Châu Âu

Kinh nghiệm chứng minh tài chính khi làm visa du lịch Châu Âu Schengen

Chứng minh tài chính là một trong những yêu cầu quan trọng khi làm visa du lịch Châu Âu Schengen. Thông thường nhiều du khách Việt Nam sẽ băn khoăn trong phần này bởi có thể do không hiểu rõ, thấy không đủ điều kiện. Bài viết này chia sẻ kinh nghiệm trong việc chứng minh tài chính khi làm visa du lịch Châu Âu Schengen.

Visa du lịch Châu Âu Schengen

Visa Châu Âu ở đây tạm hiểu là visa Schengen bởi visa Schengen là visa phổ biến nhất cho Châu Âu. Tạm hiểu visa Schengen là visa mà người nước ngoài phải có khi đến một quốc gia thuộc khu vực schengen. Khu vực Schengen gồm 26 nước châu Âu nên nhiều người hiểu visa Schengen là visa Châu Âu tuy nhiên thực tế có nhiều quốc gia châu Âu không chấp nhận visa Schengen.

châu âu, khám phá, kinh nghiệm chứng minh tài chính khi làm visa du lịch châu âu schengen

Visa Schengen

Visa này thường có giá trị trong 12 tháng và lưu trú tối đa là 3 tháng (90 ngày). Nếu lưu trú hơn 90 du khách phải xin loại visa khác.

Các quốc gia thuộc khu vực Schengen gồm: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp,  Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha,Thụy Điển và Thụy Sĩ.

châu âu, khám phá, kinh nghiệm chứng minh tài chính khi làm visa du lịch châu âu schengen

Các quốc gia Schengen

Mặc dù các nước thuộc khu vực Schengen là thành viên của Liên minh Châu Âu EU nhưng Schengen không phải là Liên minh Châu Âu, một số quốc gia không thuộc EU vẫn nằm trong khu vực Schengen.

Du khách Việt Nam muốn đến du lịch tại một nước hay nhiều nước thuộc khu vực Schengen phải xin visa Schengen tại cơ quan đại diện của nước là điểm đến chính của chuyến đi.

Bộ hồ sơ xin Visa Schengen gồm những gì?

châu âu, khám phá, kinh nghiệm chứng minh tài chính khi làm visa du lịch châu âu schengen

Mẫu đơn xin thị thực visa Schengen

Để xin visa Schengen, lãnh sự mỗi nước trong khối schengen có những yêu cầu khác nhau nhưng cơ bản sẽ có những yêu cầu chính là:

  • Mẫu đơn xin visa: du khách phải điền đầy đủ và ký xác nhận.
  • Ảnh chụp: hai ảnh, ảnh được chụp trong vòng ba tháng trở lại.
  • Hộ chiếu: Còn thời hạn trong ít nhất 3 tháng kể từ ngày rời khỏi khu vực Schengen. 
  • Đặt chổ vé máy bay: gồm thông tin chuyến bay, ngày bay, vé khứ hồi hoặc là vé bay chặng tiếp theo.
  • Bảo hiểm du lịch: Tài liệu chứng minh bạn có mua bảo hiểm du lịch cho hành trình tại khu vực Schengen.
  • Lưu trú: thông tin về chổ lưu trú trong chuyến đi. Đó có thể là xác nhận booking khách sạn, hợp đồng thuê nhà, hoặc thư mời từ chủ nhà mà bạn sẽ ở.
  • Chứng minh tài chính: Chứng minh bạn có đủ tiền cho suốt thời gian ở Schengen. Chi tiết sẽ chia sẻ bên dưới.
  • Chứng minh công việc: chứng minh công việc và thu nhập của mình.

Bên cạnh những giấy tờ nói trên, một số lãnh sự sẽ yêu cầu thêm một số giấy tờ khác để bổ sung.

Lưu ý: các giấy tờ booking vé máy bay, khách sạn du khách lưu ý không nên xuất trước khi có kết quả visa.

Kinh nghiệm chứng minh tài chính khi làm visa du lịch Châu Âu

Trong các yêu cầu khi xin visa schengen thì chứng minh tài chính là một phần rất quan trọng để quyết định cấp hay không cấp visa. Các giấy tờ chứng minh tài chính thông thường sẽ bao gồm:

  • Bảng sao kê tài khoản ngân hàng (sổ tiết kiệm): chứng minh bạn đủ tiền cho chuyến đi. Thông thường tài khoản cần ít nhất là khoảng 200 triệu, sổ được lập trước thời điểm nộp 3 tháng.
  • Thư mời/thư tài trợ: nếu bạn có người hỗ trợ tài chính cho chuyến du lịch đến Schengen. Thư phải đi kèm các bản sao kê ngân hàng của người mời. Giấy tờ liên quan đến thân nhân.
  • Kết hợp sao kê tài khoản ngân hàng và thư mời.

Ngoài các giấy tờ đó thì có thể bổ sung một số giấy tờ sau để phần chứng minh tài chính tốt hơn:

  • Sao kê giao dịch thẻ tín dụng (credit card) trong 3 tháng gần nhất: cái này du khách có thẻ credit card có thể liên hệ ngân hàng phát hành thẻ để in sao kê. Gửi kèm bản chụp mặt thẻ credit. Nếu giao dịch 1 tháng khoảng 100 triệu là tốt. Tuy nhiên phần này không phải lãnh sự nào cũng yêu cầu. 
  • Giấy tờ chứng nhận sở hữu nhà, đất: có mình đứng tên (đứng tên riêng hoặc đồng sở hữu). Nếu nhà đang cho thuê thì cần thêm hợp đồng thuê nhà. Bản copy, chụp ảnh bản gốc.
  • Giấy tờ sở hữu xe ô tô: giấy tờ do mình đứng tên, gửi bản copy, chụp ảnh bản gốc.
  • Xác nhận số dư tài khoản chứng khoán: các công ty chứng khoán nơi bạn mở tài khoản sẽ có sẵn mẫu để xác nhận.

Các giấy tờ chứng minh tài chính thông thường sẽ đi kèm giấy tờ chứng minh công việc (vì xét ở góc độ nào đó nó có liên quan nhau). Trong phần chứng minh công việc cần có:

  • Trường hợp là nhân viên thì cần: hợp đồng lao động, sao kê bảng lương 6 tháng gần nhất (nếu nhận lương chuyển khoản, trường hợp nhận lương tiền mặt thì xin giấy xác nhận bảng lương của công ty), đơn xin nghỉ phép, sổ bảo hiểm xã hội, mẫu khai thuế thu nhập cá nhân,…
  • Trường hợp là chủ doanh nghiệp thì cần: bản sao giấy phép kinh doanh, sao kê tài khoản công ty 6 tháng gần nhất, khai thuế.
  • Trường hợp là người hưu trí: sao kê sổ lương hưu.
  • Với người làm nghề tự do: xác nhận việc làm từ chính quyền địa phương, hợp đồng các giao dịch tự do, sao kê tài khoản ngân hàng, có thể đính kèm thêm hình lúc mình làm việc để tăng độ tin cậy.
  • Trong trường hợp không đủ điều kiện về kinh tế nhưng có cha mẹ bảo lãnh thì sẽ cung cấp: thư cam kết kết của cha/me, chứng minh nhân thân/quan hệ, các giấy tờ chứng minh tài sản của cha/mẹ,…

Trên đây là những kinh nghiệm để giúp du khách có thể có những giấy tờ đầy đủ trong việc chứng minh tài chính khi làm visa du lịch châu Âu Schengen. Các hồ sơ cần chuẩn bị kỹ, đúng yêu cầu của lãnh sự và cần tính hợp lý, nếu cần giải trình thêm thì chủ động phần giải trình (vd: sổ tiết kiệm và tài sản nhiều nhưng thu nhập thấp do cha mẹ để lại của hồi môn thì mình cần giải thích thêm phần tài sản của hồi môn).

Thông thường khi nộp visa châu âu ở bất cứ lãnh sự nào, kết quả nếu rớt đều có báo nguyên nhân và người nộp có thể giải trình hoặc nộp bổ sung lại. Tuy nhiên lời khuyên tốt nhất vẫn là chuẩn bị kỹ từ đầu.

Đăng bởi: Trịnh Hiểu Phương

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก