

Nhắc đến địa điểm du lịch Nha Trang không thể bỏ qua địa danh chốn linh thiêng Chùa Long Sơn – Long Sơn Tự, đặc biệt nổi tiếng với Kim Thân Phật Tổ như là một biểu tượng đẹp của thành phố. Vẻ đẹp của Nha Trang đa dạng theo thời gian và từng địa điểm, lúc tấp nập nơi phố phường nhộn nhịp, lúc hoang sơ yên bình nơi biển đảo mênh mông và không thể thiếu được cố là không gian trầm mặc thanh tịnh chốn Long Sơn an yên.

khánh hòa có gì?

Chùa Long Sơn – Khánh Hòa

Từ trên chùa nhìn xuống, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Nha Trang xinh đẹp, hiền hòa như quy tụ mọi tinh hoa của đất trời mà phát triển rực rỡ như hôm nay. Đến với Long Sơn chính là hành trình đi tìm chốn bình yên trong tâm hồn mỗi người.

Lăng Bà Vú – Khánh Hòa

Ai cũng có nguồn cội, mọi nền văn hóa đều có những xuất phát điểm được coi là nền tảng và trong hành trình trở về ấy, lăng Bà Vú đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách gần địa điểm du lịch Nha Trang nổi bật. Lăng Bà Vú nằm tại thôn 3 của thị trấn Ninh Hoà, huyện Ninh Hoà tỉnh Khánh Hoà, nơi đây là công trình kiến trúc còn lưu lại nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, những nét nghệ thuật cung đình, dân gian đầu thế kỷ 19.

khánh hòa có gì?

Lăng Bà Vú – Khánh Hòa

Du khách khi đến đây sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh rộng rãi nơi đây, lăng nằm trên khoảng đất rộng khoảng 1.365 m2, ngay tại phía trước lăng có một ao nước trong vắt bèo xanh, hoa tím đu đưa trong gió, phía sau lăng có một hòn giả sơn được dựng lên bằng đất nhưng đến nay, qua bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử, hòn giả sơn ấy đã không còn nữa. Đến tham quan Nha Trang, bạn hãy thử một lần ghé thăm địa điểm này, để trải nghiệm, để khám phá những nét văn hóa dan gian muôn đời của dân tộc.

Lăng Bà Vú là địa điểm tham quan được xây dựng trong 2 năm, với thiết kế phần chính có 3 lớp tường thành đó là: La Thành, Bửu Thành và Uynh Thành được xây dựng bằng cát, vôi, gạch là chủ yếu. Lăng với hình chữ quốc, mặt chính xoay về hướng đông nam nơi có hồ nước, sen toả hương thơm ngát thật thanh bình. Thành ngoài dài 20m, rộng 14m, cao 1,5 m, tạo thành khuôn viên bao bọc, có cửa nhỏ ra vào, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 2 con sư tử màu hồng ở hai bên cửa. Tiếp đến là thành trong với dáng vẻ uy nghiêm, hùng dũng của 2 bức tượng kỳ lân, tựa như những người bảo vệ trung thành cho mộ Bà Vú, ngôi mộ nằm chính giữa có bia đá khắc chữ Hán ghi lại sự tích công đức của Bà Vú.

khánh hòa có gì?

Lăng Bà Vú – Khánh Hòa

Lăng Bà Vú tại địa điểm du lịch Nha Trang có những nét chạm trổ tinh xảo của những người thợ giỏi nổi tiếng mà nhà vua điều đến cùng những họa tiết trang trí đắp nổi trên những bức tường với nhiều tiêu đề khác biệt theo các tích xưa như: Nhị thập tứ hiếu, Trúc Lâm thất hiền, Ngư Tiều Canh Mục, Bát tiên, Chiêu Quân Cống Hồ… Bên cạnh đó, nhà vua cũng cho khắc tạc những biểu tượng cho người quân tử theo quan niệm của Nho giáo như: tùng, cúc, trúc, mai, hay những biểu tượng quen thuộc của đạo Lão như: thư, kiếm, phong, vân, tùng, đình, nai, hạc…Với những di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo ấy, năm 1999, lăng Bà Vú được Bộ văn hóa thể thao và du lịch xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Rất nhiều du khách ham mê khám phá về kiến trúc lăng mộ thời kì phong kiến đều tìm đến nơi đây, chẳng thế mà Lăng Bà Vú còn được đưa vào văn thơ, nhà thơ Quách Tấn từng viết về lăng Bà Vú trong cuốn Xứ Trầm Hương: “Tuy không nguy nga tráng lệ bằng lăng vua, nhưng ở miền Nam Trung Việt không thấy ngôi mộ nào có thể sánh về quy mô cũng như về kiến trúc”.

Lăng Bà Vú sẽ là điểm đến hấp dẫn trong hành trình ghé thăm địa điểm du lịch Nha Trang mang lại cho du khách nhiều điều thật bổ ích, là điểm dừng chân lý tưởng trong hành trình tìm về nguồn cội.

Suối Tiên – Khánh Hòa

Suối Tiên nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 25km theo hướng tây nam. Từ Nha Trang theo hướng quốc lộ 1A về phía nam gặp suối Cát, từ đó theo con đường nhỏ lên hướng tây khoảng 5km nữa là đến suối Tiên. Trong tiềm thức của nhiều người, cái gì gắn liền với “tiên” bao giờ cũng đẹp. Suối Tiên cũng vậy: Đẹp và kỳ ảo. Suối bắt nguồn từ khu vực Hòn Bà, một ngọn núi cao hơn 800m.

khánh hòa có gì?

Suối Tiên – Khánh Hòa

Muốn khám phá vẻ đẹp của suối Tiên, du khách phải leo qua những khối đá toàn một màu đen xám với nhiều hình thù kỳ thú để lên cao ngược dòng suối. Đá ở đây muôn hình dạng được nước suối mài nhẵn theo thời gian rất ấn tượng. Càng lên tới khu vực thượng nguồn, suối Tiên càng quyến rũ bởi vẻ đẹp hoang dã của nó.

khánh hòa có gì?

Suối Tiên – Khánh Hòa

Nơi đây có nhiều thác, hồ nhỏ. Chung quanh là những hang động được gọi là động tiên. Suối Tiên được bao bọc bởi màu xanh bất tận của rừng. Ánh mặt trời xuyên qua kẽ lá dội xuống phản chiếu một sắc màu rất sống động. Cảnh quan suối Tiên cực kỳ đẹp, không khí mát mẻ, trong lành, hương hoa rừng thoang thoảng. Nơi đây còn gắn liền với huyền thoại: các nàng tiên thường rời chốn thiên đình xuống đây tắm mát; còn các tiên ông thì ngồi đánh cờ.

Suối Tiên bắt nguồn từ khu vực Hòn Bà. Cách “cảm” suối tốt nhất là lần theo những khối đá đen đi ngược về thượng nguồn. Trên đường đi, du khách sẽ được chiêm ngưởng hàng trăm khối đá thiên hình vạn trạng được thiên nhiên mài nhẵn thính với những truyền thuyết ly kỳ như là điểm đặt chân, nơi để quần áo của các tiên nữ hay bàn cờ của các tiên ông. Càng gần thượng nguồn, suối Tiên càng quyến rũ với những thác nước, hồ nhỏ, động tiên. Đắm mình trong dòng nước ngọt mát lạnh giữa một vùng đất được mệnh danh thiên đường của biển càng tuyệt diệu.

Cụm di tích lưu niệm nhà bác học Yersin – Khánh Hòa

Vào khoảng 1 giờ ngày 1.3.1943, tại nhà riêng bên bãi biển Nha Trang (Khánh Hòa), Alexandre Yersin đã trút hơi thở cuối cùng sau hơn 50 năm gắn bó với mảnh đất này. Hơn 70 năm qua, từ khắp nơi trên thế giới, những người ái mộ A.Yersin đã đến Khánh Hòa viếng mộ ông, thăm nơi nhà bác học đã sống và làm việc.

khánh hòa có gì?

Nhà bác học Yersin

Alexandre Yersin sinh ngày 22.9.1863 tại Thụy Sĩ. Năm 25 tuổi, ông nhập quốc tịch Pháp và đỗ bác sĩ y khoa. Tháng 9.1890, ông theo một tàu biển đến Viễn Đông, với tư cách bác sĩ thực hành. Ngày 29.7.1891, A.Yersin đặt chân trên đất Nha Trang, khi tàu biển thả neo tại đây.

Hơn 50 năm sống và làm việc tại Nha Trang – Khánh Hòa, A.Yersin đã để lại cho loài người 55 công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực y học, thú y học, thực vật học, dân tộc học, địa lý… Đặc biệt, năm 31 tuổi, A.Yersin đã tìm ra vi trùng dịch hạch tại Hồng Kông; sau đó, cùng đồng sự nghiên cứu phương pháp phòng và điều trị căn bệnh này.

A.Yersin còn là người sáng lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội), Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang; là người sáng lập ngành thú y Đông Dương và có những đóng góp to lớn cho ngành nông học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

khánh hòa có gì?

Cụm di tích lưu niệm nhà bác học Yersin – Khánh Hòa

Theo tài liệu lưu trữ, khoảng 22 giờ 45 ngày 28.2.1943, A.Yersin còn đánh dấu “x” vào biểu đồ quan trắc mực nước thủy triều. Có lẽ đây là nét bút cuối cùng của ông. Hơn một giờ sau, trái tim A.Yersin ngừng đập. Theo ước nguyện của A.Yersin, ông được an táng trên một ngọn đồi nhỏ ở đồn điền Suối Dầu (nay thuộc xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa).

Năm 1990, cụm di tích Thư viện A.Yersin (ở Viện Pasteur Nha Trang), chùa Linh Sơn (trước đây là nhà làm việc của A.Yersin ở Suối Dầu) và khu mộ A.Yersin được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Cụm di tích này không chỉ là di sản quốc gia của Việt Nam, mà còn là di sản của nhân loại. Năm 2013, nhà nước Việt Nam đã truy tặng A.Yersin danh hiệu “Công dân Việt Nam danh dự”.

Di tích khảo cổ học Dốc Gạo – Khánh Hòa

Di tích khảo cổ học Dốc Gạo thuộc địa phận thôn Tô Hạp, xã Trung Hạp thuộc huyện Khánh Sơn, vùng miền núi phía tây tỉnh Khánh Hòa.

Di tích khảo cổ học Dốc Gạo – Khánh Hòa

Năm 1979, một bộ đàn đá Khánh Sơn, loại nhạc cụ cổ nhất đã được công bố (trước đó, năm 1949 tại Tây Nguyên, một kỹ sư người Pháp đã phát hiện ra bộ đàn đá đầu tiên trên thế giới). Đây là bộ đàn đá do ông Bo Bo Ren, người dân tộc Raglai ở Khánh Sơn đào được và cất giấu trong hang đá đã hàng chục năm. Đàn đá Khánh Sơn có niên đại khoảng 2.500 – 3.000 năm về trước.

Trong hai năm 1980 và 1981, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật tại đỉnh núi Dốc Gạo. Hiện vật tìm thấy ở đây là hàng trăm mảnh tước cùng nhiều tảng đá lớn nhỏ và nhiều thanh đàn đá không còn nguyên vẹn đều thuộc loại đá ri-ô-lit pooc-phia có nhiều ở Khánh Sơn, cũng là loại đá đã chế tác đàn đá. Điều này có thể hiểu: đàn đá Khánh Sơn được chế tác tại chỗ, cư dân Raglai – chính là chủ nhân thực sự của những bộ đàn đá và Dốc Gạo là một “công xưởng” chế tác.

Văn Miếu Diên Khánh – Khánh Hòa

khánh hòa có gì?

Văn Miếu Diên Khánh – Khánh Hòa

Văn Miếu Diên Khánh nằm trên địa phận thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. Đây là một quần thể kiến trúc được xây để thờ Đức Khổng Tử, người khai sáng đạo Nho ở Trung Quốc và danh sách những người địa phương đã được đỗ đạt. Theo chỉ dụ của vua Gia Long (1803), Văn Miếu được lập tại xã Phú Lộc, huyện Hòa Châu – thị trấn Bình Hòa, nay thuộc khóm Phú Lộc Tây – thị trấn Diên Khánh. Khu Văn Miếu đã trải qua bốn lần tu bổ vào các năm 1892, 1904, 1941, 1959, nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu.

Hiện tại, Văn Miếu còn giữ được 2 tấm bia đá thời Tự Đức 11 (1858) giúp ta hiểu biết hơn về lịch sử, văn hóa, sinh hoạt của nhân dân Khánh Hòa và quá trình hoàn thiện khu Văn Miếu. Ngoài ra còn có một Bài minh ở Bái Đường nói rõ hơn về sự đỗ đạt của các vị văn võ, khoa bảng, hào mục, chức sắc và các học sinh địa phương từ đầu triều Nguyễn đến thời Tự Đức.

Nhà thờ Đá – Khánh Hòa

Nhà thờ Đá hay còn gọi là Nhà Thờ Núi (tên chính thức là: Nhà thờ chính tòa Kitô Vua) là một nhà thờ Công giáo ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhà thờ này còn có nhiều tên gọi bình dân như: Nhà thờ Nha Trang (vì trước đây nó thuộc họ đạo Nha Trang); Nhà thờ Ðá (vì nó được xây bằng đá); Nhà thờ Ngã Sáu (vì nó tọa lạc gần một xòng xoay giao thông); nhưng phổ biến hơn cả là tên gọi Nhà thờ Đá (vì nó được xây trên một núi nhỏ).

khánh hòa có gì?

Nhà thờ Đá – Khánh Hòa

Nhà thờ toạ lạc trên đỉnh đồi Hoàng Lân, đầu đường Nguyễn Trãi giao với đường Thái Nguyên (Ngã 6) được cha sứ Louis Vallet khởi công xây dựng ngày 3-9-1928 và hoàn thành vào tháng 5-1933. Để tạo được mặt bằng trên đỉnh núi Bông, với độ cao 12m, khi xây dựng người ta phải dùng khoảng 500 trái mìn. Kiến Trúc Gothic đẹp lung linh không khác gì nhà thờ Châu Âu

Nhìn tổng thể, nhà thờ có bố cục chắc khỏe với những khối đá lập thể nhỏ vươn dần từ thấp lên trời xanh. Ðiểm cao nhất nhà thờ là nơi đặt Thánh Giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38m tính từ mặt đường. Dọc theo lối đi lên, phía bên phải là những hộc nhỏ đựng di cốt những người quá cố được ghép vào tường đá. Nhà thờ có mái vòm rộng, những ô cửa hình hoa hồng theo phong cách kiến trúc gothic đặc trưng nổi bật như một dấu son giữa lòng thành phố. Phía trong nhà thờ có không gian rộng, thoáng đạt, phân thành khu vực cung thánh và khu phía sau cung thánh rất thanh tịnh, trang nghiêm.

Nhà thờ đá quay về phía Bắc, muốn lên đến nơi có 2 ngõ: nếu bạn đi từ đường Thái Nguyên bạn cần trải qua 53 bậc tam cấp, qua cổng rồi đến hang đá Đức Mẹ Lộ Đức. Ngõ thứ 2 bạn theo con đường lát đá chẻ, ngay cạnh ngã 6 bạn vòng lên phía sau để lên tới sân nhà thờ cao khoảng 8m so với mặt đường.

khánh hòa có gì?

Nhà thờ Đá – Khánh Hòa

Tháp chuông phù phép Bước đến nhà thờ bạn sẽ thấy được kiến trúc chia làm 3 phần rõ rệt: phần trên cùng gồm hành lang và hai tháp chuông, phần giữa là những ô cửa kính đầy màu sắc, trên cửa được tô điểm những bông hoa hồng. Tầng giữa cũng là nơi diễn ra nghi lễ Công Giáo của các tín dân. Và tầng cuối cùng là cửa.

Điểm ấn tượng của nhà thờ đó là 2 chuông bằng đồng được treo trên tháp chuông. Được chế tạo và cung tấp trực tiếp từ hãng chuông nổi tiếng của Pháp Bourdon Carillond. Vào tháng 2/1933, vua Bảo Đại trong một chuyến kinh lý đã đến thăm công trình đang dần hoàn thiện này. Lúc này, chuông chỉ đang được treo tạm trên tháp bằng gỗ. Ngày 29/7/1934 Chuông đầu tiên có âm vực mi giáng được hành pháp và làm phép. Đến năm 1939, bộ chuông còn lại có âm vực đô và la mới được hành pháp và làm phép. Bên cạnh đó trên tháp chuông có gắn chiếc đồng hồ to, có 4 mặt quay ra 4 hướng. Người Nha Trang đôi lúc cũng không cần đến đồng hồ cá nhân vì mỗi lần muốn biết thời gian có thể nhìn lên đồng hồ tại Nhà Thờ Núi.

khánh hòa có gì?

Nhà thờ Đá – Khánh Hòa

Điều tự hào nhất ở nhà thờ Đá đó chính là khu thánh đường cực độc mang phong cách gothic do những bàn tay tài hoa của thợ xây dựng. Bạn chỉ cần bước qua cửa Tiền Đàn, trước mắt sẽ là 2 hàng ghế thẳng tắp, xếp ngay ngắn và một con đường chính giữa hướng thẳng đến Chúa Giê-su. Thánh đường rất rộng lớn và rất nhiều ánh sáng được kết hợp với các vòm cuốn cong, hướng thẳng lên trời, kiểu dạng như hình mũi tên rất hài hòa và đẹp mắt. Trên các bức tường được mô phỏng bởi các bức họa cuộc sống khổ nạn của Chúa qua 14 tràng đàn. Một điểm cộng tuyệt đối với kết hợp gram màu, ánh sáng bao phủ cả Thánh Đường. Ánh sáng từ 2 hướng Đông Tây được thiết kế tận dụng tối đa. Sử dụng các gram màu xanh, đỏ, cửa hoa hồng. Ánh sáng khi chiếu vào sẽ tạo nên không gian bên trong thánh đường đủ màu sắc, thể hiện sự uy nghi, huyền bí mang tính độc đáo rất cao.

Tuy đã trên dưới 90 năm tuổi, trải qua bao mưa nắng nhưng với lối cấu trúc độc đáo nhà thờ núi vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị kiến trúc từ xa xưa. Hiện nay nhà thờ được đưa vào danh sách di tích và thắng cảnh của tỉnh Khánh Hoà…

Khánh Hòa có gì? Bạn đang muốn tìm một nơi để giải tỏa tâm hồn nhưng chưa biết đi đầu thì hãy đến với Khánh Hòa – chuyến hành trình tại đây hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Tạm quên những điểm du lịch nổi tiếng trước đó và thử đặt chân đến đây xem sao nhé.

Đăng bởi: Ngân Nguyễn

YOLO! Khám phá các huyện ở Khánh Hòa

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก