Reviews Top List

Khối B gồm những môn nào, ngành nào? Cơ hội việc làm cho các ngành nghề khối B

Khối B hiện đang là một trong những khối thi được nhiều thi sinh lựa chọn trong xét tuyển đại học bởi tính ứng dụng cao, dễ định hướng ngành nghề và tìm trường đào tạo. Vậy khối B gồm những môn nào? Học khối B có thể xét ngành nào và có các trường nào tuyển sinh khối B? Mời bạn tìm hiểu trong bài sau!

Khối B gồm các môn, tổ hợp môn nào?

Trước đây khối B chỉ có 3 môn Toán học, Hóa học, Sinh học. Nhưng từ năm 2017 khối B đã được tích hợp nhiều môn khác. Môn Sinh học và Hóa học có thể thay thế bằng môn Lịch sử, Địa lý, Văn học, Giáo dục công dân, Tiếng Anh,…

Cụ thể có các tổ hợp môn khối B sau:

  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học.
  • B01: Toán, Sinh học, Lịch sử.
  • B02: Toán, Sinh học, Địa lí.
  • B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn.
  • B04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân.
  • B05: Toán, Sinh học, Khoa học xã hội.
  • B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.

khối b gồm những môn nào, ngành nào? cơ hội việc làm cho các ngành nghề khối b

Các ngành nghề thuộc khối B

Khối B gồm các ngành liên quan đến lĩnh vực Y dược và các ngành thuộc các lĩnh vực Môi trường, Xã hội, Kinh tế, …

Một số ngành Y dược xét tuyển sinh khối B:

STT Ngành học
1 Dinh dưỡng
2 Dược
3 Điều dưỡng
4 Kỹ thuật y học
5 Quản lý bệnh viện
6 Răng hàm mặt
7 Xét nghiệm y học dự phòng
8 Y học dự phòng
9 Y đa khoa
10 Y học cổ truyền
11 Y tế công cộng

Các ngành khác ngoài Y dược tuyển sinh khối B:

STT Ngành học STT Ngành học
1 Bảo vệ thực vật 22 Khoa học môi trường
2 Công nghệ kĩ thuật Trắc địa 23 Khoa học cây trồng
3 Công nghệ kĩ thuật tài nguyên nước (Mới) 24 Khoa học đất
4 Công nghệ kĩ thuật địa chất (Mới) 25 Nông nghiệp
5 Công nghệ kỹ thuật hóa học 26 Nuôi trồng thủy sản
6 Công nghệ may 27 Phát triển nông thôn
7 Công nghệ kỹ thuật môi trường 28 Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm)
8 Công nghệ Sinh học 29 Quản lí đất đai
9 Công nghệ thiết bị trường học 30 Quản lý biển
10 Công nghệ chế biến lâm sản 31 Quản lí tài nguyên và môi trường
11 Công nghệ sau thu hoạch 32 Lâm nghiệp đô thị
12 Công nghệ thực phẩm 33 Lâm sinh
13 Công nghệ rau quả và cảnh quan 34 Sinh học
14 Chăn nuôi 35 Sư phạm Sinh học
15 Các ngành sư phạm khối B 36 Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp
16 Chính trị học (sư phạm Triết học) 37 Tâm lí học
17 Khuyến nông 38 Tâm lí học giáo dục
18 Khí tượng học (Mới) 39 Thủy văn (Mới)
19 Kĩ thuật Trắc địa – Bản đồ (Mới) 40 Thú y
20 Khí tượng thủy văn biển 41 Dịch vụ thú ý
21 Khí tượng học (Mới)

Cơ hội việc làm cho các ngành thuộc khối B

Cơ hội việc làm của các ngành nghề khối B thường rất hấp dẫn do nước ta đang thiếu hụt nguồn nhân lực cho các lĩnh vực y tế, xã hội và môi trường. Các ngành nghề khối B rất đa dạng, phong phú. Vì vậy, học khối B có rất nhiều cơ hội để lựa chọn ngành nghề có nhiều tiềm năng.

Nhóm ngành Y dược (Y đa khoa, Dược, Điều dưỡng,…) thuộc nhóm ngành khối B là những nghề cao quý với sứ mệnh bảo vệ tính mạng và chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Khi tốt nghiệp, bạn có thể công tác tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế, tham gia vào quá trình sản xuất dược phẩm hoặc kinh doanh dược phẩm.

Bên cạnh nhóm ngành Y dược, bạn có thể cân nhắc đến các ngành như Công nghiệp thực phẩm, Chăn nuôi và Thú y. Nếu tốt nghiệp các chuyên ngành này, bạn có thể làm việc tại nhiều nơi: Phòng nghiên cứu, bệnh viện, phòng mạch, cơ sở chăn nuôi, cửa hàng kinh doanh dược, trạm khuyến nông, trại chăn nuôi,…

Thêm một ngành nghề khá “hot” hiện nay mà nhiều thí sinh khối B đang hướng đến là ngành Môi trường. Thực tế, nhu cầu tuyển dụng chuyên viên trong lĩnh vực môi trường ngày càng tăng do các doanh nghiệp thành lập liên tục và phát triển theo công nghiệp hóa.

Chính vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đều rất cần nhân sự cho lĩnh vực này. Các ngành liên quan đến tài nguyên – môi trường hầu như đều khan hiếm nhân lực ở một số lĩnh vực như: Đất đai, khoáng sản, địa trắc, nước,…

Ngoài ra, tại các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu, khu bảo tồn thiên nhiên, công ty dầu khí, vườn quốc gia,… cũng rất cần nhân sự. Vì vậy, người học khối B có rất nhiều cơ hội việc làm trong tương lai.

Các trường tuyển sinh khối B

Miền Bắc

STT Tên Trường STT Tên Trường
1 Đại học Bách Khoa Hà Nội 27 Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
2 Đại học Công Nghiệp Hà Nội 28 Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
3 Đại học Công Nghệ Đông Á 29 Đại học Nguyễn Trãi
4 Đại học Công Nghiệp Việt Trì 30 Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
5 Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông Thái Nguyên – ĐH Thái Nguyên 31 Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
6 Đại học Dân Lập Phương Đông 32 Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
7 Đại học Dân Lập Đông Đô 33 Đại học Sao Đỏ
8 Đại học Dân Lập Hải Phòng 34 Đại học Sư Phạm Hà Nội
9 Đại học Điều Dưỡng Nam Định 35 Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
10 Đại học Đại Nam 36 Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
11 Đại học Giáo Dục – ĐH Quốc Gia Hà Nội 37 Đại học Thăng Long
12 Đại học Hải Dương 38 Đại học Thủ Đô Hà Nội
13 Đại học Hạ Long 39 Đại học Thành Đô
14 Đại học Hòa Bình 40 Đại học Tân Trào
15 Đại học Hùng Vương 41 Đại học Thái Bình
16 Đại học Hải Phòng 42 Đại học Y Hà Nội Học viện Quân Y – Hệ Quân Sự
17 Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên 43 Đại học Y Dược Thái Bình
18 Đại học Kiến Trúc Hà Nội 44 Đại học Y Tế Công Cộng
19 Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG Hà Nội 45 Đại học Y Hải Phòng
20 Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp 46 Đại học Y Thái Nguyên – ĐH Thái Nguyên
21 Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 47 Học viện Quân Y – Hệ Dân Sự
22 Đại học Kinh Tế Quốc Dân 48 Học viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
23 Đại học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương 49 Khoa Y Dược – ĐH Quốc Gia Hà Nội
24 Đại học Khoa Học và Công Nghệ Hà Nội 50 Khoa Quốc Tế – ĐH Thái Nguyên
25 Đại học Lâm Nghiệp (Cơ sở 1) 51 Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai
26 Đại học Mỏ Địa Chất

Miền Trung

STT Tên Trường STT Tên Trường
1 Đại học Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng 19 Đại học Quảng Bình
2 Đại học Buôn Ma Thuột 20 Đại học Quảng Nam
3 Đại học Công Nghiệp Vinh 21 Đại học Quy Nhơn
4 Đại học Công Nghệ Vạn Xuân 22 Đại học Quang Trung
5 Đại học Dân Lập Phú Xuân 23 Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh
6 Đại học Duy Tân 24 Đại học Sư Phạm – ĐH Đà Nẵng
7 Đại học Đà Lạt 25 Đại học Sư Phạm – ĐH Huế
8 Đại học Hà Tĩnh 26 Đại học Tây Nguyên
9 Đại học Hồng Đức 27 Đại học Vinh
10 Đại học Khánh Hòa 28 Đại học Yersin Đà Lạt
11 Đại học Kỹ Thuật Y Dược Đà Nẵng 29 Đại học Y Dược – ĐH Huế
12 Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng 30 Đại học Y Khoa Vinh
13 Đại học Khoa Học – ĐH Huế 31 Khoa Y Dược – ĐH Đà Nẵng
14 Đại học Kinh Tế Nghệ An 32 Khoa Công Nghệ – ĐH Đà Nẵng
15 Đại học Nha Trang 33 Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP. HCM tại Ninh Thuận
16 Đại học Nông Lâm – ĐH Huế 34 Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP. HCM tại Gia Lai
17 Đại học Phạm Văn Đồng 35 Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị
18 Đại học Phan Châu Trinh

Miền Nam

STT Tên trường STT Tên Trường
1 Đại học An Giang 20 Đại học Mở TP. HCM
2 Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu 21 Đại học Nông Lâm TP. HCM
3 Đại học Bình Dương 22 Đại học Nam Cần Thơ
4 Đại học Bạc Liêu 23 Đại học Quốc Tế – ĐHQG TP. HCM
5 Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP. HCM 24 Đại học Quốc Tế Hồng Bàng
6 Đại học Công Nghệ Đồng Nai 25 Đại học Quốc Tế Miền Đông
7 Đại học Cửu Long 26 Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM
8 Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP. HCM 27 Đại học Sư Phạm TPHCM
9 Đại học Công Nghệ Miền Đông 28 Đại học Tây Đô
10 Đại học Công Nghệ Sài Gòn 29 Đại học Tài Nguyên Môi Trường TP. HCM
11 Đại học Công Nghiệp TP. HCM 30 Đại học Văn Lang
12 Đại học Cần Thơ 31 Đại học Văn Hiến
13 Đại học Giáo Dục – ĐHQG TP. HCM 32 Đại học Xây Dựng Miền Tây
14 Đại học Giao Thông Vận Tải TP. HCM 33 Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
15 Đại học Hùng Vương TP. HCM 34 Đại học Y Dược Cần Thơ
16 Khoa Y – ĐHQG TP. HCM 35 Đại học Y Dược TP. HCM
17 Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐH Quốc Gia TP. HCM 36 Trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn
18 Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An 37 Trường Cao đẳng Dược TP. HCM
19 Đại học Lạc Hồng

Một số lưu ý khi thi khối B

Để thi khối B đạt điểm cao và tăng cơ hội trúng tuyển, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Để làm bài tốt, bạn cần nắm vững lý thuyết, học kỹ, học chắc, dành nhiều thời gian tự học.
  • Học hỏi kinh nghiệm từ thầy cô, bạn bè và những anh chị đi trước.
  • Làm bài tập thường xuyên, học đi đôi với hành. Điều này giúp củng cố được kiến thức, nhớ và biết được nhiều dạng bài tập.
  • Chọn nơi luyện thi uy tín, không nên học quá nhiều nơi.
  • Đặc biệt, đối với môn Toán học cần tuân thủ phương pháp làm bài dễ trước, khó sau.
  • Môn Hóa học cần nắm chắc các phần lý thuyết.
  • Môn Sinh học cần chú ý các câu được “gài bẫy”.
  • Nên định hướng trước ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân để có thời gian đầu tư và ôn tập ngay từ lớp 10.
  • Để làm bài tốt trong phòng thi, thí sinh phải có sức khỏe và một tinh thần minh mẫn. Vì vậy, thí sinh cần phải giữ gìn sức khỏe, không quá lo lắng và thức khuya trong những ngày diễn ra thi.

Qua bài viết trên chúng mình đã mang lại những thông tin tổng quan về các ngành nghề, môn học và trường tuyển sinh khối B. Mong rằng bài viết giúp ích cho bạn trong việc chọn được khối thi phù hợp nhé!

Đăng bởi: Hải Yến Lê

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก