Khám Phá Kinh Nghiệm

Kinh nghiệm du lịch nước ngoài: Những điều lưu ý trong ăn uống

Có câu “nhập gia tùy tục”, mỗi khi du lịch tới một vùng đất mới thì việc lưu ý những phong tục địa phương là một điều vô cùng quan trọng, nhất những điều cấm kỵ mang hàm ý xấu. Những lưu ý khi ăn uống dưới đây được chúng mình tổng hợp từ những người dày dặn kinh nghiệm du lịch nước ngoài.

kinh nghiệm du lịch nước ngoài: những điều lưu ý trong ăn uống

  • 1. Cách dùng đũa
  • 2. Uống rượu
  • 3. Ăn bằng tay
  • 4. Lật cá khi ăn
  • 5. Ăn hết sạch đồ ăn
  • 1. Cách dùng đũa

    🔗1. Cách dùng đũa

    Người dân châu Á sử dụng đũa trong tất cả các bữa ăn thường nhật của mình. Văn hóa gắp thức ăn bằng đũa cũng có từ rất lâu đời ở các quốc gia này và nó cũng có nhiều cấm kỵ mà không phải ai cũng biết. Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam đều rất kiêng việc cắm thẳng đũa vào bát cơm. Đây được xem là một điềm gở đại kỵ bởi nó gợi nhắc đến chuyện tang tóc. Theo phong tục của các quốc gia này, bát cơm xới đầy cùng chiếc đũa cắm bên trên giống như nghi lễ cúng cơm cho người đã khuất, với chiếc đũa giống như cây nhang.

    kinh nghiệm du lịch nước ngoài: những điều lưu ý trong ăn uống

    Dùng đũa cắm thẳng vào bát cơm đầy là hành động cấm kỵ ở các quốc gia châu Á. Ảnh: Live Japan

    Những khách phương Tây có kinh nghiệm du lịch nước ngoài còn nhận ra rằng, người dân châu Á cũng rất kiêng việc gắp nối đũa, tức là chuyền thức ăn từ đũa người này sang đũa người khác. Bởi lẽ, hành động này gợi nhắc đến nghi thức hỏa táng của người đã chết. Bạn nên đặt món ăn xuống đĩa hay bát người đối diện thay vì nối đũa. Do đó, khi du lịch ở Trung Quốc hay Nhật Bản, bạn cần nhớ không phạm phải những quy tắc này.

    2. Uống rượu

    🔗2. Uống rượu

    Một trong những đặc điểm nổi bật của văn hóa ẩm thực Hàn Quốc chính là việc coi trọng phép tắc kính trên nhường dưới, đặc biệt là trong việc uống rượu. Trong bàn ăn, người trẻ tuổi hơn luôn phải mời rượu người lớn tuổi trước. Khi người này mời lại, bạn phải nhận lại ly rượu bằng cả hai tay để thể hiện sự tôn trọng với người trên rồi quay đầu uống một cách kín đáo. Nếu muốn xin tiếp phải tiếp tục đưa bằng 2 tay và hơi cúi người. Điều này được coi là phép lịch sự cơ bản nhất trong ăn uống và là lưu ý du lịch ở Hàn Quốc quan trọng mà bạn cần nhớ.

    kinh nghiệm du lịch nước ngoài: những điều lưu ý trong ăn uống

    Lưu ý du lịch ở Hàn Quốc, khi được chủ nhà mời rượu hay đồ ăn thức uống, bạn phải dùng 2 tay để nhận.

    Như việc rót đồ uống, bạn phải tuân thủ các điều sau: người ta thường chuyền tay nhau cùng thưởng thức chung một ly rượu, nếu ai đó đưa bạn ly rượu không, bạn cũng đừng ngạc nhiên mà hãy chờ họ rót đầy lại cho bạn.

    3. Ăn bằng tay

    🔗3. Ăn bằng tay

    Dù cũng ở châu Á nhưng Ấn Độ lại mang những nét văn hóa rất khác, đặc biệt là trong việc ăn uống. Một trong những đặc trưng điển hình của ẩm thực Ấn chính là thói quen ăn bốc bằng tay. Người Ấn không dùng dao nĩa như người châu Âu, cũng không dùng đũa thìa như đa số người dân tại các nước châu Á mà dùng tay để ăn trực tiếp. Theo văn hóa Ấn Độ, đồ ăn đều do đấng tối cao ban cho người phàm trần nên chúng phải được đón nhận bằng tay với tất cả sự thành kính. Không chỉ Ấn Độ, một số quốc gia ảnh hưởng của Hồi giáo sâu đậm như Indonesia, các quốc gia ở Trung Đông hay châu Phi cũng có phong tục ăn bốc.

    kinh nghiệm du lịch nước ngoài: những điều lưu ý trong ăn uống

    Ở các quốc gia Hồi giáo, ăn bằng tay trái cũng phạm phải cấm kỵ. Ảnh: The Independent

    Họ sẽ cầm đĩa bằng tay trái và ăn bằng tay phải. Nguyên tắc này phải tuyệt đối chấp hành, ngay cả khi người đó thuận tay trái, hay khi phải ăn những món dạng lỏng. Bởi lẽ, người ta quan niệm rằng, tay phải mới là tay “sạch sẽ”, đại diện cho lẽ phải và điều thiện. Nếu ăn bằng tay trái sẽ là điều cấm kỵ bởi nó đại diện cho cái xấu xa, dơ bẩn, không thể sử dụng để đón nhận thức ăn do bề trên ban cho.

    4. Lật cá khi ăn

    🔗4. Lật cá khi ăn

    Khi du lịch ở Trung Quốc, đặc biệt là khu vực phía Nam đại lục và HongKong, bạn sẽ nhận ra người dân nơi này không bao giờ lật cá khi thưởng thức bữa ăn. Họ sẽ gỡ hết thịt cá ở một mặt, sau đó gỡ phần xương sống ở giữa và tiếp tục ăn ở mặt dưới. Điều này xuất phát từ phong tục của những người dân đi biển. Con cá được xem biểu tượng thiêng liêng của những người ngư dân và hành động lật cá sẽ gợi liên tưởng đến việc bị lật thuyền khi ra khơi.

    kinh nghiệm du lịch nước ngoài: những điều lưu ý trong ăn uống

    Người Trung Quốc và cả Việt Nam đều kiêng lật cá để tránh mang lại những điều xui rủi.

    Dần dần, thói quen này lan sang cả những khu vực không có ngư dân sinh sống. Người ta tin rằng, lật cá bao hàm ý nghĩa không may mắn, làm ăn thất bát, xui rủi hoặc thường xuyên bị lật kèo.

    5. Ăn hết sạch đồ ăn

    🔗5. Ăn hết sạch đồ ăn

    Các quốc gia châu Á dường như có khá nhiều điều cấm kỵ trong ẩm thực hơn những nước phương Tây. Ví dụ như tại Trung Quốc, họ còn kiêng cả việc ăn hết sạch đồ ăn trong đĩa. Một chiếc đĩa sạch nhẵn mang hàm ý trách móc gia chủ để bạn bị đói hoặc keo kiệt không tiếp khách chu đáo. Việc ăn hết sạch, nhất là với phụ nữ cũng được coi là thiếu ý tứ. Trong khi ở các quốc gia phương Tây, việc ăn hết khẩu phần của mình lại là một hành động văn minh, tôn trọng đầu bếp.

    kinh nghiệm du lịch nước ngoài: những điều lưu ý trong ăn uống

    Ở châu Âu, ăn hết sạch mới là văn minh còn ở một số nước châu Á, để lại chút ít mới là tinh tế. Ảnh: Dr Weil

    Theo kinh nghiệm du lịch nước ngoài ở các nước châu Á, khi được chủ nhà mời cơm, bạn nên chừa lại chút ít dù món ăn có ngon cỡ nào. Tất nhiên là chỉ chút ít thôi để tránh lãng phí đồ ăn.

    Ẩm thực là một phần văn hóa của các quốc gia. Có những việc ở nơi này là bình thường nhưng sang nơi khác lại mang ý nghĩa không hay. Bạn hãy lưu ý thật kỹ các nguyên tắc này trước khi bắt đầu chuyến hành trình nhé. chúng mình sẽ đồng hành cùng bạn trên khắp các nẻo đường chinh phục thế giới.

    Đăng bởi: Lý Lê

    ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก