Chùa huế thừa thiên huế

Những ngôi chùa đẹp nhất ở Huế linh thiêng nên ghé thăm

Có thể nói, chưa có một vùng đất nào trên lãnh thổ Việt Nam mà chùa chiền lại mọc lên dày đặc và san sát như ở Huế. Huế được mệnh danh là vùng đất Phật Giáo của Việt Nam. Chùa chiền ở Huế hấp dẫn khách du lịch không chỉ ở vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính, ngàn xưa mà còn gắn liền với lịch sử giữ nước của dân tộc, gắn với những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn. Nếu du lịch Huế mà bỏ qua những điểm du lịch tâm linh này thì thật đáng tiếc. dưới đây là danh sách những ngôi chùa đẹp nhất ở Huế, thu hút đông đảo khách tham quan, du lịch.

những ngôi chùa đẹp nhất ở huế linh thiêng nên ghé thăm

Ngôi chùa ở Huế

Danh mục nội dung

Những ngôi chùa đẹp, linh thiêng nhất ở Huế

Chùa Thiên Mụ- ngôi chùa cổ nhất ở Huế

Đi đâu khi du lịch Huế? Thiên Mụ là một trong những chùa được nhắc đến đầu tiên khi bạn đến Huế. Chùa Thiên Mụ trầm mặc bên dòng sông Hương yên bình, lãng mạn, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km. Toàn cảnh ngôi chùa và không gian xung quanh như một bức tranh thiên nhiên hữu tình.  Ngôi chùa này được xem là “đệ nhất cổ tự” ở đất cố đô xưa. Chùa Thiên Mụ cùng với chùa Sùng Hoá là hai ngôi chùa cổ có tiếng tăm đã được Dương Văn An mô tả như một “cảnh non bồng nước nhược” trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1555. Sau này Nguyễn Hoàng nhân lúc du hành về phương nam mới nghe dân kể về truyền thuyết về long mạch bị tướng Cao Biền, cũng là một thầy địa lý thời Đường, cắt đứt để yểm không để cho nước Nam hưng vượng, nhưng có một bà già áo đỏ thường hiện ra trên đồi này và báo trước với dân sẽ có quốc chúa bồi đắp mạch núi, cầu thỉnh linh khí trở về.

Chúa Nguyễn bèn cho dựng trên nền chùa cổ một ngôi chùa mới vào năm 1601 và đích thân đề ba chữ Thiên Mụ Tự và được trùng tu, bảo dưỡng cho đến ngày nay. Ngoài việc gắn liền với lịch sử xây dựng triều đại của nhà Nguyễn, Chùa Thiên Mụ còn gắn liền với một câu chuyện tình bi thương, một sự tích đau buồn mà đến nay vẫn còn lưu truyền, người dân Huế thường lấy đó để lý giải nguyên do tại sao những đôi tình nhân thường ít khi cùng nhau tới đây để cầu khấn.

Chùa được xây dựng theo hình tháp, cùng hướng với kinh thành Phú Xuân, từ bến thuyền với bậc cấp, dẫn lên các bốn trụ biểu, rồi nhiều bậc cấp nữa dẫn lên nền cũ của đình Hương Nguyện, tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm.  Ở khu vực phía sau cửa Nghi Môn gồm các điện thờ Phật và các nhà trại, nhà khách, vườn nho, đặc biệt là có vườn thông xanh mát ngút ngàn bao quanh. Chùa Thiên Mụ cổ kính linh thiêng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Huế, là điểm du lịch hấp dẫn bạn không nên bỏ lỡ.

những ngôi chùa đẹp nhất ở huế linh thiêng nên ghé thăm

Chùa Thiên Mụ

Chùa Báo Quốc – ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Huế

Ngôi chùa đẹp nhất ở Huế? Chùa Báo Quốc tọa lạc trên đồi Hàm Long trên đất xưa gọi là làng Thụy Lôi, gần với xóm Lịch Đợi. Từ đây nhìn xuống hướng đông là đường Điện Biên Phủ (con đường dẫn lên đàn Nam Giao) và nhìn về hướng bắc là ga xe lửa. Chùa xây theo kiểu chữ “Khẩu” ở giữa sân bày nhiều chậu cảnh và phong lan, sân trước rộng, sân trong có la thành bao bọc. Ngày trước ở mái hiên nhà khách có con nhồng nói tiếng người rất hay. Khách đến vãn cảnh chùa, thú vị nhất là được nghe và mớm cho nhồng nói. Diện tích chùa khoảng 2 mẫu. Trong khuôn viên chùa có đủ tháp mộ của các vị Tổ sư trong đó có ba ngôi kiến trúc đồ sộ là Tháp Tổ, tháp Hòa thượng Trí Thủ và Hòa Thượng Thanh Trí. Chùa do Hoà Thượng Giác Phong, người Quảng Đông, Trung Quốc, khai sơn vào cuối thế kỷ 17 dưới đời vua Lê Dụ Tông và đặt tên là Hàm Long Tự. Sau đó Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban sắc tứ Báo Quốc Tự vào năm 1747.

Hiện vẫn còn tấm biển vàng thếp vàng và những bức liễu từ thời ấy. Thời Tây Sơn chùa bị sử dụng làm công xưởng. Ban đầu, chùa chỉ là một ngôi thảo am, về sau dần dần được tu sửa và xây dựng quy mô. Ngày nay chùa Báo Quốc là nơi đặt trường Trung cấp Phật Học Huế. Chùa còn giữ được Hàm Long Sơn Chí, một tác phẩm của Điềm Tịnh cư sĩ bằng chữ Hán ghi lại lịch sử phát triển của Phật Giáo Thuận Hoá. Tương truyền rằng nước giếng nổi chính là nước mạch có nguồn từ tảng đá đầu rồng, nước rất trong và mát, nhiều người tới đây thường xin nước để cầu may. Dân gian có câu ca dao lưu truyền:

Nước Hàm Long đã trong lại ngọt
Em thương anh rày có bụt chứng tri.

những ngôi chùa đẹp nhất ở huế linh thiêng nên ghé thăm

Chùa Báo Quốc

Chùa Thiền Lâm- Ngôi chùa nổi tiếng ở Huế

Trong danh sách những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Huế không thể bỏ qua ngôi chùa cổ kính mang tên Chùa Thiền Lâm. Chùa Thiền Lâm nằm ở trên đồi Quảng Tế, ấp Cư Sĩ, xã Thuỷ Xuân, Huế. Chùa Thiền Lâm (hay còn gọi chùa “Phật đứng – Phật nằm”) được sư Hộ Nhẫn xây dựng năm 1960 với hình hài ban đầu chỉ là một Cốc nhỏ. Đến hiện tại, chùa là quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc như tượng, tháp mộ, tháp Phật, nhà tăng chúng… ở nhiều vị trí khác nhau. Khác với bất kỳ những ngôi tự của Phật giáo Bắc Tông với cổng tam quan dẫn lối vào vườn thiền, chùa Thiền Lâm mở cửa đón đồ chúng bằng cổng chào mang phong cách Phật giáo Nam Tông, nhẹ nhàng nhưng ấn tượng. Vào đến chùa, tận cùng khuôn viên ở bên trái là ngôi bảo tháp màu trắng đỉnh vàng cao vút, uy nghi mà thanh thoát giữa nền trời. Bảo tháp có 2 phần: tầng dưới là chánh điện; tầng trên tôn trí Xá lợi Phật Thích Ca và chư Thánh tăng.

Là ngôi chùa Phật giáo Nam Tông nhưng chất thiền vẫn rõ nét trong không gian và các công trình kiến trúc của chùa. Không mang trên mình bề dày như những ngôi chùa Bắc Tông trên vùng đất xứ Huế, chùa “Phật đứng – Phật nằm” gợi đến cảm giác “là lạ”, nhẹ nhàng và tĩnh tại toát lên từ những gì mà ngôi tự đang có. Đến với ngôi chùa nổi tiếng ở Huế, bạn sẽ được các vị sư thuyết giảng Phật pháp để sống thiện hơn. Từ trên vị trí cao của ngôi chùa đẹp nhất xứ Huế này bạn còn có cơ hội phóng tầm mắt ra xa tiếp cận những góc khác nhau của đất Huế mộng mơ.

những ngôi chùa đẹp nhất ở huế linh thiêng nên ghé thăm

Chùa Thiền Lâm

Chùa Huyền Không- ngôi chùa đẹp cổ kính ở Huế

Du lịch Huế theo con đường ven sông Hương ngược về nguồn ta tìm đến chùa Huyền Không ở thôn Nham Biền, Hương Trà ngoại vi thành phố Huế. Đây là ngôi chùa Phật giáo Nam Tông, hậu thân của chùa Huyền Không ở Lăng Cô, Phú Lộc xưa. Chùa được xây bằng vật liệu hiện đại là bê tông cốt thép,nhưng vẫn mang dáng dấp cổ kính, hài hoà với đường nét chung của cố đô và được đánh giá là một thể nghiệm thành công của ý tưởng kiến trúc. Mang dáng dấp ngôi chùa vườn, chùa đã tạo được cảnh sắc thanh tịnh, nên thơ qua nhiều công trình nhân tạo như: Thanh Tâm viên, Yên Hà các, Hứa Nhất Thiên viên v.v…

Khuôn viên chùa là một khu vườn xanh mát với những dòng suối nhỏ nở đầy bông súng màu tím, những chậu hoa phong lan khoe sắc, những cây sứ, thiên tuế, tùng và cổ thụ hàng trăm năm tuổi … sẽ mang đến cho du khách một không gian yên ả thanh bình, được trải lòng mình với thiên nhiên, tránh xa sự ồn ào, náo nhiệt của chốn thị thành. Chùa Huyền Không không chỉ là nơi tu học cho người xuất gia mà còn là nơi tham quan, sinh hoạt tâm linh, giáo dục cho người tại gia, có các hoạt động trong và ngoài nước sôi nổi góp phần phát triển đời sống tâm linh cho người dân Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Chùa Huyền Không là một ngôi chùa Phật giáo, một thắng cảnh của cố đô Huế, là một trong những địa điểm tâm linh thu hút nhiều khách du lịch.

những ngôi chùa đẹp nhất ở huế linh thiêng nên ghé thăm

Chùa huyền không

Chùa Từ Hiếu- ngôi chùa độc đáo bậc nhất xứ Huế

Đến phường Thủy Xuân (TP. Huế), bạn đừng quên ghé thăm ngôi chùa Từ Hiếu, một trong những ngôi cổ tự ở Huế có nhiều điển tích của đất cố đô. Ngôi chùa này gắn liền với chữ “hiếu”. Tương truyền rằng, ngày xưa có một nhà sư pháp danh là Nhất Định. Năm 1843, sau khi từ chức Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự và trao quyền trụ trì chùa Bảo Quốc cho pháp đệ là Nhất Niệm, nhà sư Nhất Ðịnh đã dựng lên Thảo Am An Dưỡng để tịnh tu và dưỡng mẹ già. Một ngày nọ, mẹ của nhà sư Nhất Định bị bệnh rất nặng. Nhà sư lo thuốc thang, hết lòng chăm sóc nhưng bệnh tình của mẹ vẫn không khỏi. Có người khuyên nhà sư nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, bởi mẹ nhà sư đã quá suy nhược cơ thể.

Nghe xong, mặc thiên hạ đàm tiếu chê bai, sư Nhất Định vẫn chống gậy băng rừng lội suối, xuống chợ cách Thảo Am An Dưỡng hơn 5km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ tẩm bổ. Câu chuyện của sư Nhất Định đến tai Tự Đức vốn là một vị vua rất hiếu thảo với mẹ. Vua Tự Đức rất cảm phục trước tấm lòng của sư Nhất Định nên đã ban tên Từ Hiếu tự cho Thảo Am An Dưỡng và ban tiền để tu sửa lại. “Thảo Am An Dưỡng” được mang tên chùa Từ Hiếu từ đó. Cổng chùa được thiết kế theo dạng mái vòm, khuôn viên có đường lát gạch dẫn vào chính điện, trước cửa chính điện là hồ sen hình bán nguyệt, nước trong, cá tung tăng bơi lội trong hồ. Chùa Từ Hiếu có ba căn bên cạnh thờ Tả quân Lê Văn Duyệt cùng ngựa gỗ và đại đao của ông.

Ngoài cảnh trí tuyệt vời, xung quanh ngôi chùa Từ Hiếu còn có khá nhiều lăng mộ các vị phi tần của các chúa Nguyễn. Do địa thế đẹp, yên tĩnh lại không xa thành phố của Huế nên nơi đây thừơng là nơi hẹn hò của giới trẻ, là điểm vui chơi dã ngoại của thanh niên Huế vào những ngày nghỉ, ngày lễ. Chùa Từ Hiếu là một trong những ngôi chùa cổ đón khách du lịch trong và ngoài nước đông nhất cố đô Huế.

những ngôi chùa đẹp nhất ở huế linh thiêng nên ghé thăm

Chùa Từ Hiếu

Chùa Trúc Lâm – ngôi chùa đẹp nên đến khi du lịch Huế

Ngôi chùa nào đẹp ở Huế? Giữa không gian xanh của cây cối, chùa Trúc Lâm tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc xã Thủy Xuân, cách trung tâm thành phố Huế chừng năm cây số về phía Tây Nam. Đến đây sẽ thấy kiến trúc độc đáo, phía trước tiền đường, giữa chánh điện còn sau là hậu tổ. Chánh điện đại diện cho kiến trúc Á Đông là mái ngói đỏ cong, phía trên gắn long, li, quy, phượng.

Trúc Lâm tuy không phải là ngôi chùa cổ nhất tại thành phố Huế, nhưng lại rất nổi tiếng vì đây có thể coi là trường đại học phật giáo đầu tiên có tên là An Nam Phật học hội. Ngôi chùa gắn liền với nhiều hòa thượng danh tiếng đã tu hành tại đây như hòa thượng Thích Mật Hiền, hòa thượng Thích Mật Nguyên, …Hiện nay, ngôi chùa còn lưu lại được một số di sản văn hóa, cổ vật quý hiếm. Đặc biệt là bản kinh phật bằng chữ Hán được thuê trên vải bởi bàn tay nghệ nhân từ thời vua Quang Trung lập quốc. Bản kinh gồm khoảng hơn 7 nghìn từ, có bài tựa của vua Quang Trung dài 248 chữ. Trong chùa có bảo pháp quý là bình bát bằng kim sa của vị sư chủ trì đầu tiên chùa Thiên Mụ.

 Đến với ngôi chùa nổi tiếng ở Huế, bạn sẽ được các vị sư thuyết giảng Phật pháp để sống thiện hơn. Có rất nhiều du khách tới chùa Trúc Lâm – ngôi chùa đẹp cổ kính ở Huế –  chỉ để vãn cảnh chùa, ngắm những rừng cây, vườn hoa yên ả để thoát khỏi cõi tục ganh ghen, xô bồ.

những ngôi chùa đẹp nhất ở huế linh thiêng nên ghé thăm

Chùa Trúc Lâm

Huế- Mảnh đất này thu hút du khách không chỉ ở bề dày lịch sử, các điểm du lịch độc đáo mà còn ở vẻ cổ kính, linh thiêng và giá trị tâm linh của rất nhiều chùa chiền ở đây. Chùa ở Huế có thể không lớn về diện tích nhưng bề dày lịch sử, văn hóa tâm linh lại in đậm vào từng nét riêng của các công trình nơi đây. Hi vọng danh sách những ngôi chùa đẹp nhất ở Huế mà tôi vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có chuyến du lịch Huế Bổ ích, hấp dẫn. Huế- Mảnh đất này thu hút du khách không chỉ ở bề dày lịch sử, các điểm du lịch độc đáo mà còn ở vẻ cổ kính, linh thiêng và giá trị tâm linh của rất nhiều chùa chiền ở đây. Chùa ở Huế có thể không lớn về diện tích nhưng bề dày lịch sử, văn hóa tâm linh lại in đậm vào từng nét riêng của các công trình nơi đây. Hi vọng danh sách những ngôi chùa đẹp nhất ở Huế mà tôi vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có chuyến du lịch Huế Bổ ích, hấp dẫn.

Đăng bởi: Trâm Võ T.

YOLO! Khám phá các huyện ở Thừa Thiên Huế

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก